skip to main | skip to sidebar
TwitterFacebookGoogle PlusyoutubeLinkedInRSS FeedEmail

Chia sẻ để thành công

  • TRANG CHỦ
  • Tin Tức
    • Tin tuc
    • Tin Hot
    • Tin Trong Nước
    • Tin Ngoài Nước
    • Tin Nổi Bật
    • Sự Kiện
  • Kiến Thức Về Bảo Hiểm
    • Lợi Ích
    • Nghề Tư Vấn Bảo Hiểm
    • Thuật Ngữ Bảo Hiểm
    • Các Công Ty Bảo Hiểm
  • Sản Phẩm
    • Bảo Vệ
    • Tiết Kiệm
    • Đầu Tư
    • Bổ Trợ
    • Giáo Dục
    • Phi Nhân Thọ
  • Bài Học Cuộc Sống
    • Tư Duy Tích Cực
    • Gương Thành Công
    • Nghĩ Giàu - Làm Giàu
  • Xem Thêm Mục Khác
  • Quà Tặng
  • LIÊN HỆ
kiến thức về bảo hiểm hiện đại

kiến thức về bảo hiểm

chia sẻ

Doanh nghiệp bảo hiểm lớn thận trọng với kế hoạch 2015

(ĐTCK) Trước những biến động phức tạp của thị trường, nhiều yếu tố bất lợi tác động tiêu cực, năm 2014 lần đầu tiên Bảo hiểm Bảo Việt “nhường” ngôi số 1 cho một doanh nghiệp bảo hiểm chuyên ngành. 
Sức mua của thị trường còn yếu là một trong những nguyên nhân khiến nhiều doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ thận trọng trong kế hoạch kinh doanh
Dù thị trường bảo hiểm năm 2015 được đánh giá có nhiều dấu hiệu tích cực, nhưng doanh nghiệp này cũng như một số doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ lớn khác vẫn khá thận trọng với mục tiêu kinh doanh năm 2015.
Một số dự báo kinh tế cho thấy, năm 2015 Việt Nam tiếp tục duy trì tốc độ tăng trưởng thấp, lạm phát ở trong tầm kiểm soát. Đầu tư nước ngoài gia tăng, xuất khẩu là động lực quan trọng cho tăng trưởng kinh tế. Bên cạnh đó, hoạt động sản xuất - kinh doanh của nhiều doanh nghiệp còn khó khăn, chưa phục hồi, vẫn còn nhiều yếu tố bất lợi cho sự phát triển kinh tế trong nước, khu vực và thế giới nên sẽ làm giảm tốc độ tăng trưởng kinh tế của Việt Nam…
Đối với thị trường bảo hiểm Việt Nam, năm 2015 dự báo tốc độ tăng trưởng của bảo hiểm phi nhân thọ tiếp tục duy trì ở mức 2 con số. Vì nhiều lĩnh vực sản xuất khác như xây dựng, bất động sản vẫn chưa thực sự phục hồi, nên các nhóm nghiệp vụ bảo hiểm sức khỏe, tai nạn con người, bảo hiểm xe cơ giới, bảo hiểm cháy nổ tiếp tục là động lực tăng trưởng chính cho thị trường.               
Với mục tiêu an toàn kinh doanh được đặt lên hàng đầu, các chỉ tiêu tài chính 2015 được Bảo hiểm Bảo Việt đặt ra có tăng trưởng so với năm 2014 nhưng khá thận trọng, trong đó, doanh thu bảo hiểm gốc kỳ vọng đạt trên 5.800 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế đạt trên 250 tỷ đồng, lợi nhuận gộp kinh doanh bảo hiểm đạt trên 1.600 tỷ đồng. Theo số liệu chưa đầy đủ, doanh thu phí bảo hiểm gốc năm 2014 của Bảo hiểm Bảo Việt ước đạt gần 5.700 tỷ đồng, doanh thu từ hoạt động đầu tư tài chính đạt gần 360 tỷ đồng; lợi nhuận sau thuế là trên 250 tỷ đồng.
Một trong những doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ tốp đầu khác là Bảo Minh, mặc dù kết quả kinh doanh năm 2014 khá khả quan với tổng doanh thu đạt 3.068 tỷ đồng, hoàn thành vượt kế hoạch 6% và tăng trưởng 10,5% so với cùng kỳ; lợi nhuận trước thuế đạt 122 tỷ đồng, bằng 100,5% kế hoạch, tăng trưởng 17,8% so với cùng kỳ; lợi nhuận kinh doanh nghiệp vụ bảo hiểm gốc đạt 46,2 tỷ đồng…, nhưng doanh nghiệp này cũng thận trọng khi đề ra kế hoạch kinh doanh năm 2015. Cụ thể, Bảo Minh đặt mục tiêu tổng doanh thu 3.195 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế 134 tỷ đồng… Các chỉ tiêu kinh doanh này không tăng quá cao so với con số đã đạt được trong năm 2014.
“Bền vững, an toàn gắn liền với hiệu quả và chất lượng” cũng là mục tiêu của PJICO trong năm 2015. Năm 2014, doanh thu bảo hiểm gốc của toàn Tổng công ty đạt khoảng 2.114 tỷ đồng, tăng trưởng 8,2% so với năm 2013; lợi nhuận trước thuế tăng 22% so với năm 2013… Cùng với hiệu quả và chất lượng, PJICO cũng đặt trọng tâm cạnh tranh bằng chất lượng dịch vụ và giá trị gia tăng cho khách hàng.
Trong khi đó, thị trường cũng có những doanh nghiệp bảo hiểm đưa ra mức tăng trưởng doanh thu hai con số như PTI hay BIC. Cụ thể, cả PTI và BIC đều đặt mục tiêu tăng trưởng doanh thu là 16% so với cùng kỳ năm trước. Đây là con số tăng trưởng được đánh giá là khá cao so với mức tăng trưởng của nhiều doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ khác.
Trao đổi với ĐTCK, đại diện một doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài cho rằng, việc các doanh nghiệp bảo hiểm thận trọng khi đưa ra các chỉ tiêu kinh doanh năm 2015 là có lý do.
Dù kinh tế vĩ mô đã có những dấu hiệu tích cực nhưng sức mua của thị trường vẫn chưa thực sự khởi sắc như kỳ vọng. Lấy đơn cử doanh thu phí của bảo hiểm xe cơ giới, năm 2014, số lượng xe ô tô do các doanh nghiệp thuộc Hiệp hội Các nhà lắp ráp xe hơi tại Việt Nam (VAMA) bán ra tăng 43% so với 2013, nhưng doanh thu phí bảo hiểm xe cơ giới của thị trường bảo hiểm phi nhân thọ chỉ tăng 5,6% so với cùng kỳ. Bên cạnh ảnh hưởng từ các hoạt động giảm phí, đặc biệt là việc giảm phí cho các chương trình khuyến mãi tặng bảo hiểm của các hãng xe ô tô, con số tăng trưởng này cũng cho thấy, các chủ xe cũ ít mua bảo hiểm hơn.
“Năm 2015, các hãng xe dự báo mức tăng trưởng khoảng 15 - 20% so với 2014. Do đó, bảo hiểm xe cơ giới chắc cũng không hy vọng gì nhiều”, vị đại diện trên chia sẻ và nói rằng, tình hình kinh tế 2015 vẫn còn khó khăn, đặc biệt là đối với các doanh nghiệp sản xuất, xuất khẩu, vận tải và xây dựng, bất động sản, nên các doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ phải thận trọng cũng không quá ngạc nhiên. 
Ngọc Lan

Tình trạng khách hàng nợ đọng phí bảo hiểm đã trở thành vấn nạn

Tình trạng khách hàng nợ đọng phí bảo hiểm đã trở thành vấn nạn khá phổ biến tại các doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ. Quy định mới tại Thông tư 194/2014/TT-BTC có hiệu lực từ 1/2/2015 đã ràng buộc điều kiện khách hàng nợ phí phải có tài sản đảm bảo. Nhưng liệu khi phí bảo hiểm được “bảo đảm”, doanh nghiệp bảo hiểm đã hết lo?
Muốn nợ phí, phải có tài sản đảm bảo
Từng có 2 vụ kiện đình đám giữa người mua bảo hiểmvới doanh nghiệp bảo hiểm (DNBH), là vụ Công ty Công nghiệp Tàu thủy Dung Quất kiện Bảo Minh hay vụ Công ty Nishu Nam Hà kiện Bảo hiểm Hàng không (VNI), mà tranh chấp xung quanh vấn đề khách hàng chậm đóng phí, khi sự kiện bảo hiểm xảy ra, nhà bảo hiểm từ chối bồi thường. Tất nhiên, cũng có trường hợp DNBH buộc phải “đầu hàng” khách hàng, bồi thường trái quy định của pháp luật khi bên mua bảo hiểm chưa nộp phí hoặc chưa nộp đủ phí, hoặc bên mua bảo hiểm nộp phí sau ngày xảy ra tổn thất.
Tình trạng “nợ xấu” phí bảo hiểm cũng được ghi nhận như một tồn đọng khá phổ biến tại khối bảo hiểm phi nhân thọ, theo báo cáo của Cục Quản lý và giám sát bảo hiểm (Bộ Tài chính) năm 2013.
Trở lại với Thông tư 194/2014, quy định mới này vẫn cho phép khách hàng được nợ phí bảo hiểm, nhưng phải có điều kiện ràng buộc. Đó là bên mua bảo hiểm phải có tài sản đảm bảo hoặc bảo lãnh thanh toán, tất nhiên điều này phải được thỏa thuận tại hợp đồng bảo hiểm. Theo đó, trường hợp khách hàng nợ phí và có tài sản bảo đảm, DN và bên mua bảo hiểm thực hiện theo quy định pháp luật về giao dịch bảo đảm.
 Điều này đồng nghĩa với việc tài sản bảo đảm phải có giá trị ít nhất bằng số phí bảo hiểm còn phải nộp và phải có tài liệu chứng minh thuộc sở hữu của bên mua bảo hiểm và chưa được dùng để thế chấp, cầm cố hoặc đảm bảo thực hiện các trách nhiệm khác của bên mua bảo hiểm. Còn nếu nợ phí có bảo lãnh thanh toán thì tổ chức thực hiện bảo lãnh phải có chức năng cung cấp dịch vụ bảo lãnh và phải có hợp đồng về bảo lãnh thanh toán phí bảo hiểm. Với quy định mới này, DN bảo hiểm đỡ được nỗi lo mất phí vì nợ xấu.
Thông tư 194/2014 cũng quy định rõ về thời hạn thanh toán phí bảo hiểm, bao gồm cả thời gian gia hạn, ấn định rõ không được vượt quá 30 ngày kể từ ngày hợp đồng bảo hiểm có hiệu lực, thay vì để các bên tự cam kết trong hợp đồng bảo hiểm như trước đây. Thậm chí, với trường hợp đóng phí 1 lần, thời hạn bảo hiểm dưới 30 ngày thì thời hạn thanh toán phí bảo hiểm cũng không vượt quá thời hạn bảo hiểm.
Cùng với việc quy định về tài sản đảm bảo, việc khống chế 30 ngày về thời hạn thanh toán phí được cho là sẽ hạn chế tình trạng cạnh tranh không lành mạnh giữa các DN bảo hiểm, khi trước đó, nhiều DNBH cho “thoải mái” nợ phí để "giữ chân" khách hàng. Cùng với đó, sẽ hạn chế tranh chấp phát sinh khi sự kiện bảo hiểm xảy ra, khi DN bảo hiểm từ chối bồi thường do khách hàng vẫn còn dây dưa phí bảo hiểm.
Cần nhắc lại là, để đi đến quy định trên, trước khá nhiều đề xuất trái chiều của DNBH, Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam (AVI) đã thể hiện rõ quan điểm cương quyết không khuyến khích nợ phí không theo đúng thỏa thuận trong hợp đồng, bởi tập quán quốc tế là khách hàng phải trả phí trước khi được bảo vệ. 
DNBH vẫn chưa hết lo
NỢ PHÍ BẢO HIỂM : Được  " ĐẢM BẢO " nhưng vẫn chưa hết lo
Người mua bảo hiểm đã chuyển tiền cho môi giới, nhưng môi giới không chuyển ngay cho DNBH.

Sẽ không có gì đáng nói, nếu giao dịch hợp đồng bảo hiểm chỉ có sự tham gia của hai bên khách hàng - doanh nghiệp bảo hiểm. Việc tham gia của môi giới bảo hiểm trong vai trò thu hộ phí bảo hiểm cho DNBH có thể vẫn làm phát sinh tranh chấp về nợ phí, nếu hoạt động của phía môi giới không được DNBH quản lý chặt. Chẳng hạn, người mua bảo hiểm đã chuyển tiền cho môi giới, nhưng môi giới không chuyển ngay cho DNBH. Trong trường hợp này, nếu sự kiện bảo hiểm xảy ra, DNBH sẽ giải quyết thế nào? Chưa kể, người mua bảo hiểm chưa nộp phí, nghĩa là chưa phát sinh trách nhiệm bảo hiểm, nhưng doanh nghiệp môi giới bao che, khẳng định họ đã chuyển phí bảo hiểm cho môi giới để được doanh nghiệp bảo hiểm giải quyết bồi thường.
”Tại các văn bản liên quan sắp tới, cũng cần bổ sung thêm quy định ngay sau khi nhận được phí bảo hiểm thu hộ, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm cần thông báo bằng văn bản cho doanh nghiệp bảo hiểm biết số tiền thu được, số chứng từ chứng minh người được bảo hiểm đã nộp phí, thời gian nộp phí. Nếu không thông báo, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm phải chịu trách nhiệm về hậu quả của việc không phát sinh trách nhiệm bảo hiểm hoặc chấm dứt hợp đồng bảo hiểm liên quan đến nghĩa vụ nộp phí bảo hiểm của khách hàng khi khách hàng đã nộp phí bảo hiểm đầy đủ, đúng hạn”, đại diện một DN bảo hiểm đề xuất. 

NỢ PHÍ BẢO HIỂM : Được " ĐẢM BẢO " nhưng vẫn chưa hết lo

Tình trạng khách hàng nợ đọng phí bảo hiểm đã trở thành vấn nạn khá phổ biến tại các doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ. Quy định mới tại Thông tư 194/2014/TT-BTC có hiệu lực từ 1/2/2015 đã ràng buộc điều kiện khách hàng nợ phí phải có tài sản đảm bảo. Nhưng liệu khi phí bảo hiểm được “bảo đảm”, doanh nghiệp bảo hiểm đã hết lo?
Muốn nợ phí, phải có tài sản đảm bảo
Từng có 2 vụ kiện đình đám giữa người mua bảo hiểm với doanh nghiệp bảo hiểm (DNBH), là vụ Công ty Công nghiệp Tàu thủy Dung Quất kiện Bảo Minh hay vụ Công ty Nishu Nam Hà kiện Bảo hiểm Hàng không (VNI), mà tranh chấp xung quanh vấn đề khách hàng chậm đóng phí, khi sự kiện bảo hiểm xảy ra, nhà bảo hiểm từ chối bồi thường. Tất nhiên, cũng có trường hợp DNBH buộc phải “đầu hàng” khách hàng, bồi thường trái quy định của pháp luật khi bên mua bảo hiểm chưa nộp phí hoặc chưa nộp đủ phí, hoặc bên mua bảo hiểm nộp phí sau ngày xảy ra tổn thất.
Tình trạng “nợ xấu” phí bảo hiểm cũng được ghi nhận như một tồn đọng khá phổ biến tại khối bảo hiểm phi nhân thọ, theo báo cáo của Cục Quản lý và giám sát bảo hiểm (Bộ Tài chính) năm 2013.
Trở lại với Thông tư 194/2014, quy định mới này vẫn cho phép khách hàng được nợ phí bảo hiểm, nhưng phải có điều kiện ràng buộc. Đó là bên mua bảo hiểm phải có tài sản đảm bảo hoặc bảo lãnh thanh toán, tất nhiên điều này phải được thỏa thuận tại hợp đồng bảo hiểm. Theo đó, trường hợp khách hàng nợ phí và có tài sản bảo đảm, DN và bên mua bảo hiểm thực hiện theo quy định pháp luật về giao dịch bảo đảm.
 Điều này đồng nghĩa với việc tài sản bảo đảm phải có giá trị ít nhất bằng số phí bảo hiểm còn phải nộp và phải có tài liệu chứng minh thuộc sở hữu của bên mua bảo hiểm và chưa được dùng để thế chấp, cầm cố hoặc đảm bảo thực hiện các trách nhiệm khác của bên mua bảo hiểm. Còn nếu nợ phí có bảo lãnh thanh toán thì tổ chức thực hiện bảo lãnh phải có chức năng cung cấp dịch vụ bảo lãnh và phải có hợp đồng về bảo lãnh thanh toán phí bảo hiểm. Với quy định mới này, DN bảo hiểm đỡ được nỗi lo mất phí vì nợ xấu.
Thông tư 194/2014 cũng quy định rõ về thời hạn thanh toán phí bảo hiểm, bao gồm cả thời gian gia hạn, ấn định rõ không được vượt quá 30 ngày kể từ ngày hợp đồng bảo hiểm có hiệu lực, thay vì để các bên tự cam kết trong hợp đồng bảo hiểm như trước đây. Thậm chí, với trường hợp đóng phí 1 lần, thời hạn bảo hiểm dưới 30 ngày thì thời hạn thanh toán phí bảo hiểm cũng không vượt quá thời hạn bảo hiểm.
Cùng với việc quy định về tài sản đảm bảo, việc khống chế 30 ngày về thời hạn thanh toán phí được cho là sẽ hạn chế tình trạng cạnh tranh không lành mạnh giữa các DN bảo hiểm, khi trước đó, nhiều DNBH cho “thoải mái” nợ phí để "giữ chân" khách hàng. Cùng với đó, sẽ hạn chế tranh chấp phát sinh khi sự kiện bảo hiểm xảy ra, khi DN bảo hiểm từ chối bồi thường do khách hàng vẫn còn dây dưa phí bảo hiểm.
Cần nhắc lại là, để đi đến quy định trên, trước khá nhiều đề xuất trái chiều của DNBH, Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam (AVI) đã thể hiện rõ quan điểm cương quyết không khuyến khích nợ phí không theo đúng thỏa thuận trong hợp đồng, bởi tập quán quốc tế là khách hàng phải trả phí trước khi được bảo vệ. 
DNBH vẫn chưa hết lo
NỢ PHÍ BẢO HIỂM : Được  " ĐẢM BẢO " nhưng vẫn chưa hết lo
Người mua bảo hiểm đã chuyển tiền cho môi giới, nhưng môi giới không chuyển ngay cho DNBH.

Sẽ không có gì đáng nói, nếu giao dịch hợp đồng bảo hiểm chỉ có sự tham gia của hai bên khách hàng - doanh nghiệp bảo hiểm. Việc tham gia của môi giới bảo hiểm trong vai trò thu hộ phí bảo hiểm cho DNBH có thể vẫn làm phát sinh tranh chấp về nợ phí, nếu hoạt động của phía môi giới không được DNBH quản lý chặt. Chẳng hạn, người mua bảo hiểm đã chuyển tiền cho môi giới, nhưng môi giới không chuyển ngay cho DNBH. Trong trường hợp này, nếu sự kiện bảo hiểm xảy ra, DNBH sẽ giải quyết thế nào? Chưa kể, người mua bảo hiểm chưa nộp phí, nghĩa là chưa phát sinh trách nhiệm bảo hiểm, nhưng doanh nghiệp môi giới bao che, khẳng định họ đã chuyển phí bảo hiểm cho môi giới để được doanh nghiệp bảo hiểm giải quyết bồi thường.
”Tại các văn bản liên quan sắp tới, cũng cần bổ sung thêm quy định ngay sau khi nhận được phí bảo hiểm thu hộ, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm cần thông báo bằng văn bản cho doanh nghiệp bảo hiểm biết số tiền thu được, số chứng từ chứng minh người được bảo hiểm đã nộp phí, thời gian nộp phí. Nếu không thông báo, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm phải chịu trách nhiệm về hậu quả của việc không phát sinh trách nhiệm bảo hiểm hoặc chấm dứt hợp đồng bảo hiểm liên quan đến nghĩa vụ nộp phí bảo hiểm của khách hàng khi khách hàng đã nộp phí bảo hiểm đầy đủ, đúng hạn”, đại diện một DN bảo hiểm đề xuất.  
                                                                                Nguồn :Sưu tầm internet

>> Các cô bán chú bán bảo hiểm khéo mồm lắm nên tôi,,,,sợ !

2015, toàn ngành bảo hiểm dự kiến đạt 59.319 tỷ đồng doanh thu phí




(ĐTCK) Đó là con số được đưa ra tại Hội nghị Tổng kết công tác năm 2014 và triển khai công tác năm 2015 của Cục Quản lý, giám sát bảo hiểm (Bộ Tài chính) 
Con số trên cũng tương đương mức tăng 12,6% so với năm 2014, trong đó, doanh thu phí bảo hiểm phi nhân thọ ước đạt 27.775 tỷ đồng và doanh thu phí bảo hiểm nhân thọ đạt 31.544 tỷ đồng, lần lượt tăng 10% và 15%.
Cũng tại Hội nghị, Thứ trưởng Bộ Tài chính Trần Xuân Hà cho biết, năm 2015, cần tiếp tục duy trì sự tăng trưởng bền vững của thị trường, tiếp tục tái cơ cấu DNBH, tăng cường công tác thanh, kiểm tra DNBH…
Năm 2015 là năm bản lề thực hiện chiến lược phát triển thị trường bảo hiểm giai đoạn 2011 - 2015 theo Quyết định 193/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 15/2/2012.

Đòi hoa hồng bảo hiểm: Kiến nghị xử lý như hành vi nhận hối lộ


(ĐTCK) Cùng với việc tiếp tục đề nghị Bộ Tài chính kiến nghị các cấp có thẩm quyền về việc đưa trục lợi bảo hiểm vào tội phạm hình sự, phối hợp với Bảo hiểm xã hội Việt Nam về giám định bảo hiểm y tế và phòng chống trục lợi bảo hiểm, các doanh nghiệp bảo hiểm khối này cũng có nhiều kiến nghị “mạnh bạo” khác gửi tới Cục Quản lý giám sát bảo hiểm, Bộ Tài chính.
Đòi hoa hồng bảo hiểm: Kiến nghị xử lý như hành vi nhận hối lộ
Trong các khó khăn, vướng mắc của thị trường, nội dung về bảo hiểm cơ giới có khá nhiều kiến nghị. Cụ thể, các doanh nghiệp thông qua Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam đề nghị Bộ Tài chính phê chuẩn quy tắc, điều khoản, biểu phí bảo hiểm vật chất ô tô và quy định thời gian áp dụng thống nhất quy định này. Các doanh nghiệp cũng đề nghị Bộ Tài chính ban hành quy chế phân quyền và sử dụng cơ sở dữ liệu bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự chủ xe cơ giới để các doanh nghiệp bảo hiểm tuân thủ và xử phạt vi phạm.
Cũng dễ hiểu vì sao bảo hiểm xe cơ giới lại có nhiều vấn đề cần giải quyết. Những năm gần đây, bảo hiểm xe cơ giới luôn là 1 trong 3 nghiệp vụ bảo hiểm có doanh thu dẫn đầu. Đi đôi với việc tăng doanh thu, hiện tượng cạnh tranh không lành mạnh liên quan đến phí, hoa hồng cho nghiệp vụ này diễn ra khá nhức nhối.
Tại Hội nghị lãnh đạo các doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ lần thứ XII vừa qua, nhiều ý kiến nêu rõ: các doanh nghiệp bảo hiểm chưa tuân thủ việc bán bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm chủ xe máy (thuộc nghiệp vụ bảo hiểm xe cơ giới), hạ phí, không quản lý được đại lý dẫn đến tình trạng bán hàng đa cấp đại lý, không ghi tên chủ xe nên truy cập vào hệ thống cơ sở dữ liệu bằng thông tin ảo (có tên và địa chỉ không đúng người mua)…
Tại hội nghị, các doanh nghiệp thống nhất đề nghị Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam phối hợp cùng Cục Quản lý giám sát bảo hiểm kiểm tra việc thực hiện các quy tắc, điều khoản, biểu phí bảo hiểm vật chất xe ô tô của các doanh nghiệp bảo hiểm khi được Bộ Tài chính phê duyệt.
Một vấn đề quan trọng khác cũng được các doanh nghiệp bàn thảo là việc đảm bảo an toàn tài chính khắc phục tình trạng 13 năm liền thua lỗ của nghiệp vụ bảo hiểm thân tàu. Để đảm bảo an toàn tài chính cho doanh nghiệp và bảo vệ quyền lợi của khách hàng, Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam sẽ trình Bộ Tài chính quy tắc, điều khoản bảo hiểm thân tàu để làm căn cứ phê duyệt sản phẩm bảo hiểm của các doanh nghiệp bảo hiểm trong năm 2014. Đối với chủ trương phát triển bảo hiểm tàu đánh bắt xa bờ và ngư dân, các doanh nghiệp kiến nghị Bộ Tài chính ban hành các văn bản hướng dẫn thực hiện Nghị định 67 về bảo hiểm thuyền viên, thân tàu, trang thiết bị ngư lưới cụ và tàu hậu cần khi khai thác hải sản.
Có một điểm đáng chú ý là sau nhiều năm “văn hóa hoa hồng” trở thành chuyện thường lệ của thị trường phi nhân thọ thì nay, các doanh nghiệp đã chính thức đề nghị Bộ Tài chính có biện pháp ngăn chặn và xử lý trường hợp người mua đòi hoa hồng bảo hiểm như đối với hành vi nhận hối lộ, tham ô, tham nhũng. Thực tế, theo quy định của Luật Kinh doanh bảo hiểm, công ty bảo hiểm không được chi hoa hồng cho khách hàng. Tuy nhiên, thời gian qua, để có được khách hàng và doanh thu, một số doanh nghiệp đã lơ là quy định này khiến hiện tượng “đi đêm, thậm thụt” dần trở thành phổ biến, làm cho thị trường càng rối ren hơn.
Tổng thư ký Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam, ông Phùng Đắc Lộc đã nhiều lần cảnh báo, thói quen đòi tiền hoa hồng khi mua bảo hiểm của các doanh nghiệp có vốn nhà nước, tổ chức xã hội sử dụng ngân sách nhà nước mua bảo hiểm làm gia tăng chi phí khai thác, tạo ra hành vi tham nhũng.
“Ngăn chặn vấn đề này và đáng ra phải ngăn chặn sớm hơn là việc rất nên làm và nên làm quyết liệt để thị trường trở nên lành mạnh”, đại diện một doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài nói.
Ngọc Lan

Mua bảo hiểm trên điện thoại di động MIMO

(ĐTCK) Tổng công ty cổ phần Bảo hiểm Quân đội và Tổng công ty Viễn thông Viettel vừa tổ chức Lễ ra mắt dịch vụ mua bảo hiểm qua điện thoại di động (MIMO) qua đầu số 566.
Mua bảo hiểm trên điện thoại di động MIMO
Theo đó, khách hàng có thể mua bảo hiểm trên điện thoại di động qua đầu số 566 mà không phải đến bất kỳ điểm bán bảo hiểm nào với nhiều hình thức thanh toán linh hoạt, tiện ích. Ngay sau khi thực hiện giao dịch thành công, trong vòng 24 giờ (đối với khách hàng Hà Nội) đến 72 giờ làm việc (đối với các tỉnh khác trên cả nước), nhân viên bưu chính của Viettel sẽ giao Giấy chứng nhận bảo hiểm đến tận tay khách hàng.
Năm 2014,  MIC đạt tổng doanh thu hơn 1.100 tỷ đồng, mạng lưới kinh doanh của MIC có mặt tại hầu khắp các tỉnh, thành trên cả nước với 28 công ty bảo hiểm thành viên, hơn 200 phòng kinh doanh, 2.500 đại lý. 

Tư vấn chơi "Game" trong Bảo Hiểm Nhân Thọ...


Với hơn 90% doanh thu phí bảo hiểm vẫn phụ thuộc vào kênh đại lý/tư vấn bảo hiểm như hiện nay thì các công ty bảo hiểm nhân thọ vẫn còn rất nhiều việc phải làm để đưa đội ngũ này trở thành lực lượng bán hàng tiên phong đúng chuẩn như mong muốn.
Theo nhiều chuyên gia trong ngành, với mong muốn phát triển và hoàn thiện đội ngũ đại lý/tư vấn bảo hiểm để họ có thể trụ lại lâu với nghề, nhiều công ty bảo hiểm nhân thọ đã xây dựng chính sách riêng cho đại lý thuộc hàng “ngôi sao” với khá nhiều chính sách đãi ngộ. Điều tích cực của những chính sách này là sẽ tạo ra một lực lượng nòng cốt nhằm tạo động lực cho đội ngũ đại lý và xây dựng đội ngũ chuyên nghiệp…
Tuy nhiên, thực tế tại một số công ty bảo hiểm, khi một số đại lý/tư vấn bảo hiểm đã có một tầm ảnh hưởng nhất định lại phát sinh tâm lý “ngôi sao” và có những yêu cầu ngược lại với công ty bảo hiểm...
Ngoài ra, khi đã hoạt động lâu, có nhiều kinh nghiệm và có sức ảnh hưởng nhất định với cả khách hàng và nhân viên trong nhóm, những đại lý/tư vấn bảo hiểm (có thể là các giám đốc kinh doanh một khu vực) cũng dễ nằm trong “tầm ngắm” của các công ty bảo hiểm đang khát doanh thu. Với những hứa hẹn về mức lương thưởng cao hơn, những đại lý từng một thời được coi là “ngôi sao” của một công ty bảo hiểm nào đó sẽ sẵn sàng ra đi và kéo theo cả nhóm của mình.
Thực tế này đã từng xảy ra rất nhiều trên thị trường bảo hiểm nhân thọ và có thời kỳ thị trường đại lý bảo hiểm khá lộn xộn vì sự chuyển dịch quá nhiều của đội ngũ này.
ĐẠI LÝ BẢO HIỂM " CHƠI GAME " SẼ ĐI VỀ ĐÂU ?
Việc đại lý “chơi game” hợp đồng nhiều công ty bảo hiểm đã từng vấp phải và có lẽ đến nay vẫn đang phải giải quyết việc “hậu trường” của những câu chuyện này. 

 Đại diện một doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ cho rằng, đây là thực tế đang tồn tại trên thị trường bảo hiểm nhân thọ. Tuy nhiên, lực lượng đại lý dạng ngôi sao mà dân trong ngành hay gọi là “kiêu binh” không có nhiều “đất diễn” trong các công ty bảo hiểm nhân thọ lớn. Bởi trong các công ty bảo hiểm lớn, đại lý bảo hiểm không có quá nhiều sức mạnh có thể chi phối để gây ra ảnh hưởng tiêu cực. Nếu có những trường hợp như vậy, các công ty bảo hiểm này sẵn sàng cho nghỉ việc.
Theo vị đại diện trên, thị trường bảo hiểm Việt Nam cũng đang tồn tại một thực tế, đó là một số đại lý ở lâu trong nghề, có tầm ảnh hưởng nhất định, nhưng lại có sự dịch chuyển khá chóng mặt. Dân trong nghề gọi đội ngũ này bằng thuật ngữ riêng là “Hoa tết” - chỉ trưng một thời gian rồi tàn. Đội ngũ này thường đi hết công ty bảo hiểm nhân thọ này đến công ty bảo hiểm nhân thọ khác. Tất nhiên, khi chuyển qua một công ty mới, họ thường kéo theo cả đội và điều đáng chú ý là, họ thường mang về rất nhiều hợp đồng. Tuy nhiên, những hợp đồng này sau đó cũng nhanh chóng không còn hiệu lực… Các công ty bảo hiểm nhỏ, cần doanh thu, đang là đích đến của những đại lý “Hoa tết” này.
“Có một vài công ty bảo hiểm nhân thọ mới không biết rõ tình trạng này, nhưng thực tế là hầu hết công ty bảo hiểm nhân thọ trên thị trường đều đã nghe và biết đến. Tuy nhiên, vì doanh thu và cần doanh thu vào những thời điểm nhất định, nên nhiều khi họ vẫn chấp nhận tuyển dụng đội ngũ đại lý kiểu này”, đại diện một công ty bảo hiểm nhân thọ chia sẻ và cho biết, đối với nhiều đại lý bảo hiểm, việc tạo ra hợp đồng bảo hiểm mới không phải là việc quá khó, nhất là với những hợp đồng có giá trị dưới 1 tỷ đồng, họ có thể nhờ người mua hoặc tự mình mua. Việc đại lý “chơi game” hợp đồng nhiều công ty bảo hiểm đã từng vấp phải và có lẽ đến nay vẫn đang phải giải quyết việc “hậu trường” của những câu chuyện này. 
“Thực ra, đại lý “Hoa tết” hay đại lý “kiêu binh” không phải là vấn đề nghiêm trọng của thị trường bảo hiểm nhân thọ, vì đội ngũ này không nhiều và các công ty bảo hiểm đều nhìn thấy câu chuyện đó. Vấn đề là họ có muốn tránh hay vẫn bất chấp để có doanh thu”, đại diện một công ty bảo hiểm nói và cho rằng, đa dạng hóa kênh phân phối là biện pháp tốt nhất nhằm tránh việc phụ thuộc quá nhiều vào một kênh phân phối. Theo vị đại diện trên, năm 2015, cùng với việc mở rộng thêm các văn phòng đại diện tại nhiều địa phương, kênh liên kết với ngân hàng để bán bảo hiểm vẫn sẽ được nhiều công ty bảo hiểm nhân thọ lựa chọn.

Tư vấn chơi "Game" trong Bảo Hiểm Nhân Thọ...


Với hơn 90% doanh thu phí bảo hiểm vẫn phụ thuộc vào kênh đại lý/tư vấn bảo hiểm như hiện nay thì các công ty bảo hiểm nhân thọ vẫn còn rất nhiều việc phải làm để đưa đội ngũ này trở thành lực lượng bán hàng tiên phong đúng chuẩn như mong muốn.
Theo nhiều chuyên gia trong ngành, với mong muốn phát triển và hoàn thiện đội ngũ đại lý/tư vấn bảo hiểm để họ có thể trụ lại lâu với nghề, nhiều công ty bảo hiểm nhân thọ đã xây dựng chính sách riêng cho đại lý thuộc hàng “ngôi sao” với khá nhiều chính sách đãi ngộ. Điều tích cực của những chính sách này là sẽ tạo ra một lực lượng nòng cốt nhằm tạo động lực cho đội ngũ đại lý và xây dựng đội ngũ chuyên nghiệp…
Tuy nhiên, thực tế tại một số công ty bảo hiểm, khi một số đại lý/tư vấn bảo hiểm đã có một tầm ảnh hưởng nhất định lại phát sinh tâm lý “ngôi sao” và có những yêu cầu ngược lại với công ty bảo hiểm...
Ngoài ra, khi đã hoạt động lâu, có nhiều kinh nghiệm và có sức ảnh hưởng nhất định với cả khách hàng và nhân viên trong nhóm, những đại lý/tư vấn bảo hiểm (có thể là các giám đốc kinh doanh một khu vực) cũng dễ nằm trong “tầm ngắm” của các công ty bảo hiểm đang khát doanh thu. Với những hứa hẹn về mức lương thưởng cao hơn, những đại lý từng một thời được coi là “ngôi sao” của một công ty bảo hiểm nào đó sẽ sẵn sàng ra đi và kéo theo cả nhóm của mình.
Thực tế này đã từng xảy ra rất nhiều trên thị trường bảo hiểm nhân thọ và có thời kỳ thị trường đại lý bảo hiểm khá lộn xộn vì sự chuyển dịch quá nhiều của đội ngũ này.
ĐẠI LÝ BẢO HIỂM " CHƠI GAME " SẼ ĐI VỀ ĐÂU ?
Việc đại lý “chơi game” hợp đồng nhiều công ty bảo hiểm đã từng vấp phải và có lẽ đến nay vẫn đang phải giải quyết việc “hậu trường” của những câu chuyện này. 

 Đại diện một doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ cho rằng, đây là thực tế đang tồn tại trên thị trường bảo hiểm nhân thọ. Tuy nhiên, lực lượng đại lý dạng ngôi sao mà dân trong ngành hay gọi là “kiêu binh” không có nhiều “đất diễn” trong các công ty bảo hiểm nhân thọ lớn. Bởi trong các công ty bảo hiểm lớn, đại lý bảo hiểm không có quá nhiều sức mạnh có thể chi phối để gây ra ảnh hưởng tiêu cực. Nếu có những trường hợp như vậy, các công ty bảo hiểm này sẵn sàng cho nghỉ việc.
Theo vị đại diện trên, thị trường bảo hiểm Việt Nam cũng đang tồn tại một thực tế, đó là một số đại lý ở lâu trong nghề, có tầm ảnh hưởng nhất định, nhưng lại có sự dịch chuyển khá chóng mặt. Dân trong nghề gọi đội ngũ này bằng thuật ngữ riêng là “Hoa tết” - chỉ trưng một thời gian rồi tàn. Đội ngũ này thường đi hết công ty bảo hiểm nhân thọ này đến công ty bảo hiểm nhân thọ khác. Tất nhiên, khi chuyển qua một công ty mới, họ thường kéo theo cả đội và điều đáng chú ý là, họ thường mang về rất nhiều hợp đồng. Tuy nhiên, những hợp đồng này sau đó cũng nhanh chóng không còn hiệu lực… Các công ty bảo hiểm nhỏ, cần doanh thu, đang là đích đến của những đại lý “Hoa tết” này.
“Có một vài công ty bảo hiểm nhân thọ mới không biết rõ tình trạng này, nhưng thực tế là hầu hết công ty bảo hiểm nhân thọ trên thị trường đều đã nghe và biết đến. Tuy nhiên, vì doanh thu và cần doanh thu vào những thời điểm nhất định, nên nhiều khi họ vẫn chấp nhận tuyển dụng đội ngũ đại lý kiểu này”, đại diện một công ty bảo hiểm nhân thọ chia sẻ và cho biết, đối với nhiều đại lý bảo hiểm, việc tạo ra hợp đồng bảo hiểm mới không phải là việc quá khó, nhất là với những hợp đồng có giá trị dưới 1 tỷ đồng, họ có thể nhờ người mua hoặc tự mình mua. Việc đại lý “chơi game” hợp đồng nhiều công ty bảo hiểm đã từng vấp phải và có lẽ đến nay vẫn đang phải giải quyết việc “hậu trường” của những câu chuyện này. 
“Thực ra, đại lý “Hoa tết” hay đại lý “kiêu binh” không phải là vấn đề nghiêm trọng của thị trường bảo hiểm nhân thọ, vì đội ngũ này không nhiều và các công ty bảo hiểm đều nhìn thấy câu chuyện đó. Vấn đề là họ có muốn tránh hay vẫn bất chấp để có doanh thu”, đại diện một công ty bảo hiểm nói và cho rằng, đa dạng hóa kênh phân phối là biện pháp tốt nhất nhằm tránh việc phụ thuộc quá nhiều vào một kênh phân phối. Theo vị đại diện trên, năm 2015, cùng với việc mở rộng thêm các văn phòng đại diện tại nhiều địa phương, kênh liên kết với ngân hàng để bán bảo hiểm vẫn sẽ được nhiều công ty bảo hiểm nhân thọ lựa chọn.

ĐẠI LÝ BẢO HIỂM ĐƯỢC MIỄN THUẾ THU NHẬP CÁ NHÂN

Sau nhiều kiến nghị về chính sách thuế thu nhập cá nhân đối với đại lý bảo hiểm và loại hình bảo hiểm nhân thọ chủ sử dụng mua cho người lao động, vừa qua, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 63/NQ-CP đưa ra một số giải pháp về thuế nhằm tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc.
Quy định mới này được kỳ vọng tạo động lực tăng trưởng cho các doanh nghiệp bảo hiểm, đặc biệt là khối bảo hiểm nhân thọ.
Nghị quyết 63/NQ-CP quy định, doanh nghiệp sẽ được tính vào chi phí được trừ đối với những khoản chi có tính chất phúc lợi chi trực tiếp cho người lao động mà doanh nghiệp có hóa đơn chứng từ theo quy định và tổng số chi không vượt quá 1 tháng lương bình quân thực tế.
ĐẠI LÝ BẢO HIỂM ĐƯỢC MIỄN THUẾ THU NHẬP CÁ NHÂN
 Vì thế, nếu quy định trên không được “gỡ rối” kịp thời thì ngành bảo hiểm, đặc biệt là bảo hiểm nhân thọ có nguy cơ “chảy máu đại lý” trầm trọng.
Ngoài ra, Nghị quyết cũng nêu rõ, cá nhân, hộ kinh doanh có thu nhập từ kinh doanh đã thực hiện nộp thuế theo phương pháp khoán và cá nhân là đại lý bảo hiểm, đại lý xổ số, bán hàng đa cấp được tổ chức trả thu nhập khấu trừ thuế thu nhập cá nhân thì không phải quyết toán thuế.
Quy định cá nhân đại lý bảo hiểm được tổ chức trả thu nhập (doanh nghiệp bảo hiểm trả hoa hồng) khấu trừ thuế thu nhập cá nhân thì không phải quyết toán thuế không chỉ được các đại lý bảo hiểm hoan nghênh, mà còn giúp tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp bảo hiểm, giúp giữ ổn định thị trường bảo hiểm.
Theo Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam, tháng 6/2014, Cục Thuế TP. HCM đã có công văn yêu cầu 150 đại lý bảo hiểm có thu nhập của một doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ phải kê khai thuế, quyết toán và nộp thuế thu nhập cá nhân giai đoạn 2009 - 2013. Có đại lý bị truy thu và phạt nộp chậm lên tới hàng tỷ đồng, trong khi đại lý không có khả năng nộp thuế.
Thông tin này gây xôn xao và bức xúc với các đại lý giỏi, có nhiều năm kinh nghiệm, kỹ năng, chuyên môn bán bảo hiểm tốt, có thu nhập cao của các doanh nghiệp bảo hiểm. Ngay sau khi nhận được công văn của Cục Thuế TP. HCM, các doanh nghiệp và Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam đã có văn bản kiến nghị về vấn đề này.
Theo đó, tại thị trường bảo hiểm Việt Nam, 90% doanh thu phí bảo hiểm của các công ty bảo hiểm nhân thọ là do lực lượng đại lý mang lại. Đa số đại lý bảo hiểm nhân thọ đều hoạt động bán thời gian và thu nhập chính là hoa hồng bảo hiểm. Vì thế, nếu quy định trên không được “gỡ rối” kịp thời thì ngành bảo hiểm, đặc biệt là bảo hiểm nhân thọ có nguy cơ “chảy máu đại lý” trầm trọng.
Cùng với việc tháo gỡ vướng mắc nêu trên, Nghị quyết 63/NQ-CP cho phép doanh nghiệp được tính vào chi phí được trừ đối với khoản chi có tính chất phúc lợi chi trực tiếp cho người lao động… được đánh giá là sẽ tạo ra cơ hội cho các doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ, phi nhân thọ mua bảo hiểm cho người lao động.
Ông Phùng Đắc Lộc, Tổng thư ký Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam cho rằng, đây là cơ hội để phát triển bảo hiểm hưu trí tự nguyện (không bị giới hạn trần tối đa 1 triệu đồng/tháng) và các sản phẩm bảo hiểm nhân thọ, sức khỏe khác. Đồng thời, các doanh nghiệp bảo hiểm (nếu có điều kiện) có thể chăm lo thêm phần phúc lợi cho cán bộ, nhân viên, đại lý bảo hiểm của mình để giữ chân người lao động cống hiến nhiều năm cho doanh nghiệp bảo hiểm.
Nghị quyết 63/NQ-CP không chỉ “cởi trói” phần nào cho bảo hiểm hưu trí, mà còn “mở cửa” cho nhiều loại hình phúc lợi khác như bảo hiểm sức khỏe hay bảo hiểm nhóm đang bắt đầu sôi động.
Thực tế, trước khi có quy định mới, một số công ty bảo hiểm cũng như các doanh nghiệp khác đã mua bảo hiểm nhân thọ cho một bộ phận nhân viên như là phần thưởng cho những đóng góp của họ đối với doanh nghiệp. Tuy nhiên, số đối tượng được hưởng sự tưởng thưởng này không nhiều, vì doanh nghiệp chưa được khấu trừ vào chi phí hợp lý, hợp lệ những khoản chi này.    

ĐẠI LÝ BẢO HIỂM ĐƯỢC MIỄN THUẾ THU NHẬP CÁ NHÂN

Sau nhiều kiến nghị về chính sách thuế thu nhập cá nhân đối với đại lý bảo hiểm và loại hình bảo hiểm nhân thọ chủ sử dụng mua cho người lao động, vừa qua, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 63/NQ-CP đưa ra một số giải pháp về thuế nhằm tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc.
Quy định mới này được kỳ vọng tạo động lực tăng trưởng cho các doanh nghiệp bảo hiểm, đặc biệt là khối bảo hiểm nhân thọ.
Nghị quyết 63/NQ-CP quy định, doanh nghiệp sẽ được tính vào chi phí được trừ đối với những khoản chi có tính chất phúc lợi chi trực tiếp cho người lao động mà doanh nghiệp có hóa đơn chứng từ theo quy định và tổng số chi không vượt quá 1 tháng lương bình quân thực tế.
ĐẠI LÝ BẢO HIỂM ĐƯỢC MIỄN THUẾ THU NHẬP CÁ NHÂN
 Vì thế, nếu quy định trên không được “gỡ rối” kịp thời thì ngành bảo hiểm, đặc biệt là bảo hiểm nhân thọ có nguy cơ “chảy máu đại lý” trầm trọng.
Ngoài ra, Nghị quyết cũng nêu rõ, cá nhân, hộ kinh doanh có thu nhập từ kinh doanh đã thực hiện nộp thuế theo phương pháp khoán và cá nhân là đại lý bảo hiểm, đại lý xổ số, bán hàng đa cấp được tổ chức trả thu nhập khấu trừ thuế thu nhập cá nhân thì không phải quyết toán thuế.
Quy định cá nhân đại lý bảo hiểm được tổ chức trả thu nhập (doanh nghiệp bảo hiểm trả hoa hồng) khấu trừ thuế thu nhập cá nhân thì không phải quyết toán thuế không chỉ được các đại lý bảo hiểm hoan nghênh, mà còn giúp tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp bảo hiểm, giúp giữ ổn định thị trường bảo hiểm.
Theo Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam, tháng 6/2014, Cục Thuế TP. HCM đã có công văn yêu cầu 150 đại lý bảo hiểm có thu nhập của một doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ phải kê khai thuế, quyết toán và nộp thuế thu nhập cá nhân giai đoạn 2009 - 2013. Có đại lý bị truy thu và phạt nộp chậm lên tới hàng tỷ đồng, trong khi đại lý không có khả năng nộp thuế.
Thông tin này gây xôn xao và bức xúc với các đại lý giỏi, có nhiều năm kinh nghiệm, kỹ năng, chuyên môn bán bảo hiểm tốt, có thu nhập cao của các doanh nghiệp bảo hiểm. Ngay sau khi nhận được công văn của Cục Thuế TP. HCM, các doanh nghiệp và Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam đã có văn bản kiến nghị về vấn đề này.
Theo đó, tại thị trường bảo hiểm Việt Nam, 90% doanh thu phí bảo hiểm của các công ty bảo hiểm nhân thọ là do lực lượng đại lý mang lại. Đa số đại lý bảo hiểm nhân thọ đều hoạt động bán thời gian và thu nhập chính là hoa hồng bảo hiểm. Vì thế, nếu quy định trên không được “gỡ rối” kịp thời thì ngành bảo hiểm, đặc biệt là bảo hiểm nhân thọ có nguy cơ “chảy máu đại lý” trầm trọng.
Cùng với việc tháo gỡ vướng mắc nêu trên, Nghị quyết 63/NQ-CP cho phép doanh nghiệp được tính vào chi phí được trừ đối với khoản chi có tính chất phúc lợi chi trực tiếp cho người lao động… được đánh giá là sẽ tạo ra cơ hội cho các doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ, phi nhân thọ mua bảo hiểm cho người lao động.
Ông Phùng Đắc Lộc, Tổng thư ký Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam cho rằng, đây là cơ hội để phát triển bảo hiểm hưu trí tự nguyện (không bị giới hạn trần tối đa 1 triệu đồng/tháng) và các sản phẩm bảo hiểm nhân thọ, sức khỏe khác. Đồng thời, các doanh nghiệp bảo hiểm (nếu có điều kiện) có thể chăm lo thêm phần phúc lợi cho cán bộ, nhân viên, đại lý bảo hiểm của mình để giữ chân người lao động cống hiến nhiều năm cho doanh nghiệp bảo hiểm.
Nghị quyết 63/NQ-CP không chỉ “cởi trói” phần nào cho bảo hiểm hưu trí, mà còn “mở cửa” cho nhiều loại hình phúc lợi khác như bảo hiểm sức khỏe hay bảo hiểm nhóm đang bắt đầu sôi động.
Thực tế, trước khi có quy định mới, một số công ty bảo hiểm cũng như các doanh nghiệp khác đã mua bảo hiểm nhân thọ cho một bộ phận nhân viên như là phần thưởng cho những đóng góp của họ đối với doanh nghiệp. Tuy nhiên, số đối tượng được hưởng sự tưởng thưởng này không nhiều, vì doanh nghiệp chưa được khấu trừ vào chi phí hợp lý, hợp lệ những khoản chi này.    

BIÊN KHẢ NĂNG THANH TOÁN CỦA DOANH NGHIỆP BHNT LÀ NHƯ THẾ NÀO ?


Cần áp vốn dựa trên cơ sở rủi ro bảo hiểm


BIÊN KHẢ NĂNG THANH TOÁN CỦA DOANH NGHIỆP BHNT LÀ NHƯ THẾ NÀO ?
 Vốn pháp định của các DN bảo hiểm đang ở mức cao so với thông lệ quốc tế, nhưng chưa phân loại được yêu cầu về vốn đối với DN theo quy mô hoạt động và rủi ro kinh doanh.


Nỗ lực tăng vốn

Theo báo cáo của Bộ Tài chính, trong năm 2014, có 8 DN bảo hiểm đã tăng thêm 2.037,14 tỷ đồng vốn điều lệ. Trong đó, khối nhân thọ có số vốn tăng thêm 1.375,14 tỷ đồng, khối phi nhân thọ tăng thêm 662 tỷ đồng.
Bên cạnh đó, 1 DN bảo hiểm nhân thọ là Great Eastern được chấp thuận tăng vốn thêm 90 tỷ đồng, 4 DN bảo hiểm phi nhân thọ được chấp thuận tăng vốn thêm 832 tỷ đồng.
Hiện tại, ở khối bảo hiểm phi nhân thọ, có 2/29 DN chưa đạt chuẩn về vốn, còn ở khối bảo hiểm nhân thọ, các DN đều đảm bảo yêu cầu về vốn.


Kết quả này, theo giới chuyên môn là nhờ sự kịp thời chấn chỉnh các chỉ tiêu tài chính của khối bảo hiểm nhân thọ (hiện chủ yếu là DN nước ngoài, ngoại trừ Bảo Việt Nhân thọ), khi những năm trước, khối này vẫn có DN rơi vào cảnh thiếu vốn. Việc bổ sung vốn kịp thời cũng nhằm đảm bảo khả năng thanh toán và cam kết của DN bảo hiểm đối với khách hàng, đặc biệt trong những trường hợp rủi ro bảo hiểm lớn, số tiền bồi thường vượt quá dự phòng nghiệp vụ đã trích lập và số phí bảo hiểm thu được trong kỳ.

Vào cuối năm 2013, Hanwha Life và Prévoir có vốn chủ sở hữu nhỏ hơn vốn pháp định (600 tỷ đồng đối với các DN bảo hiểm nhân thọ), trong khi các DN bảo hiểm khác đều đáp ứng các yêu cầu về vốn cũng như khả năng thanh toán: vốn chủ sở hữu cao hơn vốn pháp định, trong đó 50% số DN có vốn chủ sở hữu trên 1.000 tỷ đồng; biên khả năng thanh toán của các DN bảo hiểm nhân thọ đều cao hơn 100% biên khả năng thanh toán tối thiểu, đặc biệt là các DN mới thành lập, có biên khả năng thanh toán ở mức 10 - 30 lần biên khả năng thanh toán tối thiểu... Trong năm vừa qua, Hanwha Life và Prévoir đã bổ sung đủ vốn theo quy định.

Nên áp vốn dựa trên cơ sở rủi ro

Liên quan đến quy định về vốn điều lệ, 600 tỷ đồng đối với DN bảo hiểm nhân thọ, 300 tỷ đồng đối với DN bảo hiểm phi nhân thọ, giới phân tích cho rằng, quy định như vậy là khá thận trọng, đang ở mức cao so với thông lệ quốc tế (từ 500 nghìn USD đến 6 triệu USD). Bên cạnh đó, các quy định về biên khả năng thanh toán tối thiểu cũng đã tính đến một số rủi ro liên quan đến hoạt động của DN như rủi ro bảo hiểm, rủi ro tài sản và tính thanh khoản, rủi ro lãi suất đầu tư

Thực tế, quy định về vốn ngoài việc nhằm đảm bảo khả năng thanh toán còn nhằm tăng trách nhiệm của các DN bảo hiểm cũng như hiệu quả của hoạt động đầu tư phí bảo hiểm. Đặc biệt, trong giai đoạn đầu mới thành lập, nguồn phí bảo hiểm thu được còn nhỏ, DN bảo hiểm cần có thêm nguồn vốn chủ sở hữu để có thể đa dạng hóa danh mục đầu tư, tăng quy mô đầu tư nhằm đạt hiệu quả tối ưu.

Tuy vậy, có ý kiến cho rằng, quy định về vốn như hiện tại chưa phân loại được yêu cầu về vốn theo quy mô hoạt động và rủi ro kinh doanh của DN.

“Mức vốn cố định ban đầu có thể là thừa đối với các DN bảo hiểm nhỏ, nhưng sẽ không đủ để đảm bảo khả năng thanh toán về dài hạn đối với các DN bảo hiểm lớn. Khi quy mô hoạt động của DN ngày càng phát triển, nguồn vốn pháp định ban đầu nếu không được bổ sung sẽ ngày càng nhỏ so với mức trách nhiệm nhận bảo hiểm, biên khả năng thanh toán của DN vì thế mà giảm dần”, một chuyên gia bảo hiểm nói.

Trong khi đó, theo vị chuyên gia này, tại nhiều nước trên thế giới, các DN bảo hiểm phải duy trì vốn chủ sở hữu không thấp hơn một con số cố định, thông thường từ 5 - 6 triệu USD trong suốt quá trình hoạt động, hiện đang thí điểm chuyển sang áp dụng mô hình quản lý mới, dự kiến bắt đầu từ năm 2016. Đó là kết hợp việc sử dụng 3 trụ cột về vốn, quản trị DN và minh bạch hệ thống báo cáo (gọi là biên khả năng thanh toán 2). Theo đó, việc giám sát được thực hiện trên cơ sở phát hiện sớm về từng loại rủi ro của DN và nguồn vốn tối thiểu được xác định dựa trên quy mô hoạt động và rủi ro kinh doanh của từng DN. Việt Nam nên nghiên cứu áp dụng quy định về vốn dựa trên cơ sở rủi ro.

“Mô hình này vừa giúp cơ quan quản lý có các biện pháp chế tài cần thiết, phù hợp với thực tế, tình hình tài chính và rủi ro của từng DN, vừa giúp DN tăng tính tự chủ trong quản lý nguồn vốn, từ đó tính toán được số vốn cần thiết tương ứng với từng thời điểm để chủ động bổ sung ngay khi thiếu hụt”, vị chuyên gia trên nhấn mạnh.

                              >>  BẢO HIỂM NHÂN THỌ LÀ GÌ ?


Theo dấu chân người “anh cả” Bảo Hiểm


Chủ tịch HĐQT Đào Đình Thi thay mặt lãnh đạo Tập đoàn Bảo Việt đón nhận Huân chương Lao động Hạng Nhất do Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan trao tặng

(ĐTCK) Cuối tuần qua, Tập đoàn Bảo Việt (BVH) đã tổ chức lễ kỷ niệm 50 năm thành lập và đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhất. Đây là sự ghi nhận cho những nỗ lực, đóng góp cho ngành tài chính và đất nước trong suốt nửa thế kỷ qua.
Tại buổi lễ, Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Văn Ninh đã ghi nhận những thành công của Bảo Việt trong 50 năm qua. Đồng thời, Phó Thủ tướng cũng chỉ đạo Tập đoàn thực hiện 4 nhiệm vụ trọng tâm trong bối cảnh hội nhập quốc tế sâu rộng, áp lực cạnh tranh ngày càng lớn. Đó là tập trung vào các lĩnh vực chuyên sâu, có thế mạnh về thương hiệu, tham gia tích cực vào các chương trình bảo hiểm an sinh - xã hội của Nhà nước như bảo hiểm nông nghiệp, bảo hiểm thủy sản, bảo hiểm thiên tai, bảo hiểm năng lượng nguyên tử… song song với việc triển khai thêm các sản phẩm bảo hiểm mới; nâng cao chất lượng, hiệu quả của công tác quản trị doanh nghiệp; kiện toàn tổ chức, chuẩn hóa chất lượng nguồn nhân lực; hiện đại hóa cơ sở hạ tầng, nhất là hạ tầng công nghệ thông tin, nâng cao chất lượng dịch vụ khách hàng..., tiếp tục giữ vững vai trò tập đoàn tài chính - bảo hiểm hàng đầu và đóng góp lớn cho sự phát triển kinh tế-xã hội đất nước.
Với tư cách là cổ đông chiến lược nước ngoài duy nhất tại Bảo Việt, ông Masahiro Hashimoto, Tổng giám đốc Công ty Bảo hiểm nhân thọ Sumitomo chia sẻ, thông qua việc chuyển giao công nghệ và hỗ trợ kỹ thuật, Sumitomo tin tưởng sẽ góp phần thúc đẩy sự phát triển hơn nữa của Bảo Việt.
Trước hơn 700 quan khách tham dự Lễ kỷ niệm tại Trung tâm Hội nghị quốc gia (Hà Nội), ông Đào Đình Thi, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn cam kết sẽ nỗ lực cùng HĐQT, Ban điều hành tiếp tục duy trì vị trí hàng đầu của Tập đoàn trên thị trường tài chính – bảo hiểm Việt Nam và vươn ra khu vực.
Qua 50 năm xây dựng và trưởng thành, từ một doanh nghiệp chỉ có 16 nhân viên ban đầu, chỉ cung cấp dịch vụ bảo hiểm phi nhân thọ cho một nhóm nhỏ khách hàng, Bảo Việt đã nối dài  “cánh tay” sang các mảng chứng khoán, ngân hàng, quỹ, đưa Bảo Việt trở thành tập đoàn tài chính - bảo hiểm hàng đầu Việt Nam, với ba trụ cột chính là bảo hiểm, đầu tư và dịch vụ tài chính. Mạng lưới phân phối rộng khắp 63 tỉnh thành; hơn 160 chi nhánh trên khắp cả nước; 400 phòng phục vụ khách hàng của bảo hiểm phi nhân thọ; 300 phòng phục vụ khách hàng của bảo hiểm nhân thọ và trên 30 chi nhánh, phòng giao dịch cung cấp dịch vụ ngân hàng, chứng khoán, quản lý quỹ; cùng 6.000 cán bộ nhân viên và 60.000 tư vấn viên.
Năm 2014, doanh thu hợp nhất của Bảo Việt ước đạt 18.600 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế hợp nhất đạt 1.500 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế hợp nhất đạt 1.200 tỷ đồng. Tính đến ngày 31/12/2014, Công ty mẹ Tập đoàn Bảo Việt có vốn chủ sở hữu ước đạt 11.500 tỷ đồng. Tổng doanh thu của Công ty mẹ ước đạt 1.300 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế ước đạt 1.100 tỷ đồng.
Ở vị trí người anh cả của ngành bảo hiểm, Bảo Việt còn đóng góp cho thị trường nguồn nhân sự giàu kinh nghiệm, chất lượng. Từ dấu chân đầu tiên của Bảo Việt, Việt Nam dần hình thành thị trường bảo hiểm cạnh tranh, với sự tham gia của các nhà đầu tư nước ngoài lập nên các công ty liên doanh cung cấp đa dạng các sản phẩm bảo hiểm, mang lại sự lựa chọn dịch vụ tốt hơn cho người dân Việt Nam. Trên một thị trường rộng mở, áp lực cạnh tranh với các DN ngoại có nền tảng phát triển lâu đời và cả những DN trong nước rất lớn, nhưng dấu ấn của Bảo Việt vẫn đậm nét.
Nguồn Tinnhanhchungkhoan.vn
Bài đăng mới hơn Bài đăng cũ hơn Trang chủ
Đăng ký: Bài đăng (Atom)

TẶNG TÀI LIỆU BÁN HÀNG

QUÀ TỪ TÔI

HƠN 1000 NGƯỜI ĐÃ ĐĂNG KÝ NHẬN TRONG 2 NGÀY

BÍ QUYẾT BÁN HÀNG QUA ĐIỆN THOẠI


  • MẠNG XÃ HỖI


  • BÀI VIẾT HOT

    • Hot HOt
      SÀI GÒN GATEWAY - CỬA NGÕ THIÊN ĐƯỜNG   ** DỰ ÁN ĐẦU TƯ TỐT NHẤT 2017 - ĐẶT CHỖ ĐỂ CHỌN CĂN ĐẸP NHẤT ** **CLICK ĐĂNG KÝ ĐỂ NHẬN BÁO GIÁ SƠ B...
    • 13 thứ đàn ông phải học cách buông bỏ nếu muốn thành công
      Mọi thứ đều có giá trị riêng và phải đánh đổi mới có được, thành công cũng không ngoại lệ. Nếu không dám từ bỏ những thói quen xấu hay suy n...
    • Lợi ích của NLP là gì? Tại sao nhiều người đổ xô đi học NLP như vậy?
      NLP hoặc lập trình ngôn ngữ tư duy , là một cách tiếp cận phi thường để giao tiếp, thay đổi và phát triển sự xuất sắc của con người. Cuối cù...
    • HỢP ĐỒNG BẢO HIỂM NHÂN THỌ - ĐỌC KỸ TRƯỚC KHI KÝ
      Các công ty bảo hiểm nhân thọ vẫn thường xuyên khuyến cáo và yêu cầu khách hàng phải đọc thật kỹ hợp đồng bảo hiểm trước khi đặt bút ký. Dù ...
    • ĐÁP ÁN SẢN PHẨM CATHAY TỔNG HỢP NHẤT
              THỊNH VƯỢNG BẢO GIA TOÀN DIỆN C10 1. Tuổi tối đa của người được bảo  .......... . C. 55 tuổi 2. Khi tham gia sản phẩm.........KH 50 ...
    • Đài Loan có phải một phần của Trung Quốc ?
      Đài Loan hay còn được biết đến với cái tên Trung Hoa Dân Quốc, được thành lập vào năm 1912, từng kế tiếp nhà Thanh thống trị Trung Quốc đại...
    • ĐÁP ÁN CƠ BẢN TỔNG
      ĐÁP ÁN CÂU HỎI ÔN TẬP CHƯƠNG TRÌNH CƠ BẢN 1. Nguyên tắc đóng góp bồi thường được áp dụng đối với nghiệp vụ bảo hiểm nào sau đây: A. Bảo hiểm...
    • Cách tải bảng kê từ Excel vào phần mềm HTKK
      Cách tải bảng kê từ Excel vào HTKK như thế nào? Tôi xin hướng dẫn cách tải dữ liệu từ Excel vào phần mềm HTKK 3.3.0 như cá...
    • TƯ VẤN BẢO HIỂM NHÂN THỌ NGHỀ BỊ CHO LÀ GIỐNG ĐA CẤP?
      Theo nhiều đại lý bán bảo hiểm nhân thọ, thực tế hiện nay, không ít người dân đang cho rằng, những người bán bảo hiểm nhân thọ là bán hàng… ...
    • Tản mạn câu chuyện telesales Bảo Hiểm Nhân Thọ
      Đang ngồi lướt FB thấy tin nhắn hiện lên ... Chào ad, em vừa tham gia  làm telesales một công ty bảo hiểm mà mù mịt quá, có thể chỉ cho em c...

    Giới thiệu về tôi

    123
    Xem hồ sơ hoàn chỉnh của tôi

    Lưu trữ Blog

    • ►  2020 (1)
      • ►  tháng 11 (1)
    • ►  2019 (2)
      • ►  tháng 8 (1)
      • ►  tháng 6 (1)
    • ►  2018 (52)
      • ►  tháng 10 (4)
      • ►  tháng 9 (6)
      • ►  tháng 8 (15)
      • ►  tháng 7 (16)
      • ►  tháng 6 (10)
      • ►  tháng 3 (1)
    • ►  2017 (591)
      • ►  tháng 12 (46)
      • ►  tháng 11 (24)
      • ►  tháng 10 (7)
      • ►  tháng 9 (6)
      • ►  tháng 8 (5)
      • ►  tháng 7 (2)
      • ►  tháng 6 (2)
      • ►  tháng 5 (1)
      • ►  tháng 4 (9)
      • ►  tháng 3 (184)
      • ►  tháng 2 (143)
      • ►  tháng 1 (162)
    • ►  2016 (942)
      • ►  tháng 12 (158)
      • ►  tháng 11 (113)
      • ►  tháng 10 (36)
      • ►  tháng 9 (11)
      • ►  tháng 8 (40)
      • ►  tháng 7 (78)
      • ►  tháng 6 (119)
      • ►  tháng 5 (209)
      • ►  tháng 4 (99)
      • ►  tháng 3 (48)
      • ►  tháng 2 (6)
      • ►  tháng 1 (25)
    • ▼  2015 (454)
      • ►  tháng 12 (25)
      • ►  tháng 11 (19)
      • ►  tháng 10 (11)
      • ►  tháng 9 (25)
      • ►  tháng 8 (26)
      • ►  tháng 7 (26)
      • ►  tháng 6 (187)
      • ►  tháng 5 (87)
      • ►  tháng 4 (13)
      • ►  tháng 3 (5)
      • ►  tháng 2 (8)
      • ▼  tháng 1 (22)
        • Doanh nghiệp bảo hiểm lớn thận trọng với kế hoạch ...
        • Tình trạng khách hàng nợ đọng phí bảo hiểm đã trở ...
        • NỢ PHÍ BẢO HIỂM : Được " ĐẢM BẢO " nhưng vẫn chưa...
        • 2015, toàn ngành bảo hiểm dự kiến đạt 59.319 tỷ đồ...
        • Đòi hoa hồng bảo hiểm: Kiến nghị xử lý như hành vi...
        • Mua bảo hiểm trên điện thoại di động MIMO
        • Tư vấn chơi "Game" trong Bảo Hiểm Nhân Thọ...
        • Tư vấn chơi "Game" trong Bảo Hiểm Nhân Thọ...
        • ĐẠI LÝ BẢO HIỂM ĐƯỢC MIỄN THUẾ THU NHẬP CÁ NHÂN
        • ĐẠI LÝ BẢO HIỂM ĐƯỢC MIỄN THUẾ THU NHẬP CÁ NHÂN
        • BIÊN KHẢ NĂNG THANH TOÁN CỦA DOANH NGHIỆP BHNT LÀ ...
        • Theo dấu chân người “anh cả” Bảo Hiểm
        • ĐẠI LÝ BẢO HIỂM ĐƯỢC MIỄN THUẾ THU NHẬP CÁ NHÂN .
        • ĐẠI LÝ BẢO HIỂM " CHƠI GAME " SẼ ĐI VỀ ĐÂU ?
        • Công ty bảo hiểm ngán ngại những đại lý “kiêu binh”
        • TẠI SAO HỦY HĐ TRƯỚC HẠN LỖ THẾ ?
        • BẢO HIỂM NHÂN THỌ VÀ ĐA CẤP CÓ GIỐNG NHAU KHÔNG ?
        • TOP 10 SỰ KIỆN BẢO HIỂM TIÊU BIỂU TRONG NĂM 2014 V...
        • TẠI SAO NGÂN HÀNG LẠI BÁN BẢO HIỂM DỄ ???
        • 6 tỷ USD tiền bảo hiểm cho đội tàu bay Vietnam Air...
        • Ngành bảo hiểm đang đứng trước những cơ hội lớn
        • Cục trưởng Cục Bảo hiểm: “Phấn đấu chỉ bỏ 1 - 2 tr...
    • ►  2014 (370)
      • ►  tháng 12 (25)
      • ►  tháng 11 (46)
      • ►  tháng 10 (15)
      • ►  tháng 9 (3)
      • ►  tháng 8 (25)
      • ►  tháng 7 (33)
      • ►  tháng 6 (31)
      • ►  tháng 5 (88)
      • ►  tháng 4 (38)
      • ►  tháng 3 (53)
      • ►  tháng 2 (13)
    • ►  2013 (10)
      • ►  tháng 8 (8)
      • ►  tháng 7 (1)
      • ►  tháng 4 (1)
    Được tạo bởi Blogger.
    Liên hệ chúng tôi

     
    • Liên kết đối tác
    • Total Pageviews
      Sparkline
    Ky nang ban hang ky-nang-ban-hang
    10 10 1125 (c) by Trần Thanh Toàn Trần Thanh Toàn
    Google kiến thức về bảo hiểm