Sau nhiều kiến nghị về chính sách thuế thu nhập cá nhân đối với đại lý bảo hiểm và loại hình bảo hiểm nhân thọ chủ sử dụng mua cho người lao động, vừa qua, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 63/NQ-CP đưa ra một số giải pháp về thuế nhằm tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc.
Quy định mới này được kỳ vọng tạo động lực tăng trưởng cho các doanh nghiệp bảo hiểm, đặc biệt là khối bảo hiểm nhân thọ.
Nghị quyết 63/NQ-CP quy định, doanh nghiệp sẽ được tính vào chi phí được trừ đối với những khoản chi có tính chất phúc lợi chi trực tiếp cho người lao động mà doanh nghiệp có hóa đơn chứng từ theo quy định và tổng số chi không vượt quá 1 tháng lương bình quân thực tế.
Vì thế, nếu quy định trên không được “gỡ rối” kịp thời thì ngành bảo hiểm, đặc biệt là bảo hiểm nhân thọ có nguy cơ “chảy máu đại lý” trầm trọng. |
Ngoài ra, Nghị quyết cũng nêu rõ, cá nhân, hộ kinh doanh có thu nhập từ kinh doanh đã thực hiện nộp thuế theo phương pháp khoán và cá nhân là đại lý bảo hiểm, đại lý xổ số, bán hàng đa cấp được tổ chức trả thu nhập khấu trừ thuế thu nhập cá nhân thì không phải quyết toán thuế.
Quy định cá nhân đại lý bảo hiểm được tổ chức trả thu nhập (doanh nghiệp bảo hiểm trả hoa hồng) khấu trừ thuế thu nhập cá nhân thì không phải quyết toán thuế không chỉ được các đại lý bảo hiểm hoan nghênh, mà còn giúp tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp bảo hiểm, giúp giữ ổn định thị trường bảo hiểm.
Theo Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam, tháng 6/2014, Cục Thuế TP. HCM đã có công văn yêu cầu 150 đại lý bảo hiểm có thu nhập của một doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ phải kê khai thuế, quyết toán và nộp thuế thu nhập cá nhân giai đoạn 2009 - 2013. Có đại lý bị truy thu và phạt nộp chậm lên tới hàng tỷ đồng, trong khi đại lý không có khả năng nộp thuế.
Thông tin này gây xôn xao và bức xúc với các đại lý giỏi, có nhiều năm kinh nghiệm, kỹ năng, chuyên môn bán bảo hiểm tốt, có thu nhập cao của các doanh nghiệp bảo hiểm. Ngay sau khi nhận được công văn của Cục Thuế TP. HCM, các doanh nghiệp và Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam đã có văn bản kiến nghị về vấn đề này.
Theo đó, tại thị trường bảo hiểm Việt Nam, 90% doanh thu phí bảo hiểm của các công ty bảo hiểm nhân thọ là do lực lượng đại lý mang lại. Đa số đại lý bảo hiểm nhân thọ đều hoạt động bán thời gian và thu nhập chính là hoa hồng bảo hiểm. Vì thế, nếu quy định trên không được “gỡ rối” kịp thời thì ngành bảo hiểm, đặc biệt là bảo hiểm nhân thọ có nguy cơ “chảy máu đại lý” trầm trọng.
Cùng với việc tháo gỡ vướng mắc nêu trên, Nghị quyết 63/NQ-CP cho phép doanh nghiệp được tính vào chi phí được trừ đối với khoản chi có tính chất phúc lợi chi trực tiếp cho người lao động… được đánh giá là sẽ tạo ra cơ hội cho các doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ, phi nhân thọ mua bảo hiểm cho người lao động.
Ông Phùng Đắc Lộc, Tổng thư ký Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam cho rằng, đây là cơ hội để phát triển bảo hiểm hưu trí tự nguyện (không bị giới hạn trần tối đa 1 triệu đồng/tháng) và các sản phẩm bảo hiểm nhân thọ, sức khỏe khác. Đồng thời, các doanh nghiệp bảo hiểm (nếu có điều kiện) có thể chăm lo thêm phần phúc lợi cho cán bộ, nhân viên, đại lý bảo hiểm của mình để giữ chân người lao động cống hiến nhiều năm cho doanh nghiệp bảo hiểm.
Nghị quyết 63/NQ-CP không chỉ “cởi trói” phần nào cho bảo hiểm hưu trí, mà còn “mở cửa” cho nhiều loại hình phúc lợi khác như bảo hiểm sức khỏe hay bảo hiểm nhóm đang bắt đầu sôi động.
Thực tế, trước khi có quy định mới, một số công ty bảo hiểm cũng như các doanh nghiệp khác đã mua bảo hiểm nhân thọ cho một bộ phận nhân viên như là phần thưởng cho những đóng góp của họ đối với doanh nghiệp. Tuy nhiên, số đối tượng được hưởng sự tưởng thưởng này không nhiều, vì doanh nghiệp chưa được khấu trừ vào chi phí hợp lý, hợp lệ những khoản chi này.
Sưu Tầm internet !
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét