chia sẻ

Cách viết hóa đơn GTGT kèm theo bảng kê chi tiết

Theo điều 19 Thông tư 39/2014 Người bán hàng được sử dụng bảng kê để liệt kê các loại hàng hóa, dịch vụ kèm theo hóa đơn. Kế toán  xin hướng dẫn cách viết hóa đơn GTGT kèm theo bảng kê chi tiết khi bán hàng.



Trường hợp khi bán hàng hóa, dịch vụ nếu danh mục hàng hóa, dịch vụ nhiều hơn số dòng của một số hóa đơn, người bán hàng có thể lập thành nhiều hóa đơn hoặc lựa chọn một trong hai hình thức sau:

1. Người bán hàng ghi liên tiếp nhiều số hóa đơn. Dòng ghi hàng hóa cuối cùng của số hóa đơn trước ghi cụm từ “tiếp số sau” và dòng ghi hàng hóa đầu số hóa đơn sau ghi cụm từ “tiếp số trước”.
- Các hóa đơn liệt kê đủ các mặt hàng theo thứ tự liên tục từ hóa đơn này đến hóa đơn khác.
- Thông tin người bán, thông tin người mua được ghi đầy đủ ở số hóa đơn đầu tiên.
- Chữ ký và dấu người bán (nếu có), chữ ký người mua, giá thanh toán, phụ thu, phí thu thêm, chiết khấu thương mại, thuế giá trị gia tăng được ghi trong hóa đơn cuối cùng và gạch chéo phần còn trống (nếu có).

2. Người bán hàng được sử dụng bảng kêđể liệt kê các loại hàng hóa, dịch vụ đã bán kèm theo hóa đơn.

a) Nội dung ghi trên hóa đơn

- Hóa đơn phải ghi rõ “kèm theo bảng kê số..., ngày..., tháng.... năm...”. Mục “tên hàng” trên hóa đơn chỉ ghi tên gọi chung của mặt hàng.
- Các tiêu thức khác ghi trên hóa đơn thực hiện theo hướng dẫn tại khoản 2 Điều 16 Thông tư 39/2014.

b) Nội dung trên bảng kê

- Bảng kê do người bán hàng tự thiết kế phù hợp với đặc điểm, mẫu mã, chủng loại của các loại hàng hóa nhưng phải đảm bảo các nội dung chính như sau:
 
     + Tên người bán hàng, địa chỉ liên lạc, mã số thuế
     + Tên hàng, số lượng, đơn giá, thành tiền. Trường hợp người bán hàng nộp thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ thì bảng kê phải có tiêu thức “thuế suất giá trị gia tăng”, “tiền thuế giá trị gia tăng”. Tổng cộng tiền thanh toán (chưa có thuế giá trị gia tăng) đúng với số tiền ghi trên hóa đơn giá trị gia tăng.

CHÚ Ý:
- Bảng kê phải ghi rõ “kèm theo hóa đơn số... Ngày... tháng.... năm” và có đầy đủ các chữ ký của người bán hàng, chữ ký của người mua hàng như trên hóa đơn.
- Trường hợp bảng kê có hơn một (01) trang thì các bảng kê phải được đánh số trang liên tục và phải đóng dấu giáp lai. Trên bảng kê cuối cùng phải có đầy đủ chữ ký của người bán hàng, chữ ký của người mua hàng như trên hóa đơn.

- Số bảng kê phát hành phù hợp với số liên hóa đơn. Bảng kê được lưu giữ cùng với hóa đơn để cơ quan thuế kiểm tra, đối chiếu khi cần thiết.
- Người bán hàng và người mua hàng thực hiện quản lý và lưu giữ bảng kê kèm theo hóa đơn theo quy định.
(Theo điều 19 Thông tư 39/2014/TT-BTC)

Dưới đây Công ty kế toán  xin lấy 1 ví dụ để các bạn hình dung:

VD: Ngày 04/10/2017 Công ty A bán cho công ty B 12 bộ điều hòa, trong đó mỗi bộ là 1 mã hàng khác nhau, thuế suất thuế GTGT là 10%. Vì vậy công ty phải lập hóa đơn kèm theo bảng kê chi tiết tên các mặt hàng như sau:

1. Cách viết hóa đơn GTGT kèm theo bảng kê:
 
STT
Tên hàng hóa, dịch vụ
Đơn vị tính
Số lượng
Đơn giá
Thành tiền
1
2
3
4
5
6=4x5
01
Điều hòa các loại
\
\
\
120.000.000

(kèm theo bảng kê số 004, ngày 04 tháng 10 năm 2017)






















Cộng tiền hàng:                                                                                     120.000.000
Thuế suất GTGT:   10 %  , Tiền thuế GTGT:                                         12.000.000
Tổng cộng tiền thanh toán:                                                                    132.000.000
Số tiền viết bằng chữ:                  Một trăm ba mươi hai triệu đồng.

2. Cách lập bảng kê kèm theo hóa đơn:


Chú ý:
- Nếu các mặt hàng có thuế suất thuế GTGT khác nhau, thì phải lập riêng hoá đơn GTGT cho từng loại thuế suất.
VD: Có 100 mặt hàng A thuế suất 10%, và có 50 mặt hàng B thuế suất 5%. Thì các bạn phải tách ra làm 2 hóa đơn và 2 bảng kê khác nhau.


Tham khảo thêm: Theo Công văn 63354/CT-TTHT của Cục thuế Hà Nội ngày 21/9/2017 quy định:


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

 
Ky nang ban hang ky-nang-ban-hang
10 10 1125 (c) by
Google kiến thức về bảo hiểm