Nhìn sớm thách thức ngành bảo hiểm năm 2016
ĐỪNG TƯỞNG.....
ĐỪNG TƯỞNG....
Đừng tưởng cứ trọc là sư.. Cứ vâng là chịu cứ ừ là ngoan
Đừng tưởng cứ uống là say.. Cứ chân là bước cứ tay là sờ
Đừng tưởng cứ đợi là chờ.. Cứ âm là nhạc cứ thơ là vần
Đừng tưởng cứ mới là tân.. Cứ hứa là chắc cứ ân là tình
Đừng tưởng cứ thấp là khinh.. Cứ chùa là tĩnh cứ đình là to
Đừng tưởng cứ quyết là nên.. Cứ mạnh là thắng cứ mềm là thua
Đừng tưởng cứ lớn là khôn… Cứ bé là dại, cứ hôn… là chồng
Đừng tưởng giàu hết cô đơn.. Cao sang hết ốm, tham gian hết nghèo
Đừng tưởng cứ gió là mưa.. Bao nhiêu khô khát trong trưa nắng hè
Đừng tưởng cứ hạ là ve.. Sân trường vắng quá ai khe khẽ buồn…
Đừng tưởng thu lá sẽ tuôn.. Bao nhiêu khao khát con đường tình yêu.
Đừng tưởng cứ thích là yêu.. Nhiều khi nhầm tưởng bao điều chẳng hay
Đừng tưởng vua là anh minh.. Nhiều thằng khốn nạn, dân tình lầm than.
Đừng tưởng đời mãi êm đềm.. Nhiều khi dậy sóng, khó kềm bản thân.
Đừng tưởng cười nói ân cần.. Nhiều khi hiểm độc, dần người tan xương.
Đừng tưởng trong lưỡi có đường.. Nói lời ngon ngọt mười phương chết người
Đừng tưởng cứ chọc là cười.. Nhiều khi nói móc biết cười làm sao
Ảnh chỉ mang tính chất minh hoạ |
Đừng tưởng cứ giỏi là hay.. Nhiều khi thất bại đắng cay muôn phần
Đừng tưởng nắng gió êm đềm.. Là đời tươi sáng hóa ra đường cùng
Đừng tưởng góp sức là chung.. Chỉ là lợi dụng lòng tin của người
Đừng tưởng cứ tiến là lên.. Cứ lui là xuống, cứ yên là nằm
Đừng tưởng rằm sẽ có trăng.. Trời giăng mây xám mà lên đỉnh đầu
Đừng tưởng cứ khóc là sầu.. Nhiều khi nhỏ lệ mà vui trong lòng
Đừng tưởng cứ nghèo là hèn.. Cứ sang là trọng, cứ tiền là xong.
Đừng tưởng quan chức là rồng
Đừng tưởng dân chúng là không biết gì.
Đời người lúc thịnh, lúc suy
Lúc khỏe, lúc yếu, lúc đi, lúc dừng.
Bên nhau chua ngọt đã từng
Gừng cay, muối mặn, xin đừng quên nhau.
Ở đời nhân nghĩa làm đầu
Thủy chung sau trước, tình sâu, nghĩa bền.
Ai ơi nhớ lấy đừng quên…!
Tác giả: Bùi Giáng
Sóng ngầm M&A bảo hiểm nhân thọ
Với việc mua lại Bảo Minh CMG, Dai-ichi Life đã bước chân vào thị trường bảo hiểm Việt Nam bằng con đường nhanh nhất là M&A
ĐTCK được một nguồn tin cho biết, thị trường bảo hiểm nhân thọ Việt Nam đang có một thương vụ M&A mà người mua là tập đoàn tài chính đến từ châu Á. Nếu thành công và được chính thức công bố, đây sẽ là thương vụ M&A thứ hai của khối nhân thọ được thực hiện theo phương án “mua đứt bán đoạn”, nhằm thay tên đổi họ mới. Thương vụ đầu tiên là Dai-ichi Life Nhật Bản mua Bảo Minh CMG. Với việc mua lại toàn bộ cổ phần của Bảo Minh CMG thời điểm đó, Dai-ichi Life đã chính thức bước chân vào thị trường Việt Nam bằng con đường nhanh nhất là M&A.
Các chuyên gia cho rằng, M&A trong khối nhân thọ sẽ ngày càng nhiều hơn. Thị trường bảo hiểm nhân thọ Việt Nam với 17 DNBH hiện tại vẫn là điểm đến của các tập đoàn tài chính thế giới, nhưng thời gian gần đây, xu hướng xin cấp phép thành lập công ty bảo hiểm 100% vốn nước ngoài ngày càng ít, dần thay vào đó là hình thức liên doanh.
Liên doanh, đặc biệt giữa công ty bảo hiểm với các ngân hàng phát triển là điều không quá khó hiểu, bởi thị trường vẫn đang phát triển nhưng việc khai thác khách hàng mới không còn dễ dàng, đặc biệt đối với những công ty bảo hiểm mới. Chính vì thế việc tận dụng kênh ngân hàng cũng như lượng khách hàng nhất định từ kênh này làm tiền đề là một yếu tố quan trọng để các công ty mới có thị phần nhất định.
So với các nước trong khu vực và trên thế giới, thị trường bảo hiểm Việt Nam còn tương đối mới mẻ và có nhiều tiềm năng phát triển bởi hiện nay, mới có khoảng 6% dân số được bảo vệ bởi các hợp đồng bảo hiểm nhân thọ.
Thực tế, Bộ Tài chính cũng luôn có chủ trương mở cửa thị trường bảo hiểm theo các cam kết quốc tế, khuyến khích các loại hình doanh nghiệp bảo hiểm hoạt động, cả doanh nghiệp trong nước cũng như doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài; tiếp tục thực hiện đề án tái cấu trúc doanh nghiệp nhằm nâng cao năng lực tài chính, khả năng thanh toán cũng như nâng cao chất lượng quản trị, chất lượng dịch vụ, đặc biệt là quản trị rủi ro. Thị trường bảo hiểm Việt Nam cũng được đánh giá có độ mở cửa và chính sách khá tốt cho sự phát triển của các nhà đầu tư nước ngoài.
Tuy nhiên, theo các chuyên gia trong ngành, dù còn nhiều nhà đầu tư nước ngoài muốn “nhảy” vào thị trường bảo hiểm nhân thọ nhưng với tiềm năng và nhu cầu hiện tại, số lượng tối đa cho thị trường ở giai đoạn này và vài năm tiếp theo chỉ nên dừng ở con số 20 doanh nghiệp bảo hiểm.
Như vậy, với những nhà đầu tư vẫn coi thị trường Việt Nam là điểm đến thì M&A sẽ là một cách cửa mở ra hướng đi mới và các doanh nghiệp bảo hiểm nhỏ, có nền tảng tốt luôn là đích ngắm đến trước tiên.
Theo một nguồn tin của ĐTCK, cùng với thương vụ M&A chưa được công bố kể trên, còn có thông tin cho rằng một công ty bảo hiểm khác của châu Á đang rốt ráo tìm kiếm đối tác Việt Nam để tiến hành M&A. Thực tế, thiếu vốn và khó khăn trong việc mở rộng mạng lưới là một trong những nguyên nhân tạo ra các thương vụ M&A trong lĩnh vực bảo hiểm. Tuy nhiên, đối với một số công ty bảo hiểm nước ngoài đang hoạt động tại thị trường Việt Nam, sự thay đổi chiến lược từ tập đoàn mẹ và việc chuyển hướng thị trường mục tiêu cũng là một trong những lý do họ quyết định tìm đối tác để M&A.
Người thợ xây...
- Người chủ thầu rất tiếc, khi thấy 1 công nhân tận tâm của mình phải ra đi, nên chủ thầu hỏi: "ông có thể chiếu cố, xây thêm 1 ngôi nhà nữa, rồi mới nghĩ được không?
- Người thợ xây đáp "vâng".
- Nhưng ngay trong lúc đó, dễ dàng nhận thấy, ông đã không còn để tâm vào công việc. Ông làm việc hời hợt và sử dụng những nguyên liệu sơ xài. Thật đáng tiếc, khi ông kết thúc sự nghiệp của mình theo cách đó.
- Khi căn nhà xây xong nhanh chóng, người chủ thầu đến và trao chìa khóa nhà, cho người thợ xây: "Ðây là căn nhà của bác, và đó là món quà tôi tặng cho bác".
- Một cú sốc, 1 sự xấu hổ vô cùng!
- Nếu ông biết được đang xây ngôi nhà cho chính mình, thì ông đã xây dựng nó cẩn thận hơn rồi. Bây giờ, ông phải sống trong 1 căn nhà xây cẩu thả và gấp gáp do chính ông đã làm.
- Ðiều đó cũng giống với chúng ta. Chúng ta xây dựng cuộc sống của mình trong sự xao lãng, đối phó hơn là hành động.
- Sẵn lòng làm qua loa, chứ không tối ưu. Vào những thời điểm quan trọng, chúng ta đã không nổ lực hết mức.
Thế rồi, chúng ta bị sốc, khi nhìn lại tình huống do chính mình tạo ra, và nhận ra rằng: chúng ta đang sống trong căn nhà sơ xài, do chính chúng ta xây dựng.
- Nếu sớm nhận ra, chúng ta đã thực hiện khác đi rồi.
- Hãy nghĩ về bạn như người thợ xây. Hãy nghĩ về căn nhà như cuộc sống của bạn.
Mỗi ngày bạn đóng 1 chiếc đinh, dựng 1 tấm ván hoặc xây 1 bức tường. Hãy xây dựng trong sự tận tâm. Ðó là cuộc sống duy nhất mà bạn xây dựng.
- Dù bạn chỉ sống thêm 1 ngày nữa, thì cái ngày ấy cũng phải được sống trong tử tế và tự trọng.
- Cuộc sống là 1 dự án do chính mình thực hiện.
- Cuộc sống của bạn hôm nay, là kết quả của những thái độ và sự chọn lựa của bạn trước đó.
- Cuộc sống mai sau của ta thế nào, sẽ là kết quả của sự lựa chọn và hành động của ta ngay ngày hôm nay.
Cuộc chiến kênh phân phối của các doanh nghiệp bảo hiểm
Tại thị trường Việt Nam, nhiều công ty bảo hiểm chủ động xây dựng đội ngũ bán hàng chuyên nghiệp cho mô hình bancassurance
Từ chuyện thế giới…
Đã có một cuộc tranh luận về chế độ hoa hồng bảo hiểm nhân thọ dành cho các nhà tư vấn (thay đổi chế độ hoa hồng của tư vấn nếu họ chuyển khách hàng sang công ty bảo hiểm trong một thời gian nhất định…) và việc ưu ái cho các mô hình phân phối của các ngân hàng.
Theo Bản tin Bảo hiểm & Đời sống của Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam, một báo cáo được thực hiện bởi Hội đồng Dịch vụ Tài chính (FSC), tổ chức này có hơn 20 thành viên chính thức đến từ nhiều công ty bảo hiểm trên thế giới, trong đó đề xuất những thay đổi về chế độ hoa hồng bảo hiểm nhân thọ dành cho các nhà tư vấn đã làm bùng nổ một cuộc phản đối quyết liệt, với những cáo buộc cho rằng, báo cáo có quan điểm ủng hộ các ngân hàng.
Nhiều ý kiến lo ngại những đề xuất như trong báo cáo của FSC không giải quyết được vấn đề hủy hợp đồng, trong khi đó những ưu ái cho mô hình phân phối qua ngân hàng có nguy cơ khiến khách hàng không có đủ sự bảo vệ cần thiết (ngân hàng chỉ bán một vài sản phẩm bảo hiểm đặc thù dễ bán qua kênh này, nhân viên ngân hàng cũng không thể tư vấn đầy đủ cho các nhu cầu mua bảo hiểm của khách hàng)…
Thực tế, đối với những thị trường phát triển, doanh thu từ kênh bancassurance có thể chiếm từ 30 - 50% trong tổng doanh thu phí bảo hiểm nên mọi thay đổi (nếu có) đều tạo ra đối trọng giữa hai mô hình là nhà tư vấn và mô hình bancassurance.
Trao đổi với ĐTCK về câu chuyện gây tranh cãi trên và liên hệ với thị trường bảo hiểm Việt Nam, một chuyên gia trong ngành cho rằng, về câu chuyện đại lý/tư vấn bảo hiểm nghỉ việc ở công ty này sang công ty khác làm việc và kéo theo khách hàng từ công ty cũ là câu chuyện muôn thủa của ngành bảo hiểm trên thế giới và Việt Nam cũng không là ngoại lệ.
Còn đối với vấn đề của mô hình bancassurace, ở Việt Nam hiện nay chỉ đơn giản là các ngân hàng giới thiệu khách hàng tiềm năng cho các tư vấn chuyên nghiệp của công ty bảo hiểm để họ tư vấn cụ thể, nên chuyện đối trọng với bancassurace chưa thể xảy ra.
… ngẫm chuyện Việt Nam
Đến thời điểm này, tại thị trường bảo hiểm trong nước, nhiều công ty bảo hiểm chủ động xây dựng đội ngũ bán hàng chuyên nghiệp cho mô hình bancassurance. Tuy nhiên, để các doanh nghiệp bảo hiểm tiến tới phát triển mô hình này như là một đối trọng của mô hình đại lý/tư vấn bảo hiểm, thì còn là một quãng đường rất xa.
Nếu như tại một số thị trường bảo hiểm đã phát triển, các chuyên gia e ngại những thay đổi có tính ưu ái cho kênh bancassurace có thể khiến mô hình này chi phối thị trường (vì doanh thu đang ngang ngửa và trong tương lai có thể cao hơn kênh đại lý/tư vấn bảo hiểm) thì tại thị trường Việt Nam, các doanh nghiệp bảo hiểm lại đang cố gắng thúc đẩy phát triển kênh bancassurace. Doanh thu kênh này trên tổng doanh thu phí bảo hiểm của toàn ngành chỉ nằm trong khoảng 5%.
Vì những cuộc điện thoại theo kiểu “dội bom” khách hàng từ các đại lý/tư vấn bảo hiểm của một vài công ty bảo hiểm nên hình thức bán hàng qua điện thoại đang vấp phải phản ứng tiêu cực, hơn là lấy được thiện cảm của khách hàng.
Kênh đại lý/tư vấn bảo hiểm đang gần như chiếm ưu thế “độc quyền” trong việc mang lại doanh thu cho các công ty bảo hiểm nhân thọ (trừ một số công ty bảo hiểm là liên doanh với ngân hàng và công ty bảo hiểm có mô hình phân phối đặc thù).
Cùng với việc thúc đẩy bancassurance để mô hình này tiến tới mục tiêu đem lại 10%, 20% doanh thu phí bảo hiểm, một vài công ty bảo hiểm cũng đang thử nghiệm phát triển hình thức bán bảo hiểm qua điện thoại (telesale).
Tuy nhiên, vì những cuộc điện thoại theo kiểu “dội bom” khách hàng từ các đại lý/tư vấn bảo hiểm của một vài công ty bảo hiểm nên hình thức này đang vấp phải phản ứng tiêu cực, hơn là lấy được thiện cảm của khách hàng.
Không chỉ là vấn đề cố gắng phát triển các mô hình bán bảo hiểm mới, việc phát triển từng kênh phân phối mới tại thị trường Việt Nam cũng đang có những câu chuyện “nóng bỏng”. Đó là sự lôi kéo từ đại lý đến các văn phòng tổng đại lý (GA).
Tại cuộc họp giữa các doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ với lãnh đạo Cục Quản lý và giám sát bảo hiểm, Bộ Tài chính gần đây, một lần nữa, vấn đề “câu kéo” các tổng đại lý lại được một số doanh nghiệp đang phát triển mô hình này “xới” lên, bởi họ vẫn tiếp tục mất văn phòng GA.
Chuyện là, một ngày đẹp trời nọ, lãnh đạo một văn phòng tổng đại lý đã khai trương hoặc có thể sắp khai trương của Công ty A bỗng nhiên nhận được cuộc điện thoại hẹn gặp cà phê hàn huyên của nhân sự công ty B (cũng có thể là đồng nghiệp cũ). Và chỉ một thời gian ngắn sau, văn phòng tổng đại lý của Công ty A bỗng chuyển thành tổng đại lý của Công ty B….
Chuyện tổng đại lý đến rồi đi cũng tương tự như các đại lý bảo hiểm đến công ty này rồi qua công ty khác. Đây đã không còn là chuyện xa lạ trên thị trường bảo hiểm Việt Nam. Bên bị mất người đương nhiên là búc xúc vì cảm thấy bị “chơi xấu”. Tuy nhiên, các doanh nghiệp cũng biết, khó có thể giải quyết triệt để vấn đề này vì GA cũng kinh doanh nên nơi nào mang lại lợi nhuận nhiều thì họ đi.
Các GA đều ký hợp đồng hợp tác từ 1 - 3 năm với các doanh nghiệp bảo hiểm, hết thời hạn hợp đồng, họ có thể làm cho công ty khác. Thậm chí, GA muốn “dứt áo ra đi” sẵn sàng bồi thường hợp đồng cho công ty cũ, vì lợi nhuận công ty mới cam kết có thể bù đắp được cả phần bồi thường này.
Mất GA, đại lý bị lôi kéo hay sau này có thể là bị “nẫng tay trên” các kênh bancassurace… là những tình huống doanh nghiệp bảo hiểm phải xác định “sống chung với lũ”.
Chính vì thế, các văn phòng GA vẫn được các doanh nghiệp bảo hiểm mở nhiều. Ngay một địa bàn, có thể có 2 đến 3 GA và chấp nhận chuyện “gà cùng một mẹ” cạnh tranh với nhau, nhưng thà như thế còn hơn chỉ phát triển mỗi địa bàn một GA để đến khi bị công ty khác lấy mất, địa bàn đó sẽ bị bỏ trống.
Bên cạnh đó, để hạn chế việc ra đi quá dễ dàng của các GA, một số công ty bảo hiểm đang phát triển mô hình này đã có những đổi mới trong phương thức hợp tác với GA… Tất nhiên, đó chưa phải là những giải pháp tuyệt đối, mà thực tế khó có giải pháp nào đem lại hiệu quả tuyệt đối.
Ở mỗi thị trường, tùy mức độ phát triển, mà mức độ và tính chất cạnh tranh cũng khác nhau. Ngay cả với những thị trường đã phát triển, dù có thể chuyên nghiệp hơn, dù có ít hơn những câu chuyện “mua” GA hay đại lý, nhưng ở những thị trường này, cạnh tranh giữa các mô hình phân phối lại ở góc độ khác. Chẳng hạn như việc ưu ái hơn cho mô hình này, xiết chặt lại chế độ hoa hồng cho mô hình khác sẽ tạo ra sự đối trọng giữa các bên cũng là một vấn đề.
8 điều do dự sẽ phá hủy cuộc sống của bạn
5. Bạn sẽ hạ thấp lòng tự trọng của bản thân
6. Bạn sẽ đưa ra những quyết định thiếu khôn ngoan
7. Bạn sẽ mạo hiểm sức khỏe của bản thân
8. Bạn sẽ hủy hoại danh tiếng của mình
Bảo hiểm nhân thọ: Mùa mới tràn hy vọng
Năm 2016, thị trường BHNT được dự báo đạt mức tăng trưởng hơn 25%
Ngọc Hoa nói rằng, chị chưa từng nghĩ sẽ mua và thực sự không quan tâm đến bảo hiểm, nhưng từ khi có con và quyết định thôi việc để buôn bán tự do, chị đã thay đổi suy nghĩ.
“Mình đã tìm hiểu một vài sản phẩm của một vài hãng và quyết định mua cho mình hợp đồng bảo hiểm của hãng M với khá nhiều quyền lợi thiết thực đối với một người làm nghề tự do như mình”, chị Hoa nói và cho biết, cũng đang tìm hiểu thêm loại hình bảo hiểm hưu trí tự nguyện.
Những khách hàng như chị Ngọc Hoa dù chưa nhiều, nhưng đang có xu hướng ngày càng tăng, là một trong những nguyên nhân quan trọng giúp cho ngành bảo hiểm nhân thọ ngày càng phát triển đúng với tiềm năng vốn có.
Trao đổi với ĐTCK về tốc độ tăng trưởng của thị trường bảo hiểm nhân thọ Việt Nam trong năm qua (tăng trưởng 29%-theo số liệu của Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam), ông Phạm Anh Đức, Chủ tịch Hội đồng thành viên PVI Sun Life cho biết, khó có thể nhận định về tốc độ tăng trưởng của thị trường bảo hiểm nhân thọ trong năm 2016.
"Tôi chưa nhìn thấy bất cứ yếu tố nào có thể ảnh hưởng đến tốc độ tăng trưởng của bảo hiểm nhân thọ Việt Nam trong năm 2016" - Chủ tịch PVI Sun Life Phạm Anh Đức.
Tuy nhiên, sự phát triển của thị trường bảo hiểm luôn gắn liền với sự phát triển của nền kinh tế, nên nhu cầu mua bảo hiểm cũng vậy. Chính phủ dự kiến GDP năm 2016 sẽ tăng trưởng so với năm 2015, do vậy PVI Sun Life kỳ vọng mức tăng trưởng bảo hiểm nhân thọ Việt Nam có thể duy trì như năm 2015.
“Tôi chưa nhìn thấy bất cứ yếu tố nào có thể ảnh hưởng đến tốc độ tăng trưởng của bảo hiểm nhân thọ Việt Nam trong năm 2016”, ông Đức nói.
Ông Kevin Strain, Chủ tịch Tập đoàn Tài chính Sun Life tại châu Á cũng cho rằng, tốc độ tăng trưởng của thị trường bảo hiểm nhân thọ Việt Nam trong năm 2015 cũng là mức tăng trưởng thường thấy của các nước ở thị trường châu Á. Chẳng hạn như Philippine, Malaysia….cũng có mức tăng trưởng rất cao. Thực tế, bảo hiểm nhân thọ ở thị trường châu Á vẫn đang có mức tăng trưởng khá tốt.
Trong khi đó, các chuyên gia trong ngành dự kiến, năm 2016, thị trường bảo hiểm nhân thọ sẽ đạt mức tăng trưởng trên 25%. Những tín hiệu khả quan sẽ càng tiếp thêm động lực cho các doanh nghiệp bảo hiểm khối này có nhiều kế hoạch mới để phát triển. Cùng với việc thiết kế những gói sản phẩm trọn gói cho khách hàng trong từng giai đoạn cuộc đời, thì việc đào tạo đại lý tư vấn bảo hiểm để họ trở thành những ngưởi được tôn trọng vẫn là ưu tiên chiến lược số 1 của các doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ.
Các sản phẩm bảo hiểm sẽ có thêm nhiều dòng sản phẩm mới, đặc biệt, sự ấm lên của thị trường chứng khoán cũng sẽ mang đến những sản phẩm bảo hiểm liên kết đầu tư. “Hiện tại vẫn chưa có những sản phẩm bảo hiểm đầu tư vào thị trường chứng khoán hay đầu tư vào các doanh nghiệp niêm yết, nhưng trong tương lai không xa sẽ đẩy mạnh sản phẩm bảo hiểm đầu tư vào thị trường chứng khoán”, đại diện một doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ chia sẻ.
Trong khi đó, đối với phân khúc bảo hiểm hưu trí tự nguyện, dù thị trường này mới đang hình thành, nhưng các doanh nghiệp vẫn hy vọng tương lai 5-10 năm tới khi các chính sách thuế và ý thức của người dân thay đổi thì thị trường này sẽ vô cùng tiềm năng.
“Chỉ cần làm 1 phép tính, nếu 10% người lao động Việt Nam mua bảo hiểm hưu trí tự nguyện, nghĩa là các doanh nghiệp sẽ có hơn 2 triệu khách hàng. Chỉ tính mức phí bảo hiểm bình quân 12 triệu đồng/năm thì quy mô của thị trường bảo hiểm hưu trí tự nguyện tại Việt Nam cũng sẽ tăng lên rất nhiều lần”, đại diện một doanh nghiệp bảo hiểm nhìn nhận.
Vị này cũng cho biết, thị trường bảo hiểm hưu trí tự nguyện rất tiềm năng, nhưng vì mức ưu đãi về thuế cho khách hàng cá nhân và doanh nghiệp mua cho nhân viên chưa được tốt, nên phân khúc này vẫn chưa phát triển hết tiềm năng. Các doanh nghiệp bảo hiểm vẫn đang tiếp tục kiến nghị để cơ quan chức năng thay đổi mức thuế tốt hơn cho người mua bảo hiểm hưu trí tự nguyện.
Bảo hiểm nhân thọ viết tiếp câu chuyện “thần tiên”
Đi lại như con thoi làm việc với các đại lý bảo hiểm trong khu vực mình phụ trách để “chạy đua nước rút” kế hoạch doanh số cuối năm. Cô cho biết, năm nay, đội hình ra quân sớm ngay từ đầu năm nên giờ chỉ đôn đốc để đại lý vượt chỉ tiêu doanh thu được giao với kết quả tốt nhất. Vượt doanh thu đồng nghĩa với việc sẽ được nhận khoản thưởng lớn.
Không còn “tháng ăn chơi”
Những tháng cuối năm vốn được coi là mùa kinh doanh sôi động của các doanh nghiệp bảo hiểm, bởi sau đó sẽ bước vào tháng Giêng -Tháng ăn chơi”. Quy luật này đã tồn tại nhiều năm trước, nhưng gần đây đang có sự thay đổi.
Giai đoạn kinh tế suy thoái vừa qua, trước việc phát triển hợp đồng mới gặp nhiều khó khăn, nhiều công ty bảo hiểm đã “ra quân” ngay từ những tháng đầu năm, chứ không “nghỉ ngơi” như thông lệ. Thay đổi này cùng với việc tiếp tục đầu tư nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ đã giúp các công ty bảo hiểm nhân thọ sớm hưởng thụ một mùa “quả ngọt”.
Đại diện một doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ chia sẻ, dù đã dự đoán phần nào về sự phục hồi của thị trường bảo hiểm sau đợt bị ảnh hưởng bởi suy thoái kinh tế, nhưng nhìn chung kết quả kinh doanh trong những tháng đầu năm 2015, đặc biệt là trong quý II vẫn tốt hơn mong đợi của doanh nghiệp.
“Có tháng trong quý II, doanh thu phí khai thác mới của chúng tôi đạt 190% so với cùng kỳ năm 2014. Doanh thu khai thác mới cũng như tổng doanh thu so với cùng kỳ năm trước tăng trưởng rất tốt và vượt xa kế hoạch dự tính từ đầu năm”, vị đại diện trên cho biết.
Trao đổi với ĐTCK về con số tăng trưởng rất ấn tượng của thị trường từ đầu năm tới nay, một chuyên gia trong ngành cho rằng, doanh thu phí khai thác mới của khối nhân thọ bùng nổ ngay trong những tháng đầu năm là kết quả của công cuộc mở rộng mạng lưới phân phối bảo hiểm từ thời gian trước đó. Trải qua thời kỳ đầu khó khăn khi mới đi vào hoạt động, các kênh phân phối mới mở đã đi vào hoạt động ổn định và bắt có doanh thu khai thác.
Ngoài ra, cũng phải nói đến một nguyên nhân khách quan rất quan trọng, là kinh tế vĩ mô đang phục hồi ổn định, người dân có nhiều khả năng hơn để tham gia các loại hình bảo hiểm. Và hơn nữa, trải qua giai đoạn khó khăn khi gặp rủi ro không được bảo vệ, ý thức về bảo hiểm của người dân cũng ngày càng nâng cao…
Việc các công ty bảo hiểm tiếp tục mở rộng văn phòng, khai thác thị trường mới, tăng tuyển dụng đại lý, tiếp cận khách hàng theo nhiều phong cách mới mẻ cũng góp phần thúc đẩy doanh thu khai thác mới. Manulife Việt Nam, AIA Việt Nam hay ACE Life... từ đầu năm đã có rất nhiều hoạt động khai phá thị trường ở tất cả các vùng miền Bắc, Trung, Nam.
Trong khi đó, các thương hiệu khác như Hanwha Life Việt Nam, Generali Việt Nam cũng liên tục bận rộn với kế hoạch “mở cõi”. Số lượng tuyển dụng tư vấn tài chính của Hanwha Life Việt Nam hàng tháng luôn đạt trên 1.000 người. Trong năm nay, Hanwha Life có kế hoạch mở rộng hệ thống mạng lưới lên đến 60 địa điểm trên cả nước.
Không chỉ tăng về số lượng hợp đồng, mà chất lượng hợp đồng khai thác mới của các doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ cũng rất ổn định. Khách hàng VIP, những khách hàng có hợp đồng mệnh giá lớn, đóng phí cao theo năm đang tăng mạnh trong danh sách khách hàng của nhiều công ty bảo hiểm cũng là một trong nhiều nguyên nhân tạo ra sự tăng trưởng của thị trường.
Đại diện một thương hiệu bảo hiểm cho biết, công ty này đang tập trung vào nhóm khách hàng có thu nhập cao và ổn định với mức phí đóng từ 10 triệu đồng/năm trở lên. Công ty vẫn có những sản phẩm có mức phí bảo hiểm từ 7 triệu đồng/năm trở xuống, nhưng số khách mua bảo hiểm với mức này không nhiều.
"Có tháng trong quý II, doanh thu phí khai thác mới của chúng tôi đạt 190% so với cùng kỳ năm 2014" - Đại diện một doanh nghiệp.
“Những hợp đồng có mệnh giá từ 5 - 7 tỷ đồng không còn hiếm, mà ngày càng tăng”, đại diện một doanh nghiệp bảo hiểm khác cho biết.
Báo cáo tổng quan thị trường bảo hiểm 6 tháng đầu năm 2015 của Cục Quản lý và giám sát bảo hiểm, Bộ Tài chính cho thấy, phí bảo hiểm bình quân hợp đồng khai thác mới đạt 8,53 triệu đồng/hợp đồng, tăng 45,5% so với cùng kỳ năm 2014. Phí bình quân của một hợp đồng hỗn hợp đạt 10,14 triệu/hợp đồng, của một hợp đồng liên kết chung đạt 12,43 triệu/hợp đồng, hợp đồng tử kỳ đạt 0,7 triệu đồng/hợp đồng.
Cùng với việc tạo ra con số doanh thu đầy ấn tượng, từ đầu năm đến nay, thị trường cũng chứng kiến những thay đổi lớn của một số công ty bảo hiểm. Không chỉ những công ty bảo hiểm có thị phần lớn đang có những thay đổi lớn về chiến lược kinh doanh, tiếp tục mở rộng địa bàn như Prudential Việt Nam, Manulife Việt Nam, AIA Việt Nam, Dai-ichi Life Việt Nam…, mà một số công ty bảo hiểm có thị phần còn nhỏ cũng có nhiều thay đổi.
Chẳng hạn như VietinAviva và Prévoir Việt Nam đã bắt đầu tiếp cận và phát triển thêm kênh đại lý sau nhiều năm đi theo hướng riêng là chỉ bán bảo hiểm qua kênh ngân hàng và hệ thống bưu điện.
Thực tế, để có thêm khách hàng thì ngoài việc phát triển dịch vụ, cho ra thị trường những sản phẩm đáp ứng đúng, đủ nhu cầu của người dân thì việc mở rộng và phát triển hệ thống phân phối sản phẩm bảo hiểm là hướng đi tất yếu của các công ty bảo hiểm. Vì thế, ngoài mô hình đại lý, liên kết ngân hàng hay kênh tiếp thị trực tiếp…, thời gian tới, thị trường sẽ đón nhận thêm một số mô hình khai thác bảo hiểm mới.
Nói rộng ra toàn thị trường, theo các chuyên gia trong ngành, bảo hiểm nhân thọ đang đón chờ những cơ hội mới khi bảo hiểm đang dần trở thành một phần quan trọng trong cuộc sống của mỗi người dân và thị trường này sẽ còn mở rộng hơn nữa khi Việt Nam tiếp tục tham gia nhiều cộng đồng kinh tế lớn… Nhưng tất nhiên, đi cùng cơ hội sẽ là sự cạnh tranh quyết liệt. Điều đáng lo ngại nhất của thị trường bảo hiểm nhân thọ vẫn là câu chuyện dùng tiền “mua” nhân sự và dùng “kỹ xảo” để “kích” doanh thu khai thác mới.
Bancassurance, năm của cạnh tranh khốc liệt
Hầu hết các công ty bảo hiểm nhân thọ tại thị trường Việt Nam đều đã “bắt tay” với ít nhất là một ngân hàng để bán bảo hiểm
Có thể nói đến, thời điểm này, hầu hết các công ty bảo hiểm nhân thọ tại thị trường Việt Nam đều đã “bắt tay” với ít nhất là một ngân hàng để bán bảo hiểm.
Xu hướng hợp tác giữa một doanh nghiệp bảo hiểm và một ngân hàng dự báo còn tiếp tục bùng nổ trong thời gian tới, bởi mối tương quan giữa bảo hiểm và ngân hàng đã khiến hai ngành kinh doanh này luôn có xu hướng tiệm cận với nhau trên quỹ đạo phát triển.
Không chỉ là những cái “bắt tay” đơn thuần để cung cấp dịch vụ của nhau, xu hướng ký kết độc quyền để thiết lập một mối quan hệ lâu dài cũng trở thành một xu hướng mới trong việc phát triển bancassurance. Tất nhiên, đề hoàn tất một thương vụ độc quyền không hề dễ dàng. Tiền chỉ là một trong những yếu tố cần có của mối quan hệ có thể kéo dài 10 năm, hoặc lên đến 15 năm này.
Nếu như với những quan hệ hợp tác không độc quyền, khi một ngân hàng có thể ký kết hợp tác cùng lúc với nhiều đối tác để cung cấp sản phẩm thì các công ty bảo hiểm sẽ phải cạnh tranh với nhau không chỉ trong việc chăm sóc khách hàng, mà còn trong “chăm sóc” ngân hàng, nhân viên ngân hàng đã ký kết hợp tác. Cuộc cạnh tranh này cũng vô cùng khốc liệt.
Còn đối với các thương vụ hợp tác độc quyền, các chuyên gia trong ngành nhìn nhận, xu hướng này còn tiếp diễn, nhưng việc đàm phán và chốt hạ những hợp đồng độc quyền không hề dễ dàng, giá trị cũng cao hơn.
Trao đổi với ĐTCK tại lễ ký kết hợp tác với một ngân hàng, CEO một công ty bảo hiểm lớn chia sẻ, công ty ông cũng muốn hợp tác độc quyền, nhưng phía ngân hàng chưa hoàn toàn sẵn sàng. Có lẽ họ cần thời gian để tìm hiểu đối tác trước khi quyết định tiến tới một mối quan hệ dài lâu.
“Tìm hiểu và chọn lựa kỹ hơn sẽ là xu hướng chung của các ngân hàng khi quyết định “bén duyên” lâu dài với một công ty bảo hiểm nhân thọ nào đó”, một chuyên gia trong ngành nhận định.
Tại các thị trường bancassurance đã phát triển mạnh, tỷ trọng doanh thu mà kênh này đem lại trong tổng doanh thu phí bảo hiểm trung bình khoảng 30%. Ở một số thị trường, doanh thu của kênh này có thể lên tới 50%.
Trở lại với câu chuyện tiềm năng và doanh thu của kênh bancassurance, vị CEO của công ty bảo hiểm nhân thọ trên nói rằng: “Chúng ta đang nói rất nhiều về sự phát triển của bancassurance, nhưng doanh thu thực tế của kênh này mới chỉ chiếm khoảng 5% tổng doanh thu phí bảo hiểm. Bancassurance đang phát triển rầm rộ, nhưng không phải công ty nào cũng gặt hái được thành quả”.
Theo kinh nghiệm của vị CEO, tất cả các thị trường châu Á mà vị này đã làm việc thì bancassurance ban đầu được xem như một kênh phân phối rất tiềm năng và tích cực triển khai, nhưng một thời gian dài sau đó, việc bán hàng qua kênh này không cho doanh thu như kỳ vọng. Chỉ đến khi có một doanh nghiệp tìm đúng hướng cho kênh phân phối này bật lên thì mới tạo ra “cú hích” cho toàn thị trường bứt phá.
“Tôi tin ở Việt Nam, sự phát triển của bancassurance cũng không vượt ra ngoài quy luật này”, vị CEO trên nói và cho rằng, có thể bancassurance cũng đang tiến tới rất gần điểm bứt phá này.
Thực tế, tại các thị trường bancassurance đã phát triển mạnh, tỷ trọng doanh thu mà kênh này đem lại trong tổng doanh thu phí bảo hiểm trung bình khoảng 30%. Ở một số thị trường, doanh thu của kênh này có thể lên tới 50%.
Khó có thể đưa ra dự báo khi nào thì doanh thu từ kênh bancassurance sẽ đóng góp 30% vào tổng doanh thu của thị trường bảo hiểm Việt Nam. Bởi dù các doanh nghiệp bảo hiểm rất nỗ lực phát triển, nhưng trở ngại là hệ thống ngân hàng chưa hoàn toàn tự động hóa và người dân vẫn còn thói quen giao dịch tiền mặt quá nhiều, vì vậy, quá trình để tiến đến cột mốc doanh thu 20-30% có thể sẽ lâu hơn so với các thị trường đi trước.
“Ở những thị trường khác, nơi công ty chúng tôi đang hoạt động, hầu như không có hoạt động thu phí bảo hiểm bằng tiền mặt, nhưng khi vào Việt Nam, chúng tôi phải chấp nhận cho thu phí bảo hiểm bằng tiền mặt”, đại diện một doanh nghiệp bảo hiểm chia sẻ.
12 bài học kinh doanh từ Ông già Noel
Nghe có một chút kỳ lạ khi chúng ta nói về bài học kinh doanh từ ông già Noel phải không? Nhưng hãy suy nghĩ lại: Ông già Noel đem đến những điều tốt lành, luôn luôn đúng giờ và là một người nổi tiếng luôn nhận được sự yêu mến.
Bạn có tin rằng ông già Noel có thực không? Dù bạn tin hay không thì cũng hãy cùng đọc bài viết này. Ông già Noel có nhiều phẩm chất tốt đẹp chắc chắn sẽ truyền cảm hứng cho bất kỳ mọi nhà kinh doanh.
Danh tiếng tốt
Bạn không thể mua được danh tiếng tốt mà phải tạo ra nó. Ông già Noel có danh tiếng tuyệt vời bởi ông ấy có tâm hồn cao thượng, là người đại diện cho lòng tốt và sự hào phóng. Khi muốn xây dựng một doanh nghiệp thành công, không có gì quan trọng hơn một danh tiếng tốt. Đứng về phía lẽ phải và bạn sẽ không bao giờ bị hạ gục.
Trí nhớ tuyệt vời về những cái tên
Ông già Noel không bao giờ quên sót tên một ai. Nếu muốn mọi người biết rằng bạn quan tâm đến họ ra sao, hãy thể hiện rằng bạn nhớ về họ đến mức nào. Nên tìm hiểu về tên người khác và gọi họ thường xuyên. Đây làm một kỹ năng rất quan trọng và bạn cần luyện tập để phát triển nhiều hơn.
Người tặng quà sáng tạo
Món quà của ông già Noel sẽ tùy thuộc vào lời cầu nguyện của người nhận, không phải ý thích của ông ấy. Để hoàn thành tốt công việc, bạn cần biết là khách hàng của mình đang sống, đang thở và có những sở thích, nhu cầu luôn thay đổi. Một món quà khiến người ta nhớ mãi không nhất thiết phải đắt tiền. Một món quà cho thấy bạn thực sự quan tâm đến sở thích khách hàng và nó sẽ có giá trị hơn bất kỳ hình thức tặng quà tốn kém nào khác. Ông già Noel luôn hiểu rất rõ tầm quan trọng của phần thưởng.
Giỏi lắng nghe
Nếu bạn nhớ đến lúc mình ngồi trong lòng ông già Noel, có lẽ bạn cũng nhớ rằng ông đã dành sự quan tâm chân thành thế nào với yêu cầu của bạn. Bạn có thể tìm được nhiều bạn bè hơn bằng đôi tai lắng nghe của mình, chứ không phải cái miệng. Những người biết mình đang được lắng nghe sẽ cảm nhận rằng ho được chấp nhận và đánh giá cao. Họ cảm thấy như đang làm những điều rất quan trọng và những gì họ nói thực sự có ý nghĩa.
Luôn tươi cười
Bộ râu xồm xoàm luôn che lấp gần hết khuôn mặt nhưng không bao giờ giấu đi nụ cười của ông già Noel. Chúng ta đã học được rằng nụ cười là thứ có sức mạnh kỳ diệu, nó ảnh hưởng rất lớn đến mọi người xung quanh khi bạn mỉm cười với họ. Đó là lý do không bao giờ nên đánh giá thấp nụ cười. Nụ cười nên được xem là một “trang thiết bị” quan trọng cho mọi người tại nơi làm việc và cả khi về nhà.
Tính khiêm nhường
Ông già Noel không thu phí khi mang niềm hạnh phúc đến cho người khác. Sẽ thật vui khi có thể thấy đồng nghiệp, sếp, hoặc ngay cả khách hàng, những người đủ tự tin khiến công việc họ làm tự nói lên khả năng và thành tích họ đạt được. Khiêm tốn là cả một nghệ thuật nhưng nó không quá khó để thực hành. Nó còn có nghĩa rằng bạn nhận ra sự đóng góp của những người khác vào thành công của bạn.
Sự nhiệt tình
Làm thế nào mà ông già Noel có thể mãi thực hiện cùng một công việc từ năm này qua năm khác? Vì ông ấy là người chuyên nghiệp. Ông ấy cho đi mọi thứ mà mình có. Sự tập trung và nhiệt tình như là điều hiển nhiên mà ông ấy dành cho mọi người. Ông già Noel yêu công việc của mình. Nhiệt tình cũng giống như một căn bệnh truyền nhiễm. Và bạn hãy bắt đầu lan truyền nó ngay đi!
Thái độ tích cực
Ông già Noel thúc đẩy thiện chí và hành vi tốt bất cứ nơi nào ông ấy đến. Ông khuyến khích trẻ em ngoan vì lợi ích tốt đẹp của chính các em. Suy nghĩ tích cực không có mặt tiêu cực nào cả. Một tâm trạng tích cực sẽ mang đến hạnh phúc, niềm vui, sức khỏe và thành công. Nếu bạn từ hành xử bằng những điều tích cực thì bạn sẽ dần hình thành thói quen tốt. Và thói quen sẽ xác định nên hình ảnh của chính con người bạn.
Lòng trung thành
Ông già Noel luôn có những chú lùn dễ thương bên cạnh giúp đỡ. Phẩm chất đầu tiên mà bạn nên tìm kiếm ở nhân viên cũng như bạn bè chính là sự trung thành.
Tôn trọng thời gian
Nếu có công việc gây áp lực nhất về thời gian, đó chính là công việc của Ông già Noel. Luôn hoàn thành công việc đúng thời hạn là yếu tố cơ bản để xây dựng lòng tin và sự trung thành.
Đánh giá đúng tính cách
Danh sách những người khó khăn hay tử tế không cần thiết lắm với các doanh nghiệp. Tuy nhiên, hãy yêu cầu mọi người trong tổ chức của bạn cư xử thật chuyên nghiệp và luôn thái độ tôn trọng khách hàng là điều không cần bàn cãi.
Ăn mặc đẹp
Có thể bạn nghĩ khác, hãy bày tỏ ý kiến về trang phục của ông già Noel. Nhưng hãy công nhận rằng ông già Noel ăn mặc gây ấy tượng và ông ấy thành công.