kiến thức về bảo hiểm hiện đại

kiến thức về bảo hiểm

chia sẻ

BẢO HIỂM NHÂN THỌ, nó là cái quái gì vậy ?

Mỗi một chúng ta là một câu chuyện, với mỗi người thì Bảo hiểm nhân thọ lại mang lại những giá trị riêng.
Câu chuyện thứ nhất: Nếu như...
Khi khách hàng chưa hiểu bảo hiểm nhân thọ là gì? Vui lòng đừng chia sẻ sản phẩm với người ta. Sản phẩm là một thứ vô tri, đầu óc con người mới có sức sống.
Gia đình nọ, có 2 vợ chồng, 2 đứa con đang sống bên nhau thật hạnh phúc. Người vợ nghĩ rằng chỉ cần thế là đủ, một người chồng yêu thương mình vô điều kiện, không muốn bắt vợ phải vất vả với cuộc sống, anh là người cáng đáng toàn bộ kinh tế gia đình. Người vợ chỉ đi làm để không mang tiếng ăn bám chồng. Anh có những thành công sớm hơn mong đợi, có nhà, có một công ty nho nhỏ, có ô tô. Một ngày, cơn đau kéo đến, thực ra thì nó đã âm ỉ mấy năm qua nhưng anh nghĩ chỉ vớ vẩn thôi không vấn đề gì với một người đàn ông như mình. Nhưng lần này thì nó có vấn đề thật sự, anh nhập viện được 20 ngày thì ra đi ở tuổi 33 trong sự đau đớn tột cùng của người vợ, 20 ngày cũng chỉ ngốn của gia đình chưa đầy 200 triệu. Không là gì với một gia đình có kinh tế nhưng hệ lụy của nó mới là một vấn đề thật đau lòng.
Trước đó một vài năm, có người đã giới thiệu cho anh về bảo hiểm nhân thọ, họ chỉ nói với anh về sản phẩm bảo hiểm, về lãi suất. Anh là người làm kinh doanh nên lãi suất đó thấm vào đâu khi mà tiền thì sau mấy chục năm nữa mới nhận được. Không thuyết phục được anh "mua" bảo hiểm, người "bán" bắt đầu đeo bám. Nếu là tôi, tôi cũng ghét, 5 năm về trước tôi ghét bảo hiểm thì đây cũng là một trong những nguyên nhân gây ra.

Mỗi một chúng ta là một câu chuyện, với mỗi người thì Bảo hiểm nhân thọ lại mang lại những giá trị riêng. Câu chuyện thứ nhất: Nếu như... Khi khách hàng chưa hiểu bảo hiểm nhân thọ là gì? Vui lòng đừng chia sẻ sản phẩm với người ta. Sản phẩm là một thứ vô tri, đầu óc con người mới có sức sống. Gia đình nọ, có 2 vợ chồng, 2 đứa con đang sống bên nhau thật hạnh phúc. Người vợ nghĩ rằng chỉ cần thế là đủ, một người chồng yêu thương mình vô điều kiện, không muốn bắt vợ phải vất vả với cuộc sống, anh là người cáng đáng toàn bộ kinh tế gia đình. Người vợ chỉ đi làm để không mang tiếng ăn bám chồng. Anh có những thành công sớm hơn mong đợi, có nhà, có một công ty nho nhỏ, có ô tô. Một ngày, cơn đau kéo đến, thực ra thì nó đã âm ỉ mấy năm qua nhưng anh nghĩ chỉ vớ vẩn thôi không vấn đề gì với một người đàn ông như mình. Nhưng lần này thì nó có vấn đề thật sự, anh nhập viện được 20 ngày thì ra đi ở tuổi 33 trong sự đau đớn tột cùng của người vợ, 20 ngày cũng chỉ ngốn của gia đình chưa đầy 200 triệu. Không là gì với một gia đình có kinh tế nhưng hệ lụy của nó mới là một vấn đề thật đau lòng.

Anh mất, người vợ cũng chỉ đau đớn vì mất anh nhưng không hề tiếc anh đã từ chối bảo hiểm. Nhưng lần này thì đau đớn thật sự kéo đến, em bị coi là người khắc tuổi với chồng, vì em mà chồng đã phải chết. Em bị ép ký vào toàn bộ giấy tờ chuyển toàn bộ tài sản cho anh/chị của chồng mà không có một phần nào cho em. Em phải nghỉ việc, về làm cho công ty mà chồng em đã gây dựng, đồng lương bèo bọt 5tr mà còn phải nộp tiền ăn, tiền học cho đứa lớn, đứa nhỏ đã có bà trông, rồi đi đâu, làm gì, tiêu gì cũng phải thông báo.
Thấp cổ bé họng, nhà nghèo không được học hành đến nơi đến trốn. Tiền chồng làm ra đều đưa cho mẹ và nói em cần gì thì cứ hỏi mẹ. "Có cô con dâu nào dám hỏi tiền tiêu với mẹ chồng đây?" Không muốn làm công ty gia đình em muốn xin ra ngoài, "ra ngoài làm thì kiếm chỗ tự bỏ tiền ra mà gửi con".
Người đàn ông bên mình không thể là mãi mãi. Nếu như em có một quỹ riêng cho bản thân? Nếu như ngày đó chồng em ký một hợp đồng bảo hiểm thì lúc này em hoàn toàn có cho mình một cuộc cách mạng để thay đổi cái địa ngục trần gian mà em đang sống.
Tôi biết nhiều người nói rằng người chết thì tiền không là gì cả? Nhưng trong trường hợp này, theo các bạn, bảo hiểm nhân thọ sẽ là gì?

Bảo hiểm nhân thọ đua rút ngắn thời gian bồi thường

Một cuộc chạy đua mới về cải cách dịch vụ, tạo ra cảm nhận mới mẻ cho khách hàng về bảo hiểm, đặc biệt là dịch vụ sau bán hàng giữa các doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ đang bắt đầu. 
Các hình thức cung cấp dịch vụ bảo hiểm phải thay đổi để phù hợp với khách hàng sử dụng công nghệ thông tin

Các hình thức cung cấp dịch vụ bảo hiểm phải thay đổi để phù hợp với khách hàng sử dụng công nghệ thông tin

Lần này là cuộc “marathon” rút ngắn thời gian giải quyết quyền lợi bảo hiểm của khách hàng: 30 phút cho 1 hợp đồng mệnh giá 100 triệu đồng đang là cột mốc mới.

Manulife Việt Nam mở đầu chiến dịch này trong năm 2016 bằng thông báo đã triển khai thành công việc rút ngắn thời gian giải quyết quyền lợi bảo hiểm cho khách hàng xuống còn 30 phút đối với các quyền lợi có mệnh giá tối đa 100 triệu đồng. Quy trình mới này đã được triển khai tại 16 văn phòng của Manulife tại Việt Nam và sẽ được tiếp tục nhân rộng ở tất cả các văn phòng trên cả nước. 

Đồng thời, Manulife cũng chính thức triển khai Dịch vụ bảo lãnh viện phí cho khách hàng. Đây là dịch vụ cho phép khách hàng không cần trả viện phí khi nằm viện trong hạn mức, bởi Công ty sẽ trực tiếp thanh toán viện phí cho hệ thống bệnh viện đối tác. Trong giai đoạn đầu, Manulife Việt Nam sẽ cung cấp dịch vụ bảo lãnh viện phí cho khách hàng đang tham gia các quyền lợi bảo hiểm như: quyền lợi trợ cấp nằm viện, quyền lợi hỗ trợ phẫu thuật, quyền lợi phẫu thuật phục hồi do tai nạn. 

Trong khi đó, với những nỗ lực cải tiến quy trình, công nghệ và dịch vụ nhằm nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng, từ ngày 20/2/2016, Prudential chính thức phát hành hóa đơn điện tử cho các giao dịch thu phí bảo hiểm trên toàn quốc. Mẫu hóa đơn điện tử của Prudential đã được sự chấp thuận của Bộ Tài chính và có giá trị pháp lý tương đương với hóa đơn giá trị gia tăng in trên giấy trước đây.

Cuối năm 2015, quy trình chi trả bảo hiểm chỉ trong 30 phút cũng đã được hãng bảo hiểm này thông báo có hiệu lực. Theo đó, khách hàng sẽ được giải quyết quyền lợi bảo hiểm trong 30 phút với số tiền chi trả lên đến 100 triệu đồng tại hơn 270 trung tâm phục vụ khách hàng của Prudential trên cả nước.

Cùng với việc rút ngắn quy trình chi trả bảo hiểm cho những hợp đồng mệnh giá nhỏ, Prudential đã tung ra chương trình "Bảo lãnh viện phí" với hệ thống 100 bệnh viện, trong đó có 39 bệnh viên công trên toàn quốc, tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng chăm sóc sức khỏe, rút ngắn khoảng cách và thời gian đi lại. Trong năm 2015, Prudential cũng đã nâng cấp ứng dụng thông minh PruSmart trên iPad để hỗ trợ tư vấn và hoàn tất hồ sơ đăng ký bảo hiểm cho khách hàng…

Thực tế, việc cố gắng giảm thiểu thời gian giải quyết thủ tục bồi thường cho khách hàng đã được  Dai-ichi Life Việt Nam ứng dụng với chương trình “Quyền lợi chu toàn hậu sự”. Đây là bước đột phá trong quy trình giải quyết quyền lợi bảo hiểm của Dai-ichi Life Việt Nam nói riêng và là bước cải tiến tiên phong trên thị trường bảo hiểm nhân thọ Việt Nam nói chung, nhằm mang đến cho khách hàng sự hỗ trợ tài chính kịp thời với tình huống không may trong cuộc sống. 

Theo quy trình thông thường, khách hàng phải chờ đợi ít nhất là 30 ngày mới được xem xét giải quyết quyền lợi. Nhưng đối với chương trình “Quyền lợi chu toàn hậu sự”, ngay khi nhận được hồ sơ hợp lệ yêu cầu giải quyết quyền lợi bảo hiểm tử vong của sản phẩm chính, Dai-ichi Life Việt Nam sẽ ứng trước số tiền chi trả tương đương 10% quyền lợi tử vong của sản phẩm chính, với mức trần không vượt quá 30 triệu đồng… 

Theo các chuyên gia trong ngành, chiến dịch nâng cấp chất lượng dịch vụ cũng như tạo sự gắn bó tin tưởng của khách hàng sẽ còn tiếp tục lôi kéo sự tham gia của nhiều công ty bảo hiểm khác. 

Cùng với sự phát triển của thị trường cũng như đà phát triển như vũ bão của các loại hình công nghệ, lượng khách hàng mua bảo hiểm có nhiều kinh nghiệm sử dụng công nghệ thông thông tin cũng ngày một gia tăng. 

Những khách hàng này sẽ là các chuyên gia đánh giá chất lượng dịch vụ của từng công ty thông qua những trải nghiệm dịch vụ thực tế có nhanh chóng, thuận tiện, hiệu quả và tôn trọng khách hàng hay không… Đây chính là yếu tố tạo sức bật lớn nhất buộc các công ty bảo hiểm phải thay đổi các hình thức cung cấp dịch vụ bảo hiểm.

Giá viện phí tăng, bảo hiểm sức khỏe thêm cơ hội

Luôn là sản phẩm đóng góp phần lớn doanh thu cho các công ty bảo hiểm cả nhân thọ và phi nhân thọ, những năm gần đây, sản phẩm sức khỏe có hỗ trợ viện phí hay bảo hiểm các bệnh hiểm nghèo càng hút khách hơn.
Viện phí tiếp tục tăng là cơ hội để bảo hiểm sức khỏe được người dân lựa chọn

Viện phí tiếp tục tăng là cơ hội để bảo hiểm sức khỏe được người dân lựa chọn

Các chuyên gia trong ngành nhìn nhận, bảo hiểm sức khỏe có hỗ trợ viện phí,… sẽ tiếp tục được đón nhận tích cực hơn, đặc biệt khi thông tin viện phí và các dịch vụ đi kèm sẽ thay đổi từ ngày 1/3 tới đây, và đến ngày 1/7, viện phí nhiều dịch vụ sẽ tiếp tục thay đổi theo lộ trình giá mới.

Thực tế, nhận thức của người dân về bảo hiểm đang thay đổi rất nhiều, đặc biệt đối với sản bảo hiểm sức khỏe có lượng khách hàng đều xuất phát từ việc tự tìm hiểu sản phẩm và có nhu cầu thực sự. Việc có bảo hiểm sức khỏe (chỉ cần ở mức chi trả tiêu chuẩn) giúp rất nhiều bệnh nhân “miễn phí” nằm viện khi gặp rủi ro sức khỏe.

Chị Thu Mai, công tác tại một công ty có địa bàn tại quận 1, TP. HCM, người có nhiều năm kinh nghiệm mua bảo hiểm sức khỏe nói rằng, bảo hiểm sức khỏe luôn là mối quan tâm số 1 của mình vì nó thực sự rất hữu dụng. 

“Tôi đã tìm hiểu sản phẩm của khá nhiều công ty bảo hiểm, cả phi nhân thọ và nhân thọ. Nói chung, các sản phẩm được thiết kế với khá nhiều quyền lợi thiết thực và có thể đáp ứng được nhiều nhu cầu khác nhau của khách hàng”, chị Mai nói. Chị Mai đã sở hữu cũng như đã sử dụng quyền lợi sản phẩm bảo hiểm sức khỏe của một công ty bảo hiểm phi nhân thọ khá lớn trên thị trường và mới tái tục hợp đồng mới.

Trao đổi với Đầu tư Chứng khoán, đại diện một công ty bảo hiểm phi nhân thọ cho biết, năm 2015, doanh thu bảo hiểm sức khỏe của công ty tăng trưởng khoảng 37% so với năm 2014. 

“Chúng tôi xác định bảo hiểm sức khỏe vẫn là phân khúc ‘nóng’ cần được tập trung khai thác, tất nhiên cũng phải kiểm soát chặt chẽ rủi ro hơn bởi đây cũng là sản phẩm có tỷ lệ bồi thường khá cao”, đại diện công ty trên cho biết. 

Đối với khối phi nhân thọ, từ nhiều năm nay, bảo hiểm sức khỏe luôn là 1 trong 3 sản phẩm mang lại doanh thu lớn nhất trong tổng doanh thu của khối này. 

Không chỉ là sản phẩm hút khách của khối phi nhân thọ, bảo hiểm sức khỏe hay bảo hiểm có quyền lợi chi trả viện phí cũng là những sản phẩm bán rất chạy của khối nhân thọ, kể cả sản phẩm chính và sản phẩm phụ.

Để tiếp tục phát triển và khai thác tốt hơn phân khúc khách hàng hiện tại, các công ty bảo hiểm vẫn đang tiếp tục đầu tư cho cả sản phẩm và dịch vụ, đặc biệt là những dịch vụ sau bán hàng. Nếu không có gì thay đổi, trong tháng 3 tới, thị trường sẽ đón nhận thêm một loạt các sản phẩm mới, kể cả sản phẩm chính và sản phẩm bổ trợ liên quan đến sức khỏe như bảo hiểm tai nạn thương tật vĩnh viễn, bảo hiểm bệnh hiểm nghèo… 

Thực tế, ngoài việc đưa ra thị trường những sản phẩm bảo hiểm sức khỏe có quyền lợi hấp dẫn và thiết thực, các công ty bảo hiểm  nhân thọ còn tiếp tục xây dựng và phát triển  hệ thống kết nối với hầu hết các bệnh  viện lớn và bệnh viện chất lượng chấp nhận thanh toán bằng thẻ bảo hiểm của công ty mình. 

Chẳng hạn như Manulife Việt Nam, ngay từ đầu năm 2016, Công ty đã chính thức triển khai dịch vụ bảo lãnh viện phí cho khách hàng. Với dịch vụ này, Công ty sẽ thay mặt khách hàng thanh toán viện phí trực tiếp cho hệ thống bệnh viện đối tác. Bên cạnh đó, thời gian qua, Manulife Việt Nam cũng đã nghiên cứu và triển khai thành công quy trình đơn giản hóa để rút ngắn thời gian giải quyết quyền lợi bảo hiểm cho khách hàng chỉ trong vòng 30 phút và mở rộng thực hiện tại 16 văn phòng của Manulife tại Việt Nam. 

“Trong thời gian tới, Manulife sẽ tiếp tục chuẩn bị để triển khai chương trình này tại tất cả các văn phòng của công ty trên cả nước”, đại diện Manulife Việt Nam cho biết.

Đối với bảo hiểm sức khỏe, điểm mà các công ty bảo hiểm triển khai phải thận trọng, đó là tình trạng trục lợi cao. Còn đối với khách hàng, điểm “chưa tiện” đó là việc không được bảo lãnh viện phí, tức là khi nhập viện, bệnh nhân vẫn phải làm các thủ tục nhập viện (giấy tờ, tạm ứng viện phí…), rồi khi ra viện mới làm thủ tục bảo hiểm. Xu hướng hiện tại là các công ty bảo hiểm làm việc với bệnh viện, giúp người bệnh chỉ cần đưa thẻ bảo hiểm khi nhập viện, các thủ tục liên quan tới tài chính sẽ được các công ty bảo hiểm hỗ trợ.  


Thị trường bảo hiểm 2016: Nhiều gam màu sáng

Năm 2016, nền kinh tế nói chung và ngành bảo hiểm nói riêng được dự báo sẽ có nhiều gam màu sáng khi Việt Nam hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng. Đó là một trong những đánh giá của các CEO bảo hiểm mà ĐTCK ghi nhận nhân dịp đầu Xuân Bính Thân.
Thị trường bảo hiểm 2016: Nhiều gam màu sáng

Nâng cao chất lượng dịch vụ trên nền tảng công nghệ thông tin tiên tiến

Ông Phan Kim Bằng, Chủ tịch HĐTV kiêm Tổng giám đốc Tổng công ty Bảo hiểm Bảo Việt
 
Năm 2015, Bảo hiểm Bảo Việt đã hoàn thành vượt mức kế hoạch kinh doanh đề ra.

Cụ thể, tổng doanh thu năm 2015 đạt 6.934 tỷ đồng, trong đó doanh thu bảo hiểm gốc là 5.928 tỷ đồng; lợi nhuận trước thuế đạt 368 tỷ đồng, tăng trưởng 15,7%; tỷ lệ bồi thường trên phí bảo hiểm gốc đã được kiểm soát tốt, giảm 5,2% so với năm 2014.

Năm 2016,  Bảo hiểm Bảo Việt đặt mục tiêu tổng doanh thu 7.306 tỷ đồng, tăng trưởng 6,5%, trong đó doanh thu phí bảo hiểm gốc là 6.932 tỷ đồng.

Để đạt mục tiêu trên, Bảo hiểm Bảo Việt tiếp tục thực hiện tái cấu trúc doanh nghiệp, triển khai mô hình kinh doanh theo định hướng quản lý tập trung trong quản lý nghiệp vụ, giải quyết bồi thường, đổi mới công tác quản trị và mô hình tổ chức góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh, chuyên môn hóa các công ty thành viên theo hướng tập trung vào bán hàng, nâng cao chất lượng dịch vụ khách hàng trên nền tảng công nghệ thông tin tiên tiến…

Thách thức sẽ trở thành cơ hội nếu biết vận dụng

Ông Lê Văn Thành, Tổng giám đốc Tổng CTCP Bảo Minh
 
Năm 2016, nền kinh tế nói chung và ngành bảo hiểm nói riêng được dự báo sẽ có nhiều gam màu sáng khi Việt Nam hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng. Cơ hội và thách thức cùng song hành, nhưng nếu biết vận dụng thì thách thức sẽ trở thành cơ hội cho tất cả các doanh nghiệp.

2016 cũng là năm bản lề của Bảo Minh trong công cuộc thực hiện “Chiến lược kinh doanh giai đoạn 2016 – 2020” với mục tiêu “Đổi mới – Hiệu quả – Tăng trưởng”. Bảo Minh sẽ tiếp tục đổi mới cả bên trong và bên ngoài. Bên trong sẽ đổi mới về trình độ, năng lực cán bộ, mô hình tổ chức kinh doanh, tư duy công tác… Bên ngoài sẽ tiếp tục tập trung vào việc nâng cao chất lượng dịch vụ, chất lượng phục vụ cao nhất nhằm hướng đến thỏa mãn mọi nhu cầu của khách hàng.

Năm 2015, mặc dù còn nhiều khó khăn, thách thức, song với nỗ lực và quyết tâm cao trên toàn hệ thống, Bảo Minh đã hoàn thành xuất sắc các mục tiêu kế hoạch đề ra trong năm. Cụ thể, tổng doanh thu đạt 3.179 tỷ đồng, hoàn thành vượt kế hoạch 1,6% và tăng trưởng 9,2% so với năm 2014. Số lượng công ty thành viên hoàn thành kế hoạch doanh thu và lợi nhuân tăng cao nhất so với các năm qua. Cũng trong năm 2015, Bảo Minh giữ vững vị trí Top 3 trên thị trường bảo hiểm Việt Nam với thị phần chiếm gần 9%.

Tiếp tục tăng trưởng ổn định

Ông Stanlee Lee,Tổng giám đốc Cathay Life Việt Nam
 
Năm 2016, ngành bảo hiểm nhân thọ sẽ tiếp tục tăng trưởng ổn định và dự đoán sẽ còn tốt hơn năm 2015 do nhận thức và thu nhập của người dân Việt Nam đã và đang tăng trưởng ấn tượng. 2016 cũng sẽ là năm khởi sắc của kênh bảo hiểm-ngân hàng với sự tham gia của nhiều ngân hàng và công ty bảo hiểm kết hợp với nhau trên nhiều hình thức và quy mô. Cathay Life Việt Nam đã có sự chuẩn bị để bắt kịp xu thế này dù mới gia nhập thị trường được 8 năm và còn rất trẻ so với các công ty cùng ngành khác.

Năm 2015, Công ty đạt tổng doanh thu 205,5 tỷ đồng, trong đó doanh thu phí bảo hiểm gần 87 tỷ đồng, gần 10.000 hợp đồng mới và cho ra đời 5 sản phẩm mới.

Bảo hiểm nhân thọ còn tiềm năng

Ông Wilf Blackburn, Tổng giám đốc Prudential Việt Nam
 
Năm 2016, thị trường bảo hiểm tiếp tục được đánh giá là tiềm năng, khi mà tỷ lệ người dân tham gia bảo hiểm nhân thọ còn chưa cao, cho dù toàn thị trường (từ các nhà chức trách đến doanh nghiệp bảo hiểm) đã có nhiều nỗ lực trong thời gian qua.

Để thị trường phát triển hơn nữa, Prudential Việt Nam (doanh nghiệp dẫn đầu thị trường bảo hiểm tại Việt Nam) đang đầu tư lớn cho đội ngũ nhân viên, đầu tư mạnh cho công nghệ thông tin nhằm phục vụ khách hàng một cách tốt nhất. Trong năm 2015, các dịch vụ mới liên tiếp được đưa ra như chương trình giải quyết quyền lợi bảo hiểm trong vòng 30 phút, tổng đài phục vụ khách hàng miễn cước hoạt động 24/7, mạng lưới bệnh viện liên kết lớn nhất Việt Nam với 100 bệnh viện…

Bảo hiểm nhân thọ 2016: Sẽ lại bùng nổ!

Không chỉ tiếp tục mở rộng văn phòng, thị phần hay sản phẩm…, rất nhiều kế hoạch phát triển khác sẽ được các công ty bảo hiểm nhân thọ triển khai ngay trong quý đầu tiên của năm 2016. 
Bảo hiểm nhân thọ 2016: Sẽ lại bùng nổ!

Doanh thu khai thác mới vẫn tăng trưởng tốt, nhận thức về bảo hiểm ngày càng tích cực hơn, kinh tế ấm lên… là những yếu tố quan trọng tạo động lực cho các hãng bảo hiểm đẩy nhanh kế hoạch của mình tại thị trường Việt Nam. Năm 2016 hứa hẹn là một năm bùng nổ của nhiều doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ.

Tiếp tục chiến lược đẩy mạnh phát triển mạng lưới kinh doanh và phục vụ khách hàng rộng khắp cả nước, đặc biệt ở những thị trường lớn và tiềm năng, ngay sau những ngày nghỉ Tết Nguyên đán, thông qua sự hợp tác với Công ty TNHH một thành viên Hưng Thịnh Đại Phát, Dai-ichi Life Việt Nam đã khai trương thêm một văn phòng tổng đại lý bảo hiểm nhân thọ tại Hà Nội. Đây là văn phòng tổng đại lý thứ 8 tại Hà Nội và là văn phòng tổng đại lý thứ 126 trên toàn quốc của Dai-ichi Life Việt Nam, nâng tổng số lên 172 văn phòng và tổng đại lý của Công ty được đưa vào hoạt động đến thời điểm hiện nay. 

Dai-ichi Life Việt Nam đang được đánh giá là một đối thủ nặng ký để vươn lên vị trí thứ 3 về thị phần tổng doanh thu phí bảo hiểm trên thị trường. Được biết, giữa tháng 1/2016, Dai-ichi Life Việt Nam cũng đã chính thức tiếp nhận giấy phép của Bộ Tài chính chấp thuận cho phép tăng vốn điều lệ từ 72 triệu USD (1.141 tỷ đồng) lên thành 87 triệu USD (hơn 1.477 tỷ đồng). 

Tiếp theo giai đoạn 1 - tăng vốn lên 87 triệu USD đã được chấp thuận, Dai-ichi Life Việt Nam cũng đang tích cực triển khai kế hoạch tăng vốn đầu tư giai đoạn 2, lên tổng cộng 100 triệu USD ngay trong quý này. 

Đây là lần thứ hai sau 9 năm đi vào hoạt động, Dai-ichi Life Việt Nam tăng vốn điều lệ để tăng cường mở rộng kinh doanh và đầu tư. Với vốn điều lệ 100 triệu USD, Dai-ichi Life Việt Nam sẽ trở thành 1 trong 3 công ty bảo hiểm nhân thọ có mức vốn hóa lớn nhất tại thị trường Việt Nam.

Cũng trong chiến lược làm mới cách thức tiếp cận khách hàng, tới đây AIA Việt Nam sẽ tiếp tục mở rộng mô hình Nest by AIA tại Hà Nội. Mô hình này đã được đưa vào hoạt động tại TP. HCM một năm trước và đã được đón nhận khá tích cực, trở thành điểm đến được ưa thích của các khách hàng trẻ tại TP. HCM. AIA còn dự kiến đưa Nest by AIA, GA NEXT hay AIA Exchange nhân rộng tại nhiều tỉnh, thành trong thời gian tới. 

Trong khi đó, cùng với việc thay đổi nhân sự cấp cao, Generali Việt Nam dự kiến cũng sẽ có những thay đổi về chiến lược kinh doanh. Theo tìm hiểu của Đầu tư Chứng khoán, công ty này đang ấp ủ và sẽ sớm bung ra mô hình chăm sóc khách hàng ở phân khúc cao cấp (khách hàng VIP có giá trị hợp đồng bảo hiểm lớn)...

ACE Life cũng sẽ có những thay đổi khi giữa tháng 1/2016, Tập đoàn ACE đã hoàn tất thương vụ mua lại Tập đoàn Bảo hiểm Chubb, trở thành tập đoàn bảo hiểm tài sản và trách nhiệm hàng đầu thế giới. Tập đoàn ACE tiếp quản thương hiệu lâu năm trên thị trường thế giới ( hơn 130 năm) và sử dụng tên Chubb trên phạm vi toàn cầu. 

Tập đoàn mới sẽ có thêm nguồn lực to lớn để hỗ trợ tài chính và con người cho các công ty thành viên. Tại Việt Nam, ACE Life cũng đang hoàn tất việc đổi tên thành Chubb Life Vietnam trong quý I/2016. 

Đối với Hanwha Life Việt Nam, bên cạnh việc hướng đến điểm hòa vốn trong năm 2016, hãng bảo hiểm này cũng sẽ tập trung vào việc nâng cao chất lượng đội ngũ quản lý kinh doanh và nâng cao tỷ lệ duy trì hợp đồng năm 2. Về mặt phát triển mạng lưới, Công ty cũng sẽ có kế hoạch phát triển các văn phòng tổng đại lý rộng hơn nữa.

Về sản phẩm, dự kiến trong tháng 3/2016 sẽ có hàng loạt sản phẩm mới được đưa ra thị trường. 

Chẳng hạn như Manulife Việt Nam sẽ cung cấp một số sản phẩm phụ liên quan đến tai nạn thương tật vĩnh viễn, bệnh hiểm nghèo hay tử kỳ. 

Trong khi đó, Dai-ichi Life Việt Nam cũng đã có kế hoạch “nhảy vào sân chơi” vi mô sau khi độc quyền phân phối sản phẩm qua VNPost. Tất nhiên, bảo hiểm vi mô với Dai-ichi Life Việt Nam cũng chỉ là “bàn đạp” để hãng bảo hiểm này triển khai những tham vọng lớn hơn. 

Chia sẻ với Đầu tư Chứng khoán, đại diện Dai-ichi Life Việt Nam nói rằng, danh sách khách hàng vi mô sẽ tiền đề để công ty triển khai những sản phẩm cao cấp khác trong tương lai.

Doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ đua nhau tăng vốn

Vốn lớn, ngoài là một trong những nguồn lực then chốt giúp đạt kết quả kinh doanh khả quan, còn là điều mà các doanh nghiệp bảo hiểm (DNBH) ngoại thể hiện cam kết kinh doanh bảo hiểm dài lâu tại Việt Nam. 
Đại diện của Dai-ichi Life Việt Nam nhận quyết định tăng vốn lên 87 triệu USD

Đại diện của Dai-ichi Life Việt Nam nhận quyết định tăng vốn lên 87 triệu USD

Bởi vậy, nhiều DNBH đã được công ty mẹ ở nước ngoài “rót” thêm vốn.

Theo số liệu từ Bộ Tài chính, trong năm 2015, có 13 DNBH thực hiện tăng vốn (5 DNBH nhân thọ và 8 DNBH phi nhân thọ) với tổng số tiền đạt 2.852 tỷ đồng. 

Trong đó, riêng các DNBH nhân thọ chiếm 1.096 tỷ đồng, bao gồm Manulife Việt Nam (tăng lên 975 tỷ đồng), Generali Việt Nam (tăng lên 1.651 tỷ đồng), Great Eastern Việt Nam (tăng lên 1.080 tỷ đồng), Fubon Life Việt Nam (tăng lên 1400 tỷ đồng), AIA (tăng lên 1.264,3 tỷ đồng). Cá biệt, có doanh nghiệp dù mới hoạt động 5 năm, nhưng đã tăng vốn tới 8 lần.

Chưa dừng lại ở đây, kế hoạch tăng vốn tiếp tục được các DNBH đẩy mạnh ngay từ đầu năm 2016. 

Khởi đầu là Dai-ichi Life Việt Nam, vào trung tuần tháng 1 vừa qua, doanh nghiệp này đã được chấp thuận tăng vốn điều lệ từ 72 triệu USD (1.141 tỷ đồng) lên 87 triệu USD (1.477 tỷ đồng). 

Tuy nhiên, ông Takashi Fujii, Chủ tịch HĐTV Dai-ichi Life Việt Nam cho hay, tiếp theo giai đoạn 1 (tăng vốn lên 87 triệu USD), Dai-ichi Life Việt Nam đang tích cực triển khai kế hoạch tăng vốn đầu tư giai đoạn 2 lên mức 100 triệu USD ngay trong quý I năm nay. Đây là lần thứ hai sau 9 năm đi vào hoạt động, Dai-ichi Life Việt Nam tăng vốn điều lệ để tăng cường mở rộng kinh doanh và đầu tư, nhằm hiện thực hóa kế hoạch trở thành nhà cung cấp các sản phẩm và dịch vụ bảo hiểm nhân thọ hàng đầu tại Việt Nam. Với vốn điều lệ dự kiến 100 triệu USD, trong tương lai không xa, Dai-ichi Life Việt Nam sẽ trở thành một trong những công ty bảo hiểm nhân thọ có mức vốn hóa lớn nhất tại thị trường Việt Nam.

Một số DNBH ngoại khác cũng đang chờ đợi nguồn vốn công ty mẹ ở nước ngoài nhằm nâng cao năng lực tài chính. Dẫu vậy, nhưng không phải DNBH nào cũng “muốn là được”, bởi kế hoạch tăng vốn còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như nội lực của doanh nghiệp, hay kết quả tích cực trong hoạt động kinh doanh hiện tại, cũng như kế hoạch cụ thể trong tương lai để có thể thuyết phục công ty mẹ, nhất là công ty mẹ ở nước ngoài rót vốn. 

“Chúng tôi rất vui khi được công ty mẹ Dai-ichi Life Nhật Bản tin tưởng tiếp thêm vốn nhằm đáp ứng nhu cầu mở rộng hoạt động kinh doanh đang phát triển rất tốt tại Việt Nam. Dai-ichi Life Việt Nam cam kết nỗ lực không ngừng để phát triển tối đa tiềm lực sẵn có, tăng cường mở rộng mạng lưới kinh doanh và liên tục hoàn thiện chất lượng dịch vụ nhằm phấn đấu đạt 10% thị phần ngành bảo hiểm nhân thọ vào cuối năm 2016”, ông Takashi Fujii cho biết thêm. Năm 2015, doanh nghiệp này đã đạt kết quả khả quan với tổng doanh thu phí bảo hiểm đạt trên 3.500 tỷ đồng, tăng trưởng hơn 40% so với năm 2014.

Còn với Bảo Việt Nhân Thọ (do Tập đoàn Bảo Việt nắm 100% vốn điều lệ), “hàng nội” duy nhất trên thị trường bảo hiểm nhân thọ Việt, theo nguồn tin riêng của Đầu tư Chứng khoán, cũng có kế hoạch tăng vốn từ 2.000 tỷ đồng lên 2.500 tỷ đồng ngay trong quý I này. 

Nếu hoàn tất việc tăng vốn, Bảo Việt Nhân thọ sẽ trở thành công ty có quy mô vốn điều lệ lớn nhất thị trường bảo hiểm, bao gồm cả khối bảo hiểm nhân thọ lẫn phi nhân thọ. Với mức vốn 2.000 tỷ đồng được duy trì suốt từ năm 2013 đến nay, Bảo Việt Nhân thọ hiện vẫn là doanh nghiệp thuộc nhóm dẫn đầu thị trường bảo hiểm nhân thọ về quy mô vốn (bên cạnh Cathay Life Việt Nam, đang có vốn 2.007 tỷ đồng). 

Năm 2015, Bảo Việt Nhân thọ đạt mức tăng trưởng ấn tượng với tổng doanh thu phí bảo hiểm 10.100 tỷ đồng, tăng 26,9%; doanh thu khai thác mới ước đạt 2.309 tỷ đồng, tăng 23,2% so với cùng kỳ 2014 và lợi nhuận sau thuế ước đạt 635 tỷ đồng.

Có thể thấy, với các DNBH nhân thọ, tăng vốn là một điều kiện không thể thiếu nhằm gia tăng năng lực tài chính, đáp ứng nhu cầu hoạt động kinh doanh ngày càng tăng, cũng như tăng cường năng lực phục vụ khách hàng, nhưng mục tiêu cốt lõi là để gia tăng thị phần. 

DNBH ngoại tăng vốn một phần thể hiện cam kết đầu tư/kinh doanh lâu dài, chiến lược phát triển bền vững tại Việt Nam. Còn với DNBH nội, đó là nhằm tăng cường, củng cố thêm sức mạnh, cũng như niềm tin công chúng. Đặc biệt với những DNBH nhân thọ thuộc Top đầu thị trường, trải qua nhiều năm hoạt động với lượng khách hàng lớn, vấn đề tăng vốn điều lệ càng trở nên cần thiết. Tất nhiên, việc hiện thực hóa các mục tiêu lại là chuyện khác, còn với các cổ đông/thành viên là công ty mẹ tham gia góp vốn, điều quan trọng vẫn là câu chuyện hiệu quả.  

 
Ky nang ban hang ky-nang-ban-hang
10 10 1125 (c) by
Google kiến thức về bảo hiểm