kiến thức về bảo hiểm hiện đại

kiến thức về bảo hiểm

chia sẻ

Trục lợi bảo hiểm gia tăng

Những nguồn tiền chi trả hay đền bù từ bảo hiểm luôn là “miếng bánh” hấp dẫn. Trục lợi bảo hiểm được xem như vấn nạn của ngành khi tình trạng này đang gia tăng và phổ biến với mức độ ngày càng tinh vi.
Truc loi bao hiem gia tang - Anh 1
Ảnh minh họa. Nguồn: Internet
Màn kịch tự chặt chân, tay để lấy tiền bảo hiểm tại Hà Nội vừa được cơ quan điều tra công bố có thể xem là thông tin gây chấn động không chỉ đối với các doanh nghiệp bảo hiểm mà với cả xã hội. Tuy nhiên, đoạn kết không như mong muốn của người mua bảo hiểm khi mà chân và tay trái của khách hàng này đã bị cưa cụt một phần và đang có nguy cơ đối mặt với vòng lao lý.
Thực tế, trục lợi bảo hiểm vốn là vấn đề làm đau đầu các doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm và nhà quản lý. Có vô số hành vi trục lợi bảo hiểm nhưng chủ yếu diễn ra trong lĩnh vực bảo hiểm y tế (BHYT), bảo hiểm phi nhân thọ và bảo hiểm nhân thọ. Các hình thức trục lợi thường thấy là tự hủy hoại tài sản, sức khỏe và tính mạng của mình; giả mạo hồ sơ giấy tờ, tài liệu, hiện trường hoặc hồ sơ giấy tờ có thật nhưng nội dung thông tin hoàn toàn giả mạo; kê khai khống số tiền thiệt hại.
Tính riêng với lĩnh vực BHYT, trong 4 tháng đầu năm 2016, thực hiện chính sách bảo hiểm xã hội theo luật mới đã xuất hiện những biểu hiện bất thường. Cụ thể: Số thẻ BHYT đăng ký mới chỉ tăng 1,2% so với cùng kỳ năm ngoái (khi chưa có chính sách thông tuyến) nhưng tổng số lượt khám chữa bệnh lại tăng tới 5% so với cùng kỳ (tương đương khoảng 2 triệu lượt). Thậm chí, đã có doanh nghiệp bảo hiểm chỉ đích danh những cơ sở khám chữa bệnh trục lợi BHYT và quyết định không thanh toán bảo hiểm đối với những hóa đơn khám bệnh của các cơ sở này.
Các vụ trục lợi bảo hiểm đã tăng dần qua từng năm với số tiền ước tính trung bình khoảng 100 tỷ đồng/năm.
Theo báo cáo của Cục Quản lý, giám sát bảo hiểm (Bộ Tài chính) giai đoạn 2007- 2014 cho thấy, tổng số vụ trục lợi bảo hiểm đã phát hiện và có bằng chứng cụ thể để từ chối chi trả bảo hiểm là gần 64.000 vụ, tăng trung bình 31,3%/năm. Tổng số tiền trục lợi khoảng 850 tỷ đồng, trung bình gần 110 tỷ đồng/năm.
Đấy là chưa tính đến những hồ sơ bồi thường có dấu hiệu trục lợi nhưng chưa có bằng chứng rõ ràng để từ chối chi trả, gây thất thoát hàng trăm tỷ đồng cho các doanh nghiệp bảo hiểm, gián tiếp ảnh hưởng đến quyền lợi của người tham gia bảo hiểm. Có những doanh nghiệp bảo hiểm có thị phần lớn, số vụ trục lợi lên đến con số 2.000 vụ/năm. Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam cũng đưa ra con số đáng “giật mình”: Giai đoạn 2007-2012, lĩnh vực bảo hiểm nhân thọ đã bị trục lợi hơn 550 tỷ đồng.
Tăng nhanh cả về số vụ và số tiền bồi thường, chi trả, nhưng thực tế các hành vi trục lợi bảo hiểm ngày một tinh vi nên việc phát hiện cũng rất khó khăn. Theo các chuyên gia trong lĩnh vực bảo hiểm, khi phát hiện những dấu hiệu trục lợi, các doanh nghiệp bảo hiểm thường căn cứ vào Luật Kinh doanh bảo hiểm, quy tắc bảo hiểm và các văn bản pháp luật liên quan để triển khai các bước xử lý. Tuy nhiên, hình thức này chỉ là giải quyết phần ngọn.
Về lâu dài, cần tăng cường hơn nữa việc phối hợp với các cơ quan quản lý nhà nước; tạo cơ sở pháp lý cho doanh nghiệp bảo hiểm tiếp cận, phối hợp trong việc giải quyết bồi thường bảo hiểm, chống trục lợi bảo hiểm. Đồng thời, đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến nâng cao ý thức của người dân và xã hội trong việc phát hiện, phòng chống các vụ việc trục lợi bảo hiểm.
Đặc biệt, vai trò của mỗi doanh nghiệp bảo hiểm là rất quan trọng, trong đó nâng cao quản trị doanh nghiệp, có chế tài nghiêm khắc và cụ thể đối với các hành vi vi phạm để hạn chế nạn trục lợi bảo hiểm ngay tại chính đơn vị.

PVI thoái toàn bộ vốn tại liên doanh PVI Sun Life

nada (Sun Life), một công ty con thuộc sở hữu của Tập đoàn Tài chính Sun Life, và Công ty Cổ phần PVI  thông báo rằng cả hai đã đạt một thỏa thuận theo đó Sun Life sẽ gia tăng tỉ lệ sở hữu cổ phần trong PVI Sun Life từ 75 % lên đến 100 %.
Theo các điều khoản qui định trong thương vụ này, Sun Life sẽ trở thành chủ sở hữu duy nhất của PVI Sun Life.  Các công ty sẽ vẫn duy trì mối quan hệ chặt chẽ và PVI tiếp tục là một đối tác phân phối của Sun Life. 
Thương vụ dự kiến sẽ hoàn tất trong Quý IV năm 2016, tùy theo sự phê chuẩn từ phía cơ quan quản lý và các điều khoản qui định về mặt pháp lý.
Ông Kevin Strain, Chủ tịch Tập đoàn Tài chính Sun Life tại Châu Á cho biết, chúng tôi đã có một sự khởi đầu rất thành công tại Việt Nam và cam kết sẽ tiếp tục hỗ trợ khách hàng của chúng tôi tại Việt Nam đạt được sự an tâm về mặt tài chính trọn đời bằng việc cung cấp các hạng mục sản phẩm bảo hiểm và quản lý tài chính phong phú và đa dạng.
 
"Chúng tôi rất tự hào về mối quan hệ hợp tác cùng Sun Life. Điều này bao gồm sự thành công của PVI Sun Life và việc mở rộng đầu tư của Sun Life tại Việt Nam. PVI mong muốn tiếp tục duy trì một mối quan hệ chặt chẽ với Sun Life trong lĩnh vực bảo hiểm nhân thọ cũng như các lĩnh vực khác", theo phát biểu của ông Bùi Vạn Thuận, Tổng giám đốc Công ty Cổ phần PVI.
Các khách hàng của PVI Sun Life sẽ không cần thay đổi gì cả. Mọi điều khoản của tất cả các hợp đồng bảo hiểm hiện hữu sẽ vẫn giữ nguyên sau thương vụ này.
Kể từ khi ra mắt vào năm 2013, PVI Sun Life đã khẳng định tên tuổi của mình là nhà cung cấp bảo hiểm nhân thọ lớn thứ sáu trên toàn quốc, là công ty tiên phong và dẫn đầu thị trường trong lĩnh vực bảo hiểm hưu trí.

Trục lợi bảo hiểm ngày càng táo bạo


Vụ việc thuê người chặt tay chân để trục lợi bảo hiểm đang được truyền thông đăng tải suốt mấy ngày qua không chỉ là thông tin gây sốc cho độc giả, mà còn sốc đối với ngành bảo hiểm.
Để xảy ra trục lợi bảo hiểm, có trách nhiệm không nhỏ ở chính môi giới của công ty bảo hiểm (ảnh minh họa)Để xảy ra trục lợi bảo hiểm, có trách nhiệm không nhỏ ở chính môi giới của công ty bảo hiểm (ảnh minh họa)
Trục lợi bảo hiểm không phải là câu chuyện xa lạ đối với ngành này, nhưng trục lợi bằng hành động táo bạo như khách hàng này thì không phải ai cũng dám nghĩ tới.
Trước đây khá lâu, ngành bảo hiểm nhân thọ cũng đã từng gặp một vụ trục lợi bảo hiểm tương tự, tất nhiên tình tiết thì không táo bạo bằng. Đó là vụ bồi thường của khách hàng nam trung niên cư ngụ tại một tỉnh phía Bắc. Vị này mua bảo hiểm của một công ty bảo hiểm nước ngoài, có bệnh ở chân, sau một lần bị tai nạn giao thông đã cưa chân, rồi yêu cầu bảo hiểm. 
Các công ty bảo hiểm từ chối bồi thường vì cho rằng, tai nạn giao thông đó không dẫn đến việc phải cưa chân. Thực tế là bệnh viện đầu tiên khi khách hàng nhập viện đã từ chối cưa chân theo yêu cầu của khách hàng, nên khách hàng phải vào bệnh viện khác yêu cầu cưa chân (tổn thất không xảy ra tự nhiên).
Tuy nhiên, khi vụ việc được đưa ra tòa thì tòa cấp cao nhất đã phán quyết công ty bảo hiểm phải bồi thường cho khách hàng. Doanh nghiệp bảo hiểm dù có phục hay không phục cũng phải thực hiện theo quyết định của tòa án. 
Chỉ tính riêng trong giai đoạn từ năm 2007-2013, toàn thị trường bảo hiểm nhân thọ có khoảng 52.860 vụ trục lợi bảo hiểm, với số tiền bị trục lợi ước tính hơn 530 tỷ đồng. Tùy thuộc từng doanh nghiệp bảo hiểm, số vụ trục lợi phát hiện được chiếm từ 6-28% số vụ giải quyết chi trả quyền lợi bảo hiểm.     
Ngoài các hình thức trục lợi như hủy hoại tài sản, sức khỏe và tính mạng, thì việc trục lợi bằng cách giả mạo hồ sơ giấy tờ, hiện trường giả hay khai báo thông tin không trung thực ngày càng phổ biến. Trong đó, nhiều trường hợp khách hàng đi khám bệnh phát hiện có bệnh (ung thư, bệnh hiểm nghèo khác…) sau đó mới đi mua bảo hiểm; hay khách hàng thấy có dấu hiệu bệnh nên đi khám bệnh, nhưng để tên tuổi khác, địa chỉ khác, sau khi có kết quả biết có bệnh thì sẽ đi mua bảo hiểm với tên, tuổi và địa chỉ thật… Trục lợi bảo hiểm đang được coi là vấn nạn của các công ty bảo hiểm. 
Theo một thống kê, chỉ tính riêng trong giai đoạn từ năm 2007-2013, toàn thị trường bảo hiểm nhân thọ có khoảng 52.860 vụ trục lợi bảo hiểm, với số tiền bị trục lợi ước tính hơn 530 tỷ đồng. Tùy thuộc từng doanh nghiệp bảo hiểm, số vụ trục lợi phát hiện được chiếm từ 6-28% số vụ giải quyết chi trả quyền lợi bảo hiểm. Về nghiệp vụ, chủ yếu là nghiệp vụ bảo hiểm bổ trợ/sức khỏe, với 93% số vụ trục lợi của toàn thị trường...
Thị trường bảo hiểm nhân thọ những tháng đầu năm 2016 cũng có khá nhiều vụ từ chối bồi thường bảo hiểm, bởi khách hàng đã cố tình khai báo thông tin không chính xác về tình trạng bệnh tật… Trong đó, có một vụ nổi cộm là một khách hàng mua hợp đồng bảo hiểm của nhiều công ty bảo hiểm khác nhau. Chỉ một thời gian ngắn sau khi mua bảo hiểm thì khách hàng tử vong. Các công ty bảo hiểm đã từ chối bồi thường vì khách hàng có bệnh trước khi mua bảo hiểm và tử vong vì bệnh đã có trước đó. 
Trục lợi bảo hiểm gia tăng, theo các chuyên gia trong ngành, một phần vì chế tài xử lý các vụ trục lợi này chưa nghiêm và gần như không có vụ trục lợi bảo hiểm nào được xử lý. Được biết, Bộ luật Hình sự mới năm 2015 có Điều 213 quy định về tội Gian lận trong kinh doanh bảo hiểm. Nhưng hiện nay, Bộ luật này đang được dời lại ngày hiệu lực thi hành. 
Đối với vụ cố tình trục lợi bảo hiểm với hành vi hủy hoại thân thể như trên, theo các chuyên gia trong ngành, ngay cả nếu không hoãn hiệu lực thi hành thì vụ việc trên cũng không áp dụng được do xảy ra vào tháng 5, còn ngày hiệu lực của Bộ luật đã định trước đây là 1/7/2016.  
Thông thường, các vụ trục lợi bảo hiểm đến nay nếu áp dụng thì theo Điều 139 Bộ luật Hình sự hiện hành về tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”, tuy nhiên, vụ việc trên khó xử lý hình sự vì tội lừa đảo có yếu tố cấu thành tội phạm hỗn hợp (cấu thành hình thức và cấu thành vật chất), mà khuynh hướng là phải có cấu thành vật chất, cụ thể là hành vi chiếm đoạt tiền bảo hiểm phải đã xảy ra, trong khi ở vụ việc trên khách hàng chưa lấy được tiền bảo hiểm.
Để ngăn ngừa trục lợi, ngoài việc cần chế tài mạnh, cũng có ý kiến cho rằng, bản thân các công ty bảo hiểm phải xiết chặt việc kiểm soát đầu vào từ các hợp đồng. Nhiều vụ trục lợi được phát hiện và khi tìm hiểu thì thấy, dường như công ty bảo hiểm đã bỏ qua khâu đánh giá năng lực tài chính của người mua. Một khách hàng không có việc làm ổn định, nhưng vẫn có thể mua vài hợp đồng của các công ty bảo hiểm khác nhau với mệnh giá bảo hiểm khá lớn. Hoặc một khách hàng cùng thời điểm mua nhiều hợp đồng mệnh giá nhỏ (để lách kiểm tra sức khỏe theo xác xuất của các công ty bảo hiểm) của các công ty bảo hiểm khác nhau... 
“Đây là những điểm mà các công ty bảo hiểm cần phải lưu ý nhiều hơn nữa”, một chuyên gia trong ngành nhìn nhận.      

Chặt tay, cắt chân đòi bảo hiểm: 800 tỷ bị chiếm đoạt

 - Tổng thư ký Hiệp hội Bảo hiểm VN Phùng Đắc Lộc chia sẻ xung quanh câu chuyện dựng hiện trường giả tai nạn để trục lợi bảo hiểm.
Theo ông Lộc, vụ việc Lý Thị Niên thuê người chặt chân tay rồi dựng hiện trường tai nạn tàu hỏa để nhận bảo hiểm chỉ là một trong vô số hành vi tìm mọi cách trục lợi bảo hiểm.
thuê người chặt tay chân, giả bị tàu đâm, trục lợi tiền bảo hiểm
Ông Phùng Đắc Lộc
Thưa ông, cảm giác của ông thế nào khi biết thông tin một phụ nữ thuê người chặt chân tay rồi dựng hiện trường tai nạn tàu hỏa mong nhận 3,5 tỷ đồng tiền bảo hiểm?
Tôi thấy bàng hoàng. Vì đây là một phụ nữ, tuổi đời còn trẻ lại dám hủy hoại sức khỏe của mình. Cô gái ấy không lường trước được hậu quả của hành vi này hay sao, vết thương sẽ bị nhiễm trùng ra sao, điều trị không kịp có thể gây chết người. 
Thứ hai, hành vi này tinh vi xảo quyệt, dựng hiện trường giả một vụ tai nạn giao thông đường sắt. Thứ ba, đây là vụ việc có tổ chức, có nghĩa có người tham gia góp sức vào để làm.
Từng có người ở Hưng Yên vào bệnh viện cưa chân
Trong lĩnh vực bảo hiểm, những trường hợp tương tự như thế có xuất hiện nhiều không?
Hành vi trục lợi bảo hiểm bây giờ đa dạng, phong phú, tinh vi, xảo quyệt, xảy ra ở tất cả các nghiệp vụ bảo hiểm lẫn DN bảo hiểm. Riêng việc thuê người chặt chân tay để trục lợi bảo hiểm thì là lần đầu tiên tại Việt Nam. 
Trước đây có câu chuyện hiện tượng ông L.V.U ở Hưng Yên. Ông này về hưu mua bảo hiểm của một công ty bảo hiểm nước ngoài. 1 tháng nộp phí bảo hiểm 15 triệu đồng. Nhưng ông ấy bị chân voi và đã dựng hiện trường giả về tai nạn giao thông.
Công an vào cuộc điều tra thì cũng thấy không có căn cứ để xác định đây là một vụ tai nạn giao thông. Ông ấy cứ đòi cưa chân đi, nhưng nhiều bệnh viện ở Hà Nội không làm. Sau đó ông ấy vào một bệnh viện khác cưa chân, rồi đòi bảo hiểm bồi thường.
Tòa án khi đó nghĩ mấy DN nước ngoài nhiều tiền thì bồi thường 750 triệu đồng không sao cả. Cho nên cuối cùng DN ấy phải bồi thường. Lúc ấy thị trường bảo hiểm còn mới, họ không muốn làm to lên cho nên chấp nhận theo phán quyết của tòa. Nhưng vụ ấy là rõ ràng trục lợi 100% rồi.
Có thể nói, động cơ của một số đối tượng mua bảo hiểm để trục lợi là rất cao vì lợi nhuận từ khoản trục lợi này nếu thành công rất lớn, họ bỏ vốn ra 1 thì có thể thu lợi đến hàng trăm, hàng nghìn lần. 
Các hình thức trục lợi thường thấy là tự hủy hoại tài sản, sức khỏe và tính mạng của mình. Hai là giả mạo hồ sơ giấy tờ, tài liệu, hiện trường. Ba là hồ sơ giấy tờ có thật nhưng nội dung thông tin hoàn toàn giả mạo. Bốn là kê khai khống số tiền thiệt hại.
Trong những trường hợp phát hiện ra có dấu hiệu trục lợi bảo hiểm, DN bảo hiểm có công văn từ chối trả tiền một phần hoặc toàn bộ số tiền bảo hiểm và nêu nguyên nhân từ chối đó. 
Nếu trục lợi số tiền dưới 20 triệu hoặc làm thiệt hại dưới 50 triệu thì đưa cho Cục Quản lý giám sát bảo hiểm của Bộ Tài chính xử phạt hành chính. Nặng hơn thì sẽ để cơ quan cảnh sát điều tra xem xét xử lý theo tội hình sự. 
Vợ giết chồng ở Anh
Ông vừa nói những hành vi trục lợi bảo hiểm rất tinh vi, xảo quyệt và đa dạng. Mỗi năm bảo hiểm mất khoảng bao nhiêu tiền từ các hành vi trục lợi này?
Theo thống kê của Cục Quản lý giám sát bảo hiểm (Bộ Tài chính), giai đoạn 2007-2012, trong 5 năm bảo hiểm phi nhân thọ bị trục lợi đến 250 tỷ đồng. Còn đối với bảo hiểm nhân thọ, trong 5 năm bị trục lợi hơn 550 tỷ đồng. Con số đó là nhiều, nhưng so với quốc tế thì chưa là gì.
Tôi vừa sang Anh. Bên đó, có 13 nghìn vụ trục lợi bảo hiểm với số tiền bảo hiểm có dấu hiệu trục lợi là 21 tỷ bảng. Phát hiện, truy thu được 13 tỷ bảng. Phí bảo hiểm của họ thu được cũng chỉ khoảng 89 tỷ bảng. Cho nên các hành vi trục lợi tinh vi hơn. Ví dụ mất trộm mất cắp xe ô tô, hay vợ giết chồng, chồng giết vợ rồi dựng những tình huống ngoại phạm để hưởng tiền bảo hiểm thì nhiều. 
Chồng hay đi chơi vào giờ này thì vợ cũng bỏ đi chơi. Trong khi đó, vợ tháo hết phanh xe ô tô ra rồi, thế là chồng “hy sinh” luôn. Vợ hay tắm vào giờ này thì chồng làm điện giật ở trong buồng tắm, trước đó chồng cũng bỏ đi chơi rồi để tạo bằng chứng ngoại phạm.
Quốc tế họ ứng xử với các hành vi trục lợi bảo hiểm như thế nào?
Ở Anh, tội danh trục lợi bảo hiểm này được cơ quan chức năng vào cuộc ngay. 20% lực lượng cảnh sát vào cuộc những vụ trục lợi bảo hiểm vì họ coi trốn thuế và trục lợi bảo hiểm là 2 tội nặng. 
Đó là hành vi chiếm đoạt tiền của những người tham gia bảo hiểm khác, chứ không đơn thuần là tiền của công ty bảo hiểm. Bởi những cá nhân, tổ chức phải ky cóp từng đồng một để tham gia bảo hiểm, nhất là các tổ chức hoạt động từ ngân sách nhà nước lấy tiền thuế của dân ra mua bảo hiểm. Nói chung họ xem đó là tội rất nặng.

Những vụ trục lợi bảo hiểm rúng động THẾ GIỚI

Trộm tử thi rồi giả chết, giết con trai, tự chặt tay,.. là những vụ án lừa tiền bảo hiểm chấn động thế giới.
Nhung vu lua dao hong chiem tien bao hiem rung dong the gioi - Anh 1
Hiện trường vụ thuê người chặt tay, chân tạo hiện trường giả ở Việt Nam.
Mới đây, lực lượng công an quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội vừa ghi nhận trường hợp hi hữu khi một phụ nữ tự thuê người chặt tay, chân để tạo hiện trường giả vụ tai nạn nhằm trục lợi 3,5 tỷ đồng tiền bảo hiểm.
Từ trước đến nay, trục lợi bảo hiểm là vấn đề luôn tồn tại trong ngành bảo hiểm trên thế giới. Tuy nhiên, đây cũng không phải lần đầu tiên sự việc này xảy ra tại Việt Nam. Nhiều cá nhân đã cố ý dàn dựng hiện trường tai nạn nhằm hưởng tiền bảo hiểm rồi sau đó phải nhận những kết cục thích đáng.
Dưới đây là một số trường hợp lừa tiền bảo hiểm r úng động thế giới:
Đốt nhà lấy tiền bảo hiểm
Nhung vu lua dao hong chiem tien bao hiem rung dong the gioi - Anh 2
Marc Thompson đã đốt nhà và giết mẹ để nhận tiền bảo hiểm.
Vào năm 2005, chi phí sinh hoạt đắt đỏ đã đẩy công ty do Marc Thompson, 53 tuổi, sống tại Chicago, Mỹ làm chủ chìm sâu trong cảnh nợ nần. Do tuyệt vọng, người này đã đốt nhà để được hưởng 730.000 USD tiền bảo hiểm.
Để vụ việc này giống một vụ tự tử hơn, Thompson đã đưa người mẹ 90 tuổi xuống tầng dưới, rồi tưới tầng hầm bằng xăng và châm lửa.
Vụ hỏa hoạn khiến mẹ của Thompson thiệt mạng và toàn bộ căn nhà cháy rụi. Sau khi được hưởng hàng trăm nghìn USD tiền bảo hiểm, Thompson cũng được sống một cuộc sống an nhàn trong tù với mức án...190 năm tù giam.
Đốt xe trục lợi bảo hiểm
Nhung vu lua dao hong chiem tien bao hiem rung dong the gioi - Anh 3
Giáo viên Trung học Mỹ đã phải ngồi tù vì nhờ người đốt ô tô của mình.
Sự việc này xảy ra năm 2005 tại Mỹ. Theo đó, một giáo viên hóa học tại trường Trung học Aldine Senior, tên Tramesha Lashon Fox, 32 tuổi đã gặp căng thẳng vì các khoản thanh toán cho chiếc xe Chevy Malibu của mình.
Để giải quyết nợ nần, cô đã yêu cầu hai học sinh lấy trộm và đốt xe cô để được hưởng tiền bảo hiểm. Hai học sinh này đã từng bị Fox đánh trượt trong kỳ thi cuối kỳ và phải đồng ý đốt xe để qua được kì thi.
Cô Fox đã bị buộc tội gian lận bảo hiểm và đốt phá, trong khi đó hai học sinh nhận tội phóng hỏa. Fox bị sa thải và phải ngồi tù 90 ngày.
Trộm xác, giả chết lấy tiền bảo hiểm
Nhung vu lua dao hong chiem tien bao hiem rung dong the gioi - Anh 4
Trộm xác, giả chết để lấy tiền bảo hiểm.
Đây được coi là một trong những vụ lừa đảo bảo hiểm kinh hoàng nhất trong lịch sử.
Theo đó, vào năm 2003, một cặp vợ chồng ở Texas, Mỹ đã dàn dựng vụ lừa đảo để chiếm 110.000 USD theo chính sách của bảo hiểm nhân thọ. Clayton Daniels và vợ là Molly đã lên kế hoạch biến mất hoàn hảo. Họ đào mộ của một người phụ nữ lớn tuổi tên Charlotte Davis, cho thi thể này mặc trang phục của Clayton rồi đặt thi thể vào trong xe của mình, đốt cháy rồi đẩy xuống vách đá. Như vậy, ông Clayton giả chết để nhằm mang tiền bảo hiểm cho vợ mình.
Thật không may cho ông Clayton, công ty bảo hiểm đã yêu cầu xét nghiệm ADN và các nhà điều tra đã dần phát hiện ra sự thật. Cuối cùng, cả hai đã phải ngồi tù trong vòng nhiều năm.
Tự chặt tay rồi dựng lại hiện trường
Nhung vu lua dao hong chiem tien bao hiem rung dong the gioi - Anh 5
Chặt tay, dựng hiện trường giả trục lợi.
Năm 2007, do túng quẫn tài chính, một người đàn ông ở Tây Ban Nha tên Miguel B.P, 42 tuổi đã tự chặt tay và dựng hiện trường giả thành vụ tai nạn xe hơi để nhận tiền bảo hiểm.
Cảnh sát cho biết, người này chặt đứt tay, dùng băng cầm máu rồi lái xe tấp vào lùm cây bên đường. Sau đó, ông hất bàn tay đã rời vào trong xe, bật lửa đốt cháy chiếc ô tô.
Sau vụ này, Miguel B.P đã đút túi hơn 2 triệu USD trên tổng số 8 công ty bảo hiểm. Tuy nhiên cuối cùng, ông đã phải bồi thường lại 350.000 USD và đi tù 4 năm.
Giết con trai để hưởng tiền
Nhung vu lua dao hong chiem tien bao hiem rung dong the gioi - Anh 6
Người đàn ông Mỹ giết con để lấy tiền bảo hiểm.
Sự việc này xảy ra vào năm 2013. Một người đàn ông New York đã phải nhận 15 năm tù giam sau khi giết con trai mình để lấy 700.000 USD tiền bồi thường bảo hiểm.
Theo đó, Karlsen đã mua bảo hiểm cho con trai Levi chỉ 17 ngày trước cái chết của cậu. Karlsen đã treo chiếc xe tải lên, nhờ Levi chui vào gầm sửa xe rồi sau đó cắt dây kéo. Chiếc xe tải rơi vào người và nghiền nát ngực Levi, cướp đi sinh mạng của cậu.
Cái chết của Levi được cho là một vụ tai nạn và nghiễm nhiên, Karlsen đã được hưởng số tiền bảo hiểm của con trai.
                                                                                 Hằng Thu

Chặt chân tay để lấy tiền Bảo Hiểm

10 chiến lược giúp sale trở thành chiến binh bán hàng

Hơn 85% khách hàng có cái nhìn thiếu thiện cảm về dân sales. Thế nhưng, những người chuyên nghiệp vẫn có cách khiến khách hàng tự động rút ví chi tiền.
Một cuộc thăm dò tại Mỹ mới đây đã chỉ ra rằng, những người bán bảo hiểm và những người bán ô tô bị đánh giá thấp nhất về mức độ trung thực và đạo đức nghề nghiệp. Tuy nhiên, vấn đề với dân sales thực tế còn rộng hơn chứ không chỉ bó hẹp ở ô tô hay bảo hiểm. Brooks Group, một tập đoàn chuyên về đào tạo dân sales cho biết, hơn 85% khách hàng có cái nhìn thiếu thiện cảm về dân sales.
Nếu bạn là dân sales, bạn hoàn toàn có thể thay đổi điều này và cải thiện số liệu thống kê của Brooks Group, bằng cách trau dồi những kỹ năng của mình và khiến khách hàng thay đổi cách nhìn về nghề sales. Dưới đây là 10 chiến lược Len Foley, chuyên gia quản trị bán hàng, đồng tác giả của cuốn sách "Your Successful Sales Career".
1. Nói ít đi và lắng nghe nhiều hơn
Những phút đầu tiên giao tiếp với khách hàng là rất quan trọng và hãy nhớ:
- Đừng nói về bản thân
- Đừng nói về sản phẩm
- Đừng nói về dịch vụ
- Trên hết, đừng rao bán bất cứ thứ gì trong những phút đầu tiên
Tại sao lại như vậy? Đối với những khách hàng lần đầu tiên bạn tiếp xúc, bạn không thể biết được sản phẩm và dịch vụ của bạn có nằm trong nhu cầu của họ hay không. Chính vì thế việc tuôn 1 bài diễn văn về sản phẩm và dịch vụ vừa không đem lại hiệu quả vừa gây ấn tượng xấu về bạn và sản phẩm của bạn trong mắt khách hàng. Sau này, khi khách hàng có nhu cầu, có thể họ sẽ không tìm tới những sản phẩm mà họ có ấn tượng xấu.
2. Bán hàng bằng những câu hỏi
Nhiều năm trước, khi đĩa CDs còn phổ biến, tôi đã tham gia bán đĩa CDs ở hội chợ. Tôi nhận ra một điều, bất cứ khi nào tôi định chào mời đĩa CDs tới một khách hàng, họ ngay lập tức có phản xạ phòng vệ giống như sắp bị tôi tấn công vậy. Họ tìm mọi cách để né tránh và đi thật xa khỏi quầy hàng của tôi. Thật kỳ cục!
Tôi liền nhận ra rằng, bản chất công việc của mình không còn là bán đĩa CDs, mà là tìm cách đeo tai nghe cho những người đi qua quầy.
Vì thế, tôi đã quyết định thay đổi chiến lược. Thay vì đưa ra những chiếc đĩa CDs để mời chào, tôi đưa ra những chiếc tai nghe và mời họ nghe những bài hát mới. Có người thích những bài hát, cũng có người không, nhưng tôi tuyệt nhiên không biểu lộ bất kỳ hành động nào về việc bán hàng. Và thật kỳ lạ, doanh số của tôi trong tuần đó cao hơn tất cả các nhân viên bán đĩa CDs khác ở hội chợ.
Sau chuyến bán hàng tại hội chợ đó, tôi rút ra kết luận rằng, hãy quên việc bán hàng đi và tập trung tìm hiểu xem điều gì sẽ khiến khách hàng mua sản phẩm của bạn. Bạn cần phải tạo cảm hứng cho khách hàng, phải đặt thật nhiều câu hỏi và quan trọng nhất là không được để lộ rằng, bạn đang rất muốn bán hàng!
3. Tưởng tượng bạn đang trong buổi hẹn hò đầu tiên
Điều bạn cần làm trong buổi hẹn hò này là thật tò mò về khách hàng. Hãy hỏi họ về sản phẩm họ đang dùng, họ có hài lòng không? Nó có đắt không? Có ổn định không?
Tuy nhiên, bạn phải nhớ rằng, bạn đang bán hàng chứ không phải đi làm khảo sát. Vì vậy, hãy đặt những câu hỏi giúp bạn biết chính xác khách hàng đang cần gì.
Một khi bạn đã có được những thông tin đó, và bạn không nài nỉ, ép buộc khách hàng rút hầu bao, đó là lúc bạn sẽ chiếm được niềm tin của khách hàng. Lúc này, khách hàng sẽ sớm tự tìm đến bạn như một lẽ tất yếu.
4. Nói chuyện với khách hàng như với những người thân thiết
Hãy coi khách hàng như những người trong gia đình, hoặc như một người bạn tri kỷ. Đừng bao giờ sử dụng những giọng điệu mà bạn cho là chuyên nghiệp, vì nó đã lỗi thời mất rồi. Dân sales chuyên nghiệp giờ đã lên một tầm cao mới, đó là nói chuyện... thật bình thường. Hãy khiến khách hàng cảm thấy thật gần gũi, thoải mái và tự nhiên.
5. Tinh tế
Khách hàng của bạn có đang vội không? Họ có đang bị kích động hay buồn không? Nếu bạn cảm thấy khách hàng đang có gì đó không ổn, hãy đặt câu hỏi và đề nghị được nói chuyện vào một dịp khách. Hầu hết những người bán hàng chỉ chú tâm đến những gì họ nói mà quên mất rằng, đôi lúc cần phải thật tinh tế để cảm nhận về những gì đang diễn ra.
6. Cách trả lời khách hàng
Nếu khách hàng đặt câu hỏi ngược lại về phía bạn, hãy trả lời thật ngắn gọn, súc tích. Bạn phải luôn nhớ rằng, tất cả những gì bạn đang làm là phục vụ mục đích bán hàng, có nghĩa là phục vụ khách hàng. Thời gian của khách hàng luôn không nhiều, vì thế, hãy tận dụng tối đa để hướng lợi ích về phía họ.
7. Đánh giá khách hàng trước, cung cấp thông tin sau
Sau khi thu thập đầy đủ thông tin, đánh giá một cách chính xác nhu cầu của khách hàng, đó là lúc bạn cần cho khách hàng thấy những gì bạn có.
Tôi quen một anh chàng đã từng chào mời 1 con ma-nơ-canh mua hàng. Nghe có vẻ khó tin nhưng đây là sự thực. Anh ta có 1 hệ thống tự động đáng kinh ngạc khi gặp bất kỳ ai cũng nói, nói và nói tất cả những gì anh ta có, mà không thèm để ý rằng khách hàng của anh ta thậm chí đang không thở. Đừng để mình rơi vào tình huống này. Hãy biết mình nói chuyện với ai trước khi bắt đầu nói.
8. Tìm trọng tâm của câu chuyện
Đừng bao giờ nói dài dòng về những điều không mang lại lợi ích cho khách hàng. Hãy biết chọn lọc trong sản phẩm của mình những gì hữu ích đối với họ.
Hãy nói về những ưu điểm đó bằng góc nhìn của chính khách hàng. Ví dụ như: "Với sản phẩm này, anh/chị sẽ...", "Sản phẩm này sẽ giúp anh/chị...", thay vì "tính năng của sản phẩm này là...", "sản phẩm này có công dụng là..."
9. Rà soát những trở ngại
Sau khi đã trải qua 8 bước trên, bạn đã có cái nhìn đầy đủ về nhu cầu của khách hàng và những gì mà sản phẩm của bạn có thể đáp ứng. Đây là lúc bạn đặt những câu hỏi kiểm tra lại khách hàng xem họ còn vướng mắc nào nữa không. Đây là bước quan trọng để tiến tới bước cuối cùng
10. Gợi ý khách mua hàng
Hãy thật khéo léo, cẩn thận khi đưa ra những lời mời khách hàng mua sản phẩm. Bạn là dân sales, nhưng bạn lại không được để khách hàng nghĩ đến việc đó. Trong mắt khách hàng, bạn chỉ được phép là một người đang giới thiệu các sản phẩm, chứ không phải người đi bán hàng.
Dân sales chuyên nghiệp là những người che giấu được điều đó. Bạn có làm được không?

SỐC - THUÊ 50 TRIỆU ĐỒNG ĐỂ CHẶT TAY VÀ CHÂN ĐỂ LẤY HƠN 3 TỶ TẠI HÀ NỘI

Để được thanh toán quyền lợi 3 gói bảo hiểm nhân thọ đã mua, người phụ nữ 30 tuổi đã thuê người tự chặt bàn tay bàn chân mình, dựng hiện trường giả một vụ tai nạn đường sắt.

Vụ việc chấn động này vừa được Công an quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội, điều tra khám phá. Cụ thể, vụ tai nạn giao thông (TNGT) đường sắt xảy ra vào 0h ngày 5/5 tại địa phận phường Phúc Diễn, quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội, được làm rõ là do nạn nhân tự thuê người chặt tay, chân của mình, nhằm thanh toán quyền lợi của 3 gói bảo hiểm nhân thọ đã mua trước đó.

Hiện trường "vụ tai nạn giao thông đường sắt" trong đêm 


Đại tá Nguyễn Thanh Tùng, Trưởng Công an quận Bắc Từ Liêm khẳng định, ở nước ngoài đã có nhiều vụ lợi dụng việc mua bảo hiểm giá trị lớn để trục lợi, còn đây là lần đầu tiên ở Việt Nam xảy ra một vụ việc nghiêm trọng như vậy. Nếu trót lọt, người phụ nữ được nhận quyền lợi trong vụ việc có thể thanh toán tổng số tiền bảo hiểm lên tới 3,5 tỷ đồng.
Trước đó, vào khoảng 0h05 ngày 5/5, Công an quận Bắc Từ Liêm nhận được tin báo từ anh Doãn Văn D. (SN 1995, nhà ở huyện Phúc Thọ, Hà Nội) về việc xảy ra vụ tai nạn giao thông đường sắt tại khu Hà Đông - Phú Diễn, thuộc tuyến đường Bắc Hồng - Văn Điển, địa phận quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội.

Nạn nhân là chị Lý Thị N. (SN 1986, ở huyện Phúc Thọ, Hà Nội) bị cụt 1/3 bàn tay trái và 1/3 bàn chân trái, bàn tay và bàn chân đã bị đứt rời. Lực lượng công an đã nhanh chóng có mặt đưa chị N đi cấp cứu tại Bệnh viện 198. Tại đây các bác sỹ đã nối lại bàn tay và bàn chân bị đứt rời cho chị N.
Sau 4 ngày điều trị tại bệnh viện 198, chị N. xin chuyển viện đến Bệnh viện Việt Đức. Do vết thương đã hoại tử nên bác sỹ Bệnh viện Việt Đức đã tháo bỏ phần cơ thể bị đứt rời...

Toa tàu chở hàng bị cho là đã gây ra tai nạn cho chị Lý Thị N. 


Theo trình bày của chị N., do buồn chuyện gia đình nên chị đi lang thang và bị tàu hút vào dẫn đến việc bị tai nạn. May mắn gặp anh Doãn Văn D. đi ngang qua nên mới có thể kêu cứu.
Tuy nhiên, trong quá trình làm việc, các điều tra viên phát hiện có nhiều điểm nghi vấn và sau 3 tháng dày công điều tra, lực lượng công an đã xác định chị N. và Doãn Văn D. - nhân chứng đến trình báo tại Công an quận Bắc Từ Liêm về vụ tai nạn có quen biết nhau.

Trích sao bệnh án của chị Lý Thị N. tại Bệnh viện 198 Bộ Công an  


N. đã thuê D. chặt tay, chân của mình để có thể được thanh toán quyền lợi bảo hiểm theo hợp đồng bảo hiểm nhân thọ đã mua trước đó.
Sau nhiều lần triệu tập, chị N. và D. đã đến cơ quan công an, thừa nhận hành vi tự chặt chân, tay nhằm trục lợi bảo hiểm...

Sốc - Tự thuê người chặt chân tay để trục lợi tiền BH tại Hà Nội

1. Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây chiếm đoạt tiền bảo hiểm từ 20.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng hoặc gây thiệt hại từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng, thì bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm: \
a) Thông đồng với người thụ hưởng quyền lợi bảo hiểm để giải quyết bồi thường bảo hiểm, trả tiền bảo hiểm trái pháp luật;
b) Giả mạo tài liệu, cố ý làm sai lệch thông tin để từ chối bồi thường, trả tiền bảo hiểm khi sự kiện bảo hiểm đã xảy ra;
c) Giả mạo tài liệu, cố ý làm sai lệch thông tin trong hồ sơ yêu cầu bồi thường, trả tiền bảo hiểm; d) Tự gây thiệt hại về tài sản, sức khỏe của mình để hưởng quyền lợi bảo hiểm trừ trường hợp luật quy định khác.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 01 năm đến 03 năm:
a) Có tổ chức;
b) Dùng thủ đoạn tinh vi, xảo quyệt;
c) Chiếm đoạt số tiền bảo hiểm từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;
d) Gây thiệt hại từ 200.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng;
đ) Tái phạm nguy hiểm.

" Từ trước tới nay ở nước mình chưa từng có vụ việc chấn động nào như thế này. Chỉ vì lợi ích vật chất mà chị N. đã tự hủy hoại sức khỏe bản thân để mong có được số tiền bảo hiểm do mình đã tham gia mua bảo hiểm."
Luật sư Nguyễn Anh Thơm

Long Lanh Hoa Hồng

Anh tặng em đóa hồng trong một sáng ban mai
Long lanh quá mặt hồ ơi xao nhẹ
Em nghe trái tim mình run lên khe khẽ
Thầm thì em gọi… hoa ơi!

Anh đang ở đâu rực rỡ ánh sao trời
Xin hãy lắng nghe tiếng hoa hồng tỏa ngát
Xin hãy nhìn bầu trời xanh bát ngát
Bồng bềnh trôi một sắc thắm xanh màu!

Một đóa hồng đỏ thắm nỗi nhớ nhau
Trong sương sớm nồng nàn thơm hoa gọi
Mặt trời về mỗi sớm chiều chói lọi
Hương sắc ngời ngan ngát ở trong nhau!
(Chưa rõ tác giả)

Làm sai, cả doanh nghiệp và đại lý bảo hiểm cùng chịu trách nhiệm

(ĐTCK) Sau bài “AIA Việt Nam thẩm định chữ ký là bình thường” được đăng tải trên Báo Đầu tư Chứng khoán ra ngày 12/8, Đầu tư Chứng khoán tiếp tục nhận được thắc mắc của độc giả về việc ai sẽ là người chịu phạt và nên khởi kiện ai trong trường hợp giả mạo chữ ký, ký thay người được bảo hiểm, dẫn đến bị từ chối bồi thường.
Cả doanh nghiệp, đại lý cũng như khách hàng đều phải hết sức cẩn thận khi ký hợp đồng bảo hiểm Cả doanh nghiệp, đại lý cũng như khách hàng đều phải hết sức cẩn thận khi ký hợp đồng bảo hiểm 
Như đã đề cập tại bài báo trên, việc giả mạo chữ ký của người được bảo hiểm không còn là chuyện hiếm và hậu quả tất yếu là doanh nghiệp bảo hiểm từ chối chi trả bảo hiểm, rồi tranh chấp đương nhiên xảy ra. 
Một chữ ký trong bộ hợp đồng bảo hiểm không chỉ đơn thuần cho thấy sự tự nguyện trong giao kết hợp đồng, mà còn thể hiện trách nhiệm của các bên. Nếu mọi việc suôn sẻ thì không có vấn đề, nhưng chẳng may gặp sự cố (người được bảo hiểm tử vong, trong khi có dấu hiệu gian lận bảo hiểm, dẫn đến tranh chấp), thì chữ ký trở nên vô cùng quan trọng. Trong trường hợp này, nếu một bên không trực tiếp ký tên, mà để người khác ký thay hoặc bị giả mạo chữ ký, hợp đồng đó sẽ không có hiệu lực pháp lý, dẫn đến bị vô hiệu. 
Chính vì lý do này mà chế tài xử phạt trong trường hợp giả mạo chữ ký, làm sai quy trình của đại lý bảo hiểm được mang ra mổ xẻ. Anh Nguyễn Ngọc đặt câu hỏi: “Trong một vụ tranh chấp bồi thường bảo hiểm bất kỳ, nếu đại lý bảo hiểm làm sai thì quy trách nhiệm ra sao? Chỉ doanh nghiệp bảo hiểm, đơn vị quản lý đại lý bảo hiểm đó, sẽ chịu trách nhiệm hay cả đại lý đó cũng phải chịu trách nhiệm theo?”.
Trả lời câu hỏi này, ông Trương Minh Cát Nguyên, Giám đốc Công ty TNHH MTV Dịch vụ tư vấn đại lý bảo hiểm TILA cho biết, theo Điều 88, Luật Kinh doanh bảo hiểm, khi đại lý làm sai hợp đồng đại lý, gây thiệt hại cho khách hàng, doanh nghiệp bảo hiểm là người chịu trách nhiệm trước, sau đó doanh nghiệp bảo hiểm có thể yêu cầu đại lý bồi hoàn cho mình những thiệt hại do đại lý gây ra.
Trong một công văn trả lời báo chí mới đây, ông Phùng Đắc Lộc, Tổng thư ký Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam cũng cho rằng, nếu là lỗi do đại lý thì doanh nghiệp bảo hiểm phải chịu trách nhiệm trước, sau đó doanh nghiệp bảo hiểm sẽ nhận bồi hoàn từ đại lý của mình.
“Có không ít trường hợp vì tin đại lý, người mua bảo hiểm chỉ tìm hiểu sơ qua về sản phẩm bảo hiểm, mà không đọc kỹ nội dung hợp đồng bảo hiểm và các tài liệu liên quan được đính kèm bộ hợp đồng, nên dẫn đến hậu quả đáng tiếc”, ông Lộc cho biết.
Đối với việc khởi kiện trong trường hợp đại lý, tư vấn viên ký thay, Luật sư Nguyễn Khắc Thành Đạt cho biết: “Với vai trò là bên bị thiệt hại quyền lợi, bên mua bảo hiểm hoặc người thụ hưởng quyền lợi có thể khởi kiện ra Tòa án để đòi quyền lợi chính đáng của mình. Tùy vào tình tiết và các bằng chứng liên quan, tòa án sẽ phán quyết. Còn khởi kiện ai, đại lý, công ty bảo hiểm hay cả hai? Đó là quyền của khách hàng, nhưng tòa án sẽ căn cứ vào tình tiết và bằng chứng ban đầu để quyết định xem có cơ sở để thụ lý hay không?”.
Bỏ qua yếu tố gian lận bảo hiểm, thông đồng giữa đại lý với người được bảo hiểm hòng trục lợi bảo hiểm, thực tế cũng cho thấy, các lỗi do sơ suất của đại lý cũng như người được bảo hiểm khi ký thay (chứ không để người được bảo hiểm tự ký vào bộ hợp đồng), làm sai quy trình đã khiến nhiều khách hàng “dở khóc, dở cười” khi không nhận đủ số tiền bồi thường, nhất là trong trường hợp người được bảo hiểm tử vong mà doanh nghiệp bảo hiểm từ chối chi trả bảo hiểm vì chữ ký “chưa chuẩn”, khách hàng sẽ chịu thiệt hại nặng nề về quyền lợi và mọi chuyện thêm rắc rối khi ra tòa.
Bởi theo nguyên tắc, nếu trong hồ sơ yêu cầu bảo hiểm nhân thọ và bảng minh họa, đại lý ký thay cho khách hàng, hợp đồng đó không có hiệu lực pháp lý. Do đó, theo các chuyên gia trong ngành, các đại lý bảo hiểm phải hết sức cẩn trọng với việc ký trên hợp đồng bảo hiểm. Trong hợp đồng bảo hiểm cần ghi rõ, thậm chí in đậm dòng chữ: “Nếu ký thay hoặc giả mạo chữ ký sẽ bị từ chối bồi thường”. Đồng thời, đại lý bảo hiểm cần nhấn mạnh với khách hàng lưu ý trên, bởi đa phần khách hàng đều không ý thức rõ mức độ nguy hại của việc ký thay, làm giả, nhái… chữ ký.
Theo Điều 88, Luật Kinh doanh bảo hiểm, trong trường hợp đại lý bảo hiểm vi phạm hợp đồng đại lý bảo hiểm, gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của người được bảo hiểm thì doanh nghiệp bảo hiểm vẫn phải chịu trách nhiệm về hợp đồng bảo hiểm do đại lý bảo hiểm thu xếp giao kết; đại lý bảo hiểm có trách nhiệm bồi hoàn cho doanh nghiệp bảo hiểm các khoản tiền mà doanh nghiệp bảo hiểm đã bồi thường cho người được bảo hiểm.
Kim Lan

Kiến nghị bỏ đăng ký hợp đồng bảo hiểm theo mẫu

Theo Quyết định 35/2015/QĐ-TTg (QĐ 35), từ ngày 15/10/2015, các sản phẩm bảo hiểm nhân thọ (BHNT) phải đăng ký hợp đồng giao dịch mẫu với Bộ Công thương theo Luật Bảo vệ người tiêu dùng, điều này gây khó khăn cho doanh nghiệp bảo hiểm (DNBH). 
Tư vấn sản phẩm bảo hiểm nhân thọ cho khách hàng.
Sau nhiều kiến nghị, Nghị định số 73/2016/NĐ-CP (NĐ 73) có hiệu lực từ 1/7/2016 quy định Bộ Tài chính là cơ quan duy nhất tiếp nhận hồ sơ đề nghị phê chuẩn sản phẩm BH và gửi văn bản đến Bộ Công thương để thực hiện đăng ký hợp đồng theo mẫu.
Phát sinh gấp đôi thủ tục hành chính 
Khoản 2, 4, Điều 20 Quy tắc, điều khoản, biểu phí bảo hiểm (BH) tại Nghị định 45/2007/NĐ-CP quy định: Đối với các sản phẩm thuộc nghiệp vụ BHNT, doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ (DNBHNT) phải tuân thủ quy tắc, điều khoản, biểu phí BH được Bộ Tài chính phê chuẩn. Khoản 1, 3, 4, 5 Điều 39, Thông tư 124/2012/TT-BTC cũng quy định cụ thể về việc phê chuẩn hợp đồng, sản phẩm BHNT. Theo đó, Bộ Tài chính và trực tiếp là Cục Quản lý, giám sát bảo hiểm là cơ quan quản lý nhà nước về hoạt động kinh doanh BH có vai trò phê chuẩn sản phẩm BH, thanh kiểm tra xử lý vi phạm hàng năm của DNBH...
Tuy nhiên, theo QĐ 35 của Thủ tướng Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định 02/2012/QĐ-TTG ngày 13/1/2012 có hiệu lực từ ngày 15/10/2015 thì trong khi chờ đợi được Bộ Tài chính phê chuẩn hợp đồng, sản phẩm BH, DNBH đồng thời phải trình Bộ Công thương. Cụ thể, các DNBHNT thực hiện thêm thủ tục đăng ký hợp đồng BH theo mẫu, điều kiện giao dịch chung với Bộ Công thương, đồng thời DN có thời hạn chuyển tiếp 90 ngày (đến ngày 15/1/2016) để đăng ký toàn bộ các hợp đồng theo mẫu và điều kiện giao dịch chung đang thực hiện. 
Đại diện Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam (HHBHVN) chia sẻ, như vậy, một sản phẩm BHNT có hai cơ quan là Bộ Tài chính và Bộ Công thương cùng xem xét, phê chuẩn, chấp thuận, với quy định phê duyệt 21 ngày làm việc tại Bộ Tài chính và thời gian đăng ký hợp đồng theo mẫu 20 ngày làm việc tại Bộ Công thương.
Thực tế, nếu không gặp trở ngại gì, để nhận được sự phê duyệt lần lượt của cả hai bộ đối với một sản phẩm thì sẽ mất ít nhất 41 ngày làm việc. Theo thống kê, tính đến ngày 15/4/2016, các DNBHNT đã thực hiện đăng ký 314 bộ hồ sơ hợp đồng BH theo mẫu (đăng ký lần đầu), tuy nhiên, chỉ có 12/314 bộ hồ sơ được đăng ký (tỷ lệ thành công là 3,82%), điều này ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh, triển khai sản phẩm mới của DNBH, gây tốn kém chi phí nghiên cứu, thiết kế, phát triển sản phẩm BH… 
“Gỡ khó” cho doanh nghiệp bảo hiểm
Để “gỡ khó” cho DNBH, Bộ Tài chính đã gửi công văn đề nghị Hội đồng Tư vấn cải cách thủ tục hành chính (TTHC) kiến nghị Thủ tướng Chính phủ xem xét bãi bỏ quy định về đăng ký hợp đồng theo mẫu, điều kiện giao dịch chung đối với BHNT; trường hợp không bãi bỏ kiến nghị cho phép các DNBH sử dụng bộ quy tắc điều khoản đã được Bộ Tài chính phê duyệt để đăng ký với Bộ Công thương và việc đăng ký hợp đồng theo mẫu coi như hoàn tất. 
HHBHVN cũng đã có văn bản kiến nghị khó khăn của DNBH trong việc thực hiện QĐ 35 gửi Thủ tướng Chính phủ và Văn phòng Chính phủ đã gửi công văn 667/VPCP-KTTH chỉ đạo Bộ Công thương chủ trì phối hợp với các bộ liên quan để xem xét, xử lý kiến nghị của HHBHVN, đồng thời đảm bảo hoạt động kinh doanh của các DNBH.
Mới đây, ngày 25/5/2016, Hội đồng Tư vấn cải cách TTHC đã có văn bản kiến nghị gửi Thủ tướng Chính phủ với nội dung kiến nghị: Giao Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Bộ Công thương sớm hoàn thành việc xây dựng quy chế phối hợp thực hiện thủ tục đăng ký hợp đồng theo mẫu, điều kiện giao dịch chung đối với các sản phẩm BHNT theo hướng liên thông, giảm thời gian, hồ sơ thực hiện. 
Đồng thời, trước mắt, cho phép các DNBHNT được sử dụng bộ quy tắc, điều khoản và tài liệu kèm theo của sản phẩm BH đã được Bộ Tài chính phê chuẩn để đăng ký với Bộ Công thương đến khi quy chế phối hợp giữa hai bộ được ban hành.
Với nỗ lực của cơ quan quản lý, HHBHVN, DNBH, khó khăn vướng mắc trong việc thực hiện QĐ 35 của DNBHNT đã được gỡ bỏ một phần tại NĐ 73 quy định chi tiết thi hành Luật Kinh doanh BH và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Kinh doanh BH có hiệu lực từ 1/7/2016. Theo đó, tại khoản 3 điều 40, NĐ 73 quy định, Bộ Tài chính là cơ quan duy nhất tiếp nhận hồ sơ đề nghị phê chuẩn, đăng ký sản phẩm BH. Bộ Tài chính trao đổi, thống nhất với Bộ Công thương về sản phẩm BH phải thực hiện đăng ký hợp đồng theo mẫu, điều kiện giao dịch chung theo quy định tại Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng./. 
Khoản 3, Điều 40 NĐ 73 cũng quy định: Trong thời hạn 3 ngày làm việc kể từ khi có văn bản phê chuẩn sản phẩm BH, Bộ Tài chính có trách nhiệm gửi văn bản phê chuẩn sản phẩm và sản phẩm BH đến Bộ Công thương để thực hiện đăng ký hợp đồng theo mẫu, điều kiện giao dịch chung theo quy định của Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.
Hồng Chi

“AIA Việt Nam thẩm định chữ ký là bình thường”



Trao đổi với Đầu tư Chứng khoán xung quanh vụ AIA Việt Nam từ chối chi trả bảo hiểm do nghi ngờ giả mạo chữ ký người tham gia bảo hiểm, ông Trương Minh Cát Nguyên, Giám đốc Công ty TNHH MTV Dịch vụ tư vấn đại lý bảo hiểm TILA khẳng định, việc AIA Việt Nam thẩm định chữ ký là điều hết sức bình thường.





Ông Trương Minh Cát Nguyên

Mua bảo hiểm nhân thọ của AIA Việt Nam vào ngày 20/8/2015, nhưng ngay ngày hôm sau (21/8/2015), anh Nguyễn Văn Thắng (Quảng Ninh) đã qua đời vì tai nạn giao thông, trong khi bảng minh họa được lập và in trên hệ thống của AIA Việt Nam vào ngày 22/8/2015 (một ngày sau khi khách hàng qua đời) vẫn chưa tìm thấy dữ liệu của đại lý bảo hiểm.

Sau khi xem xét hồ sơ yêu cầu bồi thường, AIA Việt Nam quyết định từ chối chi trả quyền lợi bảo hiểm với lý do không trùng khớp chữ ký của anh Thắng tại hồ sơ bảo hiểm với các giấy tờ khác như biên bản tổng hợp kết quả sát hạch lái xe, giấy khám sức khỏe, tờ khai lệ phí trước bạ…, thậm chí, chữ ký và chữ viết trong các giấy tờ trên cũng không phải do cùng một người ký và viết ra.

Giả mạo chữ ký của người được bảo hiểm không còn là chuyện hiếm và hậu quả tất yếu là doanh nghiệp bảo hiểm (DNBH) từ chối chi trả bảo hiểm, rồi tranh chấp đương nhiên xảy ra. Để làm rõ những ẩn khuất đằng sau một chữ ký trong bộ hợp đồng bảo hiểm, Đầu tư Chứng khoán đã có cuộc phỏng vấn chuyên gia độc lập Trương Minh Cát Nguyên xung quanh vấn đề này.

Trường hợp nghi ngờ giả mạo chữ ký của người được bảo hiểm Nguyễn Văn Thắng trong bộ hợp đồng mua bảo hiểm nhân thọ AIA Việt Nam khiến DNBH buộc phải thẩm định lại chữ ký, chữ viết. Việc thẩm định này có được coi là bình thường không, thưa ông?

Khi xem xét bồi thường đối với bảo hiểm sinh mạng con người, DNBH thường rất thận trọng. Nếu thấy có dấu hiệu bất thường, đơn cử như mua bảo hiểm ngày hôm nay, đến ngay mai xảy ra rủi ro, thậm chí tử vong thì sự thận trọng này còn được đẩy lên tối đa. Do đó, hành động thẩm định lại chữ ký như trường hợp của AIA hay của DNBH khác do có yếu tố bất thường cũng là điều hết sức bình thường.

Thẩm định chữ viết, chữ ký là một phương pháp khoa học đã trở nên phổ biến, được pháp luật thừa nhận. Phương pháp này có thể áp dụng để xác định nhân thân của người tham gia ký kết hợp đồng bảo hiểm hay bất cứ giao kết nào khác.

Việc DNBH thẩm định chữ ký cũng như yêu cầu người được bảo hiểm phải trực tiếp ký tên trong bộ hợp đồng bảo hiểm ngay từ khi bán bảo hiểm nhằm mục đích gì, thưa ông?

Chữ ký, chữ viết (hoặc dấu vân tay) trong giao dịch bảo hiểm là một hình thức bắt buộc, nhằm xác định nhân thân của người tham gia giao kết bảo hiểm, đã hội đủ các điều kiện. Điều này nhằm khẳng định rằng người viết, ký hoặc điểm chỉ vào giao kết là chủ thể tham gia hợp đồng, có ý chí muốn được bảo hiểm sinh mạng phù hợp với quy định pháp luật.

Còn việc “soi chữ ký” thông qua việc thẩm định là để xác minh nhân thân của người được bảo hiểm nhằm xác định lại chính họ chứ không phải ai khác, đã thực hiện ý chí giao kết (hoặc cho phép giao kết) bảo hiểm sinh mạng của mình, là điều kiện tiên quyết để hợp đồng có hiệu lực.

Có ý kiến cho rằng, chữ ký chỉ là cơ sở để xác định nhân thân, nhưng ko phải là căn cứ để ràng buộc việc tham gia vào các giao dịch của các bên, nên việc từ chối bồi thường chỉ vì không đồng nhất chữ ký sẽ ảnh hưởng đến quyền lợi của khách hàng, gây tâm lý lo ngại cho người tham gia bảo hiểm. Quan điểm của ông thế nào?

Ý kiến trên sẽ làm các giao dịch dân sự trở nên phức tạp hơn rất nhiều. Điều gì khiến chúng ta phải chọn giải pháp phức tạp hóa lên nếu không vì mục đích che dấu ý đồ riêng trong giao dịch?

Trong khoa học xác định nhân thân, ngoài chữ ký, chữ viết là cơ sở mang tính phổ biến còn nhiều phương pháp khoa học khác, ví dụ: dấu vân tay, ADN, ảnh chụp, tóc, răng… Một người cẩn thận khi giao dịch sẽ tập hợp càng nhiều càng tốt các yếu tố xác định nhân thân như viết, ký và lăn tay cùng một lúc hay gửi kèm một vài sợi tóc trong bao thư cho nhà bảo hiểm giữ, kẹp trong hồ sơ để có ADN sau này đối chiếu chẳng phải sẽ đơn giản hơn nhiều khi xác định nhân thân hay sao?

Ở một hoàn cảnh khác, nếu không có yếu tố gian lận bảo hiểm thì việc ký thay hay chữ ký không đồng nhất có đáng lo không, liệu có nguy cơ bị từ chối bảo hiểm hay không?

Sẽ không thể từ chối. Từ chối bảo hiểm là do bản chất khác của vấn đề chứ không phải do chữ ký. Bản chất đó là thông qua chữ ký, có thể xác định được chính chủ mua hợp đồng bảo hiểm, khác với các giao dịch thông thường khác. Do vậy, nếu nhà bảo hiểm chứng minh không phải chính chủ giao kết, họ có thể từ chối chi trả bảo hiểm chứ không phải do chữ ký.

Tuy nhiên, việc ký thay là tuyệt đối cấm kỵ, việc điền hộ hồ sơ yêu cầu bảo hiểm cũng là điều không nên làm, trừ trường hợp đặc biệt.

Kim Lan thực hiện.


Trục lợi Bảo Hiểm có thể bị tù 10 năm

NGUỒN GỐC CỦA BẢO HIỂM NHÂN THỌ

Bảo hiểm nhân thọ là sự chia sẻ rủi ro giữa một số đông và một vài người trong số họ phải gánh chịu. Có thể nói nguyên tắc này lần đầu tiên được ghi vào lịch sử là năm 1583 ở London và hợp đồng đầu tiên được ký kết với người được bảo hiểm là William Gibbons. Trong hợp đồng thoả thuận rằng một nhóm người góp tiền và số tiền này sẽ được trả cho người nào trong số họ bị chết trong vòng một năm. Lúc đó ông William Gibbons chỉ phải đóng 32 bảng phí bảo hiểm và khi ông chết (trong năm đó), người thừa kế của ông được hưởng số tiền 400 bảng.

Hợp đồng bảo hiểm nhân thọ ra đời đầu tiên vào năm 1583 ở London nhưng đến năm 1759 công ty bảo hiểm nhân thọ đầu tiên mới ra đời, công ty bảo hiểm Philadelphia của Mỹ, tuy nhiên chỉ bán các hợp đồng bảo hiểm cho các con chiên trong nhà thờ của họ. Tiếp theo là Anh năm 1765, Pháp năm 1787, Đức năm 1828, Nhật Bản năm 1881, Hàn quốc năm 1889, Singapore năm 1909.
Năm 1860 bắt đầu xuất hiện mạng lưới đại lý bảo hiểm nhân thọ. Theo số liệu ngân hàng và học viện bảo hiểm nhân thọ của Nhật Bản thì Nhật Bản là nước đứng đầu về tỷ lệ phí bảo hiểm nhân thọ theo đầu người là 1909 USD/người (1994) .
Năm 1990 phí bảo hiểm nhân thọ của Châu Á chiếm 33,8% tổng số phí bảo hiểm nhân thọ trên toàn thế giới. Năm 1993, tổng số phí bảo hiểm của các nước Đông Á là 6,1 tỷ USD, trong đó doanh số bảo hiểm nhân thọlà 45,1 tỷ USD chiếm 73%, doanh số của bảo hiểm phi nhân thọ là 16 tỷ USD chiếm 27%.
NGUỒN GỐC CỦA BẢO HIỂM NHÂN THỌ

Phí bảo hiểm nhân thọ của một số nước trên thế giới năm 1993.
Tên nướcPhí BHNT (triệu USD)Cơ cấu phí BHNTPhí BHNT trên đầu người (USD/1000 người)Tỷ lệ phí BHNT trên GDP (%)
Hàn Quốc28717,4379,666512018,68
Nhật Bản236457,6273,8619098705,61
Đài Loan6798,6068,773253113,14
Singapore1039,9262,423586201,89
Philippin735,7459,43112941,38
Thái Lan1140,9243,64194700,92
Malaisia923,946,45481251,43
Indonesia372,9830,2519740,26
Mỹ216510,7441,448382233,41
Đức42689,139,385241382,25
Pháp47673,3556,558263203,80
Anh66093,8564,5711414507,00
Nguồn:Swiss Re3/1995
Qua số liệu ở bảng trên ta thấy các nước ở khu vực Đông Nam Á mà có nền kinh tế có những nét tương đồng như nước ta như: Thái Lan, Philippin, Malaisia... ở đó có tỷ lệ phí bảo hiểm nhân thọ gần bằng với tỷ lệ phí phi nhân thọ. Như vậy chúng ta có thể tin tưởng rằng bảo hiểm nhân thọ ở nước ta chắc chắn sẽ phát triển mạnh trong thời gian tới.

Tại Việt Nam:

Trước năm 1954, ở miền Bắc những người làm việc cho Pháp đã mua bảo hiểm nhân thọ và một số gia đình đã được hưởng quyền lợi từ các hợp đồng bảo hiểm này. Các hợp đồng bảo hiểm trên đều do các công ty bảo hiểm của Pháp trực tiếp thực hiện.
Trong những năm 1970, 1971 ở miền Nam công ty bảo hiểm Hưng Việt đã triển khai một số loại hình bảo hiểm nhân thọ như: an sinh giáo dục, bảo hiểm trường sinh (bảo hiểm nhân thọ cả đời), bảo hiểm có thời hạn 5,10 năm hay 20 năm. Nhưng công ty này hoạt động trong thời gian rất ngắn chỉ 1-2 năm nên hầu hết người dân chưa biết nhiều về loại hình bảo hiểm này.
Năm 1987, Tổng công ty Bảo hiểm Việt Nam (Bảo Việt) đã tổ chức nghiên cứu đề tài: "Lý thuyết về bảo hiểm nhân thọ và sự vận dụng vào thực tế Việt Nam" đã được Bộ Tài chính công nhận là đề tài cấp bộ. Qua việc đánh giá các điều kiện kinh tế - xã hội của Việt Nam, năm 1990 Bộ Tài chính đã cho phép Bảo Việt triển khai "bảo hiểm sinh mạng cá nhân - một loại hình ngắn hạn của bảo hiểm nhân thọ ". Đến hết năm 1995 đã có trên 500000 người tham gia bảo hiểm với tổng số phí trên 10 tỷ VND. Qua việc nghiên cứu tác dụng cũng như sự cần thiết phải có một loại hình bảo hiểm mới - bảo hiểm nhân thọ ở Việt Nam, ngày 10/3/1996 Bộ Tài chính đã ký quyết định số 281/TC/TCNH cho phép Bảo Việt triển khai hai loại hình bảo hiểm nhân thọ: bảo hiểm nhân thọ có thời hạn 5-10 năm và chương trình đảm bảo cho trẻ em đến tuổi trưởng thành (an sinh giáo dục).
Ngày 22/6/1996 Bộ Tài chính ký quyết định số 568/TC/QĐ/TCCB thành lập công ty Bảo hiểm nhân thọ (Bảo Việt nhân thọ) từ đó Bảo Việt nhân thọ tiến hành các hoạt động nhằm triển khai tốt các loại hình bảo hiểm này một cách khẩn trương.
Hoạt động bảo hiểm nhân thọ ngày càng phát triển và giữ vai trò quan trọng trong mỗi nền kinh tế. Đối với các tổ chức và cá nhân điều này có thể thấy rõ qua tác dụng của bảo hiểm nhân thọ.


 
Ky nang ban hang ky-nang-ban-hang
10 10 1125 (c) by
Google kiến thức về bảo hiểm