chia sẻ

Một đời cho con


Buổi chiều cơm nước xong, anh bắc ghế ra ngồi trước nhà. Mặt trăng lên sớm, đã ló dạng sau ngọn cây dừa. Trong nhà, dọn dẹp đâu đó xong, chị bước đến bên cái cát - xét cũ kỹ, nhấn nút, có tiếng nói phát ra.
Đó là tiếng học bài của thằng con lớn. Hồi còn ở nhà, thằng bé thường thu bài học vào băng, rồi mở ra nghe như một cách học bài. Giờ cả hai đứa con đều ở xa, mỗi khi buồn, nhớ con, anh chị lại mở ra nghe.
Anh làm bảo vệ cơ quan ban ngày, tánh anh chịu thương, chịu khó, chẳng bao giờ anh làm mích lòng ai. Suốt ngày anh quét tước, dọn dẹp, nhặt nhạnh những thứ phế thải: từ vỏ thùng carton, giấy vụn, đến những bao bì gỗ tạp về làm chất đốt, cơ quan ai cũng thương tánh anh hiền lành, chăm chỉ, tiết kiệm. Chị đi bán vé số, số tiền nhỏ nhoi kiếm được anh chị dồn hết cho hai con đi học. Được cái, thằng con lớn của anh chị học rất giỏi, chăm chỉ, biết phận con nhà nghèo, thằng bé chẳng bao giờ xin đi học thêm, suốt ngày cắm cúi hết giải bài tập ở sách toán này, đến bài tập ở sách toán khác, muốn tìm hiểu gì thêm là vào thư viện.
Tốt nghiệp phổ thông, thằng bé đậu vào Đại học Bách khoa với điểm số rất cao. Những năm tháng con học đại học, để có tiền lo cho con, anh chị lao vào nuôi heo. Chiều về, anh tranh thủ đi chở nước cơm cho chị nấu cháo heo. Một đời tiết kiệm dành dụm nuôi con, anh chị chẳng từ nan việc gì: cơ quan hay nhà ai cần giúp việc gì, anh đều đến làm để nhận những khoản bồi dưỡng nhỏ nhoi. Thậm chí, trên sân thượng cơ quan có một luống đất trồng hoa, từ lâu chẳng ai buồn để ý, cũng được anh đánh luống trồng hẹ, trồng hành... Nói chung, để có tiền cho con ăn học, anh chị chẳng nề hà một việc gì, dù khó khăn, cực nhọc đến đâu. Đứa con gái thứ hai của anh chị cũng học giỏi không kém anh, anh chị càng gắng sức hơn để nó có thể vào đại học giống như anh nó.
Thằng anh học đến năm thứ tư là lúc con em đậu tiếp vào Đại học Kinh tế. Năm năm học đại học của thằng anh rồi cũng trôi qua, với biết bao sự hy sinh của anh chị. Chị không hề biết một tấm áo mới, anh không dám hút một điếu thuốc, hay khề khà ngồi quán với ai. Thằng con đầu tốt nghiệp với tấm bằng đỏ, được nhận ngay vào làm ở một công ty lớn, đã có thể tự nuôi thân. Trong năm đầu anh chị còn phải chu cấp cho đứa con gái, đến năm thứ hai ổn định hơn, hai anh em đã có thể tự lo liệu cho nhau.
Giờ thì cuộc sống của anh chị đã thảnh thơi nhiều, những lo lắng về tiền bạc đã giảm đi, tuy vẫn còn khó khăn, nhưng không như những ngày phải nuôi cả hai con đi học ở thành phố. Nhưng, căn nhà giờ lại trống trải quá, heo cúi không nuôi nữa, lương anh cộng với tiền bán vé số hàng ngày của chị không nhiều gì nhưng cũng đủ cho anh chị chi tiêu. Những lúc thảnh thơi thế này, anh chị lại thấy nhớ con da diết. Mỗi khi nhớ con, chị lại mở những cuộn băng cát - xét ngày trước chúng học bài thu vào đó. Niềm vui duy nhất của anh chị giờ là nhận được thư của hai con, nghe hai con kể chuyện đi làm, chuyện học hành ở thành phố.
Đến giờ anh chị vẫn còn chở nhau trên chiếc xe đạp, buổi sáng anh đưa chị đến nơi lấy vé số, rồi mỗi người mỗi ngả. Trưa chị tạt qua cơ quan ăn cơm với anh, chiều anh lại đến đại lý vé số chở chị về nhà. Mọi người khen anh chị có phước, dù vẫn còn trong cảnh nghèo, nhưng nghĩ cho cùng, so với nhiều gia đình khác thì mấy ai được như anh chị? Con cái là vốn liếng to tát nhất của cha mẹ. Tài sản quý báu nhất của anh chị giờ là kiến thức của hai con, phải chăng đó cũng là một cách làm giàu của người chịu thương chịu khó: gầy dựng cho con cái nên người.
Chuyện gia đình anh bảo vệ ở cơ quan tôi là một câu chuyện có thật, hiếm thấy trong thời buổi này. Bao nhiêu người giàu có ngồi trên đống tiền chắc gì đã có được hạnh phúc như vợ chồng anh?

Photo: Một đời cho con Buổi chiều cơm nước xong, anh bắc ghế ra ngồi trước nhà. Mặt trăng lên sớm, đã ló dạng sau ngọn cây dừa. Trong nhà, dọn dẹp đâu đó xong, chị bước đến bên cái cát - xét cũ kỹ, nhấn nút, có tiếng nói phát ra. Đó là tiếng học bài của thằng con lớn. Hồi còn ở nhà, thằng bé thường thu bài học vào băng, rồi mở ra nghe như một cách học bài. Giờ cả hai đứa con đều ở xa, mỗi khi buồn, nhớ con, anh chị lại mở ra nghe. Anh làm bảo vệ cơ quan ban ngày, tánh anh chịu thương, chịu khó, chẳng bao giờ anh làm mích lòng ai. Suốt ngày anh quét tước, dọn dẹp, nhặt nhạnh những thứ phế thải: từ vỏ thùng carton, giấy vụn, đến những bao bì gỗ tạp về làm chất đốt, cơ quan ai cũng thương tánh anh hiền lành, chăm chỉ, tiết kiệm. Chị đi bán vé số, số tiền nhỏ nhoi kiếm được anh chị dồn hết cho hai con đi học. Được cái, thằng con lớn của anh chị học rất giỏi, chăm chỉ, biết phận con nhà nghèo, thằng bé chẳng bao giờ xin đi học thêm, suốt ngày cắm cúi hết giải bài tập ở sách toán này, đến bài tập ở sách toán khác, muốn tìm hiểu gì thêm là vào thư viện. Tốt nghiệp phổ thông, thằng bé đậu vào Đại học Bách khoa với điểm số rất cao. Những năm tháng con học đại học, để có tiền lo cho con, anh chị lao vào nuôi heo. Chiều về, anh tranh thủ đi chở nước cơm cho chị nấu cháo heo. Một đời tiết kiệm dành dụm nuôi con, anh chị chẳng từ nan việc gì: cơ quan hay nhà ai cần giúp việc gì, anh đều đến làm để nhận những khoản bồi dưỡng nhỏ nhoi. Thậm chí, trên sân thượng cơ quan có một luống đất trồng hoa, từ lâu chẳng ai buồn để ý, cũng được anh đánh luống trồng hẹ, trồng hành... Nói chung, để có tiền cho con ăn học, anh chị chẳng nề hà một việc gì, dù khó khăn, cực nhọc đến đâu. Đứa con gái thứ hai của anh chị cũng học giỏi không kém anh, anh chị càng gắng sức hơn để nó có thể vào đại học giống như anh nó. Thằng anh học đến năm thứ tư là lúc con em đậu tiếp vào Đại học Kinh tế. Năm năm học đại học của thằng anh rồi cũng trôi qua, với biết bao sự hy sinh của anh chị. Chị không hề biết một tấm áo mới, anh không dám hút một điếu thuốc, hay khề khà ngồi quán với ai. Thằng con đầu tốt nghiệp với tấm bằng đỏ, được nhận ngay vào làm ở một công ty lớn, đã có thể tự nuôi thân. Trong năm đầu anh chị còn phải chu cấp cho đứa con gái, đến năm thứ hai ổn định hơn, hai anh em đã có thể tự lo liệu cho nhau. Giờ thì cuộc sống của anh chị đã thảnh thơi nhiều, những lo lắng về tiền bạc đã giảm đi, tuy vẫn còn khó khăn, nhưng không như những ngày phải nuôi cả hai con đi học ở thành phố. Nhưng, căn nhà giờ lại trống trải quá, heo cúi không nuôi nữa, lương anh cộng với tiền bán vé số hàng ngày của chị không nhiều gì nhưng cũng đủ cho anh chị chi tiêu. Những lúc thảnh thơi thế này, anh chị lại thấy nhớ con da diết. Mỗi khi nhớ con, chị lại mở những cuộn băng cát - xét ngày trước chúng học bài thu vào đó. Niềm vui duy nhất của anh chị giờ là nhận được thư của hai con, nghe hai con kể chuyện đi làm, chuyện học hành ở thành phố. Đến giờ anh chị vẫn còn chở nhau trên chiếc xe đạp, buổi sáng anh đưa chị đến nơi lấy vé số, rồi mỗi người mỗi ngả. Trưa chị tạt qua cơ quan ăn cơm với anh, chiều anh lại đến đại lý vé số chở chị về nhà. Mọi người khen anh chị có phước, dù vẫn còn trong cảnh nghèo, nhưng nghĩ cho cùng, so với nhiều gia đình khác thì mấy ai được như anh chị? Con cái là vốn liếng to tát nhất của cha mẹ. Tài sản quý báu nhất của anh chị giờ là kiến thức của hai con, phải chăng đó cũng là một cách làm giàu của người chịu thương chịu khó: gầy dựng cho con cái nên người. Chuyện gia đình anh bảo vệ ở cơ quan tôi là một câu chuyện có thật, hiếm thấy trong thời buổi này. Bao nhiêu người giàu có ngồi trên đống tiền chắc gì đã có được hạnh phúc như vợ chồng anh?

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

 
Ky nang ban hang ky-nang-ban-hang
10 10 1125 (c) by
Google kiến thức về bảo hiểm