chia sẻ

BẢO HIỂM NHÂN THỌ - KHI BÁO HIẾU TRỞ THÀNH GÁNH NẶNG

Xã hội Việt Nam hiện nay bắt đầu dần quen với các mô hình chăm sóc người cao tuổi như viện dưỡng lão, bảo hiểm nhân thọ, câu lạc bộ hưu trí, chính sách dành cho người già neo đơn, nhưng nhận thức gia đình theo truyền thống vẫn ủng hộ việc con cái phụng dưỡng cha mẹ lớn tuổi. 

BẢO HIỂM NHÂN THỌ - KHI BÁO HIẾU TRỞ THÀNH GÁNH NẶNG
Cụ Trần Thị Nguy ở xã An Thạnh, huyện Thạnh Phú, tỉnh Bến Tre năm nay đã 113 tuổi

Tuy nhiên, có một sự thật là dường như ngày nay lớp trẻ ít quan tâm đến cha mẹ, thường đòi hỏi cha mẹ phải hiểu mình hơn là chịu tìm hiểu cha mẹ...Giờ đây thế hệ cha mẹ lớp trung niên 50 tuổi trở lên vừa lo cho ông bà, vừa lo ngay ngáy con cái sẽ... từ bỏ mình khi về già.

Khi báo hiếu trở thành gánh nặng

Những bậc cha mẹ trung niên này dù có lúc giật mình vì lâu không qua lại thăm hỏi gia đình, thấy cụ già mưu sinh ngoài đường cũng thảng thốt không rõ sức khỏe thân sinh ở quê nhà ra sao, tham dự lễ chúc thọ hay thăm hỏi phụ huynh đồng nghiệp ở bệnh viện cũng chạnh lòng mẹ già côi cút một mình ở quê xa, đọc một vụ việc con cái đánh đập, khởi kiện cha mẹ cũng nổi giận trách kẻ bất nhân...

Nhưng để gọi một cú điện thoại, mua một tấm áo, miếng quà hay xén bớt ngày nghỉ để về chơi với đại gia đình thì chuyện đó... lớn quá, còn việc cỏn con là nấu một bữa ăn, đấm lưng bóp tay cho mẹ thì... nhỏ quá, nghĩ không ra!

Tình trạng này thậm chí diễn ra ngay cả khi cả tam tứ đại đồng đường sống chung một mái nhà, tức có nhiều điều kiện hơn để quan tâm nhau. Đôi khi sống chung cũng khiến tình cảm bị nhàm chán, thấy đó cứ nghĩ còn đó, bày tỏ tình cảm lúc nào chả được, đâm ra thờ ơ.

Sống chung với cha mẹ giờ ít thấy cảnh con cái cơm bưng nước rót mà có khi là ông bà còng lưng lo chăm cháu, quán xuyến trông nom cây cảnh, đóng mở cửa con cái về khuya, đổ rác, cắm nhang bàn thờ và dắt chú cún đi giải quyết nỗi buồn (nếu có).

Cha mẹ phụng sự hay “có hiếu” với con cháu giờ bỗng trở thành nghĩa vụ thiêng liêng, không chỉ gia đình mà cả xã hội còn dựa vào đó để đòi hỏi hay trách móc nếu cha mẹ không chu toàn.

Hiện nay quan điểm tự do cá nhân của phương Tây đang được giới trẻ ủng hộ, khiến việc báo hiếu từ một giá trị tốt đẹp bỗng trở thành gánh nặng và nỗi sợ hãi.

Tìm mọi cách thoát khỏi sự bảo bọc của gia đình còn được xem là bằng chứng của sự trưởng thành, nếu không ở riêng được vì còn nhận tiền “trợ cấp thất nghiệp” từ cha mẹ thì ít ra cũng phải đứng ngoài những nghĩa vụ, nỗi lo, xung đột mà hầu như nhà nào cũng có. Nhiều bạn trẻ tự hào mình không tiêu tiền của bố mẹ hơn là bị dằn vặt vì mình không chăm lo cho bố mẹ.

Có không ít con cái đùn đẩy, kèn cựa nhau chuyện đóng góp nuôi các bậc sinh thành, có người vun vén tổ ấm cá nhân hơn là mái nhà cha mẹ, con trai không thích ở rể, con gái không thích làm dâu.

Trách nhiệm của xã hội
Một người già run rẩy, đi “siêu chậm”, làm cái gì cũng hỏng, chống chọi với bệnh tật, dãi nhớt là hình ảnh không dễ chịu, nhưng nếu con cái biết rằng ngày bé mình cũng có lúc y chang như thế nhưng lại được cha mẹ yêu thương vô điều kiện thì liệu có điều gì đủ để bù đắp được công lao dưỡng dục đó ngoài tình yêu dành cho bậc sinh thành...

BẢO HIỂM NHÂN THỌ - KHI BÁO HIẾU TRỞ THÀNH GÁNH NẶNG



Ít ai thấy rằng tính độc lập không loại trừ sự gắn bó tình thâm, rằng đạo lý báo hiếu phương Đông là một giá trị tốt đẹp chứ không phải là tình trạng hủ lậu, nó chỉ xấu xa khi bị lạm dụng trong việc đánh giá và cân đong thứ không thể đo lường là sự hiếu thảo của con cháu đối với ông bà cha mẹ.

Thế hệ trẻ cho rằng mình không hề vô tâm, với họ, đạo lý phụng dưỡng không có tính bắt buộc mà là vấn đề thuộc phạm trù đạo đức và không mâu thuẫn gì với chính sách người già của xã hội; một xã hội tiến bộ và phát triển thì phải có hệ thống an sinh bền vững cho các đối tượng chứ không phải chăm chăm đòi hỏi sự hiếu để của con cái với bố mẹ.

Một người già bị bỏ rơi là trách nhiệm của xã hội, cần giúp đỡ họ trước chứ không phải chờ con cái về giải quyết. Vậy một khi đạo hiếu không có tính pháp lý, bắt buộc và không thể... bỏ tù một người vì tội không phụng dưỡng cha mẹ già thì liệu pháp luật có thể làm được gì?

Thật sự thì có, đó là việc quy kết các hành vi bạc đãi, đánh đập, làm nhục cha mẹ để có hình thức xử phạt thích hợp. Dù vậy, thật đau xót khi phải áp dụng những cách thức này để đánh thức lòng hiếu
thảo từ phía con cái.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

 
Ky nang ban hang ky-nang-ban-hang
10 10 1125 (c) by
Google kiến thức về bảo hiểm