chia sẻ

HƯỚNG DẪN XÁC ĐỊNH HỆ SỐ ĐIỂM CÁ NHÂN TRONG LÀM BÀI TẬP NHÓM

HƯỚNG DẪN XÁC ĐỊNH HỆ SỐ ĐIỂM CÁ NHÂN  TRONG LÀM  BÀI TẬP NHÓM
HƯỚNG DẪN XÁC ĐỊNH HỆ SỐ ĐIỂM CÁ NHÂN
TRONG LÀM  BÀI TẬP NHÓM
Bài tập nhóm là nhiệm vụ môn học được giao cho nhiều sinh viên cùng thực hiện. Kết quả cuối cùng có thể là bài thu hoạch, sản phẩm phần mềm, báo cáo,…Sau khi bài tập nhóm được giảng viên đánh giá và cho điểm bài tập của cả nhóm. Có nhiều cách để tính điểm cho từng cá nhân:
  • Cách 1: Giảng viên cho điểm từng sinh viên, căn cứ trên thái độ và kết quả công việc đươc giao.  Ví dụ nhóm H gồm 5 thành viên. Điểm bài tập của cả nhóm đạt 8 điểm.  Giảng viên lần lượt chấm điểm từng người, chị Hương là thành viên của nhóm được cho 6 điểm. Anh Thành một thành viên khác được 9 điểm.
  • Cách 2: Nhóm sinh viên tự đánh giá và xác định hệ số điểm cá nhân của từng thành viên. Hệ số này nhân với điểm bài tập của cả nhóm sẽ thành điểm bài tập nhóm của thành viên đó. Ví dụ nhóm A gồm 6 thành viên có bài tập nhóm được giảng viên cho 7 điểm.  Anh Hà là một thành viên có hệ số điểm cá nhân là 1.2. Điểm cá nhân của anh Hà là 8 điểm (8.4 = 7 x 1.2, làm tròn).
  • Cách 3: Nhóm sinh viên tự đánh giá và xác định hệ số điểm cá nhân theo cách 2. Giảng viên lấy đó làm căn cứ tham khảo và đưa điều chỉnh phù hợp của mình trên hệ số điểm cá nhân của từng thành viên. Giảng viên cũng có thể nhất trí hoàn toàn với nhóm sinh viên và không điều chỉnh những hệ số này.

Tài liệu này đưa ra một số phương pháp xác định hệ số điểm cá nhân trong bài tập nhóm. Đây là tài liệu tham khảo cho sinh viên và giảng viên. Thầy cô và anh chị có thể sử dụng một trong các phương pháp này. Cũng có thể  đưa ra phương pháp xác định hệ số cá nhân khác. Trong trường hợp giảng viên quyết định sử dụng cách riêng. Thầy cô vui lòng cung cấp tài liệu hướng dẫn sinh viên sử dụng phương pháp đó trước lớp môn học.

NGUYÊN TẮC CHUNG CỦA TÍNH HỆ SỐ ĐIỂM CÁ NHÂN


Một số nguyên tắc chung phải tuân thủ:
  • Thành viên đóng góp càng nhiều, có hệ số càng cao.
  • Thành viên không đóng góp (hoàn toàn không tham gia) có hệ số bằng 0 (không)
  • Tổng số quỹ điểm cần phải được tôn trọng. Ví dụ như: nhóm có 5 người, trong đó có 4 người tham gia vào làm bài tâp, 1 người không. Bài tập được giảng viên chấm 7 điểm, thì tổng quy điểm tối đa mà nhóm có là 7 x 4 =  28 điểm. Nhóm không thể chia điểm cho các thành viên vượt quá số 28 điểm này.
  • Hệ số nên dao động trong một khoảng nhất định.  Nhằm đảm bảo tính cùng làm, cùng chịu trách nhiệm của nhóm. Khuyến cáo nên dao động từ 0.5 (thấp nhất) đến 1.2 (cao nhất)
  • Không nên có quá nhiều mức hệ số vì sẽ khó xác định. Ví dụ chấp nhận được cho hệ số cá nhân:
Thành viên
Hệ số điểm cá nhân
Ghi chú
Nguyễn Thị Hà Anh
1.2
Đóng góp lớn vào công việc chung, làm tốt công việc của mình. Giúp đỡ người khác.
Trần Văn Dũng
1
Hoàn thành nhiệm vụ. Tuân thủ kỉ luật
Đinh Duy Hà
1
Hoàn thành nhiệm vụ. Tuân thủ kỉ luật.
Nguyễn Ngân Khánh
0.8
Hoàn thành nhiệm vụ. Cần trợ giúp nhiều từ thành viên khác.
Nguyễn Chí Mạnh
0.5
Chưa hoàn thành nhiệm vụ. Được trợ giúp những chưa phối hợp được để hoàn thành.

PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH HỆ SỐ ĐIỂM CÁ NHÂN


CHẤM THEO TỪNG TIÊU CHÍ LÀM VIỆC NHÓM


Đây là phương pháp THÔNG DỤNG VÀ ĐƯỢC KHUYẾN KHÍCH. Trong phương pháp này các thành viên sẽ lần lượt đánh giá nhau và tự đánh giá bản thân theo các tiêu chí làm việc nhóm. Ưu điểm của phương pháp là các thành viên sẽ hiểu kĩ hơn các tiêu chí cần tuân thủ. Bên cạnh đó mỗi người sẽ hiểu rõ hơn về đánh giá của các thành viên khác với công việc của họ. Về dài hạn nhóm sẽ dần làm việc tốt hơn.  Nhược điểm là phải đánh giá lần lượt tất cả các thành viên và phải cộng điểm. Với những thành viên không quan tâm đến công việc của nhóm. Đánh giá của họ nên chỉ để tham khảo, và được bỏ qua khi cộng vào kết quả cuối. Nhược điểm tiếp theo là nhóm không bàn luận, dẫn đến nhiều bất đồng không được giải quyết.
Cần thực hiện phương pháp này theo ba bước sau.
Bước 1.  Lập bảng đánh giá tiêu chí làm việc nhóm:
Trong ví dụ dưới đây từng thành viên của nhóm G lần lượt đánh giá bản thân và những người khác trong nhóm:

Thành viên đánh giá: Nguyễn Văn An   Nhóm: G    
Điểm tiêu chí từ 1 đến 5 (5 là cao nhất, 1 là thấp nhất)
STT
Thành viên
Làm phần việc được giao đúng hạn
Giao tiếp và phối hợp tốt với thành viên khác trong nhóm
Sẵn sàng giúp đỡ. Cùng tham gia giải quyết vấn đề chung.
Tuân thủ quy định chung của nhóm
Đánh giá chung
(1)
(2)
(3)
(4)
(5)
(6)
(7) = (3) + (4) + (5) + (6)
1
Nguyễn Văn An
5
4
4
4
17
2
Trần Thị Hải
3
3
4
3
13
3
Vũ Thùy
4
4
4
4
16
4
Trịnh Hồng Vân
3
3
3
4
13

Bước 2: Tổng điểm đánh giá của các thành viên
Tổng điểm của các thành viên được sắp xếp vào bảng tổng kết:

STT
Thành viên
Điểm tự đánh giá và được đánh giá
Tổng kết
Nguyễn Văn An
Trần Thị Hải
Vũ Thùy
Trịnh Hồng Vân
(1)
(2)
(3)
(4)
(5)
(6)
(7) = (3) + (4) + (5) + (6)
1
Nguyễn Văn An
17 (tự đg)
16
18
18
69
2
Trần Thị Hải
13
15 (tự đg)
15
11
54
3
Vũ Thùy
16
14
15 (tự đg)
13
58
4
Trịnh Hồng Vân
13
14
15
13 (tự đg)
55

Bước 3: Nhóm trưởng đưa ra mức hệ số cuối cùng
Căn cứ trên số điểm tổng của các thành viên, nhóm trưởng có thể đưa ra kết quả đánh giá cuối cùng hợp lý nhất cho nhóm.
Tiếp theo của ví dụ trên, nhóm trưởng có thể đưa ra bảng hệ số điểm cá nhân như sau:
STT
Thành viên
Tổng kết
Hệ số điểm cá nhân
Điểm của cá nhân (giả sử giảng viên cho nhóm 7 điểm; và đồng ý với hệ số điểm cá nhân mà nhóm tự xác định)
Ghi chú
(1)
(2)
(3)
(4)
(5)
(6)
1
Nguyễn Văn An
69
1.2
8
8.4  = 7 x 1.2
2
Trần Thị Hải
54
0.8
6
5.6
3
Vũ Thùy
58
1.0
7
7.0
4
Trịnh Hồng Vân
55
0.8
6
5.6

DỰA TRÊN NHẬN XÉT CHUNG CỦA NHÓM


Một cách làm thông dụng khác là nhóm bàn luận và thống nhất ý kiến. Không dựa trên từng tiêu chí cụ thể.  Qua đó xác định hệ số thành viên của từng người. Bàn luận của nhóm có thể được thực hiện offline hoặc online.
Ví dụ về đánh giá điểm thành viên dựa trên nhận xét chung:
STT
Thành viên
Nhận xét của nhóm
Hệ số điểm cá nhân
Điểm của cá nhân (giả sử giảng viên cho nhóm 7 điểm; và đồng ý với hệ số điểm cá nhân mà nhóm tự xác định)
Ghi chú
(1)
(2)
(3)
(4)
(5)
(6)
1
Nguyễn Văn An
Hoàn thành tốt nhiệm vụ. Giúp đỡ nhiều từng thành viên trong nhóm. Có nhiều sáng kiến.
1.2
8
8.4  = 7 x 1.2
2
Trần Thị Hải
Cần giúp đỡ nhiều.
0.8
6
5.6
3
Vũ Thùy
Đảm bảo công việc. Luôn đúng quy định nhóm.
1.0
7
7.0
4
Trịnh  Lã Uyên
Hoàn thành. Nhưng trễ hẹn sản phẩm. Có giúp đỡ thành viên khác.
0.8
6
5.6
5
Trần Thanh Vân
Không tham gia làm bài tập.
0
0


Cách làm trên có tính chủ quan cao. Nên áp dụng cách này đối với những nhóm có kĩ năng làm việc nhóm tốt và đã quen nhau. Khi đó nhóm có thể chia sẻ nhiều hơn và càng hiểu nhau.

CÂU HỎI THƯỜNG GẶP


[QA10] Hỏi: Có thể cho điểm các thành viên bằng nhau không ?
Trả lời: Có thể. Hệ số của tất cả các thành viên lúc đó bằng 1. Nhưng KHÔNG NÊN, vì trong nhóm luôn có người làm tốt hơn và kém hơn. Đánh giá như thế sẽ làm nhóm mất động lực. Nhóm trưởng cũng không được đánh giá cao.

[QA20] Hỏi: Có thể cho tất cả thành viên nhóm điểm cao được không, ví dụ với hệ số là 1.1 hoặc 1.2 cho tất cả mọi người?
Trả lời: KHÔNG. Vì ta phải giữ nguyên tắc bảo toàn tổng điểm tối đa. Ví dụ như nhóm có 4 thành viên tham gia làm bài tập. Sản phẩm của nhóm được giảng viên cho 7 điểm. Ta có tổng 28 điểm. Nếu các thành viên có điểm là 7, 7, 8, 8, thì tổng điểm ta đã chia là 30 điểm. Vượt quá 28 điểm mà nhóm có. Nếu điểm cá nhân lần lượt là 5, 7, 7, 8. Thì ta đã dùng hết 27 điểm. Chưa vượt mức 28 điểm. Và phân bổ có thể sẽ hợp lý hơn.

[QA30] Hỏi: Hệ số điểm cá nhân của một thành viên có thể vượt trội cả nhóm. Ví dụ hệ số là 1.4 có được không?
Trả lời: KHÔNG. Vì dù sao cũng là nguyên tắc cùng chịu trách nhiệm.  Ví dụ nếu nhóm là làm bài trung bình và được 6 điểm. Thì thành viên xuất xắc nhất cũng chỉ nên có hệ số 1.2 ( 6 x 1.2 = 7.2, làm tròn thành 7 điểm). Không thể nhóm thì trung bình, còn một thành viên thì lại là loại giỏi (ví dụ không nên là 6 x 1.4 = 8.4, làm tròn thành 8 điểm).

[QA40] Hỏi: Để nhóm tự đánh giá hệ số điểm thành viên có thể có những bất đồng và bất công. Liệu giải pháp tốt có phải là nhóm chỉ nên làm đến sản phẩm của nhóm, còn việc đánh giá thành viên hãy để giảng viên thực hiện?
Trả lời. Đã làm bài tập nhóm thì tinh thần của nhóm cần phải được tôn trọng. Dù muốn hay không thì việc các thành viên tự đánh giá nhau cũng là cần thiết. Giảng viên sẽ tham khảo kết quả này. Sau đó có thể đồng ý ngay hoặc có điều chỉnh nếu cần.
Cần lưu ý là làm việc nhóm, ngoài việc tạo ra sản phẩm cụ thể. Thì còn để nâng cao kỹ năng làm việc nhóm của người học. Để có kỹ năng làm việc nhóm tốt, thì việc đánh giá và được người khác đánh giá là rất quan trọng.

[QA50] Hỏi: Tôi không đồng ý với hệ số điểm được nhóm xác định cho mình? Tôi phải làm gì?
Trả lời: Thứ nhất bạn cần có những lí do cụ thể và thuyết phục để trình bày với nhóm. Nếu bạn cảm vẫn cảm thấy không công bằng, bạn có thể trao đổi với giảng viên.

[QA60] Hỏi: Nếu giảng viên không có yêu cầu cụ thể thì nhóm nên dùng phương pháp nào?
Trả lời: Trên đây là 02 phương pháp được khuyến cáo. Bạn nên dùng phương pháp chấm điểm trên từng tiêu chí. Vì phương pháp này là khách quan hơn. Khi cần trao đổi kĩ hơn với giảng viên, thành viên trong nhóm cũng sẽ dễ dàng hơn.


[QA70] Hỏi: Trong cùng một lớp môn học. Có thể xảy ra trường hợp các  nhóm khác nhau dùng phương pháp khác nhau để xác nhận hệ số điểm không?
Trả lời: Nếu giảng viên không có yêu cầu, thì các nhóm sẽ tự xác định phương pháp. Lúc đó phương pháp của từng nhóm có thể  hoàn toàn khác nhau.

[QA80]Hỏi: Nếu sử dụng phương pháp chấm trên từng tiêu chí thì còn có những tiêu chí nào khác không? Có phải các nhóm phải dùng đúng các tiêu chí trên và với thang điểm từ 1 đến 5?
Trả lời: Các tiêu chí và thang điểm cho tiêu chí chỉ là để tham khảo và được khuyến cáo. Bạn hoàn toàn có thể đưa ra một bộ tiêu chí khác. Điểm quan trọng là bộ tiêu chí này được nhóm thông qua.

[QA90]Hỏi: Ngoài các phương pháp đã nêu, có phương pháp các để đánh giá hệ số điểm thành viên hay không?
Trả lời: Còn có nhiều phương pháp khác. Trên đây là 02 phương pháp tiện dụng. Được chúng tôi khuyến cáo.

[QA100]Hỏi: Giảng viên có thể sửa các hệ số điểm cá nhân của các thành viên không?
Trả lời: Có. Căn cứ trên công việc thực tế. Giảng viên có thể sửa hệ số điểm của từng thành viên. Cần lưu ý ở đây là khi làm việc nhóm giảng viên sẽ luôn tham khảo ý kiến của nhóm trước và trong nhiều trường hợp sẽ đồng ý với hệ số đó. Nếu các thành viên thực sự công tâm trong đánh giá.

[QA110]Hỏi: Tài liệu, bảng biểu dùng để xác định hệ số điểm cá nhân có cần phải lưu trữ không?
Trả lời: CÓ. RẤT QUAN TRỌNG. Vì đây là minh chứng quan trọng của hoạt động nhóm, chúng ta cần phải lưu giữ nó. Trong trường hợp có những câu hỏi liên quan (ví dụ của giảng viên với cách đánh giá một thành viên cụ thể) chúng ta cần có minh chứng và căn cứ để trả lời.
 
[QA120]Hỏi:  Nếu điểm của một thành viên vượt quá điểm tối đa (10 điểm) thì sẽ tính như thế nào?
Trả lời: Có trường hợp như vậy. Đây là trường hợp khi nhóm rất xuất xắc và trong đó lại có cá nhân nổi trội. Ví dụ bài tập của nhóm G được giảng viên cho 9 điểm. Anh Phương, thành viên của nhóm có hệ số điểm cá nhân là 1.2. Điểm của anh Phương sẽ là 10 điểm = 9 x 1.2.  Ta chấp nhận mức 10 điểm chứ không phải 11.

[QA130]Hỏi: Có trường hợp một thành viên chỉ nhận được hệ số nhóm rất thấp (ví dụ 0.2) hay không?
Trả lời:   KHÔNG NÊN ĐỂ TRƯỜNG HỢP NHƯ VẬY. Trên nguyên tắc quản lý nhóm hiệu quả, chỉ nên có một trong 02 cách sau:
Nếu thành viên có đóng góp không đáng kể hoặc không tham gia, hệ số nhóm của thành viên đó phải là 0 (không). Người đó sẽ nhận điểm 0 cho  bài tập nhóm.
Nếu thành viên đã có tham gia ớ mức có thể đánh giá, có đóng góp, nên có sự ghi nhận. Khi đó hệ số điểm cá nhân của người thấp nhất cũng nên từ 0.5 trở lên. Ở đây tính cùng làm, cùng chịu trách nhiệm cần được tôn trọng.

[QA140]Hỏi: đầu khóa học có bài tập nhóm,  sinh viên có được biết mình được đánh giá theo cách nào không? Nếu được đánh giá theo cách 1 (giảng viên cho điểm từng sinh viên) thì nhóm có cần  cập nhật hệ số điểm cá nhân của từng thành viên không?
Trả lời:  Ở đây có hai vấn đề cần quan  tâm
  1. Nếu GV không có công bố riêng  thì mặc định hiểu là cách 3).
  2. Cập nhật hệ số cá nhân là bắt buộc, kể cả khi hệ số này không được dùng trực tiếp cho tính điểm (ví dụ như cánch 1). Đã làm bài tập nhóm thì cần đánh giá thành viên. Đây cũng là cơ sở để GV tham khảo.

[QA150]Hỏi: nhóm có 9 người, trong đó có 1 người không tham gia, còn 8 người làm bài. Giảng viên chấm bài tập của nhóm 7 điểm thì tổng quỹ điểm có thể chia là bao nhiêu ?
Trả lời:  Tổng quy điểm có thể chia là 8 x 7 = 56 điểm. Ở đây cần lưu ý, mặc dù nội dung công việc vẫn giữ nguyên, nhưng tổng quỹ điểm đã bị giảm từ 63 (nếu 9 người làm ra cùng sản phẩm đó) xuống 56 điểm. Trong môi trường E-L, do các nhóm ở xa, cần chấp nhận việc sĩ số nhóm khác nhau đối với cùng một nội dung công việc. Thông thường, ngay đầu lớp môn, khi chưa có thành viên nào bỏ cuộc, sĩ số các nhóm đã khác nhau rồi. Bạn hãy tham khảo ví dụ sau:
Nhóm
Số thành viên ban đầu (sĩ số các nhóm E-L thường khác nhau)
Số thành viên bỏ cuộc
Số thành viên làm bài
Điểm GV cho sản phẩm của nhóm
Tổng quỹ điểm
Nhóm A
9
1
8
7
56
Nhóm B
8
0
8
7
56
Trong ví dụ trên Bạn thấy khối lượng và chất lượng công việc của 8 thành viên nhóm A và 8 thành viên nhóm B là tương đương. Tổng quỹ điểm của họ là ngang nhau.
Sĩ số nhóm nhỏ cũng là một lợi thế nếu Bạn biết tận dụng. Khi nhóm quá nhỏ, đến mức không làm được bài, Bạn có  thể đề nghị giảng viên điều chỉnh nội dung bài tập riêng cho nhóm.

[QA160] Hỏi: Khi nào nên xác định hệ số điểm bằng cách chấm điểm lẫn nhau trêntừng tiêu chí, khi nào nên xác định bằng nhận xét chung ?
Trả lời: cả hai phương pháp đều có những ưu, nhược điểm
Phương pháp
Ưu điểm
Nhược điểm
a) Bằng chấm điểm lẫn nhau trên từng tiêu chí
Thành viên hiểu các tiêu chí làm việc nhóm.
Có vẻ khách quan.
Nhóm không chia sẻ được quan điểm.
Tính toán nhiều.
b) Bằng nhận xét chung
Chia sẻ được quan điểm.
Đơn giản trong tính toán.
Có thể rất mất thời gian.
Có vẻ chủ quan.

Về kỹ năng làm việc nhóm: Nếu nhóm chưa có kinh nghiệm, kỹ năng nên dùng cách a). Nếu nhóm đã có kinh nghiệm làm việc nhóm, kỹ năng tốt nên dùng cách b)
Về mặt tổ chức: cách b) chỉ nên làm khi nhóm gặp nhau trực tiếp được hoặc có kênh trao đổi RẤT TỐT qua mạng.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

 
Ky nang ban hang ky-nang-ban-hang
10 10 1125 (c) by
Google kiến thức về bảo hiểm