chia sẻ

Bảo hiểm nhân thọ: Đại lý vẫn là kênh “không thể thay thế”

Dù các công ty bảo hiểm đã cố gắng đưa vào sử dụng thêm nhiều mô hình bán bảo hiểm mới như liên kết với ngân hàng, môi giới…, nhưng đến thời điểm này, đại lý vẫn là kênh mang lại doanh thu phí bảo hiểm khai thác mới nhiều nhất.
Dù đã bộc lộ không ít hạn chế, song hiện tại, bán bảo hiểm qua đại lý vẫn là kênh chủ đạo của các doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọDù đã bộc lộ không ít hạn chế, song hiện tại, bán bảo hiểm qua đại lý vẫn là kênh chủ đạo của các doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ

Bán bảo hiểm qua ngân hàng (bancassurance) đang được kỳ vọng là đối trọng của kênh đại lý. Tuy nhiên, theo thống kê, đến nay, doanh thu phí bảo hiểm khai thác mới từ mô hình bancassurance chỉ chiếm khoảng 10% trong tổng doanh thu. 

Phân tích của Đầu tư Chứng khoán cho thấy, cùng với kênh đại lý, hiện tại, các công ty bảo hiểm nhân thọ đều có chiến lược đẩy mạnh mô hình bancassurance và không thể phủ nhận, doanh thu phí khai thác mới đến từ kênh này của một số công ty bảo hiểm cũng đã có sự tăng trưởng đáng kể, chiếm tới hơn 25% trong tổng doanh thu phí khai thác mới. 

Đối với những công ty bảo hiểm nhân thọ, phát triển bancassurance sẽ là một trong những chiến lược quan trọng, với kỳ vọng dần đưa mô hình này phát triển mạnh tương đương như kênh đại lý, với doanh thu phí khai thác mới trong tương lai gần sẽ đạt từ 40-50% trong tổng doanh thu như thị trường một số nước trong khu vực.

Phát triển mô hình bancassurance mạnh tương ứng với kênh đại lý là mong muốn của mọi nhà bảo hiểm, bởi so với kênh đại lý, mô hình này hiện đại và tiết giảm được khá nhiều chi phí đầu tư đào tạo nhân sự, cũng như chi phí quản lý… Tuy nhiên, dù hầu hết các công ty bảo hiểm nhân thọ hiện tại đều đã hợp tác với các ngân hàng (mức độ hợp tác là khác nhau, có thể độc quyền hoặc không độc quyền), nhưng việc khai thác mô hình bancassurance sao cho thật sự hiệu quả thì không phải tất cả các hãng bảo hiểm đều làm tốt. Thậm chí, ngay cả một số công ty bảo hiểm có lợi thế công ty mẹ là ngân hàng, hay có ngân hàng là đối tác liên doanh-liên kết, cũng chưa thể phát huy hết tiềm năng và thế mạnh của mô hình bán bảo hiểm này. 

“Việc quyết định chọn sản phẩm bảo hiểm nào để bán qua mô hình bancassurance là một trong những yếu tố rất quan trọng để khai thác hết tiềm năng của mô hình này, đồng thời cũng là yếu tố mang lại doanh thu phí cho doanh nghiệp bảo hiểm”, một chuyên gia trong ngành cho biết. 

Một số doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ đang khai thác khá tốt mô hình bancassurance, với doanh thu khai thác phí bảo hiểm mới hiện đạt khoảng 20% trong tổng doanh thu có thể kể đến là Prudential, Dai-ichi Life Việt Nam, Manulife hay Generali… Chia sẻ về tương lai bancassurance, ông Jude Gomes, Giám đốc điều hành kênh phân phối thông qua đối tác của Manulife Việt Nam cho biết, mô hình phân phối này sẽ tạo được vị thế quan trọng khi thị trường chín muồi. Tuy nhiên, lợi thế cạnh tranh chỉ dành cho các doanh nghiệp thấu hiểu rõ thị trường trong nước và có nền tảng vững chắc về chuyên môn, nghiệp vụ, đặc biệt là kinh nghiệm từ các thị trường trong khu vực. 

Cùng với việc đẩy mạnh bancassurance, một số công ty bảo hiểm cũng đã có kế hoạch phát triển mô hình bán bảo hiểm trực tuyến. Tuy nhiên, theo nhìn nhận của một số chuyên gia trong ngành, thị trường bảo hiểm Việt Nam chưa thực sự thích hợp với mô hình bán bảo hiểm này. 

“Khác với các sản phẩm bảo hiểm phi nhân thọ, bảo hiểm nhân thọ là một kế hoạch tài chính dài hạn, điều khoản và quy định của hợp đồng bảo hiểm nhân thọ cũng có nhiều khác biệt so với hợp đồng bảo hiểm phi nhân thọ, nên việc bán bảo hiểm nhân thọ trực tuyến sẽ khó thành công hơn. Nếu tôi mua bảo hiểm nhân thọ, tôi có thể tìm hiểu thông tin trước trên mạng, nhưng khi quyết định mua, tôi vẫn muốn gặp gỡ trực tiếp đại lý để được tư vấn kỹ hơn”, một chuyên gia trong ngành cho biết. 

Được biết, ngoài mô hình bảo hiểm trực tuyến đang manh nha phát triển, hình thức bán bảo hiểm qua công ty môi giới (broker) cũng đã xuất hiện tại thị trường Việt Nam. Theo tìm hiểu của Đầu tư Chứng khoán, đã có một vài doanh nghiệp bảo hiểm triển khai bán bảo hiểm qua hình thức này. Tuy nhiên, vì là hình thức bán hàng còn mới, nên tính chuyên nghiệp của mô hình phân phối này cũng còn nhiều hạn chế, cần phải được xem xét, tính toán sao cho thấu đáo. Chính vì thế, các công ty bảo hiểm hiện vẫn đang cân nhắc việc tiếp tục hợp tác để bán bảo hiểm qua mô hình này. 

Tất nhiên, cùng với đại lý, broker hay bancassurance…, thị trường bảo hiểm nhân thọ Việt Nam sẽ còn tiếp nhận những mô hình bán bảo hiểm mới nữa. Tuy nhiên, tính đến thời điểm hiện tại, đại lý vẫn là kênh bán hàng “không thể thay thế”, cũng như tiếp tục là kêh mang lại doanh thu phí lớn nhất cho các công ty bảo hiểm, dù thực tế, sau một thời gian dài phát triển, kênh bán bảo hiểm này đã bộc lộ không ít vấn đề về chi phí đào tạo, quản lý…   

Theo tinnhanhchungkhoan  

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

 
Ky nang ban hang ky-nang-ban-hang
10 10 1125 (c) by
Google kiến thức về bảo hiểm