kiến thức về bảo hiểm hiện đại

kiến thức về bảo hiểm

chia sẻ

BÁO CÁO DOANH THU BẢO HIỂM NĂM 2014 MỚI CẬP NHẬT !

Doanh thu bảo hiểm năm 2014 tăng 14,23%

Doanh thu bảo hiểm năm 2014 tăng 14,2%

Cùng với sự gia nhập thị trường của nhiều DN mới, sự cạnh tranh trên thị trường bảo hiểm nhân thọ ngày càng tăng.

Cục Quản lý và giám sát bảo hiểm - Bộ Tài chính cho biết, năm 2014, tình hình kinh tế thế giới và trong nước còn gặp nhiều khó khăn, nhưng thị trường bảo hiểm duy trì được tốc độ tăng trưởng, với nhiều điểm nhấn đáng chú ý.
Cụ thể, năm 2014, tổng doanh thu phí bảo hiểm toàn thị trường ước đạt 52.680 tỷ đồng, tăng 14,2% so với năm 2013.
Trong đó, doanh thu phí bảo hiểm phi nhân thọ ước đạt 25.250 tỷ đồng, tăng 10,5%; doanh thu phí bảo hiểm nhân thọ ước đạt 27.430 tỷ đồng, tăng 17,9%.
Xét riêng hoạt động môi giới bảo hiểm, tổng số phí bảo hiểm thu xếp qua môi giới trong năm 2014 ước đạt 5.996 tỷ đồng, tăng 12,9% so với năm 2013; tổng doanh thu hoa hồng môi giới bảo hiểm là 476,6 tỷ đồng, tăng 6,6% so với năm 2013.
Tổng số tiền thực bồi thường và trả tiền bảo hiểm của toàn thị trường năm 2014 ước là 18.552 tỷ đồng, tăng 4,1% so với năm 2013. Trong đó, số tiền của các DN bảo hiểm nhân thọ là 8.199 tỷ đồng, tăng 3,9% so với năm 2013; số tiền của các DN bảo hiểm phi nhân thọ là 10.353 tỷ đồng, tăng 4,2% so với năm 2013.
Ước tính, đến cuối năm 2014, tổng số tiền đầu tư trở lại nền kinh tế của các DN bảo hiểm đạt 131.371 tỷ đồng, tăng 15,6% so với cùng kỳ năm 2013.
Trong đó, các DN bảo hiểm nhân thọ đầu tư 102.968 tỷ đồng, tăng 18,2%; các DN bảo hiểm phi nhân thọ đầu tư 28.403 tỷ đồng, tăng 7% so với cùng kỳ năm ngoái.
Cũng trong năm nay, Cục Quản lý và giám sát bảo hiểm đã phối hợp với Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam hoàn thiện tổ chức bộ máy Quỹ bảo vệ người được bảo hiểm và các quy chế quản lý, sử dụng và điều hành Quỹ. Ngày 9/9/2014, Quỹ đã đi vào hoạt động với mức nộp Quỹ năm 2014 là 0,1% tổng doanh thu phí bảo hiểm giữ lại của các hợp đồng bảo hiểm gốc năm 2013.
Nhận xét về thị trường bảo hiểm nhân thọ, Cục Quản lý và giám sát bảo hiểm cho rằng: Cùng với sự gia nhập thị trường của nhiều DN mới, sự cạnh tranh trên thị trường bảo hiểm nhân thọ ngày càng tăng.
Trong những năm qua, khi tổng cầu về bảo hiểm nhân thọ bị ảnh hưởng bởi những khó khăn chung của nền kinh tế, để duy trì tốc độ tăng trưởng ổn định là một thách thức đối với các DN bảo hiểm.
Vì vậy, các DN nỗ lực xây dựng chiến lược kinh doanh phù hợp, tập trung phát triển sản phẩm bảo hiểm thế mạnh, mở rộng các kênh phân phối mới bên cạnh các kênh phân phối truyền thống, giúp bảo hiểm nhân thọ tiếp cận người có nhu cầu bảo hiểm dễ dàng hơn. Trong thời gian tới, thị trường bảo hiểm nhân thọ sẽ tiếp tục phát triển các sản phẩm mới, đó là bảo hiểm hưu trí và bảo hiểm vi mô
Ngoài ra, về thanh kiểm tra, trong năm 2014, Cục Quản lý và giám sát bảo hiểm đã kiểm tra 4 DN bảo hiểm phi nhân thọ, 5 DN bảo hiểm nhân thọ, 3 DN môi giới bảo hiểm và tổ chức 4 đoàn kiểm tra chuyên đề bảo hiểm xe cơ giới, thanh tra và xử phạt 1 DN môi giới bảo hiểm (Marsh), đang thanh tra DN bảo hiểm nhân thọ Cathay, thanh tra DN bảo hiểm phi nhân thọ PVI, kiểm tra DN môi giới bảo hiểm Thái Bình Dương.
Khánh Linh
Theo Infonet

TRIỂN VỌNG CỦA NGÀNH BẢO HIỂM VIỆT NAM NĂM 2015

Dù bối cảnh kinh tế vẫn còn nhiều khó khăn, nhưng thị trường bảo hiểm bảo hiểm Việt Nam đã có một năm 2014 khá thành công. Ước tính, tổng doanh thu phí bảo hiểm toàn thị trường cả năm đạt 52.680 tỷ đồng, tăng 14,2% so với năm 2013.
CÔNG TY BẢO HIỂM NHÂN THỌ CATHAY LIFE VIỆT NAM
Trong đó, doanh thu phí bảo hiểm phi nhân thọ ước đạt 25.250 tỷ đồng, tăng trưởng 10,5%; doanh thu phí bảo hiểm nhân thọ ước đạt 27.430 tỷ đồng, tăng trưởng 17,9%. Trao đổi với ĐTCK, CEO một số doanh nghiệp bảo hiểm bày tỏ sự lạc quan về triển vọng thị trường trong năm 2015. 
Các dự án lớn được giải ngân sẽ là cơ hội phục hồi cho thị trường” 
Ông Trần Hoài An, Tổng giám đốc Tổng Công ty Bảo hiểm BIDV
 
Năm 2014 tiếp tục là một năm khó khăn của thị trường bảo hiểm phi nhân thọ Việt Nam, khi những phân khúc truyền thống vẫn chưa thực sự phục hồi. Tuy vậy, năm 2015, thị trường bảo hiểm phi nhân thọ dự báo sẽ có nhiều chuyển biến tích cực. Các dự án lớn được giải ngân, đầu tư nước ngoài gia tăng… sẽ là những cơ hội tốt cho sự phục hồi của thị trường.
Năm 2014, dự kiến, BIC sẽ lần đầu tiên vượt qua mốc 1.000 tỷ đồng doanh thu phí bảo hiểm, tăng trưởng 18% so với năm 2013, phấn đấu hoàn thành kế hoạch lợi nhuận 130 tỷ đồng đã được ĐHCĐ giao phó.
Một dấu mốc quan trọng của BIC trong năm 2014 là việc Tổ chức xếp hạng tín nhiệm tài chính hàng đầu thế giới A.M.Best vừa công bố xếp hạng tín nhiệm lần đầu của BIC. Theo đánh giá của A.M.Best, định hạng năng lực tài chính của BIC đạt mức B+ và định hạng năng lực tổ chức phát hành đạt mức bbb-.
Tuân thủ nguyên tắc phát triển hiệu quả và bền vững 
 Ông Lê Văn Thành, Tổng giám đốc Tổng CTCP Bảo Minh
10 tháng đầu năm 2014, tổng doanh thu của Bảo Minh đạt 2.470 tỷ đồng, đạt 88,5% kế hoạch cả năm; tăng trưởng 12% so với cùng kỳ năm 2013; trong đó, doanh thu bảo hiểm gốc là 2.215 tỷ đồng, đạt 88,9% kế hoạch cả năm và tăng trưởng 12,8% so với cùng kỳ; Doanh thu đầu tư vốn là 124,9 tỷ đồng, đạt 86,14% kế hoạch cả năm. Tổng số tiền đã chi bồi thường là 902 tỷ đồng, tương đương 36,5% doanh thu, giảm so với cùng kỳ.
Tổng công ty đã đề ra 6 mục tiêu cho giai đoạn tới: Xây dựng và phát triển Bảo Minh thành doanh nghiệp bảo hiểm hàng đầu tại thị trường bảo hiểm Việt Nam; Tuân thủ nguyên tắc hoạt động lấy mục tiêu “Hiệu quả và phát triển bền vững” làm nòng cốt; Hướng mọi hoạt động vào việc phục vụ khách hàng; Đổi mới mô hình tổ chức quản lý để đáp ứng yêu cầu trong thời gian tới với mục tiêu quản lý tập trung và dịch vụ theo địa bàn; Tăng cường và đẩy mạnh việc áp dụng công nghệ thông tin; xây dựng thương hiệu và văn hóa Bảo Minh để phát huy sức mạnh của thương hiệu và tính cộng đồng.
Phát triển theo mô hình chất lượng và hiệu quả
 Ông Đào Nam Hải,Tổng giám đốc PJICO
 
Theo nhận định của các chuyên gia kinh tế về tình hình kinh tế vĩ mô cuối năm 2014 và năm 2015, nền kinh tế có dấu hiệu phục hồi nhưng chưa rõ ràng và cũng chưa thể đưa ra các mục tiêu khả quan hơn.
Trên cơ sở đó, năm 2015, PJICO tiếp tục thực hiện chương trình đổi mới toàn diện theo mô hình chất lượng và hiệu quả- phát triển bền vững.
Theo đó, kế thừa những kết quả tích cực đã đạt được trong năm qua về thực hiện đổi mới hoạt động kinh doanh, năm 2015, PJICO tiếp tục kiên định theo đuổi mục tiêu trên, không chạy theo chỉ tiêu doanh thu, phấn đấu có lãi từ hoạt động cốt lõi là kinh doanh bảo hiểm. Mục tiêu đưa ra là tăng trưởng doanh thu bảo hiểm gốc đạt 1% so với năm 2014, lợi nhuận trước thuế đạt 105 tỷ đồng, trong đó lợi nhuận từ kinh doanh bảo hiểm 10 tỷ đồng.
Xuất hiện những tín hiệu tốt cho thị trường bảo hiểm

Ông Trịnh Anh Tuấn, Phó tổng giám đốc Tổng công ty  Bảo hiểm PVI
Điểm nhấn của thị trường bảo hiểm phi nhân thọ năm 2014 là tập trung vào phân khúc bán lẻ đi đôi với nâng cao dịch vụ khách hàng. Bên cạnh đó, nhiều dự án lớn tiếp tục được giải ngân song song với các dự án đầu tư nước ngoài gia tăng, giúp thị trường bảo hiểm công nghiệp dần ổn định trở lại. Đây chính là những tín hiệu tốt cho các doanh nghiệp bảo hiểm.
Theo số liệu của Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam, hết 9 tháng đầu năm 2014, Bảo hiểm PVI tiếp tục dẫn đầu thị trường về doanh thu phí bảo hiểm gốc 4.609 tỷ đồng, chiếm 23% thị phần thị trường bảo hiểm phi nhân thọ. Ngoài kết quả kinh doanh khả quan và vị trí dẫn đầu thị trường bảo hiểm phi nhân thọ, thành công của Bảo hiểm PVI còn được thể hiện qua các hoạt động có giá trị tích lũy lâu dài. Cụ thể, Bảo hiểm PVI đã đẩy mạnh việc nghiên cứu thị trường và thành lập thêm nhiều chi nhánh mới; xây dựng và phát triển trung tâm dịch vụ khách hàng PVI Contact Center theo mô hình mới để nâng cao hơn nữa chất lượng dịch vụ của toàn hệ thống.
Mới đây, Bảo hiểm PVI cũng đã xây dựng thành công hệ thống các chỉ số đánh giá hoạt động KPIs và được Tổ chức Năng suất châu Á (APO) và Viện Năng suất Việt Nam (VNPI) trao chứng nhận vào cuối tháng 9/2014. Hệ thống này sẽ giúp Bảo hiểm PVI theo dõi, điều chỉnh kịp thời các hoạt động quản lý và kinh doanh, hướng tới mục tiêu phát triển bền vững và toàn diện.
Cơ hội phát triển trong dài hạn rất lớn
 Ông Paul George Nguyễn, Tổng giám đốc Manulife Việt Nam
Có thể thấy, thị trường bảo hiểm nhân thọ Việt Nam đã phát triển nhanh chóng trong những năm gần đây. Sự góp mặt của nhiều tập đoàn tài chính lớn trên thế giới đã thúc đẩy thị trường thị trường bảo hiểm Việt Nam phát triển theo chiều hướng tích cực trên nền tảng cạnh tranh lành mạnh, công bằng.
Manulife hiện có mặt tại 7 quốc gia ở khu vực Đông Nam Á, trong đó, Việt Nam được đánh giá là một trong những thị trường lớn nhất và có tốc độ phát triển nhanh nhất khu vực. Tuy nhiên, là quốc gia đông dân nhất trong khu vực, nhưng Việt Nam lại có số người tham gia bảo hiểm thấp nhất, chỉ khoảng 5 - 6% dân số. Rõ ràng, cơ hội cho sự phát triển của thị trường bảo hiểm nhân thọ Việt Nam trong dài hạn là rất lớn.
Manulife Việt Nam đặt mục tiêu trở thành công ty bảo hiểm nhân thọ được khách hàng tin cậy nhất, luôn hiện diện trong tâm trí khách hàng khi họ có nhu cầu lập kế hoạch tài chính để bảo vệ bản thân và gia đình. Nói thì đơn giản vậy, nhưng để chinh phục được lòng tin của khách hàng, chúng tôi phải không ngừng nỗ lực cải tiến chất lượng dịch vụ, sáng tạo sản phẩm đáp ứng nhu cầu của khách hàng và xây dựng đội ngũ đại lý thật sự chuyên nghiệp, hết lòng vì lợi ích khách hàng.
Tin tưởng vào triển vọng của ngành bảo hiểm nhân thọ Việt Nam”
Ông Stanlee Lee,Tổng giám đốc Bảo hiểm nhân thọ Cathay Việt Nam
 
Thị trường bảo hiểm nhân thọ Việt Nam trong năm 2014 vẫn giữ vững tốc độ tăng trưởng. Ngoài sự khởi sắc của nền kinh tế thì ý thức về bảo hiểm của người dân ngày càng nâng cao, dễ dàng chấp nhận bảo hiểm hơn và bắt đầu coi bảo hiểm là một nhu cầu thiết yếu. Sự gia nhập của các doanh nghiệp mới mang các sản phẩm và dịch vụ mới đến thị trường khiến người dân được lợi hơn. Chúng tôi tin tưởng vào triển vọng của ngành bảo hiểm nhân thọ Việt Nam và tương lai của Cathay tại Việt Nam.
Thách thức lớn nhất của Cathay cũng như với các doanh nghiệp khác phải đối mặt vẫn là tình trạng trục lợi bảo hiểm và tỷ lệ nghỉ việc của đại lý cao. Nhằm khắc phục tình trạng này, Cathay phối hợp cùng các cơ quan chức năng xây dựng hệ thống dữ liệu phòng chống trục lợi bảo hiểm, tăng cường huấn luyện năng lực giám sát, điều tra, thẩm định của nhân viên. Cathay cũng xây dựng đội ngũ tư vấn viên toàn thời gian được đào tạo chuyên nghiệp và gắn bó với Cathay. Nhờ có hệ thống giáo dục đào tạo ưu việt, tỉ lệ nhân viên tư vấn gắn bó lâu dài với Cathay hiện ngày càng cao. 
Trong 6 năm hoạt động, chúng tôi không chỉ tập trung vào hoạt động kinh doanh, mà còn rất quan tâm đến các hoạt động xã hội cộng đồng. Cathay Life tự hào là 1 trong những DN bảo hiểm nhân thọ có nguồn vốn chủ sở hữu lớn nhất thị trường (với hơn 2.000 tỷ đồng). Năm qua, Cathay liên tiếp đạt các giải thưởng như “Sản phẩm tốt nhất cho bà mẹ và trẻ em” hay ”Danh nghiệp xuất sắc khu vực Châu Á –Thái Bình Dương”.

HÀNH TRÌNH BỒI THƯỜNG BẢO HIỂM TẠI VIỆT NAM

 Không giống như ở các nước phát triển, nơi ô tô chỉ là một phương tiện đi lại thông dụng của những người trưởng thành, ở Việt Nam, việc sở hữu ô tô vẫn còn là một ước mơ với phần đông dân chúng. Vì thế, công tác bồi thường cho khách hàng mua bảo hiểm ô tô cũng lắm đoạn trường.
CÔNG TY BẢO HIỂM NHÂN THỌ CATHAY VIỆT NAM

Không giống như ở các nước phát triển, nơi ô tô chỉ là một phương tiện đi lại thông dụng của những người trưởng thành, ở Việt Nam, việc sở hữu ô tô vẫn còn là một ước mơ với phần đông dân chúng. Vì thế, công tác bồi thường cho khách hàng mua bảo hiểm ô tô cũng lắm đoạn trường.
Từ việc nghiện đòi bồi thường
Chính vì ô tô vẫn là một tài sản lớn, để thể hiện đẳng cấp nên nhiều người có muốn ô tô lúc nào cũng phải “đẹp từng centimet”, cứ hơi bị trầy xước một chút lại phải mang vào garage để sơn tút lại. Mà ở những thành phố lớn như TP. HCM và Hà Nội, đường sá chật chội, mật độ phương tiện tham gia giao thông dày đặc, ô tô luôn bị xe máy vây quanh, chạy cắt đầu, cắt đuôi thì chuyện trầy xước xe xảy ra như cơm bữa.
Do vậy, tần suất yêu cầu bồi thường đối với bảo hiểm xe ô tô ở Việt Nam được đánh giá cao gấp 10 - 15 lần các nước phát triển. Thế là công ty bảo hiểm suốt ngày mất công giải quyết những yêu cầu bồi thường lặt vặt, kêu lỗ nghiệp vụ, trong khi khách hàng than phí bảo hiểm quá cao. Có lẽ chỉ những garage ô tô và các hãng sơn là có lợi nhất. 
Đến thói quen "bảo hiểm luôn một thể"
Bảo hiểm là một hình thức chuyển giao rủi ro từ khách hàng sang công ty bảo hiểm với cái giá phải trả là phí bảo hiểm. Rủi ro càng nhiều thì phí bảo hiểm càng cao. Vì thế, một số công ty bảo hiểm ở Việt Nam đã phải quyết liệt áp dụng mức miễn thường, nhằm yêu cầu khách hàng tự chi trả cho những hư hỏng nhỏ hay chia sẻ một phần chi phí sửa chữa với công ty bảo hiểm.
Điều này khiến khách hàng phải giữ gìn xe cẩn thận hơn và giảm số lần yêu cầu bồi thường. Bù lại, họ có thể được giảm phí từ 15 - 45% so với khi không có mức miễn thường. Tuy nhiên, đây cũng là chủ đề khiến các nhân viên dịch vụ khách hàng và nhân viên bồi thường phải mất nhiều thời gian giải thích.
Bên cạnh đó, một số người lại chờ cho xe bị xây xước nhiều rồi mới yêu cầu bồi thường thì lại phản đối việc “tách vụ”, vì không hiểu rằng, mức miễn thường được áp dụng theo số lần xe bị tổn thất, chứ không phải là dựa trên số lần yêu cầu bồi thường. Vì thế, cho dù công ty bảo hiểm có linh động khi giải quyết bồi thường thì việc khách hàng phải thanh toán 2 lần mức miễn thường trong một lần sửa xe không phải là chuyện hiếm. Không tránh được việc một số khách hàng dứt áo ra đi, nhưng có sự thay đổi nào mà không kèm theo sự mất mát! 
Và những đòi hỏi không thể đáp ứng
Bảo hiểm xe cơ giới luôn được quản lý và giám sát chặt chẽ bởi Bộ Tài chính. Điều này đặc biệt đúng với bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới, bởi tất cả các công ty bảo hiểm phi nhân thọ đều phải áp dụng chung điều khoản bảo hiểm, giấy chứng nhận bảo hiểm và thủ tục giải quyết bồi thường. Khi bồi thường có liên quan đến bên thứ ba, việc xác định lỗi phải dựa trên biên bản công an, sơ đồ hiện trường, hình ảnh tai nạn…
Tuy nhiên, do ngại bị công an giữ bằng lái hay giam xe, rất nhiều lái xe chỉ tự thỏa thuận về việc bồi thường rồi tự nhận lỗi và yêu cầu công ty bảo hiểm hoàn trả tiền sửa xe. Công ty bảo hiểm đương nhiên sẽ từ chối vì không có đủ căn cứ pháp lý để bồi thường, nhưng đây cũng là một nguyên nhân chính khiến các công ty bảo hiểm bị mang tiếng là gây khó dễ cho khách hàng.
Cũng không hiếm khách hàng yêu cầu công ty bảo hiểm phải bồi thường cho những tổn thất không nằm trong phạm vi bảo hiểm, chẳng hạn như nổ lốp. Có người chỉ mua bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự, nhưng lại muốn được bồi thường khi xe của mình bị hư hỏng.
CÔNG TY BẢO HIỂM NHÂN THỌ CATHAY VIỆT NAM

Nhiều nhân viên bồi thường cũng phải vất vả giải thích cho khách hàng vì sao chỉ duyệt sửa chữa, mà không thay thế phụ tùng mới. Tuy nhiên, điều khiến các công ty bảo hiểm đau đầu nhất chính là những yêu cầu bồi thường cho những hư hỏng xảy ra trước khi mua bảo hiểm hay những người có bệnh nan y rồi mới đi mua bảo hiểm sức khỏe hay bảo hiểm du lịch.
Tâm lý “mua bảo hiểm thì phải sử dụng” hay “mua bảo hiểm thì phải có lãi” của một số người không chỉ khiến các công ty bảo hiểm thường xuyên bị lỗ, mà còn khiến phần đông khách hàng mua bảo hiểm vì mục đích được bảo vệ an toàn tài chính phải trả mức phí bảo hiểm cao hơn. Các công ty bảo hiểm phải vất vả chống đỡ với tình trạng trục lợi bảo hiểm, bởi các chế tài pháp luật chưa đủ sức răn đe với những hành vi này. 
Nỗi vất vả của nghề dịch vụ khách hàng
Chị Nguyễn Thanh Thủy, Trưởng phòng Dịch vụ khách hàng của Bảo hiểm Liberty cho biết, việc nắm vững tâm lý khách hàng và sự kiên nhẫn là những kỹ năng quan trọng nhất đối với những chuyên viên dịch vụ khách hàng và giải quyết bồi thường.
“Để đảm bảo quy trình bồi thường minh bạch và nhất quán, chúng tôi thường không đến hiện trường tai nạn, mà đề nghị đưa xe của khách hàng về bất kỳ garage nào trong số 250 garage chính hãng trên toàn quốc để giám định tổn thất. Chúng tôi cũng chỉ dựa trên hồ sơ tai nạn hay giấy xác nhận do các cơ quan có thẩm quyền cung cấp để làm căn cứ bồi thường.
Tuy nhiên, khi xảy ra tai nạn, nhiều khách hàng trở nên mất bình tĩnh và chỉ quan tâm đến việc Liberty có đến hiện trường để hỗ trợ hoặc giám định ngay hay không, chứ không muốn lắng nghe hướng dẫn của nhân viên dịch vụ khách hàng. Vì thế, chúng tôi sẽ chỉ trấn an khách hàng, hướng dẫn cho họ những việc cần phải làm ngay như cấp cứu cho người bị thương hay báo cho công an rồi sau này mới liên hệ lại để hướng dẫn chi tiết hơn”.
Chị Lê Huyền, một chuyên viên dịch vụ khách hàng cho biết, cónhiều khách hàng gặp tai nạn vừa gọi điện vừa la hét, khóc lóc hoặc phàn nàn rất nhiều. Khi đó, những chuyên viên dịch vụ khách hàng như chị phải lắng nghe và đợi đến khi khách hàng hoàn toàn bình tâm mới bắt đầu giải thích cho họ về những việc cần làm hay những thắc mắc của họ về thủ tục bồi thường.
“Việc làm dâu trăm họ không thể tránh được những giây phút căng thẳng hay ức chế. Tuy nhiên, chúng tôi luôn tâm niệm, những bức xúc của khách hàng thường xuất phát từ việc họ chưa hiểu rõ các quy định trong hợp đồng bảo hiểm, chứ không phải là do họ bực bội với nhân viên dịch vụ khách hàng. Chỉ cần kiên nhẫn giải thích là họ sẽ dần hiểu ra. Chính điều này giúp chúng tôi ngày càng trưởng thành hơn trong việc phục vụ khách hàng,”

Doanh nghiệp bảo hiểm bỏ quên “bảo hiểm” cho chính mình ,sự thực đáng cảnh báo tạo Việt Nam .

Các doanh nghiệp bảo hiểm là bậc thầy về quản trị rủi ro. Nhưng, có một thực tế đáng buồn là họ mải lo bảo hiểm rủi ro cho “người khác”, hơn là quản trị rủi ro cho chính mình. Chưa kể, áp lực doanh thu đang đè nặng lên vai CEO bảo hiểm, dồn xuống các nhân viên cấp dưới, khiến quản trị rủi ro bị bỏ quên.
30% số tiền bồi thường bảo hiểm do gian lận
Chủ đề gian lận không còn lạ lẫm trong những năm gần đây, có rất nhiều khảo sát đã được thực hiện để có thể định lượng mức độ rủi ro, gian lận trong bộ máy tổ chức. Một nghiên cứu cũng cho thấy, mọi tổ chức hay doanh nghiệp đều chịu mức tổn thất doanh thu 5% mỗi năm do gian lận. Lấy mức 5% này để tính trên tổng doanh thu của doanh nghiệp, chúng ta sẽ có con số cụ thể về tổn thất do gian lận gây ra. Một khảo sát khác về xác định bồi thường bảo hiểm cũng cho thấy, 30% số tiền bồi thường bảo hiểm liên quan đến gian lận.
Doanh nghiệp bảo hiểm bỏ quên “bảo hiểm” cho chính mình ,sự thực đáng cảnh báo tạo Việt Nam .
Nhiều người có thể không đồng ý với kết quả này, do họ không hiểu rõ mức độ gian lận thực sự đang diễn ra trong công ty mình.
Việc nhận biết các gian lận cụ thể thực sự không phải là công việc đơn giản. Người ta chỉ dễ dàng nhìn thấy những tổn thất bề nổi, mà không thể thấy hết những tổn thất tiềm tàng. Và sẽ là hoang đường khi cho rằng gian lận bảo hiểm là một hành vi vô hại.
Những kẻ tiến hành gian lận và công ty bảo hiểm có thể cho rằng, việc tiến hành một vụ gian lận sẽ không có vấn đề gì vì các công ty bảo hiểm đã có phương án đối phó với các khoản chi phí liên quan đến bảo hiểm và xem xét đến các yếu tố này trong hoạt động kinh doanh của họ cũng như đây là công việc không phải của một cá nhân cụ thể. Tuy nhiên, các công ty bảo hiểm có thể vì việc này mà mất đi các khách hàng mà không rõ lí do vì sao.

CÔNG TY BẢO HIỂM NHÂN THỌ CATHAY VIỆT NAM
 
DN bảo hiểm mải quản trị rủi ro cho người khác
Các công ty bảo hiểm là bậc thầy về quản trị rủi ro, tuy nhiên, có một thực tế đáng buồn là các công ty bảo hiểm lại tập trung bảo hiểm rủi ro cho các tổ chức, doanh nghiệp khác để kiếm được một khoản tiền hơn là quản trị rủi ro cho chính doanh nghiệp mình.
Khi các công ty lựa chọn quản trị rủi ro cho toàn bộ doanh nghiệp, rủi ro gian lận sẽ là một phần trong đó, nhưng có thể trong một thời gian ngắn, một công ty chưa muốn tiến hành ngay khung quản trị rủi ro hoàn chỉnh cho toàn bộ doanh nghiệp, nên một khung quản trị rủi ro cho các gian lận sẽ là một biện pháp tốt để quản trị rủi ro.
Có điều mọi người hay hiểu nhầm gian lận chỉ liên quan đến vấn đề tài chính - kế toán, nhưng thực chất đây lại là vấn đề liên quan đến con người, vì vậy, việc quản trị rủi ro về gian lận là vấn đề liên quan đến con người.
Một nghiên cứu cho thấy, 10% cán bộ của các tổ chức là những người toàn tâm toàn ý cho công việc, với tinh thần chuyên nghiệp. 10% khác vốn dĩ muốn tiến hành gian lận, 80% còn lại là những người bình thường và nếu đặt trong một hoàn cảnh bình thường, họ sẽ không tiến hành các gian lận đối với công ty mình. Nhưng họ sẽ nhìn vào ban lãnh đạo của mình, xem xét thái độ của lãnh đạo đối với gian lận. Nếu lãnh đạo doanh nghiệp có thái độ đúng đắn đối với gian lận thì 80% nhân sự đó cũng sẽ có thái độ phù hợp.
Thái độ chung của các doanh nghiệp với quản trị gian lận là doanh nghiệp cần được thực hiện một số phần việc như xây dựng quy tắc về đạo đức và ứng xử, đưa ra các chính sách ngăn ngừa gian lận, đưa ra các khóa học nâng cao nhận thức. Khi tôi trao đổi về quy tắc đạo đức ứng xử trong một buổi tọa đàm, họ đã cười vào nội dung đó. Có thể họ không hiểu rõ giá trị của các giá trị đạo đức này. Thực tế, không ít tổ chức đưa ra các quy tắc đạo đức ứng xử, nhưng những quy tắc này đã không được truyền tải đến toàn bộ cán bộ nhân viên.
Một vấn đề nữa, đó là nên lập ra các đường dây nóng và được bảo mật để giúp các nhân viên có thể trao đổi các thông tin về các hành vi sai trái họ thấy được hay nghi ngờ đã xảy ra hay không. Liệu công ty bảo hiểm có thể cam kết thành lập một kênh trao đổi để các nhân viên được bảo mật danh tính và báo cáo những hành vi sai trái họ nhân thức được trong công ty hay không? Chẳng hạn như sẽ có những nhân viên trong công ty sẵn sàng báo cáo về những gì mình quan sát được. Tất nhiên, song hành với đó, cũng cần ban hành một cơ chế thưởng cho những ai phát hiện ra gian lận bảo hiểm và cần có cơ chế bảo vệ người tố cáo gian lận bảo hiểm.
CÔNG TY BẢO HIỂM NHÂN THỌ CATHAY VIỆT NAM
Công nghệ thông tin là công cụ đắc lực cho việc phát hiện trục lợi bảo hiểm 

Vai trò chủ chốt của CEO
Có thể áp lực đạt chỉ tiêu tăng trưởng doanh thu đè nặng lên vai người lãnh đạo doanh nghiệp, dồn xuống các nhân viên ở cấp dưới, rồi cấp dưới thấp hơn khiến việc quản trị rủi ro bị bỏ quên. Nhưng hiệu quả hoạt động cần phải đi đôi với quản trị rủi ro. Nếu không, các doanh nghiệp bảo hiểm sẽ tự hại mình khi số tiền thu được từ việc bán sản phẩm bảo hiểm đi vào doanh nghiệpbảo hiểm rồi lại đi ra qua đường bồi thường bảo hiểm một cách gian dối.
Nếu doanh nghiệp bảo hiểm chấp nhận đầu tư quản trị rủi ro tốt thì sẽ tiết kiệm một khoản chi phí không nhỏ, mang lại doanh thu cao và lợi nhuận nhiều thêm. Vì theo khảo sát của EY, hơn 80% số người được khảo sát cho rằng, gian lận bảo hiểm làm tăng chi phí của doanh nghiệp bảo hiểm, ít nhất là 1% và có thể lên tới 5%. Nghiên cứu gian lận toàn cầu của Tổ chức ACFE (Association of Certified Fraud Examiners) năm 2014 cũng cho thấy, mỗi doanh nghiệp tổn thất 5% doanh thu do gian lận, nếu áp dụng cho tổng sản phẩm toàn cầu năm 2013, thì mức tổn thất dự kiến gần 3.700 tỷ USD.
Câu hỏi đặt ra là liệu lãnh đạo doanh nghiệp bảo hiểm đã có thái độ đúng đắn về quản trị rủi ro hay chưa? Nếu các lãnh đạo doanh nghiệp không quan tâm đến vấn đề đó thì chắc chắn sẽ chẳng có ai trong Công ty mặn mà với quản trị gian lận bảo hiểm.
Quản trị rủi ro bằng công nghệ thông tin, tại sao không?
Do đó, quản trị rủi ro bảo hiểm cần thiết hơn bao giờ hết và chắc chắn không thể thiếu công cụ đắc lực, đó là áp dụng công nghệ thông tin, trong đó có việc phát hiện trục lợi bằng công nghệ thông tin. Nếu ban lãnh đạo Công ty có thái độ đúng đắn và thiết lập được hệ thống quản trị rủi ro gian lận tốt thì công tác đánh giá mức độ rủi ro bảo hiểm, xem xét bồi thường… sau đó sẽ khá thuận tiện. Một lợi thế trong sử dụng công nghệ để phân tích dữ liệu kế toán là khi đó, có thể nhìn vào các dữ liệu là kết quả của những giao dịch, hoạt động của Công ty đã thật sự xảy ra. Trong khi ,nếu làm theo cách truyền thống là phỏng vấn người có hành vi sai trái thì có thể sẽ cho ra một đáp án thiếu chuẩn xác, dẫn đến xác định rủi ro sai.
Đây cũng được xem là một biện pháp tích cực, chủ động để quản trị rủi ro tại các DN bảo hiểm mới, hay thậm chí với các DN có chi nhánh rộng lớn, họ có thể quan tâm đến hệ thống quản trị rủi ro bằng hệ thống công nghệ thông tin.

BẢO HIỂM NHÂN THỌ - CHỨNG KHOÁN - NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ GẦN 15 TỶ USD !

Không rầm rộ quảng bá về hoạt động đầu tư như các doanh nghiệp hoạt động lĩnh vực chứng khoán, ngân hàng, bảo hiểm đang lặng lẽ thực hiện vai trò là kênh cấp vốn quan trọng cho nền kinh tế, với tổng giá trị đầu tư năm 2014 ước đạt trên 131.000 tỷ đồng.
BẢO HIỂM NHÂN THỌ - CHỨNG KHOÁN - NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ GẦN 15 TỶ USD !

Kênh dẫn vốn vào nền kinh tế
Giá trị đầu tư của ngành bảo hiểm, có thể hiểu một cách nôm na, là số dư của tổng doanh thu phí bảo hiểm sau khi trừ đi các chi phí của doanh nghiệp bảo hiểm (chi phí bồi thường/chi trả bảo hiểm, dự phòng bồi thường và các chi phí khác).
Theo thống kê sơ bộ của Cục Quản lý và giám sát bảo hiểm (Bộ Tài chính), tổng số tiền đầu tư trở lại nền kinh tế của các doanh nghiệp bảo hiểm trong năm 2014 ước đạt 131.371 tỷ đồng, tăng 15,6% so với năm 2013. Như vậy, ngành bảo hiểm về đích khá sớm so với kế hoạch đề ra tại Chiến lược phát triển ngành bảo hiểm giai đoạn 2010-2020. Theo đó, đến năm 2015, tổng giá trị đầu tư vào nền kinh tế đạt 120.750 tỷ đồng. 
Nhìn lại năm 2013, dù nền kinh tế khó khăn, tỷ trọng đầu tư toàn xã hội/GDP giảm, khiến doanh thu phí bảo hiểm toàn thị trường tăng chậm lại, nhưng tổng giá trị đầu tư của toàn ngành vẫn tăng 17,5% so với năm 2012, đạt 105.000 tỷ đồng.
Khoan bàn đến tỷ suất sinh lời của các khoản đầu tư, thì con số 105.000 tỷ đồng tổng giá trị đầu tư trở lại nền kinh tế của toàn ngành bảo hiểm trong năm 2013 hay 131.371 tỷ đồng trong năm 2014 cho thấy nỗ lực rất lớn của ngành bảo hiểm trong hoạt động kinh doanh cũng như ý nghĩa của kênh dẫn vốn này trong việc tạo động lực phát triển cho nền kinh tế.
Khối bảo hiểm nhân thọ chiếm ưu thế nhất trong ngành, cả về giá trị đầu tư lẫn tốc độ tăng trưởng về giá trị đầu tư của ngành. Cụ thể, đến cuối năm nay, tổng giá trị đầu tư của các DN bảo hiểm nhân thọ đạt 102.968 tỷ đồng, tăng 18,2% so với cùng kỳ 2013; khối bảo hiểm phi nhân thọ đầu tư 28.403 tỷ đồng, tăng 7% so với cùng kỳ. Năm 2013, tổng giá trị đầu tư của khối này đạt 81.000 tỷ đồng, tăng 24,1% so với năm 2012. Khối phi nhân thọ đóng góp 24.200 tỷ đồng, tăng trưởng 14%.
CHỈ TIÊU KẾ HOẠCH ĐẦU TƯ CỦA NGÀNH BẢO HIỂM 2020
 
Nguồn vốn quan trọng cho đầu tư công
Xét về cơ cấu phân bổ vốn đầu tư, nếu như khối bảo hiểm phi nhân thọ chủ yếu gửi vốn vào các tổ chức tín dụng thì khối bảo hiểm nhân thọ đang chủ yếu đầu tư vào kênh trái phiếu chính phủ. Thống kê của Cục Quản lý và giám sát bảo hiểm (Bộ Tài chính) cho thấy, trong năm 2013, tỷ trọng vốn đầu tư vào kênh trái phiếu chính phủ của khối bảo hiểm nhân thọ chiếm tới 62% tổng giá trị đầu tư, tiền gửi chiếm 16%. Trong khi đó, tại khối phi nhân thọ, tiền gửi tiết kiệm chiếm tỷ trọng gần 70% danh mục đầu tư.
“Khối bảo hiểm nhân thọ có tiền nhàn rỗi dài hạn nhiều, nên thường chọn đầu tư vào kênh trái phiếu chính phủ, có độ an toàn cao và cho lãi suất cao hơn so với lãi suất tiền gửi tại các ngân hàng”, ông Phùng Đắc Lộc, Tổng thư ký Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam (AVI) nói và cho biết thêm, tại nhiều hội nghị bảo hiểm quốc tế, đại diện Bộ Tài chính đã gửi lời cảm ơn đến các doanh nghiệp bảo hiểm, chủ nhân của lượng lớn trái phiếu chính phủ.
Với tỷ trọng đầu tư vào kênh trái phiếu chính phủ như thống kê của Cục Quản lý và giám sát bảo hiểm, tính ra, tổng giá trị đầu tư vào kênh trái phiếu chính phủ toàn ngành bảo hiểm đến cuối năm 2013 lên tới trên 60.000 tỷ đồng. Đây là nguồn vốn quan trọng cho đầu tư công, trong bối cảnh nhu cầu đầu tư công ngày một tăng, mà nguồn thu ngân sách lại đang bị co hẹp.
Theo nhận định của một chuyên gia tài chính, lãi suất tiết kiệm đã giảm mạnh so với trước, nền kinh tế đang có tín hiệu khởi sắc hơn, kênh tiết kiệm sẽ kém dần sức hấp dẫn, một bộ phận dòng tiền tiết kiệm sẽ chuyển sang lĩnh vực chứng khoán, bất động sản, những kênh đầu tư có thể cho tỷ suất sinh lời cao hơn. Mặt khác, nhu cầu vay vốn từ cá nhân, doanh nghiệp  sẽ tăng lên, trái phiếu chính phủ sẽ không còn là “cứu cánh” cho các ngân hàng trong việc giải bài toán ứ vốn như vài năm trở lại đây. Khi đó, vai trò của doanh nghiệp bảo hiểm trong việc tạo nguồn vốn cho đầu tư công càng được khẳng định, nhờ sự tăng trưởng ổn định và đặc thù hoạt động của khối này. 
Cùng với vai trò dẫn vốn, bảo hiểm còn là tấm lá chắn rủi ro cho nền kinh tế, tạo công ăn việc làm cho hàng trăm ngàn người, tăng thu ngân sách, góp phần tích cực trong tiến trình phát triển kinh tế - xã hội. Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng tại Hội nghị các nhà quản lý bảo hiểm ASEAN lần thứ 16 và Hội nghị Hội đồng bảo hiểm ASEAN lần thứ 39 tổ chức tại Đà Nẵng 1 năm trước đã đánh giá: “Cùng với nhu cầu bảo hiểm ngày một tăng cộng với sự hợp tác chặt chẽ về bảo hiểm trong nội khối sẽ là cơ hội để thị trường bảo hiểm phát triển, góp phần tích cực trong tiến trình phát triển kinh tế - xã hội mỗi nước, trong đó có Việt Nam”.
Đích đến 15 tỷ USD vào năm 2020
Nền kinh tế đang ấm dần lên, với mức tăng trưởng GDP ước vượt con số 5,8%, khả quan hơn so với nhiều dự báo của các chuyên gia, tổ chức kinh tế đưa ra hồi đầu năm nay. Cùng với đó là nỗ lực của các doanh nghiệp bảo hiểm trong việc đưa ra thị trường nhiều sản phẩm mới và nhận thức của xã hội về bảo hiểm được nâng lên, hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp bảo hiểm có sự khởi sắc hơn. Tổng doanh thu phí bảo hiểm toàn thị trường năm 2014 ước đạt 52.680 tỷ đồng, tăng 14,2% so với năm 2013. Trong đó, doanh thu phí bảo hiểm phi nhân thọ ước đạt 25.250 tỷ đồng, tăng 10,5%; doanh thu phí bảo hiểm nhân thọ ước đạt 27.430 tỷ đồng, tăng 17,9%, theo số liệu từ Cục Quản lý và giám sát bảo hiểm, Bộ Tài chính.
Nhận định về triển vọng của thị trường bảo hiểm trong những năm tới, Tổng thư ký AVI Phùng Đắc Lộc cho rằng, ngoài sản phẩm bảo hiểm tự nguyện, nhiều sản phẩm mang tính bắt buộc như bảo hiểm phòng chống thiên tai, bảo hiểm xây dựng... được triển khai sẽ làm tăng dung lượng thị trường, tăng nhu cầu được bảo hiểm. Người dân cũng ngày càng có ý thức về ý nghĩa của bảo hiểm khám chữa bệnh và đây sẽ là cơ hội mở rộng thị trường cho các DN trong ngành.
Nhìn vào mức tăng trưởng của tổng doanh thu phí bảo hiểm qua hàng năm, đặc biệt là tăng trưởng của đầu tư vào nền kinh tế, theo nhận định của các chuyên gia, con số tổng giá trị đầu tư gần 282.000 tỷ đồng, tương đương gần 15 tỷ USD đến năm 2020, mà Chiến lược phát triển ngành bảo hiểm 2010 - 2020 đặt ra là hoàn toàn có cơ sở. 

MẤY CÔ BÁN BẢO HIỂM NHÂN THỌ "KHÉO MỒM " LẮM !

Anh PHONG  chồng tôi là một người rất là "xã hội", ai nhờ gì cũng làm. Anh sẵn sàng bỏ việc nước, gác việc nhà chỉ bao đồng việc thiên hạ là giỏi, lạ một điều là anh không bao giờ than vã. Người này nhờ nhiều, kẻ nọ cậy luôn. Tánh anh vẫn thế, còn việc nhà thì "à.ậy" đã có em lo rồi, em là số một mà. Cứ vậy, cho tới một ngày kia tôi đi làm về anh bảo: "Tối nay anh đi họp khóa gì của phụ huynh đó, cô Y vừa gọi anh, đợi về ăn cơm luôn nha." Tôi hỏi: "Mà cô Y nào thế? Họp về đề tài gì mới được chứ?" Anh trả lời "nào có biết đâu, nghe giọng cổ mời ngọt ngào là mình đi chớ có biết rõ đâu, ở trường học cạnh nhà mình đây" ờ thì đi đi, tôi bảo.

Thế là sau nửa tháng học về cách đối xử với con mình ảnh cho biết là ngày mai cô Y sẽ đến nhà mình nói về bảo hiển nhân thọ (BHNT). Tôi bực mình: "Vậy là anh ừ mua bảo hiểm nhân thọ cổ mới đến chứ, ít ra phải bàn với em một chút!" Anh phân trần: "Anh đâu có mua liền. Tại cổ nói hay quá nên anh hẹn cổ đến nói chuyện cho em nghe luôn, rồi tùy em quyết định." Nghe vậy tôi cũng mát ruột chút đỉnh.
 Hai vợ chồng ăn cơm, lúc ăn cơm ảnh cứ khen cô Y nào ăn nói êm tai, nào giỏi tâm lý, nào lý luận trôi chảy, nào ai hỏi gì cũng trả lời thông suốt." Tôi cười "Thế thì nào ăn cơm đi rồi mai em coi thử cô Y của anh ra sao, mà anh nào nào nhiều thế". Hôm sau khoảng 7 giờ tối cô Y đến. Cô dễ thương thật, ăn nói nhẹ nhàng trôi chảy thật, cô trẻ và duyên dáng cô có lối gợi chuyện rất là thu hút, dẫn nhập rất hay phân tách về BHNT rất rỏ ràng: "Anh năm nay đã 50, chị 45 anh chị không hút thuốc nếu sức khỏe tốt thì mức mua bảo hiểm khoảng 12 triệu/ mỗi người, mỗi tháng anh chị chỉ đóng khoảng 2 triệu/tháng cho 2 người,mỗi ngày anh chị chỉ bớt 1 bát phở và 1 ly cafe thôi.

MẤY CÔ BÁN  BẢO HIỂM NHÂN THỌ "KHÉO MỒM " LẮM !
Cô dễ thương thật, ăn nói nhẹ nhàng trôi chảy thật, cô trẻ và duyên dáng cô có lối gợi chuyện rất là thu hút

Với số tiền này anh chị có các cháu phụ vào em thấy cũng không khó khăn lắm. Hiện tại anh chị còn có con nhỏ, giả sử anh chị có bề gì (còn nếu anh chị bị lỡ có bị rủi ro không mông muốn do tai nạn gây ra thì sẽ được bồi thường gấp đôi) thì anh chị cũng an tâm về mặt tài chánh để lại cho các con. Còn nếu như trời đất thương thì sau một thời gian khi anh chị về già cũng có tiền lời trong khi đáo hạn hợp đồng nữa, lấy ra lúc nào cũng được nếu còn trong thời gian bị bệnh nan y (chờ chết) thì có thể khỏi phải đóng tiền cho hãng bảo hiểm mà vẫn được bảo hiểm như thường."

 Nghe đến đây, tôi hỏi: "Lỡ mình mới đóng có vài tháng mà chết, thì hãng tính sao?" Cô Y vui vẻ trả lời: "Nếu chị bằng lòng mua thì khi em ra về nó đã có hiệu lực rồi". Chúng tôi có người bạn rất thân với gia đình đột nhiên đi làm về tắm rửa xong ngồi xem tivi và chết luôn trên sofa. Chị Trang vợ ảnh như điên dại vì lâu nay chị chỉ ở nhà trông hai con dại mình chồng đi làm, mà  ảnh lại là lao động chính trong nhà. Anh em kẻ ít người nhiều phụ lo đám tang cho anh, bảo hiểm xã hội cho có chi trả chút ít nhưng đâu đủ gì đâu. Gia đình lại không có tiền chị vợ phải gởi con đi làm ngay sau đám tang chồng. 

Lại thêm 2 vợ chồng anh bạn, chồng lái xe đón vợ ban đêm thế nào mà tông vào xe tải chết hết cả hai, bỏ lại 4 đứa con, đứa 25, đứa 21 đứa 14 đứa 12. Tình cảnh thật là tội nghiệp 2 đứa lớn phải lo cho 2 đứa nhỏ, chẳng dám mua sắm gì cả. Thỉnh thoảng tôi nấu đồ ăn đem lại cho các cháu. Nhớ lại những chuyện trên, tôi tự nhủ sẽ bàn với chồng có thể cố gắng tiết kiệm lại để mua bảo hiểm nhân thọ. Tôi suy nghĩ một lát rồi quay qua nhà tôi nói: "Thế thì mình mua cho cả nhà anh nhé". Thế là cả nhà tôi đều mua BHNT 2 vợ chồng 3 đứa con: chồng 50, vợ 45 con đứa 18, đứa 14, đứa 10. 

Tổng cộng khoảng hơn 2 triệu/tháng. Cả năm sau tôi thấy cả nhà vẫn bình yên thì cũng có phần tiếc của, định ngưng. Nhưng anh bảo: "từ từ đã". Cứ thế cho tới năm chồng tôi 53 tuổi, cái tuổi báo cho biết là mình không còn trung niên nữa, ngưỡng cửa của lão niên. Với tuổi 53, chồng tôi rất khỏe và còn trẻ nữa. Anh vốn yêu đời vui tánh,lại có hàng ria mép trông rất là nghệ sĩ. 

 Một ngày cuối tháng 4/2014 tôi đang làm thì điện thoại  reo, tôi được thông báo là chồng tôi đã được xe cứu thương chở đến bệnh viện Việt Đức vì té tại hãng và hôn mê sau đó. Tôi lịm người vài giây, rùng mình mấy cái cho tỉnh lại và xin phép về vào bệnh viện thăm chồng. Trên đường tới bệnh viện, tôi cố bình tâm vào việc lái xe để tránh sự việc không hay xảy ra thế mà cũng vượt đèn đỏ, bị bóp kèn mấy lần. 

Lúc vào bệnh viện anh nằm ở tầng 3 bệnh viện Việt Đức vừa mới tỉnh, gặp tôi anh vui vẻ nói: "Tự nhiên chóng mặt và bất tỉnh lúc nào cũng không hay, giờ thì khỏe rồi, em an tâm". Tôi ôm hôn anh và cám ơn Thượng đế đã giữ anh an toàn cho con, nước mắt tôi ướt cả vạt áo ngực anh. Tôi gọi điện thoại về nhà dặn dò các con ăn uống, tắm rùa và ở lại với anh đến 9 giờ tối mới về, quên cả ăn uống.

 Hôm sau tôi nghỉ làm ở lại nhà thương với anh. Khoảng 3 giờ chiều tôi đi mua ít đồ ăn cho anh, khi trở lại thấy anh không còn nằm ở đó mà ra đứng chỗ cửa sổ ngó xuống đường. Tôi bỏ đồ ăn trên bàn và hỏi "anh khỏe chưa mà ra đứng đó" tôi hỏi 2 lần anh mới quay lại, tiến về phía tôi nắm 2 tay tôi dìu về phía giường, ấn nhẹ cho tôi ngồi xuống, anh khẽ lắc đầu. Tôi hỏi: "Anh chưa khỏe lắm hả." Tự nhiên hai dòng nước mắt anh tuôn chảy, anh khẽ bảo "Hỏng cả rồi em à" tôi hỏi "Hỏng gì cơ anh". Anh nhìn thẳng vào mắt tôi "Bác sĩ nói thẳng với anh là anh bị ung thư phổi vào thời kỳ cuối rồi." Khoảng 20 ngày sau nhà thương cho chồng tôi xuất viện, làm đơn xin tiền bệnh cũng chưa có, tôi bỏ việc, ở nhà với chồng nên cũng rất là túng quẫn, thôi thì lo liệu sao cho đủ ăn là được rồi. 

Trong những ngày chồng tôi còn nói được thì anh tính toán, lo định mọi bề, từ tương lai các con đến tôi thì anh bảo phải ở với đứa con này, đứa con kia đi mua sắm đất ở nghĩa trang . Gọi hãng bảo hiểm nhân thọ thì họ miễn cho phần đóng hàng tháng của chồng tôi. Chồng tôi cũng vui vì thứ nhất anh cho là Chúa đã định như vậy. Thứ hai là gia đình cũng có được số tiền (đối với gia đình tôi là lớn) để trang trải và sống tiếp. Tối đó sau khi uống thuốc như thường lệ, anh bảo đem hình từ lúc đám cưới đến sau này ra xem, anh xem rất lây những tấm hình lúc mới quen nhau và những tấm hình các con khi còn nhỏ.
 Anh im lặng, khẽ thở dài và không nói gì anh hôn nhẹ lên đầu tôi và bảo: "Thôi đi ngủ em". 
Sau đó vợ chồng tôi đi ngủ, nửa đêm tôi vẫn còn nghe tiếng thở của anh, lúc ra uống nước thấy cô y tá trực ở nhà cũng đi ngủ, tôi an tâm vào ngủ đến 7 giờ sáng anh vẫn còn thở, nhưng khi tôi lay nhẹ anh dậy uống thuốc, lay 2, 3 lần anh cũng không tỉnh. Hoảng hốt tôi gọi các con gọi 115 nhưng anh đã ra đi trước khi xe cứu thương đến. Cô Y đã lo giùm tất cả hồ sơ gởi cho hãng bảo hiểm và đứng ra lo giùm các khoảng tang chế. Một lần nữa tôi cám ơn cô. Nhờ số tiền hãng bảo hiểm trả sau 30 ngày chồng tôi mất, tôi đã nhẹ bớt gánh nặng về mặt tài chính khi 1 thân 1 mình nuôi 2 con ăn học và  các khoản thanh toán mà tôi đã mua lúc chồng tôi bệnh. Nếu không nhờ bảo hiểm nhân thọ, không biết bây giờ mẹ con tôi sẽ ra sao? __________________


BẢO HIỂM NHÂN THỌ - Nhật truy tố “góa phụ đen” đầu độc hàng loạt bạn tình

Góa phụ đen Kakehi bị truy tố vì dùng chất độc cyanua sát hại chồng

>>  Hợp đồng bảo hiểm nhân thọ đắt nhất thế giới

Người đàn bà được gọi là "góa phụ đen" này bị nghi ngờ đã dùng chất cực độc cyanua sát hại hàng loạt chồng và bạn tình để chiếm đoạt 6,8 triệu USD tiền bảo hiểm nhân thọ.

Ngày 11/12, các công tố viên Nhật Bản đã quyết định truy tố bà Chisako Kakehi, người bị báo chí nước này gọi bằng biệt danh “góa phụ đen”, vì đã đầu độc chết người chồng 75 tuổi, trong khi có nhiều thông tin cho rằng nhiều bạn tình trước đây của bà ta có thể đã phải chịu số phận tương tự.


“Góa phụ đen” Kakehi bị truy tố với tội danh dùng chất cực độc cyanua để hại chết người chồng Isao Kakehi vào ngày 28/12/2013 tại ngôi nhà của họ ở Muko, tỉnh Kyoto.

Góa phụ đen Kakehi bị truy tố vì dùng chất độc cyanua sát hại chồng

Người đàn bà này bị bắt giữ vào ngày 19/11 sau khi cảnh sát tìm thấy dấu vết của chất độc cyanua trên một chiếc túi trong chậu hoa mà bà này tìm cách vứt đi.

Theo điều tra của cảnh sát, 3 người chồng và 2 bạn tình trước đây của bà ta cũng đều chết một cách bí ẩn chỉ sau một thời gian ngắn gần gũi người đàn bà này.

Báo chí Nhật Bản cho hay bà Kakehi đã nhận được tổng cộng 6,8 triệu USD tiền bảo hiểm nhân thọ từ những người chồng của mình trong suốt 20 năm qua.

Mặc dù bà Kakehi một mực tuyên bố vô tội, song những nguồn tin thân cận với cuộc điều tra cho biết trong thời gian gần đây bà ta đã tỏ ra dao động trước những chứng cứ mà cảnh sát đưa ra.



"Góa phụ đen" bị nghi ngờ có liên quan đến cái chết bí ẩn của hàng loạt chồng và người tình cũ

Hiện cảnh sát đang điều tra nguyên nhân cái chết của ít nhất một người đàn ông mà bà này từng có quan hệ gần gũi. Người đàn ông 71 tuổi này đã chết một cách bí ẩn tại nhà vào tháng 3/2012 với lý do được bà Kakehi đưa ra là đau tim, tuy nhiên khi kiểm tra lại mẫu máu được lưu trữ của ông này, cảnh sát đã phát hiện ra dấu vết chất độc cyanua.

Hiện vẫn chưa rõ cảnh sát có mở rộng điều tra nguyên nhân cái chết của những người chồng khác của bà Kakehi hay không, bởi việc quật mộ để khám nghiệm tử thi ở Nhật Bản rất hiếm khi được thực hiện.

Hai “góa phụ đen” khác ở Nhật Bản là Kanae Kijima và Miyuki Ueta đã bị kết án tử hình với tội danh sát hại hàng loạt đàn ông.

                                                                            Sưu tầm qua nguồn : internet

 
Ky nang ban hang ky-nang-ban-hang
10 10 1125 (c) by
Google kiến thức về bảo hiểm