Thực tế kinh doanh bảo hiểm phi nhân thọ hiện nay việc các công ty bảo hiểm "âm thầm" chi hoa hồng cho đại lý tới 30 - 40% là bình thường và bất chấp quy định cấm.
PHI NHÂN THỌ - Top 5 doanh nghiệp tăng trưởng chậm lại trong năm 2013
Nhưng vì lỗi "vượt rào" này và số tiền chi sai khoảng 4,5 tỷ đồng, lãnh đạo Tập đoàn Bảo Việt đã bị khởi tố thì lại là "sự cố" đáng chú ý.
ảnh minh họa |
Nhưng để cạnh tranh và thúc doanh thu trong bối cảnh khó khăn, nhiều công ty bảo hiểm đã phải tăng tỷ lệ hoa hồng cho đại lý, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm. Dĩ nhiên, thỏa thuận "ăn chia" diễn ra bên ngoài những bản hợp đồng, "lách" dưới nhiều hình thức.
Vì chạy đua doanh số
Chị Ng vốn là một nhân viên bán bảo hiểm xông xáo của công ty bảo hiểm A tại Hải Phòng, vừa phải xin nghỉ việc. Lý do chính vì áp lực chỉ tiêu doanh thu quá lớn, khó đạt được mà thu nhập lại phụ thuộc vào tiền hoa hồng bán bảo hiểm.
Theo chị Ng, với mỗi khách hàng mua bảo hiểm, chị sẽ được hưởng từ 10 - 40% giá trị hợp đồng. Nếu kết quả kinh doanh tốt, đạt doanh thu cao thì công ty sẽ thưởng thêm cho nhân viên, tính ra tỷ lệ hoa hồng có thể lên tới 50%.
Dù vậy, mấy năm gần đây, chị Ng rất chật vật mới đảm bảo đủ doanh thu bán bảo hiểm. Chưa kể, doanh thu chung của chi nhánh bị sụt giảm nên các khoản thưởng, hoa hồng cũng "chẳng bõ bèn gì" so với công sức, chi phí để kí được hợp đồng bảo hiểm.
Từ năm 2009 trở về trước, Công ty vận tải biển M là khách hàng thân thiết của nhiều hãng bảo hiểm. Hàng năm, công ty thường mua nhiều loại bảo hiểm, đơn cử: bảo hiểm thân tàu với mức phí từ 0,65 - 1% giá trị tàu. Loại bảo hiểm P&I (trách nhiệm dân sự chủ tàu) với mức phí từ 9 - 14 USD/DWT (trọng tải), một tàu cỡ 5.000 DWT sẽ phải chi khoảng 46.000 USD/năm tiền bảo hiểm.
Hay bảo hiểm cho thuyền viên với các mức phí từ 10.000 - 15.000 USD/người, tùy theo phạm vi hoạt động của tàu biển (ở vùng biển Việt Nam, Đông Nam Á, Đông Bắc Á, toàn cầu…) Tổng số tiền chi mua bảo hiểm cho tàu và thuyền viên mỗi năm thường khá lớn, lên tới vài tỷ đồng.
Theo một lãnh đạo công ty M, do mức bồi thường đối với các loại bảo hiểm tàu biển, thuyền viên rất lớn nên đa phần các công ty bảo hiểm trong nước thường tái bảo hiểm cho công ty nước ngoài. Họ chỉ đóng vai trò là đại lý trung gian, "ăn" tiền hoa hồng chiết khấu vài phần trăm. Lãnh đạo này cho hay "Công ty bảo hiểm cũng có chiết khấu lại cho chúng tôi một ít (tính trên giá trị hợp đồng - PV), nhưng khấu trừ luôn vào hóa đơn".
Theo quy định về an toàn hoạt động hàng hải, các công ty vận tải tàu biển bắt buộc phải mua bảo hiểm. Đây chính là nhóm khách hàng "màu mỡ" nhất mà các hãng bảo hiểm trong và ngoài nước đều cạnh tranh giành giật, chấp nhận tăng chiết khấu, tỷ lệ hoa hồng…
Nhưng mức chi hoa hồng cho đại lý, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm đều bị khống chế. Theo quy định của Thông tư 124 của Bộ Tài chính, tỷ lệ chi hoa hồng tối đa đối với bảo hiểm thân tàu và trách nhiệm dân sự chủ tàu biển, tàu pha sông biển là 5%, với tàu sông và tàu cá không quá 15%, bảo hiểm hàng hóa không quá 10%...
Chỉ là lỗi nhỏ?
Đầu tháng 4 vừa qua, vụ án chi sai quy định về hoa hồng đại lý xảy ra tại Công ty bảo hiểm Bến Tre - công ty thành viên của Tổng Công ty bảo hiểm Bảo Việt (thuộc Tập đoàn Bảo Việt), gây xôn xao dư luận.
Theo thông tin ban đầu, ông Trần Trọng Phúc, nguyên Tổng Giám đốc Tập đoàn Bảo Việt kiêm Tổng Giám đốc Tổng Công ty bảo hiểm Bảo Việt và 2 thuộc cấp bị cáo buộc tội danh "thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng" liên quan đến việc chi vượt hoa hồng đại lý tại Bến Tre, gây thiệt hại cho Nhà nước 4,5 tỷ đồng.
Sai phạm này đã xảy ra suốt thời gian dài (từ năm 2009 - 2011) nhưng lãnh đạo cấp trên, mà trực tiếp là ông Phúc, không nắm bắt tình hình, xử lý, và từ đó gây thiệt hại cho Nhà nước. Hiện, vụ việc đang được điều tra, làm rõ sai phạm cũng như xác định con số thiệt hại chính xác.
Trong thực tế kinh doanh bảo hiểm phi nhân thọ, việc chi "vượt rào" tỷ lệ hoa hồng đại lý bảo hiểm là có, song diễn ra "âm thầm" và theo thỏa thuận "ngầm" giữa công ty bảo hiểm và đại lý, môi giới. Những người bán bảo hiểm lâu năm cũng thường rỉ tai về khả năng có cả những đại lý "ma" được lập ra để rút tiền hoa hồng, chi vượt cho đối tác hoặc cá nhân chia nhau. Giả sử, nếu tính tỷ lệ chi vượt 5% mức quy định của doanh thu hợp đồng bảo hiểm 100 tỷ đồng, thì số tiền thu được đã là 5 tỷ đồng.
Tổng Công ty bảo hiểm Bảo Việt hiện đang dẫn đầu thị trường bảo hiểm phi nhân thọ Việt Nam với doanh thu phí bảo hiểm gốc năm 2013 đạt hơn 5.663 tỷ đồng. Doanh nghiệp có vốn điều lệ 2.000 tỷ đồng, có mạng lưới gồm 67 công ty thành viên và 300 phòng giao dịch, cung ứng đa dạng sản phẩm như bảo hiểm hàng không, bảo hiểm tàu biển, tàu sông, bảo hiểm xe cơ giới…
Tuy nhiên, giữa thực tế công ty bảo hiểm chi "vượt rào" tiền hoa hồng và việc sếp Bảo Việt "dính" vòng lao lý chỉ vì số tiền 4,5 tỷ đồng đã dấy lên nghi vấn, phải chăng vụ án này còn những "uẩn khúc" khác chưa được hé lộ?
Vì chạy đua doanh số
Chị Ng vốn là một nhân viên bán bảo hiểm xông xáo của công ty bảo hiểm A tại Hải Phòng, vừa phải xin nghỉ việc. Lý do chính vì áp lực chỉ tiêu doanh thu quá lớn, khó đạt được mà thu nhập lại phụ thuộc vào tiền hoa hồng bán bảo hiểm.
Theo chị Ng, với mỗi khách hàng mua bảo hiểm, chị sẽ được hưởng từ 10 - 40% giá trị hợp đồng. Nếu kết quả kinh doanh tốt, đạt doanh thu cao thì công ty sẽ thưởng thêm cho nhân viên, tính ra tỷ lệ hoa hồng có thể lên tới 50%.
Dù vậy, mấy năm gần đây, chị Ng rất chật vật mới đảm bảo đủ doanh thu bán bảo hiểm. Chưa kể, doanh thu chung của chi nhánh bị sụt giảm nên các khoản thưởng, hoa hồng cũng "chẳng bõ bèn gì" so với công sức, chi phí để kí được hợp đồng bảo hiểm.
Từ năm 2009 trở về trước, Công ty vận tải biển M là khách hàng thân thiết của nhiều hãng bảo hiểm. Hàng năm, công ty thường mua nhiều loại bảo hiểm, đơn cử: bảo hiểm thân tàu với mức phí từ 0,65 - 1% giá trị tàu. Loại bảo hiểm P&I (trách nhiệm dân sự chủ tàu) với mức phí từ 9 - 14 USD/DWT (trọng tải), một tàu cỡ 5.000 DWT sẽ phải chi khoảng 46.000 USD/năm tiền bảo hiểm.
Hay bảo hiểm cho thuyền viên với các mức phí từ 10.000 - 15.000 USD/người, tùy theo phạm vi hoạt động của tàu biển (ở vùng biển Việt Nam, Đông Nam Á, Đông Bắc Á, toàn cầu…) Tổng số tiền chi mua bảo hiểm cho tàu và thuyền viên mỗi năm thường khá lớn, lên tới vài tỷ đồng.
Theo một lãnh đạo công ty M, do mức bồi thường đối với các loại bảo hiểm tàu biển, thuyền viên rất lớn nên đa phần các công ty bảo hiểm trong nước thường tái bảo hiểm cho công ty nước ngoài. Họ chỉ đóng vai trò là đại lý trung gian, "ăn" tiền hoa hồng chiết khấu vài phần trăm. Lãnh đạo này cho hay "Công ty bảo hiểm cũng có chiết khấu lại cho chúng tôi một ít (tính trên giá trị hợp đồng - PV), nhưng khấu trừ luôn vào hóa đơn".
Theo quy định về an toàn hoạt động hàng hải, các công ty vận tải tàu biển bắt buộc phải mua bảo hiểm. Đây chính là nhóm khách hàng "màu mỡ" nhất mà các hãng bảo hiểm trong và ngoài nước đều cạnh tranh giành giật, chấp nhận tăng chiết khấu, tỷ lệ hoa hồng…
Nhưng mức chi hoa hồng cho đại lý, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm đều bị khống chế. Theo quy định của Thông tư 124 của Bộ Tài chính, tỷ lệ chi hoa hồng tối đa đối với bảo hiểm thân tàu và trách nhiệm dân sự chủ tàu biển, tàu pha sông biển là 5%, với tàu sông và tàu cá không quá 15%, bảo hiểm hàng hóa không quá 10%...
Chỉ là lỗi nhỏ?
Đầu tháng 4 vừa qua, vụ án chi sai quy định về hoa hồng đại lý xảy ra tại Công ty bảo hiểm Bến Tre - công ty thành viên của Tổng Công ty bảo hiểm Bảo Việt (thuộc Tập đoàn Bảo Việt), gây xôn xao dư luận.
Theo thông tin ban đầu, ông Trần Trọng Phúc, nguyên Tổng Giám đốc Tập đoàn Bảo Việt kiêm Tổng Giám đốc Tổng Công ty bảo hiểm Bảo Việt và 2 thuộc cấp bị cáo buộc tội danh "thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng" liên quan đến việc chi vượt hoa hồng đại lý tại Bến Tre, gây thiệt hại cho Nhà nước 4,5 tỷ đồng.
Sai phạm này đã xảy ra suốt thời gian dài (từ năm 2009 - 2011) nhưng lãnh đạo cấp trên, mà trực tiếp là ông Phúc, không nắm bắt tình hình, xử lý, và từ đó gây thiệt hại cho Nhà nước. Hiện, vụ việc đang được điều tra, làm rõ sai phạm cũng như xác định con số thiệt hại chính xác.
Trong thực tế kinh doanh bảo hiểm phi nhân thọ, việc chi "vượt rào" tỷ lệ hoa hồng đại lý bảo hiểm là có, song diễn ra "âm thầm" và theo thỏa thuận "ngầm" giữa công ty bảo hiểm và đại lý, môi giới. Những người bán bảo hiểm lâu năm cũng thường rỉ tai về khả năng có cả những đại lý "ma" được lập ra để rút tiền hoa hồng, chi vượt cho đối tác hoặc cá nhân chia nhau. Giả sử, nếu tính tỷ lệ chi vượt 5% mức quy định của doanh thu hợp đồng bảo hiểm 100 tỷ đồng, thì số tiền thu được đã là 5 tỷ đồng.
Tổng Công ty bảo hiểm Bảo Việt hiện đang dẫn đầu thị trường bảo hiểm phi nhân thọ Việt Nam với doanh thu phí bảo hiểm gốc năm 2013 đạt hơn 5.663 tỷ đồng. Doanh nghiệp có vốn điều lệ 2.000 tỷ đồng, có mạng lưới gồm 67 công ty thành viên và 300 phòng giao dịch, cung ứng đa dạng sản phẩm như bảo hiểm hàng không, bảo hiểm tàu biển, tàu sông, bảo hiểm xe cơ giới…
Tuy nhiên, giữa thực tế công ty bảo hiểm chi "vượt rào" tiền hoa hồng và việc sếp Bảo Việt "dính" vòng lao lý chỉ vì số tiền 4,5 tỷ đồng đã dấy lên nghi vấn, phải chăng vụ án này còn những "uẩn khúc" khác chưa được hé lộ?
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét