chia sẻ

21 ngày cân nhắc trong hợp đồng BHNT ?


Thời gian cân nhắc là khoảng thời gian quy định trong hợp đồng bảo hiểm kể từ khi khách hàng đã chấp nhận tham gia bảo hiểm, đóng phí bảo hiểm định kỳ lần đầu tiên đầy đủ và doanh nghiệp bảo hiểm có thể đã phát hành hợp đồng bảo hiểm cho đến hết thời gian chờ, quy định khách hàng có quyền hủy bỏ hợp đồng bảo hiểm vô điều kiện, được hoàn lại phí bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm chỉ được quyền thu lại phần chi phí khám sức khỏe cho khách hàng trước khi tham gia bảo hiểm (nếu có). 
Hiện tại, hầu hết cả các hợp đồng bảo hiểm nhân thọ đều quy định thời gian cân nhắc thường là 21 ngày. Khi khách hàng đã chấp nhận tham gia bảo hiểm thì hãy  có trách nhiệm với số tiền mình bỏ ra để có được sự bảo vệ. Để đảm bảo quyền lợi bảo hiểm thì khách hàng phải duy trì hợp đồng bảo hiểm đến thời điểm đáo hạn, để duy trì được thì khách hàng nên tham gia với mức phí phù hợp với nhu cầu và điều kiện tài chính của mình. Vậy trước khi đồng ý tham gia bảo hiểm, khách hàng hãy tận dụng tối đa 21 ngày - thời gian chờ để tự nghiên cứu, xem xét lại những thứ cần thiết sau:

1. Kiểm tra lại thông tin đã kê khai Kê khai thông tin là bước đầu tiên và cũng rất quan trọng bởi sự chính xác của thông tin quyết định bạn có được bảo hiểm hay không khi có sự kiện bảo hiểm  xảy ra, vì thế bạn nên kê khai trung thực và nên kiểm tra lại xem đúng hay chưa, có nhầm hay không. Nếu cần thay đổi, bạn vẫn có thể đề nghị thay đổi lại. 
2. Xem xét lại nội dung quy tắc và điều khoản của sản phẩm bảo hiểm Mỗi sản phẩm sẽ có quy tắc và điều khoản riêng vậy nên hãy tự đọc và nắm rõ, hiểu kỹ các thuật ngữ trong hợp đồng như độ tuổi tham gia, thời hạn đóng phí, thời hạn hợp đồng, 
3. Đọc kỹ quyền lợi và nghĩa vụ của bên mua bảo hiểm và người được bảo hiểm Trước hết bạn cần phân biệt rõ người được bảo hiểm và bên mua bảo hiểm: Bên mua bảo hiểm: là cá nhân hoặc tổ chức có nhu cầu mua bảo hiểm, giao kết Hợp đồng bảo hiểm với Công ty, đóng Phí bảo hiểm và được ghi tên Bên mua bảo hiểm trong Trang Hợp Đồng, hoặc Xác nhận thay đổi hợp đồng (nếu có). Bên mua bảo hiểm sẽ có tất cả các quyền và các nghĩa vụ được nêu trong Hợp đồng bảo hiểm và bị ràng buộc bởi các điều khoản của Hợp đồng bảo hiểm. Vào ngày cấp Hợp đồng bảo hiểm, Bên mua bảo hiểm nếu là cá nhân phải đủ 18 tuổi, đang cư trú tại Việt Nam và có năng lực hành vi dân sự đầy đủ. Trong trường hợp là tổ chức, vào ngày cấp Hợp đồng bảo hiểm, Bên mua bảo hiểm phải được thành lập và hoạt động theo pháp luật Việt Nam.
Người được bảo hiểm: Người được bảo hiểm là người mà tính mạng, sức khỏe và thân thể của người đó là đối tượng của Hợp đồng bảo hiểm. Tên Người được bảo hiểm được thể hiện trong Trang hợp đồng. Người được bảo hiểm có thể nhưng không nhất thiết là Bên mua bảo hiểm của Hợp đồng bảo hiểm. Sau đó bạn mới hiểu rõ được quyền lợi và nghĩa vụ của từng đối tượng trong hợp đồng bảo hiểm để sau này tránh nhầm lẫn quyền lợi bảo hiểm. 
4. Hiểu rõ phạm vi và các rủi ro được bảo hiểm Mỗi sản phẩm bảo hiểm sẽ có phạm vi bảo hiểm khác nhau, kể cả sản phẩm chính và sản phẩm bổ trợ, vậy nên bạn cần nắm được phạm vi của các sản phẩm mình tham gia như nào, các rủi ro nào được bảo hiểm như nằm viện bao nhiêu ngày, mỗi ngày được chi trả bao nhiêu, các bệnh hiểm nghèo, các thương tật toàn bộ/vĩnh viễn nào được bảo hiểm, và cả các trường hợp không trả tiền bảo hiểm …. 
5. Tìm hiểu thêm về trách nhiệm của doanh nghiệp bảo hiểm, phương thức trả tiền bảo hiểm, quy định về giải quyết tranh chấp.... Đây là những điều mà ít người quan tâm đến nhưng nó lại không hề kém quan trọng, bởi nếu bạn chủ động tìm hiểu, nắm bắt các quy định, thủ tục giải quyết quyền lợi bảo hiểm thì phòng khi chẳng may rủi ro xảy ra, bạn có thể biết được quyền lợi và trách nhiệm của mình như nào để chuẩn bị đầy đủ giấy tờ, hồ sơ… nhận quyền lợi bảo hiểm nhanh nhất có thể. Nếu chưa hiểu rõ hay vướng mắc bất cứ vấn đề nào, bạn có thể yêu cầu tư vấn viên hoặc đến trực tiếp văn phòng để được giải thích thêm hay có thể nhờ luật sư tư vấn. 


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

 
Ky nang ban hang ky-nang-ban-hang
10 10 1125 (c) by
Google kiến thức về bảo hiểm