chia sẻ

14 dấu hiệu qua đó giúp bạn đánh giá mức độ yêu thích đối với công việc hiện tại.

Bạn có yêu thích công việc hiện tại của mình? Phải thừa nhận rằng ngay cả khi đang làm công việc mà mình đam mê, vẫn có những ngày chúng ta không muốn rời khỏi nhà để đến chỗ làm.

Theo Dharmesh Shah, Giám đốc công nghệ và Nhà sáng lập của Hubspot (công ty công nghệ hàng đầu thế giới) đồng thời là một trong những người có sức ảnh hưởng trên LinkedIn (với hơn 300 ngàn người theo dõi), ông liệt kê 14 dấu hiệu qua đó giúp bạn đánh giá mức độ yêu thích đối với công việc hiện tại.

Hãy đếm xem bao nhiêu câu dưới đây mô tả đúng về bạn và công việc của bạn nhé.

1. Bạn không nói về con người; bạn nói về những thành tích, công việc mà họ đã/đang thực hiện
Khi bạn yêu thích công việc của mình, bạn không “tám” về thất bại của người khác hay quan tâm đến cuộc sống cá nhân của họ.

Thay vào đó, bạn thích thảo luận về những kế hoạch, dự án mới của đồng nghiệp để từ đó có thể học hỏi và phát triển công việc của mình. Ví dụ như “Nghe nói Oanh đang có một dự án mới. Đó là dự án gì nhỉ?” “Chị rất muốn biết làm thế nào mà Hoàng có thể thuyết phục được khách hàng khó tính đó.” “Phòng Sales đang phát triển kênh bán hàng mới, chúng ta có thể tận dụng kênh bán hàng đó không?”

2. Bạn nghĩ “Tôi hy vọng mình có thể…” thay vì “Tôi mong là mình không phải…”
Khi yêu thích công việc, bạn muốn được tận dụng và chứng tỏ năng lực bản thân. Vì vậy, khi có dự án mới, bạn luôn chia sẻ với sếp/đồng nghiệp: “Tôi/Em muốn tham gia vì đây là cơ hội để em mở rộng chuyên môn và phát triển kỹ năng…”. Trái lại, một người không còn hứng thú với công việc sẽ luôn tìm lý do để trốn tránh.

Có thể hình dung điều này tương tự như hành động bóc vỏ củ hành tây. Bóc xong một lớp vỏ, bạn lại thấy một lớp mới xuất hiện. Tương tự, nếu bạn yêu thích công việc của mình, bạn sẽ luôn tìm thấy những thử thách và điều mới mẻ để khám phá và học hỏi. Còn nếu bạn ghét công việc mình đang làm, bạn chỉ toàn thấy nước mắt.

3. Bạn xem khách hàng là những người mà mình cần phải giúp đỡ
Bạn không xem họ như những chỉ tiêu doanh số cần phải đạt được. Bạn xem họ như những con người thực sự đang có nhu cầu. Bạn hiểu được rằng mình cần phải và có lý do để đáp ứng nhu cầu của họ với sản phẩm/dịch vụ của mình.

4. Bạn tận hưởng thời gian làm việc ở công sở
Bạn không phải gồng mình hết sức ở công ty và rồi mong muốn nhanh chóng thoát khỏi đó để trở về với cuộc sống riêng của mình. Bạn cảm thấy mình có thể tận hưởng cuộc sống tại nơi làm việc. Vì khi bạn yêu công việc của mình, nó trở thành một phần cuộc sống của bạn. Bạn cảm thấy thoải mái và thích thú ở văn phòng làm việc như ở nhà.

5. Bạn khuyến khích bạn bè ứng tuyển làm việc tại công ty
Khi bạn bè hỏi thăm về công việc, bạn thường kể cho họ nghe những điều tốt đẹp khi làm việc tại công ty: môi trường làm việc, đồng nghiệp tốt, những chính sách, ưu đãi dành cho nhân viên,…đồng thời khuyến khích họ ứng tuyển vào.

6. Bạn thích tham dự các cuộc họp
Bạn luôn muốn tham gia các cuộc thảo luận, những buổi “brainstorm” để đưa ra những giải pháp, ý tưởng mới, những quyết định giúp thực hiện mục tiêu của phòng/ban hay lớn hơn của cả công ty. Đơn giản là khi bạn yêu thích công việc của mình, bạn muốn trở thành một phần đóng góp cho công ty.

7. Bạn luôn nghĩ về việc chiến thắng
Khi gặp thử thách mới hay khó khăn trong công việc, bạn không trốn tránh hay “đá banh” cho người khác. Bạn chủ động tiếp cận nếu điều đó thuộc trách nhiệm công việc của mình hay bạn luôn sẵn lòng giúp đỡ đồng nghiệp vượt qua khó khăn. Bạn không lo nhiều về việc mất việc. Bạn lo lắng hơn về việc không đạt được mục tiêu.

8. Bạn xem sếp/cấp trên là người mà mình làm việc cùng không phải là người mà mình phải phục tùng
Bản cảm thấy mình có những giá trị nhất định và được sếp/cấp trên tôn trọng và tin tưởng.

9. Bạn luôn làm các đồng nghiệp hài lòng về bạn
Không phải bởi vì bạn không bị sẽ gặp rắc rối trong công việc hay đồng nghiệp đánh giá tốt trong những lần đánh giá cuối năm của công ty, mà bởi vì bạn ngưỡng mộ và tôn trọng họ. Đồng thời bạn hy vọng họ cũng tôn trọng và đánh giá cao bạn.

10. Bạn ít khi nhìn đồng hồ khi làm việc
Vì bạn quá bận rộn với công việc và tập trung hết sức để làm tốt nhiệm vụ của mình. Nếu có nhìn, bạn luôn cảm thấy thời gian sao trôi nhanh quá.

11. Bạn xem thành công trong công việc là sự hoàn thành và sự công nhận từ đồng nghiệp và cấp trên – không phải thông qua việc thăng tiến và tiền thưởng.
Ai cũng muốn thăng tiến và ai cũng muốn kiếm nhiều tiền hơn. Bạn cũng không ngoại lệ nhưng công việc bạn đang làm có ý nghĩa hơn rất nhiều so với một khoản tiền lương nhận được. Và nếu bạn rời bỏ công việc này để đến với một việc làm mới với mức lương cao hơn, bạn sẽ nhớ về nó rất nhiều.

12. Bạn rời khỏi văn phòng với danh sách những việc mà bạn rất háo hức thực hiện vào ngày mai
Nhiều người thường hoàn tất hết những việc mà họ thích làm trong ngày làm việc. Còn bạn, danh sách những ý tưởng, sáng kiến mới, dự án phụ mà bạn mong muốn thực hiện liên tục phát triển từ ngày này qua ngày khác. Chính vì vậy luôn có những việc mà bạn rất háo hức thực hiện vào sáng ngày hôm sau. Đó cũng là một trong những động lực giúp bạn đến văn phòng mỗi ngày với thái độ lạc quan.

13. Bạn luôn sẵn lòng giúp đỡ đồng nghiệp
Bạn luôn muốn đồng nghiệp hoàn thành tốt công việc của họ vì bạn tin rằng mỗi người đều đóng một vai trò nhất định giúp phòng/ban và công ty đạt được mục tiêu đề ra. Để đạt được điều này bạn luôn sẵn sàng giúp đỡ họ mà không suy nghĩ.

14. Bạn không hề nghĩ đến việc nghỉ hưu….vì bạn nghĩ rằng sẽ rất buồn chán nếu không thể tiếp tục công việc mà mình yêu thích
…và còn nhiều việc bạn phải hoàn thành.

Nếu số câu nói trên đây mô tả đúng với bạn và công việc hiện tại của bạn là:
0-3: Có lẽ bạn nên tìm một việc làm mới. Đừng lãng phí cuộc sống với công việc mà bạn không yêu thích.
4-6: Bạn không ghét nhưng cũng không thích công việc hiện tại. Bạn nên cân nhắc xem mình có thể làm điều gì để thay đổi tình hình.

7-10: Bạn thực sự yêu thích công việc của mình và những người làm việc với bạn.
11-14: Bạn rất rất rất đam mê công việc hiện tại (đến nỗi mọi người phải ghen tỵ với bạn)

Photo: Bạn có yêu thích công việc hiện tại của mình? Phải thừa nhận rằng ngay cả khi đang làm công việc mà mình đam mê, vẫn có những ngày chúng ta không muốn rời khỏi nhà để đến chỗ làm.  Theo Dharmesh Shah, Giám đốc công nghệ và Nhà sáng lập của Hubspot (công ty công nghệ hàng đầu thế giới) đồng thời là một trong những người có sức ảnh hưởng trên LinkedIn (với hơn 300 ngàn người theo dõi), ông liệt kê 14 dấu hiệu qua đó giúp bạn đánh giá mức độ yêu thích đối với công việc hiện tại.  Hãy đếm xem bao nhiêu câu dưới đây mô tả đúng về bạn và công việc của bạn nhé.  1. Bạn không nói về con người; bạn nói về những thành tích, công việc mà họ đã/đang thực hiện  Khi bạn yêu thích công việc của mình, bạn không “tám” về thất bại của người khác hay quan tâm đến cuộc sống cá nhân của họ.  Thay vào đó, bạn thích thảo luận về những kế hoạch, dự án mới của đồng nghiệp để từ đó có thể học hỏi và phát triển công việc của mình. Ví dụ như “Nghe nói Oanh đang có một dự án mới. Đó là dự án gì nhỉ?” “Chị rất muốn biết làm thế nào mà Hoàng có thể thuyết phục được khách hàng khó tính đó.” “Phòng Sales đang phát triển kênh bán hàng mới, chúng ta có thể tận dụng kênh bán hàng đó không?”  2. Bạn nghĩ “Tôi hy vọng mình có thể…” thay vì “Tôi mong là mình không phải…” Khi yêu thích công việc, bạn muốn được tận dụng và chứng tỏ năng lực bản thân. Vì vậy, khi có dự án mới, bạn luôn chia sẻ với sếp/đồng nghiệp: “Tôi/Em muốn tham gia vì đây là cơ hội để em mở rộng chuyên môn và phát triển kỹ năng…”. Trái lại, một người không còn hứng thú với công việc sẽ luôn tìm lý do để trốn tránh.  Có thể hình dung điều này tương tự như hành động bóc vỏ củ hành tây. Bóc xong một lớp vỏ, bạn lại thấy một lớp mới xuất hiện. Tương tự, nếu bạn yêu thích công việc của mình, bạn sẽ luôn tìm thấy những thử thách và điều mới mẻ để khám phá và học hỏi. Còn nếu bạn ghét công việc mình đang làm, bạn chỉ toàn thấy nước mắt.  3. Bạn xem khách hàng là những người mà mình cần phải giúp đỡ  Bạn không xem họ như những chỉ tiêu doanh số cần phải đạt được. Bạn xem họ như những con người thực sự đang có nhu cầu. Bạn hiểu được rằng mình cần phải và có lý do để đáp ứng nhu cầu của họ với sản phẩm/dịch vụ của mình.  4. Bạn tận hưởng thời gian làm việc ở công sở Bạn không phải gồng mình hết sức ở công ty và rồi mong muốn nhanh chóng thoát khỏi đó để trở về với cuộc sống riêng của mình. Bạn cảm thấy mình có thể tận hưởng cuộc sống tại nơi làm việc. Vì khi bạn yêu công việc của mình, nó trở thành một phần cuộc sống của bạn. Bạn cảm thấy thoải mái và thích thú ở văn phòng làm việc như ở nhà.  5. Bạn khuyến khích bạn bè ứng tuyển làm việc tại công ty Khi bạn bè hỏi thăm về công việc, bạn thường kể cho họ nghe những điều tốt đẹp khi làm việc tại công ty: môi trường làm việc, đồng nghiệp tốt, những chính sách, ưu đãi dành cho nhân viên,…đồng thời khuyến khích họ ứng tuyển vào.  6. Bạn thích tham dự các cuộc họp Bạn luôn muốn tham gia các cuộc thảo luận, những buổi “brainstorm” để đưa ra những giải pháp, ý tưởng mới, những quyết định giúp thực hiện mục tiêu của phòng/ban hay lớn hơn của cả công ty. Đơn giản là khi bạn yêu thích công việc của mình, bạn muốn trở thành một phần đóng góp cho công ty.  7. Bạn luôn nghĩ về việc chiến thắng Khi gặp thử thách mới hay khó khăn trong công việc, bạn không trốn tránh hay “đá banh” cho người khác. Bạn chủ động tiếp cận nếu điều đó thuộc trách nhiệm công việc của mình hay bạn luôn sẵn lòng giúp đỡ đồng nghiệp vượt qua khó khăn. Bạn không lo nhiều về việc mất việc. Bạn lo lắng hơn về việc không đạt được mục tiêu.  8. Bạn xem sếp/cấp trên là người mà mình làm việc cùng không phải là người mà mình phải phục tùng Bản cảm thấy mình có những giá trị nhất định và được sếp/cấp trên tôn trọng và tin tưởng.    9. Bạn luôn làm các đồng nghiệp hài lòng về bạn Không phải bởi vì bạn không bị sẽ gặp rắc rối trong công việc hay đồng nghiệp đánh giá tốt trong những lần đánh giá cuối năm của công ty, mà bởi vì bạn ngưỡng mộ và tôn trọng họ. Đồng thời bạn hy vọng họ cũng tôn trọng và đánh giá cao bạn.  10. Bạn ít khi nhìn đồng hồ khi làm việc Vì bạn quá bận rộn với công việc và tập trung hết sức để làm tốt nhiệm vụ của mình. Nếu có nhìn, bạn luôn cảm thấy thời gian sao trôi nhanh quá.  11. Bạn xem thành công trong công việc là sự hoàn thành và sự công nhận từ đồng nghiệp và cấp trên – không phải thông qua việc thăng tiến và tiền thưởng.  Ai cũng muốn thăng tiến và ai cũng muốn kiếm nhiều tiền hơn. Bạn cũng không ngoại lệ nhưng công việc bạn đang làm có ý nghĩa hơn rất nhiều so với một khoản tiền lương nhận được. Và nếu bạn rời bỏ công việc này để đến với một việc làm mới với mức lương cao hơn, bạn sẽ nhớ về nó rất nhiều.  12. Bạn rời khỏi văn phòng với danh sách những việc mà bạn rất háo hức thực hiện vào ngày mai  Nhiều người thường hoàn tất hết những việc mà họ thích làm trong ngày làm việc. Còn bạn, danh sách những ý tưởng, sáng kiến mới, dự án phụ mà bạn mong muốn thực hiện liên tục phát triển từ ngày này qua ngày khác. Chính vì vậy luôn có những việc mà bạn rất háo hức thực hiện vào sáng ngày hôm sau. Đó cũng là một trong những động lực giúp bạn đến văn phòng mỗi ngày với thái độ lạc quan.  13. Bạn luôn sẵn lòng giúp đỡ đồng nghiệp  Bạn luôn muốn đồng nghiệp hoàn thành tốt công việc của họ vì bạn tin rằng mỗi người đều đóng một vai trò nhất định giúp phòng/ban và công ty đạt được mục tiêu đề ra. Để đạt được điều này bạn luôn sẵn sàng giúp đỡ họ mà không suy nghĩ.  14. Bạn không hề nghĩ đến việc nghỉ hưu….vì bạn nghĩ rằng sẽ rất buồn chán nếu không thể tiếp tục công việc mà mình yêu thích …và còn nhiều việc bạn phải hoàn thành.  Nếu số câu nói trên đây mô tả đúng với bạn và công việc hiện tại của bạn là: 0-3: Có lẽ bạn nên tìm một việc làm mới. Đừng lãng phí cuộc sống với công việc mà bạn không yêu thích. 4-6: Bạn không ghét nhưng cũng không thích công việc hiện tại. Bạn nên cân nhắc xem mình có thể làm điều gì để thay đổi tình hình.  7-10: Bạn thực sự yêu thích công việc của mình và những người làm việc với bạn. 11-14: Bạn rất rất rất đam mê công việc hiện tại (đến nỗi mọi người phải ghen tỵ với bạn)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

 
Ky nang ban hang ky-nang-ban-hang
10 10 1125 (c) by
Google kiến thức về bảo hiểm