chia sẻ

3 món quà đến từ nghịch cảnh


Rất nhiều người sợ lâm vào khó khăn. Đa số họ cứ canh cánh câu hỏi “Sao mọi thứ lại không trôi chảy? Sao cuộc đời lại đầy rẫy khó khăn, trở ngại?”. Sự thật là nếu không có những nghịch cảnh, chúng ta sẽ không bao giờ nhận ra tiềm năng thật sự của mình.

Nghịch cảnh cuộc đời là điều không thể tránh

Không ai tránh được nghịch cảnh cuộc đời. Người thì bị mất việc, kinh doanh thất bại, mất đi người thân, khủng hoảng tài chính, người thì đổ vỡ trong các mối quan hệ, hoặc thậm chí sức khỏe sa sút.

Tồi tệ hơn cả là những bi kịch đó dường như nằm ngoài khả năng kiểm soát của ta. Đôi khi, dù ta có cố gắng đến mấy, chuyện vẫn tan thành mây khói chỉ vì một thay đổi trong chính sách của chính phủ, nền kinh tế không ổn định, một căn bệnh xuất hiện hay cũng có thể vì trò chơi khăm của kẻ khác.

Trong những thời điểm tăm tối này, lẽ tự nhiên là nhiều người trong chúng ta bắt đầu tự vấn đức tin và cuộc sống. Trong đầu chúng ta sẽ lởn vởn những câu hỏi, “Tại sao điều này lại xảy ra với mình?”, Tại sao đời bất công đến vậy?” hay “Tôi đã làm gì để ra nông nỗi này?”. Những suy nghĩ này có xu hướng khiến ta phiền muộn hơn, tức giận hơn và yếu đuối hơn.

Những điều tốt đẹp ngày hôm nay là kết quả của những thử thách ngày hôm qua

Nghe có vẻ hơi điên rồ, nhưng nếu nhìn lại cuộc đời mình, bạn sẽ nhận ra những món quà quý giá bạn đang tận hưởng trong hiện tại lại “đâm chồi nảy lộc” từ trong nghịch cảnh bạn phải hứng chịu trong quá khứ.

Hiện tượng Apple là kết quả từ sai lầm lớn nhất của Steve Jobs. Hàng loạt “nghịch cảnh” buộc Jobs phải tạo ra bước đột phá trong cuộc đời mình. Nếu không bỏ học, hẳn ông đã không bao giờ thành lập Apple. Nếu không bị sa thải khỏi Apple, ông đã không phát minh ra neXT và phát triển phần mềm nguyên thủy của iPhone, iPad, iPod, iMac ngày nay.

Chính Steve Jobs đã phát biểu, “bị sa thải khỏi Apple là điều tuyệt vời nhất xảy ra với tôi. Áp lực của một người thành công được thế chỗ bằng cảm giác nhẹ nhõm của người bắt tay làm lại từ đầu. Điều đó giải phóng tôi bước vào một trong những giai đoạn sáng tạo nhất của cuộc đời mình”.

Cũng giống như bao người thành công khác, Jobs tin rằng không có điều gì ngẫu nhiên xảy ra, tất cả đều có lý do của nó. Mọi trải nghiệm dù tốt dù xấu đều là một “viên gạch lót đường” đưa bạn đến với số phận mà bạn mong muốn.

Món quà tiềm ẩn từ nghịch cảnh

Song hành với nghịch cảnh luôn là ba món quà quý giá

Nghịch cảnh mang đến cho ta bài học

Những bài học đáng giá nhất đời không đến từ trường lớp hay sách vở, mà đến từ những thử thách chông gai. Nghịch cảnh buộc ta phải học nếu muốn “tốt nghiệp” để bước vào giai đoạn tiếp theo của cuộc sống. Khi thành công, chúng ta có xu hướng mở tiệc ăn mừng. Khi gặp thất bại, ta lại ngồi trầm tư. Chính những băn khoăn, trăn trở ấy mang đến những đột phá vượt bậc.

Nghịch cảnh giúp ta mạnh mẽ hơn

Có câu “điều gì không giết được bạn sẽ khiến bạn mạnh mẽ hơn”. Chỉ trong bi kịch, con người mới tìm được sự minh triết và sức mạnh tinh thần để đối mặt với những khó khăn to lớn hơn trong tương lai, đồng thời gặt hái thành công rực rỡ hơn.

Nghịch cảnh mang đến cơ hội mới

Trong mỗi nghịch cảnh đều ẩn chứa những cơ hội mới. Khi một cánh cửa đóng lại sẽ có cánh cửa khác mở ra.

Bạn có biết số lượng triệu phú đều tăng lên sau những cơn khủng hoảng tài chính không? Bởi tình trạng suy thoái kinh tế kéo giá cổ phiếu và các loại tài sản xuống từ 30% đến 70%. Chính khả năng mua vào các loại tài sản lớn, thậm chí các công ty với giá rẻ, rồi đợi thời cơ bán lại với giá cao ngất đã khiến nhiều người trở thành triệu phú. Warren Buffet, nhà đầu tư vĩ đại nhất thế giới, gầy dựng phần lớn gia tài của mình nhờ vào việc gom cổ phiếu thời kỳ suy thoái những năm 1973, 1987, 2001 và 2007.

Nghịch cảnh chỉ mang đến lợi ích trong tương lai nếu bạn giữ được thái độ tích cực, chủ động tìm kiếm những cơ hội mới và không ngừng bước tới. Nếu bạn cho phép nghịch cảnh nhấn chìm bạn vào những suy nghĩ tiêu cực và thôi không phấn đấu thì đương nhiên, chẳng điều tốt đẹp nào đến với bạn cả.

(Sưu tầm)

Photo: 3 món quà đến từ nghịch cảnh ========================  Rất nhiều người sợ lâm vào khó khăn. Đa số họ cứ canh cánh câu hỏi “Sao mọi thứ lại không trôi chảy? Sao cuộc đời lại đầy rẫy khó khăn, trở ngại?”. Sự thật là nếu không có những nghịch cảnh, chúng ta sẽ không bao giờ nhận ra tiềm năng thật sự của mình.  Nghịch cảnh cuộc đời là điều không thể tránh  Không ai tránh được nghịch cảnh cuộc đời. Người thì bị mất việc, kinh doanh thất bại, mất đi người thân, khủng hoảng tài chính, người thì đổ vỡ trong các mối quan hệ, hoặc thậm chí sức khỏe sa sút.  Tồi tệ hơn cả là những bi kịch đó dường như nằm ngoài khả năng kiểm soát của ta. Đôi khi, dù ta có cố gắng đến mấy, chuyện vẫn tan thành mây khói chỉ vì một thay đổi trong chính sách của chính phủ, nền kinh tế không ổn định, một căn bệnh xuất hiện hay cũng có thể vì trò chơi khăm của kẻ khác.  Trong những thời điểm tăm tối này, lẽ tự nhiên là nhiều người trong chúng ta bắt đầu tự vấn đức tin và cuộc sống. Trong đầu chúng ta sẽ lởn vởn những câu hỏi, “Tại sao điều này lại xảy ra với mình?”, Tại sao đời bất công đến vậy?” hay “Tôi đã làm gì để ra nông nỗi này?”. Những suy nghĩ này có xu hướng khiến ta phiền muộn hơn, tức giận hơn và yếu đuối hơn.  Những điều tốt đẹp ngày hôm nay là kết quả của những thử thách ngày hôm qua  Nghe có vẻ hơi điên rồ, nhưng nếu nhìn lại cuộc đời mình, bạn sẽ  nhận ra những món quà quý giá bạn đang tận hưởng trong hiện tại lại “đâm chồi nảy lộc” từ trong nghịch cảnh bạn phải hứng chịu trong quá khứ.  Hiện tượng Apple là kết quả từ sai lầm lớn nhất của Steve Jobs. Hàng loạt “nghịch cảnh” buộc Jobs phải tạo ra bước đột phá trong cuộc đời mình. Nếu không bỏ học, hẳn ông đã không bao giờ thành lập Apple. Nếu không bị sa thải khỏi Apple, ông đã không phát minh ra neXT và phát triển phần mềm nguyên thủy của iPhone, iPad, iPod, iMac ngày nay.  Chính Steve Jobs đã phát biểu, “bị sa thải khỏi Apple là điều tuyệt vời nhất xảy ra với tôi. Áp lực của một người thành công được thế chỗ bằng cảm giác nhẹ nhõm của người bắt tay làm lại từ đầu. Điều đó giải phóng tôi bước vào một trong những giai đoạn sáng tạo nhất của cuộc đời mình”.  Cũng giống như bao người thành công khác, Jobs tin rằng không có điều gì ngẫu nhiên xảy ra, tất cả đều có lý do của nó. Mọi trải nghiệm dù tốt dù xấu đều là một “viên gạch lót đường” đưa bạn đến với số phận mà bạn mong muốn.  Món quà tiềm ẩn từ nghịch cảnh  Song hành với nghịch cảnh luôn là ba món quà quý giá  Nghịch cảnh mang đến cho ta bài học  Những bài học đáng giá nhất đời không đến từ trường lớp hay sách vở, mà đến từ những thử thách chông gai. Nghịch cảnh buộc ta phải học nếu muốn “tốt nghiệp” để bước vào giai đoạn tiếp theo của cuộc sống. Khi thành công, chúng ta có xu hướng mở tiệc ăn mừng. Khi gặp thất bại, ta lại ngồi trầm tư. Chính những băn khoăn, trăn trở ấy mang đến những đột phá vượt bậc.  Nghịch cảnh giúp ta mạnh mẽ hơn  Có câu “điều gì không giết được bạn sẽ khiến bạn mạnh mẽ hơn”. Chỉ trong bi kịch, con người mới tìm được sự minh triết và sức mạnh tinh thần để đối mặt với những khó khăn to lớn hơn trong tương lai, đồng thời gặt hái thành công rực rỡ hơn.  Nghịch cảnh mang đến cơ hội mới  Trong mỗi nghịch cảnh đều ẩn chứa những cơ hội mới. Khi một cánh cửa đóng lại sẽ có cánh cửa khác mở ra.  Bạn có biết số lượng triệu phú đều tăng lên sau những cơn khủng hoảng tài chính không? Bởi tình trạng suy thoái kinh tế kéo giá cổ phiếu và các loại tài sản xuống từ 30% đến 70%. Chính khả năng mua vào các loại tài sản lớn, thậm chí các công ty với giá rẻ, rồi đợi thời cơ bán lại với giá cao ngất đã khiến nhiều người trở thành triệu phú. Warren Buffet, nhà đầu tư vĩ đại nhất thế giới, gầy dựng phần lớn gia tài của mình nhờ vào việc gom cổ phiếu thời kỳ suy thoái những năm 1973, 1987, 2001 và 2007.  Nghịch cảnh chỉ mang đến lợi ích trong tương lai nếu bạn giữ được thái độ tích cực, chủ động tìm kiếm những cơ hội mới và không ngừng bước tới. Nếu bạn cho phép nghịch cảnh nhấn chìm bạn vào những suy nghĩ tiêu cực và thôi không phấn đấu thì đương nhiên, chẳng điều tốt đẹp nào đến với bạn cả.  (Sưu tầm)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

 
Ky nang ban hang ky-nang-ban-hang
10 10 1125 (c) by
Google kiến thức về bảo hiểm