BẢO HIỂM NHÂN THỌ - TUYỂN KHÓ VÌ SAO?
Bên cạnh hệ thống ngân hàng, chứng khoán thì ngành bảo hiểm được nhà nước đánh giá là trụ cột tài chính của quốc gia, là lá chắn kinh tế của xã hội. Đồng thời, BHNT cũng được các trụ cột trong gia đình xem như chiếc máy in tiền thay họ nếu họ không làm ra tiền nữa vì bất trắc!
Xuất phát từ đánh giá, nhận đinh, chủ trương, chính sách của nhà nước và nhu cầu tha thiết được bảo hiểm của người dân, BHNT đã trở thành nghề hấp dẫn và mang lại công danh sự nghiệp, sự thành đạt đỉnh cao cho không ít người.
Kinh tế khó khăn, nhiều ngành, nhiều nghề, nhiều công ty phải tạm nhưng hoạt động, phá sản hoặc doanh thu giảm sút, nhưng BHNT vẫn đều đặn tăng trưởng và hiên ngang đứng giữa bão giông suy thoái kinh tế như thách thức mọi khó khăn!Bạn nghĩ xem! Kinh tế khó khăn nhưng tình thương của trường trụ cột cho gia đình có giảm sút? Thu nhập có thể thấp đi nhưng trách nhiệm của người trụ cột trong gia đình có giảm đi? Kinh tế khó khăn nhưng cha mẹ có dừng lại việc đảm bảo tương lai cho con? Thu nhập giảm đi nhưng nhu cầu gia tăng tài sản có giảm đi?
Hãy xem kinh tế khó khăn chỉ như là lời từ chối bình thường của khách hàng, sử dụng kiến thức, kỹ năng và kinh nghiệm và sự sáng tạo của mình để vượt qua thách thức! Hãy xem khó khăn như là dư vị tuyệt vời của cuộc sống!
TUYỂN DỤNG
Bạn than thở rằng, tuyển dụng khó quá! Nói sao ứng viên cũng không đồng ý làm hồ sơ? Khi đồng ý rồi thì lại không thu xếp được 6 ngày đi học? Đến khi đi học rồi lại bỏ học giữa chừng? Đến khi đi học hết 6 ngày thì lại thi rớt? Sao xui thế? Bạn nói đúng, nếu tuyển dễ thì còn cơ hội cho bạn không?
Nhưng bạn ạ, tuyển dụng sao khó bằng "tuyển vợ"? Tuyển dụng sao khó bằng tuyển "tuyển chồng"? Tuyển dụng đơn giản chỉ là buổi nói chuyện về công việc để xem cả 2 có hợp tác với nhau và cùng mang lại lợi ích tài chính (trước tiên) cho nhau được hay không. Nếu phù hợp thì hợp tác, không phù hợp thì thôi! Còn "tuyển vợ, tuyển chồng" là cả 2 phải đến với nhau bằng cả trái tim (đa số), sau đó thông qua sự đồng ý và chứng kiến của gia tộc 2 bên, thậm chí là phải có sự chứng kiến của... những người đã chết (ông bà tổ tiên của dòng họ) và cả Chúa, Phật...bằng 1 buổi lễ trang nghiêm tại gia đình 2 bên hoặc tại Nhà thờ hay Phật điện. Sau đó, việc "tuyển" mới chính thức thành công, và họ về gắn bó cả cuộc đời với nhau mặc cho muôn ngàn sóng gió!
Quy trình "tuyển vợ, tuyển chồng" khó khăn như vậy nhưng bạn vẫn nhẹ nhàng làm được mặc dù bạn không đẹp trai hay xinh gái như nhiều người khác, thì tuyển dụng lý gì bạn không làm được? Vậy thì chúng ta cùng xem tại sao bạn "tuyển vơ, tuyển chồng" giỏi vậy bạn nhé! Và hãy áp dụng nó vào công việc tuyển dụng của mình.
1/ Trước khi đi gặp người yêu, bạn có chuẩn bị tác phong chu đáo không? Quần áo có tươm tất, gọn gàng sạch sẽ không? Có "xịt" nước hoa không? Có rửa xe cho sạch và đẹp không?
2/ Trước khi đi gặp người yêu, bạn có chuẩn bị trước mình sẽ nói gì không? Có chuẩn bị trước cho nội dung nói chuyện của buổi hẹn hò?
3/ Khi gặp người yêu, bạn có ân cần, niềm nở, quan tâm, hỏi thăm gia đình, kể chuyện vui, chuyện hấp dẫn hay làm cho người yêu mình thích buổi nói chyện đó?
4/ Khi nói chuyện với người yêu, bạn có cho người yêu của bạn thấy giá trị và sự khác biệt của bạn với những người con trai/con gái khác? Bạn có cho người yêu thấy được sự lịch lãm, trí tuệ và hài trước của mình? Bạn cho cho người yêu thấy, bạn thật sự đáng tin tưởng và trao trọn cuộc đời cho bạn? Và để người yêu của bạn thấy rằng: "Thật là may mắn và hạnh phúc cho em khi có anh bên đời"
5/ Khi tâm sự với người yêu, bạn có tự hào khi nói về gia đình của bạn? Bạn có hãnh diện khi kể về người anh/chị của bạn? Sự tuyệt vời của những người em của bạn? Sự mẫu mực, thương yêu một tình thương công bằng của cha mẹ bạn dành cho các con? Khi người yêu của bạn nghe vậy, bạn thấy trạng thái của cô ấy/ anh ấy như thế nào?
6/ Trong quá trình quen nhau, thỉnh thoảng bạn có muốn người yêu mình hạnh phúc bằng những món quà bất ngờ không? Khi đón nhận người đó có thích không? (phải khóe léo)
7/ Khi mới gặp nhau, bạn có ngõ lời yêu liền không hay phải đợi "thời cơ chín mùi"? Khi thời cơ đến, bạn có chọn không gian, thời gian phù hợp, lãng mạn để "thổ lộ" không?
8/ Khi người yêu từ chối "lời yêu thương" của bạn, bạn buồn nhưng bạn có chấp nhận bỏ cuộc không? Hay bạn sẽ tiếp tục quan tâm và chọn "thời cơ chín mùi" khác?
9/ Trước khi nên duyên vọ chồng, bạn có mời người yêu đến thăm gia đình không? Có giới thiệu cho cho cha mẹ, anh em trong nhà biết không?
10/ Trong quá trình yêu nhau rồi nên duyên, bạn và người yêu có trải quá sóng gió và nhiều trắc trở không? Hay êm đềm từ ngày quen nhau đến ngày cưới?
Nếu bạn đã tuyển vợ, tuyển chồng được 1, thì tuyển dụng bạn phải 100. Chỉ cần bạn làm đúng giống như "quy trình" tuyển vợ tuyển chồng.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét