kiến thức về bảo hiểm hiện đại

kiến thức về bảo hiểm

chia sẻ

Bảo hiểm góp phần thực hiện các chương trình lớn của Chính phủ


Bảo hiểm góp phần thực hiện các chương trình lớn của Chính phủ
Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng và Thứ trưởng Trần Xuân Hà chụp ảnh lưu niệm cùng khối bảo hiểm nhân thọ
(ĐTCK) Với những kết quả đạt được trong giai đoạn 2011 - 2014, thị trường bảo hiểm ngày càng thể hiện vai trò, vị trí trong nền kinh tế - xã hội, góp phần thực hiện thành công các giải pháp phát triển kinh tế - xã hội của Nhà nước.
Những kết quả đạt được Góp phần thực hiện chính sách ổn định kinh tế vĩ mô
Giai đoạn 2011 - 2014, thị trường bảo hiểm nhân thọ duy trì mức tăng trưởng doanh thu phí bình quân ở mức cao (21%/năm), huy động trên 85.000 tỷ đồng vốn nhàn rỗi trong nền kinh tế, phần lớn thông qua hình thức phí bảo hiểm vào các hợp đồng bảo hiểm tiết kiệm và đầu tư dài hạn (thời hạn trên 10 năm), qua đó góp phần kiềm chế lạm phát, tăng tích lũy tiết kiệm cho nền kinh tế.
Theo thống kê của các doanh nghiệp bảo hiểm (DNBH), 80% các công trình xây dựng cơ sở hạ tầng, công trình kinh tế lớn của Nhà nước đã được các DNBH phi nhân thọ bảo vệ về mặt tài chính trong trường hợp xảy ra sự kiện bảo hiểm.
Đáng chú ý, các DNBH góp phần bổ sung nguồn vốn đầu tư dài hạn ổn định cho nền kinh tế khi tổng số dư đầu tư trở lại nền kinh tế đạt gần 129.000 tỷ đồng tính đến hết năm 2014. Trong đó, tổng số dư của các DNBH vào trái phiếu chính phủ đạt 70.000 đồng, góp phần ổn định các kế hoạch phát hành trái phiếu của Chính phủ. 
Góp phần bổ trợ cho các chính sách an sinh xã hội
Tính đến cuối năm 2014, thị trường bảo hiểm đã tạo lập công ăn việc làm cho hơn 400.000 người, với thu nhập ổn định, được đào tạo về tài chính, bảo hiểm.
Ngoài ra, hiện có gần 10 triệu người có bảo hiểm y tế, sức khỏe (6 triệu bảo hiểm nhân thọ, 4 triệu bảo hiểm phi nhân thọ); 12 triệu học sinh được bảo hiểm sức khỏe, tai nạn (tỷ lệ thâm nhập bảo hiểm gần 60%). Bên cạnh đó, có 18 triệu lượt khách được bảo hiểm trách nhiệm hàng không (tỷ lệ thâm nhập 100%); 1,620 tỷ lượt khách được bảo hiểm trách nhiệm hành khách vận chuyển đường bộ (tỷ lệ thâm nhập 61%). Những người được bảo hiểm nói trên có thể tự thu xếp, bảo vệ về mặt tài chính và được bảo hiểm chi trả bồi thường khi không may xảy ra tai nạn, ốm đau. 
Bảo vệ tài chính cho các nhà đầu tư
Thị trường bảo hiểm đã và đang bảo vệ cho hầu hết các loại hình tài sản bao gồm công trình xây dựng, tài sản cho mọi thành phần kinh tế, mọi ngành kinh tế, với đa dạng loại hình bảo hiểm từ bảo hiểm tài sản thiệt hại, bảo hiểm hàng hóa vận chuyển, bảo hiểm hàng không, bảo hiểm hàng hải cho đến bảo hiểm bảo lãnh, bảo hiểm tín dụng và rủi ro tài chính, gián đoạn kinh doanh, bảo hiểm nông nghiệp, bảo hiểm thủy sản...
Theo báo cáo của các DNBH, tổng giá trị kinh tế tài sản được bảo hiểm của khu vực doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế lên tới gần 10 triệu tỷ đồng. Bảo hiểm đã thể hiện vai trò là một công cụ, giải pháp tài chính hữu hiệu, giúp cho các nhà đầu tư yên tâm sản xuất - kinh doanh. 
Thúc đẩy hội nhập, hợp tác kinh tế quốc tế
Ngay từ khi hình thành, các công ty tái bảo hiểm quốc tế đã có quan hệ chặt chẽ với thị trường bảo hiểm trong nước, qua đó không chỉ cung cấp các giải pháp bảo vệ tài chính cho các DNBH, mà còn thực hiện các hoạt động tư vấn, hỗ trợ kỹ thuật, quản lý rủi ro và bồi thường cho người tham gia bảo hiểm trong nước.
Việc tham gia thị trường của các công ty bảo hiểm nước ngoài (26 DNBH có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài), của các nhà đầu tư chiến lược nước ngoài vào các DNBH trong nước không chỉ nâng cao năng lực tài chính, năng lực quản trị điều hành, nghiệp vụ chuyên môn bảo hiểm cho thị trường bảo hiểm, mà còn góp phần xây dựng hình ảnh môi trường đầu tư lành mạnh, thu hút các nhà đầu tư nước ngoài vào các lĩnh vực liên quan khác.
Về hội nhập kinh tế quốc tế, trong hiệp định tự do hóa thương mại song phương và đa phương, lĩnh vực bảo hiểm luôn cam kết với lộ trình và mức độ mở cửa thị trường cao, tạo điều kiện thúc đẩy hàng hóa Việt Nam thâm nhập vào các thị trường lớn có mức độ bảo hộ cao như Hoa Kỳ, EU, Nhật Bản... 
Góp phần thực hiện các chương trình mục tiêu, nhiệm vụ cấp bách của Chính phủ
Chương trình bảo hiểm nông nghiệp theo Quyết định 315/QĐ-TTg sau 3 năm (2011 - 2013) đã được thực hiện tại 20 tỉnh, thành phố (65 huyện, 748 xã) với 304.017 hộ dân tham gia bảo hiểm, giá trị bảo hiểm cây trồng, vật nuôi, thủy sản là 7.748 tỷ đồng, số tiền bồi thường là 713 tỷ đồng, góp phần thực hiện Nghị quyết 26-NQ/TW của Ban chấp hành Trung ương khóa X về nông nghiệp, nông dân và nông thôn.
Trong khi đó, việc triển khai bảo hiểm thủy sản theo Nghị định số 67/2014/NĐ-CP của Chính phủ đã góp phần khuyến khích khai thác hải sản xa bờ nhằm hỗ trợ ngư dân bám biển, bảo vệ chủ quyền biển đảo Tổ quốc đang được thực hiện tại 17/28 tỉnh, thành nằm trong chương trình. Đến nay, có 30.428 thuyền viên và 2.555 tàu đã được bảo hiểm với tổng giá trị được bảo hiểm là 6.309 tỷ đồng.
Các chính sách bảo hiểm thiên tai, bảo hiểm năng lượng nguyên tử hiện đang được triển khai nghiên cứu xây dựng sẽ có ý nghĩa quan trọng trong thực hiện Chiến lược quốc gia về biến đổi khí hậu, tạo lập cơ chế bảo vệ tài chính, bồi thường các rủi ro, thiệt hại, góp phần giảm gánh nặng cho ngân sách nhà nước.
Bảo hiểm cũng đóng góp tích cực trong việc thực hiện các nhiệm vụ kinh tế - xã hội mang tính chất cấp bách, đột xuất của Chính phủ. Đơn cử, sau các vụ gây mất trật tự xảy ra ngày 13 - 15/5/2014 tại Bình Dương, Đồng Nai, Hà Tĩnh, các DNBH đã khẩn trương tạm ứng bồi thường 596 tỷ đồng cho 399 doanh nghiệp bị thiệt hại, góp phần khẳng định sự quyết tâm của Chính phủ trong việc đảm bảo môi trường đầu tư an toàn và thuận lợi cho các nhà đầu tư, đặc biệt là các nhà đầu tư nước ngoài. 
Một số tồn tại, hạn chế
Mặc dù tăng trưởng cao, ổn định, nhưng quy mô của thị trường bảo hiểm vẫn còn nhỏ so với tiềm năng. Tỷ lệ doanh thu bảo hiểm trên GDP hiện chỉ đạt 2,44%, thấp so với mức trung bình 3,35% của khối ASEAN và 6,3% trên toàn thế thế giới.
Hệ thống pháp luật kinh doanh bảo hiểm có những điểm chưa phù hợp với pháp luật liên quan. Số lượng sản phẩm bảo hiểm tuy nhiều, song chưa đa dạng, đa số sản phẩm được thiết kế cố định, trọn gói, khó điều chỉnh, chia nhỏ theo nhu cầu đa dạng của bên mua bảo hiểm. Kênh phân phối bảo hiểm còn thiếu chuyên nghiệp.
Về phía cơ quan quản lý và giám sát, chưa triển khai được công tác giám sát toàn diện đối với gần 2.000 điểm kinh doanh.
Về phía DNBH, công tác tuân thủ pháp luật chưa cao, hoạt động kinh doanh nhiều khi chạy theo mục tiêu doanh thu trước mắt, công tác quản lý tài chính chưa thực sự chặt chẽ, còn hiện tượng cạnh tranh không lành mạnh... 
Mục tiêu và giải pháp phát triển thị trường bảo hiểm
Bối cảnh và tiềm năng phát triển
Đảng và Nhà nước luôn quan tâm, tạo điều kiện thuận lợi thúc đẩy thị trường bảo hiểm phát triển. Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011 - 2020 đã đặt ra định hướng hiện đại hóa và mở rộng các dịch vụ có giá trị gia tăng cao như tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, chứng khoán, logistic và các dịch vụ hỗ trợ kinh doanh khác. Khuôn khổ pháp lý điều chỉnh hoạt động kinh doanh bảo hiểm về cơ bản đã được hoàn chỉnh, nhiều quy định được chuẩn hóa theo thông lệ quốc tế.
Mô hình tổ chức, hoạt động của cơ quan quản lý, giám sát hoạt động kinh doanh bảo hiểm đã ổn định; năng lực cán bộ về cơ bản đáp ứng yêu cầu quản lý giám sát. Các quy định pháp luật tạo điều kiện cho DNBH thành lập và hoạt động thuận lợi.
Trong khi đó, tiềm năng phát triển của thị trường bảo hiểm còn rất lớn, ở nhiều lĩnh vực, ngành nghề và loại tài sản của nền kinh tế. Ví dụ, bảo hiểm thiên tai, hàng năm, ngân sách nhà nước phải hỗ trợ, tổ chức cá nhân phải tự bù đắp thiệt hại thiên tai lên tới 40.000 tỷ đồng, tương đương gần 1% GDP. Bảo hiểm năng lượng nguyên tử, cùng với sự ra đời nhà máy điện nguyên tử trong thời gian tới, dự kiến sẽ bảo hiểm các tòa nhà, trụ sở, tài sản công trị giá 240 tỷ đồng.
Bảo hiểm hàng hóa vận chuyển xuất nhập khẩu, tỷ lệ bảo hiểm mới đạt 9% trong tổng kim ngạch khoảng 298 tỷ USD năm 2014, dự báo kim ngạch đạt trên 500 tỷ đồng USD vào năm 2020.
Bảo hiểm nông nghiệp, theo chương trình thí điểm hiện nay mới thực hiện bảo hiểm dưới 1% diện tích trồng lúa, 0,4% tổng đàn vật nuôi, gia súc.
Bảo hiểm y tế, sức khỏe mới thực hiện được cho 10% dân số, bồi thường bảo hiểm mới chỉ chiếm 4,5% trong tổng chi cho y tế của toàn xã hội. Bảo hiểm xe cơ giới, tỷ lệ tham gia bảo hiểm trách nhiệm dân sự bắt buộc đạt 95% đối với xe ô tô nhưng chỉ đạt 40% đối với mô tô - xe máy, tỷ lệ tham gia đối với bảo hiểm vật chất còn thấp hơn nhiều.
Bảo hiểm cháy nổ nhà tư nhân hầu như chưa được khai thác. Bảo hiểm nhân thọ mới chỉ có 6% dân số được bảo hiểm, thấp so với cơ cấu dân số hiện hành với 68% dân số trong độ tuổi 15 - 60. 
Mục tiêu giai đoạn 2015 - 2020
Duy trì tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm đạt mức cao và ổn định (trên 10%), phấn đấu tổng doanh thu thị trường bảo hiểm đạt 3 - 4% GDP vào năm 2020.
Hoàn thiện khuôn khổ pháp lý về hoạt động kinh doanh bảo hiểm, tuân thủ hoàn toàn các nguyên tắc quản lý, giám sát bảo hiểm của Hiệp hội Các nhà quản lý bảo hiểm quốc tế (IAIS) vào năm 2020.
Nâng cao tính an toàn hệ thống, hiệu quả hoạt động và năng lực cạnh tranh của DNBH. Thực hiện đẩy đủ các chuẩn mực, nguyên tắc tiên tiến về quản trị doanh nghiệp; hoàn thành các mục tiêu, giải pháp tái cấu trúc DNBH. 
Các giải pháp cụ thể
Về cơ chế chính sách: hoàn thiện hệ thống pháp luật trong lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm, đánh giá tác động các nghị định của Chính phủ về kinh doanh bảo hiểm, đề xuất, kiến nghị với cơ quan có thẩm quyền.
Về công tác quản lý, giám sát: tăng cường thực hiện công tác quản lý, giám sát bảo hiểm theo hướng chú trọng quản lý, giám sát, quản lý nhà nước về kinh doanh bảo hiểm tại địa bàn.
Về phía DNBH: đẩy mạnh các chương trình truyền thông, quảng bá, nâng cao nhận thức về ý nghĩa, vai trò của bảo hiểm; xây dựng và thực hiện cơ chế, chính sách; cung cấp thông tin về phòng chống trục lợi bảo hiểm; đánh giá công tác quản trị, điều hành của DNBH như quản lý tài chính; đa dạng hóa sản phẩm; chuyên nghiệp hóa kênh phân phối; giảm thiểu cạnh tranh không lành mạnh…
Cục Quản lý và Giám sát bảo hiểm, Bộ Tài chính

Tiết kiệm để làm gì?





 Thì đương nhiên tiết kiệm để mua nhà, mua xe, “tích trữ cho tương lai” giống như slogan của một ngân hàng. Nhưng tiết kiệm đến mức nào, đến mức nào thì rất cần sự cân đối hợp lý trong cuộc sống của đời người.

1. Vừa rồi, anh bạn vong niên rủ tôi đi ăn trưa. Trong lúc đang cao hứng, anh khoe được ba mẹ vợ tặng cho 2 miếng đất chỉ cách nhà anh có 1 căn nhà. Hai miếng đất ấy, ông bà mua cùng lúc với vợ chồng anh đã khá lâu, thời chỉ có 1,5 triệu đồng/m2. Nhà anh thì đã xây lên thành villa rất lớn, còn đất của cha mẹ vợ vì chẳng có nhu cầu ở nên trở thành vườn chuối um tùm. Và theo thời gian, hiện tại giá đất tại khu vực này đang được giao dịch khoảng 27 triệu đồng/m2.


Ba mẹ vợ anh có 2 người con. Vợ anh là con gái lớn, phía sau chị là cậu em trai. Thời còn trẻ, ba mẹ vợ anh đã là một đại gia trong ngành thiết bị y tế. Rồi từ công việc chính, ông bà mua thêm rất nhiều đất đai, nhà cửa. Từ đó tiền đẻ ra tiền. Tới khi cô con gái lấy chồng, sinh cháu trai, ông bà đã tặng cho cháu 2 căn nhà mặt phố. Cậu cháu còn nhỏ xíu làm sao đứng tên được, tất nhiên là vợ chồng anh đứng sở hữu tài sản. Bản thân anh cũng là người vô cùng thành đạt. Các căn nhà rải rác ở quận 11 và Phú Mỹ Hưng tính sơ sơ... chỉ có 7 cái thôi. Tiền thuê nhà đã quá dư để sống, chưa kể công việc làm ăn của anh tại một phòng khám đa khoa đông bệnh nhân mỗi tháng mang lại thu nhập trên 200 triệu đồng.

Nhưng anh vẫn khoái chí khi được cha mẹ vợ tặng thêm cho 2 miếng đất kia, là bởi anh muốn mở mang công việc làm ăn. Căn villa cũ không thể nâng tầng lên tiếp bởi bị quy định về chiều cao trong dự án, giờ chỉ có thể mở rộng mặt bằng. Có thêm được 2 miếng đất lớn, tổng cộng 400 m2 lại chẳng phải bỏ đồng tiền nào ra, ai mà không sướng mê tơi. Anh nói, cha mẹ vợ anh giờ đã già rồi, trên 80 tuổi cả rồi, gần đất xa trời rồi, thì giữ nhà giữ đất để làm gì. Khi nhắm mắt xuôi tay cũng có mang đi được đâu. Chẳng hiểu ngày xưa ông bà cứ sống tiết kiệm làm gì.

Tiết kiệm để làm gì?

Theo lời anh kể, nếu mẹ vợ có 8 lượng vàng, thì ráng nhịn ăn nhịn xài để có thêm đủ 2 lượng nữa, cho “chẵn” 10 lượng mang gửi ngân hàng. Tiền đồng cũng vậy, cũng theo quy tắc ráng sao cho đủ để mua được thêm miếng đất. Ngày còn trẻ khỏe, ông bà còn đi chơi được thì chẳng dám đi du lịch nước ngoài. Đến khi dư dả tiền bạc rồi, lại muốn có thêm sự dư dả ấy lên bậc cao mới. Cứ như vậy, nhà thì nhiều mà tuổi thanh xuân thì không thể lấy tiền mua lại được. Tới giờ đã nhìn thấy “căn nhà 2 m2” gần lắm rồi thì đành phải “nhả” nhà đất ra thôi. Chứ giữ cũng để làm gì!

Nghe anh bạn phân tích, tôi thấy vô cùng có lý. Tuy nhiên, nhìn sang lại thấy anh đang đi đúng vào những bước chân của cha mẹ vợ mình. Tóc anh cũng muối nhiều hơn tiêu rồi. Chả mấy chốc cũng lại ở lứa tuổi cha mẹ vợ. Vậy thì lao tâm khổ tứ với bao nhiêu nhà với đất ấy, thực sự có thấy hạnh phúc và vui sướng không nhỉ?

2. Nhưng có thể, tôi cũng nhìn với cách phiến diện và chủ quan. Ở khía cạnh khác, người ta rất hạnh phúc khi cuối đời thấy mọi sự yên ổn, đặc biệt là có khoản tiền lớn ăn xài mà không cần phải suy nghĩ gì nhiều nữa.

Hiện nay, tôi đang viết hồi ký cho nghệ sỹ Thương Tín. Anh là một diễn viên điện ảnh đích thực, sinh ra là để cho màn ảnh. Ở bên ngoài thấy anh đang lù đù vậy, mà tới khi máy quay vừa khởi động thì đã thấy một phong thái khác hoàn toàn. Khuôn mặt của Thương Tín là khuôn mặt của cine! Thời trẻ, Thương Tín gặt hái được không ít thành công, tiền bạc anh có rất nhiều. Những năm 80 của thế kỷ trước, khi mọi người còn đang vật lộn với miếng ăn no - chứ chưa nói được bữa ngon, thì Thương Tín đã sống trên tiền. Trong cốp xe hơi, bà xã bao giờ cũng chuẩn bị cho anh rất nhiều tiền USD.

Nhưng sau quá nhiều biến cố của thời cuộc, của cuộc đời, Thương Tín tay trắng. Đến giờ, ở lứa tuổi 59 mà anh không có căn nhà để ở, xe của bạn bè cho mượn. Thương Tín chạy như con thoi giữa Sài Gòn và Phan Rang quê nhà. Khi nào có việc thì anh lên Sài Gòn, còn không thì về quê sinh sống cùng vợ trẻ con thơ. Năm rồi, Thương Tín cũng đóng được cả gần 10 bộ phim, nhưng cát xê không đủ để anh trang trải cuộc sống gia đình.

Tuy nhiên, tôi quý Thương Tín ở chỗ, anh gần như không than vãn hay oán trách gì, cũng không lấy cái danh nghệ sĩ để xin tiền ai. Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai đã đề nghị tặng căn hộ cho anh với 40%, còn lại 60% thì Thương Tín trả góp qua ngân hàng. Nhưng Tín không dám nhận, vì anh cho biết, mình không thể trả nổi số tiền hàng tháng ấy khi thu nhập từ việc đóng phim khá bấp bênh.

Tiết kiệm tiền để làm gì?
Có lẽ mỗi người trong chúng ta đều có câu trả lời thật xác đáng với hoàn cảnh riêng, phù hợp với cuộc sống của mình.

                                                                        Theo Nhà thơ Đinh Thu Hiền
                                                                           Báo Đầu tư Bất động sản

Của để dành


  Của để dành

Đôi khi người ta nhịn ăn, nhịn xài để có thể tiết kiệm tiền mua nhà cho con hoặc dành khoản tiền cho con đi du học. Nhưng cũng có ý kiến khác,“đời cua cua máy, đời cáy cáy đào”. Vậy có cần đến một khoản, gọi là của để dành hay không?1 Trưa nay, tôi vừa gặp một chị bạn đồng nghiệp. Chị kêu đi ăn cơm cùng cậu con trai của chị, trước khi chàng trai trẻ trở lại Malaysia học nốt chương trình đại học. Ở lứa tuổi ngoài 50, chị bạn tôi vẫn vô cùng trẻ trung và yêu đời.

Trong bữa ăn, chị khoe vừa mua được căn hộ tại quận 2, đã trả góp tới 30% rồi. Căn hộ ấy là khoản tiền ky cóp của chị - một công chức sống đúng bằng nghề theo nghĩa tích cực nhất sau 30 năm đi làm. Và hợp đồng căn hộ, chị để cho cậu con trai đứng tên. “Thằng bé đã 21 tuổi rồi. Sau này mình muốn con trai khi xây dựng gia đình sẽ có nhà để ở”. “Sao nhìn xa quá vậy chị?”. “Biết làm sao được. Vì sự ‘nhìn xa’ ấy mà giờ mới yên ổn đó!”.

Theo cách giải thích của chị bạn, còn trẻ khoẻ đi làm kiếm tiền, thì rất cần tiết kiệm để mua nhà cho con. Sau này về già, sự chênh lệch nhịp sinh hoạt của các thế hệ sẽ không đẩy lên thành mâu thuẫn.

Ở chung bao giờ cũng kéo theo sự phức tạp. Đặc biệt là mối quan hệ giữa mẹ chồng và nàng dâu, thậm chí là mẹ đẻ và con trai. Bao nhiêu gia đình đã mệt mỏi khi con trai cưới vợ, chỉ được một thời gian yên cửa ấm nhà, còn lại thì xào xáo đến mức không chịu nổi.

Cứ ra đụng vào chạm, rồi tới khi mấy đứa cháu chào đời lại càng thêm căng thẳng do cách chăm sóc con cháu khác nhau. Bởi vậy, nói ra thì ai cũng mắc cười, nhưng thực ra mua nhà cho con, mà lại vì chuyện tự do vui vẻ của mình.

  Của để dành


Thêm lý do nữa, chị bạn tôi cho biết, tiết kiệm tiền mua nhà, dù mang danh nghĩa vì con, cũng là cách có một khoản tiền nếu sau này cần tới. Trong cuộc sống có bao nhiêu chuyện bất trắc, sinh lão bệnh tử chả mấy hồi. Nếu không tích cóp, thì khi hữu sự, biết lấy đâu ra tiền để trang trải cuộc sống. Hơn thế, ở thời này không dám ăn uống gì nhiều. Tuổi cũng không còn trẻ, thì ăn nhiều sợ nhiễm đủ các bệnh. Tiền ăn đã không tốn mấy, tiền xài thì cũng chẳng cần gì nhiều.

Trước đây, mỗi tuần đi mua sắm quần áo, giày dép, túi xách cũng hao ví lắm, còn bây giờ đồ để chật mấy cái tủ, giày dép để chật cầu thang, túi xách mắc tiền ra đường là đích ngắm của của tụi cướp. Vậy thì tiền bạc kiếm ra được để làm gì, mỗi ngày một chút, góp tiền mua căn hộ cho thế hệ sau, chẳng phải là việc có ích lắm sao?!

2 Nhưng khác với suy nghĩ của chị bạn tôi, anh Tâm - ông chủ bán phở khá đông khách tại trung tâm Sài Gòn lại cho rằng cần phải sống có chất lượng hơn nữa. Anh Tâm có 2 người con: cậu con trai tốt nghiệp đại học đã đi làm, còn cô con gái đang học lớp 10. Với các con, anh Tâm đều đầu tư giống nhau về chuyện học tập, đặc biệt là ngoại ngữ.

Ở Sài Gòn có trung tâm dạy tiếng Anh, tiếng Hoa, tiếng Nhật nào tốt nhất, anh Tâm chọn cho các con mình. Các con anh đều giỏi mấy ngoại ngữ từ khi còn rất nhỏ.

Trong khi người ra rất muốn con cái học trường quốc tế để khỏi vác những chiếc cặp nặng trĩu cùng các bài tập về nhà, thì anh Tâm vẫn giữ quan điểm muốn con mình học trường công để thi đậu đại học trong nước. Tốt nghiệp đại học trong nước rồi, thì các con đều phải cố gắng kiếm học bổng để đi du học. Từ giai đoạn này rồi, con cái cần phải tự lập để lo cho cuộc sống cá nhân, và cũng tự chịu mọi trách nhiệm với cuộc đời mình.

  Của để dành

Trong khi đó, vợ chồng anh Tâm vẫn hàng ngày kiếm sống bằng tiệm phở, và đi du lịch khắp nơi trong và ngoài nước. Anh Tâm nói, tài sản anh dành cho con là cái chữ và sự độc lập trong cuộc sống. Căn nhà hiện đang ở, sau này sẽ được để lại cho các con làm nơi thờ tự cũng như tập trung làm giỗ quải của dòng họ. Các con anh ra đời tự kiếm việc làm, tự kiếm tiền để mua nhà xây dựng cuộc sống riêng. Nếu cần sự hỗ trợ của ba mẹ, thì anh chỉ giúp đỡ phần nào, chứ không được ỉ lại, mất hết đi sự cố gắng.

Của để dành cho thế hệ sau, thường được nhìn thấy bằng tài sản nhà đất. Nhưng cũng có quan niệm hiện đại và khác biệt như anh Tâm, tạo nên sự phong phú màu sắc trong cuộc sống. Tuỳ theo từng hoàn cảnh gia đình, mà “của để dành” đó là vật chất hay tinh thần. Bởi điều quý nhất mà cha mẹ cho chúng ta, chính là sự sống trên đời này.

                                   Theo Nhà thơ Đinh Thu Hiền
                                      Báo Đầu tư Bất động sản

3 BÀI HỌC QUÝ BÁU TỪ CÂY TRE





Hãy thử trồng 1 cây tre. Bạn gieo giống xuống đất, chăm sóc, tưới nước chu đáo mỗi ngày. Và bạn chờ đợi...

Một năm trôi qua. Trong khi trăm hoa đua nở rồi tàn thì giống tre của bạn vẫn nằm im không động tĩnh. Bạn vẫn tiếp tục chăm sóc, và đợi thêm một năm nữa.

Nhưng đến năm thứ 2 bạn cũng không thấy gì, năm thứ 3 cũng không thấy gì, năm thứ 4 cũng không thấy gì… Bạn sẽ làm gì đây!?

Hãy đợi thêm một năm nữa. Vào năm thứ 5, bạn sẽ thấy măng nhú lên, và chỉ trong vòng 6 tuần, cây tre của bạn đã vụt cao 27 mét.

Điều này cho ta thấy những bài học gì?

✪ Bài học 1: Sự nhẫn nại

Có rất nhiều người không nhẫn nại. Họ làm một việc gì đó và muốn có kết quả tức thời. Khi mọi thứ không như mong đợi, họ dễ dàng từ bỏ.

Hãy biết kiên nhẫn. Khi gieo giống tre xuống đất, bạn phải không ngừng chăm sóc cho nó. Nếu không thấy kết quả mà ngừng chăm sóc, thì 5 năm sau bạn không thu hoạch được gì.

Nếu bạn không kiên nhẫn mà muốn có kết quả ngay? Tưởng tượng xem hôm nay bạn gieo giống, và muốn thu hoạch vào ngày hôm sau thì bạn sẽ thu được gì: Những giống tre ướt!

Có những lúc bạn nỗ lực và không thấy kết quả gì, bạn sẽ chán nản. Những lúc ấy hãy nhớ rằng bạn đang tiến bộ lên mỗi ngày, chỉ vì bạn chưa nhận thấy đó thôi. Hãy bền bỉ. Đừng từ bỏ!

✪ Bài học 2: Niềm tin

Hãy giữ vững niềm tin của bạn. Suy cho cùng sự kiên nhẫn bền bỉ mà bạn có cũng đều cần có niềm tin nuôi dưỡng nó.

Khi không nhìn thấy tre mọc, bạn sẽ rất dễ hoang mang và mất niềm tin. Mất niềm tin nghĩa là bạn đã đi gần đến thất bại.

Niềm tin giúp bạn gạt qua nỗi sợ hãi, nghi ngờ. Và là khơi nguồn để biến giấc mơ của bạn thành sự thật.

✪ Bài học 3: Xây dựng gốc rễ vững chắc

Hãy hình dung cây tre vươn cao 27 mét chỉ trong vòng 06 tuần. Làm sao điều đó có thể xảy ra được?

Vì nó đã dành đủ thời gian cần phải bỏ ra để phát triển bộ rễ. Muốn có kết quả lớn, phải đầu tư công sức đủ nhiều. Không có gì vẻ vang bạn gặt hái được lại nhẹ nhàng cả.

Chỉ có bạn mới biết được bạn đang phát triển như thế nào. Hãy an nhiên đi con đường của bạn. Đừng quay cuồng nhìn con đường của người khác, hối hả chạy theo thành quả bề nổi mà quên cái chất lượng cốt lõi bên trong. Trong khi bạn chưa có gì trong tay, người khác có thể đã đạt được nhiều thành tựu trước bạn. Nhưng càng như thế bạn càng cần phải trang bị cho bản thân thật vững vàng. Khi nội lực đủ mạnh, con đường thành công tự khắc sẽ hanh thông.

Cây tre đã dành ra đến gần 5 năm, chỉ để làm một việc là cắm sâu bộ rễ của nó vào trong lòng đất, vì vậy mà đến năm thứ 5 nó mới mọc nhanh chóng như vậy. Con người cũng vậy, để thành công, đầu tiên cần phải dành thời gian để xây dựng gốc rễ thật tốt, cắm thật sâu, thật chắc chắn thì việc phát triển là chuyện sớm muộn mà thôi.

Giải đáp thắc mắc khi yêu cầu bồi thường bảo hiểm nhân thọ

Bạn đang gặp vướng mắc khi yêu cầu bồi thường bảo hiểm nhân thọ, và bạn đang muốn biết về các quy định, về quá trình giải quyết quyền lợi bảo hiểm nhân thọ.

1. Giải quyết quyền lợi bảo hiểm nhân thọ?

Quá trình xin giải quyết quyền lợi khi yêu cầu bồi thường bảo hiểm nhân thọ có thể rất phức tạp nếu bạn không chuẩn bị đủ các giấy tờ cần thiết, hoặc nếu bạn không nắm rõ được quy trình. Ít nhất bạn cũng nên tìm hiểu trước những bước cơ bản để xin giải quyết quyền lợi tai nạn và tử vong.

Trong trường hợp tai nạn, bạn phải thông báo ngay cho công ty Bảo hiểm nhân thọ và xin phiếu yêu cầu giải quyết quyền lợi. Điền hết thông tin và nộp kèm theo các giấy tờ được yêu cầu như giấy khám bệnh, hóa đơn cùng với các giấy tờ khác liên quan đến thương tật hay tổn thất của bạn. Hãy nhớ rằng việc này phải được làm càng sớm càng tốt. Thời gian chờ đợi kéo dài có thể khiến bạn gặp khó khăn trong việc chữa bệnh. Bởi vậy, hãy để ý đến các điều khoản về thời gian giải quyết quyền lợi và các điều kiện khác trong hợp đồng.

Để yêu cầu quyền lợi tử vong, bạn cần có giấy báo tử của ủy ban phường, xã và các giấy tờ khác. Bạn sẽ phải điền đơn xin giải quyết quyền lợi và nộp kèm theo các loại giấy tờ bổ sung (trong trường hợp này là giấy báo tử). Hãy kiểm tra kỹ giấy tờ trước khi nộp để đảm bảo quá trình xét duyệt được thuận lợi nhất.

Hồ sơ của bạn lại bị từ chối khi yêu cầu bồi thường bảo hiểm nhân thọ có thể là do thiếu giấy tờHồ sơ của bạn lại bị từ chối khi yêu cầu bồi thường bảo hiểm nhân thọ có thể là do thiếu giấy tờ

2. Lý do hồ sơ bảo hiểm nhân thọ của bạn lại bị từ chối khi yêu cầu bồi thường bảo hiểm nhân thọ?

Thiếu giấy tờ. Những giấy tờ kèm theo đơn yêu cầu có lẽ là phần quan trọng nhất của quá trình. Những giấy tờ này cung cấp bằng chứng để chứng minh yêu cầu của bạn. Khi không đủ bằng chứng, các công ty Bảo hiểm nhân thọ sẽ khó có thể đền bù cho bạn được. Tệ hơn nữa, nếu thông tin của bạn có sai sót hoặc không đúng sự thật thì yêu cầu có thể bị từ chối ngay lập tức. Thậm chí những trường hợp như vậy có thể bị xử phạt theo pháp luật.

Hiểu nhầm điều kiện bảo hiểm nhân thọ. Trong rất nhiều trường hợp, tai nạn không thuộc diện được đền bù. Bởi thế bạn cần đọc kỹ hợp đồng, nhất là những ngoại lệ không được bảo hiểm nhân thọ. Các công ty Bảo hiểm nhân thọ sẽ không chịu trách nhiệm nếu bạn không hiểu rõ hợp đồng đã ký.

3. Nếu bạn không hài lòng với quyết định của Công ty Bảo Hiểm Nhân Thọ?

Nếu bạn thấy không thỏa mãn với số tiền Bảo hiểm nhân thọ hoặc không được đền bù chút nào, bạn có thể tìm kiếm sự giúp đỡ từ những nơi khác:

  • Làm đơn khiếu nại. Bạn có thể làm đơn khiếu nại lên Bộ Tài Chính, Hiệp hội Bảo hiểm nhân thọ Việt Nam, hay các cơ quan chức năng của địa phương.
  • Nhờ đến trợ giúp pháp lý. Trong trường hợp vi phạm hợp đồng hay không giải quyết thỏa đáng, bạn có thể nhờ đến toà án. Nếu bạn bị thiệt hại thực sự thì bạn không có gì phải lo lắng.

Giải đáp thắc mắc khi yêu cầu bồi thường bảo hiểm nhân thọ

Bạn đang gặp vướng mắc khi yêu cầu bồi thường bảo hiểm nhân thọ, và bạn đang muốn biết về các quy định, về quá trình giải quyết quyền lợi bảo hiểm nhân thọ.

1. Giải quyết quyền lợi bảo hiểm nhân thọ?
Quá trình xin giải quyết quyền lợi khi yêu cầu bồi thường bảo hiểm nhân thọ có thể rất phức tạp nếu bạn không chuẩn bị đủ các giấy tờ cần thiết, hoặc nếu bạn không nắm rõ được quy trình. Ít nhất bạn cũng nên tìm hiểu trước những bước cơ bản để xin giải quyết quyền lợi tai nạn và tử vong.
Trong trường hợp tai nạn, bạn phải thông báo ngay cho công ty Bảo hiểm nhân thọ và xin phiếu yêu cầu giải quyết quyền lợi. Điền hết thông tin và nộp kèm theo các giấy tờ được yêu cầu như giấy khám bệnh, hóa đơn cùng với các giấy tờ khác liên quan đến thương tật hay tổn thất của bạn. Hãy nhớ rằng việc này phải được làm càng sớm càng tốt. Thời gian chờ đợi kéo dài có thể khiến bạn gặp khó khăn trong việc chữa bệnh. Bởi vậy, hãy để ý đến các điều khoản về thời gian giải quyết quyền lợi và các điều kiện khác trong hợp đồng.
Để yêu cầu quyền lợi tử vong, bạn cần có giấy báo tử của ủy ban phường, xã và các giấy tờ khác. Bạn sẽ phải điền đơn xin giải quyết quyền lợi và nộp kèm theo các loại giấy tờ bổ sung (trong trường hợp này là giấy báo tử). Hãy kiểm tra kỹ giấy tờ trước khi nộp để đảm bảo quá trình xét duyệt được thuận lợi nhất.
Hồ sơ của bạn lại bị từ chối khi yêu cầu bồi thường bảo hiểm nhân thọ có thể là do thiếu giấy tờHồ sơ của bạn lại bị từ chối khi yêu cầu bồi thường bảo hiểm nhân thọ có thể là do thiếu giấy tờ
2. Lý do hồ sơ bảo hiểm nhân thọ của bạn lại bị từ chối khi yêu cầu bồi thường bảo hiểm nhân thọ?
Thiếu giấy tờ. Những giấy tờ kèm theo đơn yêu cầu có lẽ là phần quan trọng nhất của quá trình. Những giấy tờ này cung cấp bằng chứng để chứng minh yêu cầu của bạn. Khi không đủ bằng chứng, các công ty Bảo hiểm nhân thọ sẽ khó có thể đền bù cho bạn được. Tệ hơn nữa, nếu thông tin của bạn có sai sót hoặc không đúng sự thật thì yêu cầu có thể bị từ chối ngay lập tức. Thậm chí những trường hợp như vậy có thể bị xử phạt theo pháp luật.
Hiểu nhầm điều kiện bảo hiểm nhân thọ. Trong rất nhiều trường hợp, tai nạn không thuộc diện được đền bù. Bởi thế bạn cần đọc kỹ hợp đồng, nhất là những ngoại lệ không được bảo hiểm nhân thọ. Các công ty Bảo hiểm nhân thọ sẽ không chịu trách nhiệm nếu bạn không hiểu rõ hợp đồng đã ký.
3. Nếu bạn không hài lòng với quyết định của Công ty Bảo Hiểm Nhân Thọ?
Nếu bạn thấy không thỏa mãn với số tiền Bảo hiểm nhân thọ hoặc không được đền bù chút nào, bạn có thể tìm kiếm sự giúp đỡ từ những nơi khác:
  • Làm đơn khiếu nại. Bạn có thể làm đơn khiếu nại lên Bộ Tài Chính, Hiệp hội Bảo hiểm nhân thọ Việt Nam, hay các cơ quan chức năng của địa phương.
  • Nhờ đến trợ giúp pháp lý. Trong trường hợp vi phạm hợp đồng hay không giải quyết thỏa đáng, bạn có thể nhờ đến toà án. Nếu bạn bị thiệt hại thực sự thì bạn không có gì phải lo lắng.

Sếp bảo hiểm thế hệ 7x

Nếu là 7x đời đầu thì cũng đã là tứ tuần, 8x mà làm chủ tịch hay CEO doanh nghiệp bảo hiểm có lẽ sẽ… lạ hơn bởi 9x thì chắc chắn là chưa thể có. Tuy vậy, trong lĩnh vực bảo hiểm, 7x vẫn được coi là khá trẻ. Và điều thú vị là lứa tuổi này đang chiếm đa số các vị trí lãnh đạo chủ chốt tại hầu hết doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ.
Thế hệ lãnh đạo 7x đang được kỳ vọng sẽ mang lại những bước phát triển mới cho doanh nghiệp bảo hiểm lâu đời nhất tại Việt Nam này

Thế hệ lãnh đạo 7x đang được kỳ vọng sẽ mang lại những bước phát triển mới cho doanh nghiệp bảo hiểm lâu đời nhất tại Việt Nam này

Từ những thương hiệu mới

Cách đây 3 năm, ông Nguyễn Quang Hiện, chỉ mới 35 tuổi từ vị trí Giám đốc Chi nhánh Hoàn Kiếm của MB lên nhậm chức Chủ tịch HĐQT MIC. MIC không phải là công ty bảo hiểm lớn và bản thân ông Hiện ngồi vào vị trí cao nhất của Công ty nhờ là đại diện vốn của công ty mẹ MB, nhưng độ tuổi 35 là điểm nhấn khiến ông bị chú ý rất nhiều. Trong lĩnh vực bảo hiểm, lãnh đạo cao cấp 7x “đời cuối” vốn không nhiều, chưa kể lại là Chủ tịch HĐQT. 

Với dáng vẻ thư sinh, trông lại trẻ hơn tuổi thật, phát biểu chỉ đạo có phần nhỏ nhẹ, khiến không ít cổ đông tham dự ĐHCĐ của MIC tỏ thái độ băn khoăn. Sự nghi ngại càng tăng lên bởi tuổi đời thì trẻ, kinh nghiệm thì thiếu, trong khi ông Hiện không chỉ làm Chủ tịch HĐQT, mà còn phải đảm nhiệm luôn cả vị trí CEO, bởi dàn lãnh đạo cấp cao của doanh nghiệp mang áo lính này không có ai đảm nhận vị trí này. 

Nếu nói “tài không đợi tuổi” thì có lẽ hơi quá, nhưng thị trường bảo hiểm đã ghi nhận một công ty trẻ, vừa mới hết khó khăn nhưng đang tăng tốc rất nhanh để đặt tham vọng gia nhập Top 5 các công ty bảo hiểm phi nhân thọ trên thị trường. 

Từ năm 2012 đến năm 2014, tổng doanh thu MIC đã tăng gấp đôi, đánh dấu mốc quan trọng lần đầu chinh phục mốc 1.000 tỷ đồng doanh thu, còn lợi nhuận đạt 60 tỷ đồng. Quan trọng hơn, thương hiệu MIC dần được nhận diện một cách rõ nét hơn. Công đầu có lẽ thuộc về ban lãnh đạo MB, nhưng người khai thác tốt nguồn lực của công ty mẹ để đưa MIC vươn lên chính là ông Hiện.

Trong lĩnh vực bảo hiểm phi nhân thọ tại Việt Nam, với đặc thù chủ đạo là các công ty bảo hiểm trong nước, nhiều công ty được thành lập khi kinh tế bùng nổ giai đoạn 2006 - 2007, trên thực tế đã trải qua một cuộc tái cấu trúc khá mạnh 2 - 3 năm trở lại đây. Dù tái cấu trúc các doanh nghiệp bảo hiểm không rầm rộ như lĩnh vực ngân hàng và không phải tất cả các doanh nghiệp đều tái cấu trúc, nhưng tình hình kinh doanh mới đòi hỏi những tiêu chuẩn mới, điều đó đủ để một lứa lãnh đạo mới lên nắm “diễn đàn”, trong đó xu hướng trẻ hóa được coi là tất yếu.

Tại Bảo hiểm Xuân Thành, Tổng giám đốc Nguyễn Quang Thương cũng thuộc lứa 7x và tương tự là Tổng giám đốc Nguyễn Anh Đức của Bảo hiểm Hàng không. Với nhà tái bảo hiểm mới thành lập 3 năm là PVI Re, Tổng giám đốc Vũ Văn Thắng kiêm Phó Tổng giám đốc công ty mẹ là CTCP PVI cũng ở độ tuổi này.

Trong một động thái thay đổi nhân sự mới nhất, đầu năm nay, Bảo hiểm Bưu điện (PTI) đã thay đổi liền lúc cả 2 vị trí Chủ tịch và Tổng giám đốc, theo xu hướng trẻ hóa lãnh đạo. Ông Nguyễn Trường Giang vừa nắm giữ vị trí Chủ tịch HĐQT và ông Bùi Xuân Thu đảm nhận chức Tổng giám đốc là hai gương mặt mới.

 

 Trẻ hóa lãnh đạo là xu hướng tại hầu hết doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ 
… đến những thương hiệu lâu năm

Tròn 50 tuổi, nhưng dàn lãnh đạo cao cấp nhất của Bảo Việt hiện nay đều ở quãng tuổi 40. Nếu nói về độ trẻ thì lãnh đạo Bảo Việt không phải là điểm ấn tượng, bởi như đã đề cập phía trên, độ tuổi 7x đang nắm đa số vị trí chủ chốt tại rất nhiều doanh nghiệp bảo hiểm. Tuy nhiên, Bảo Việt là một doanh nghiệp lâu năm, nhiều thế hệ và vẫn có vốn nhà nước chi phối. 

Không chỉ tại công ty mẹ là Tập đoàn Bảo Việt, mà tại các công ty thành viên, bộ máy lãnh đạo vừa được “xây” mới hoàn toàn với các Phó Tổng giám đốc đều là 7x. Có thể kể đến những cái tên như ông Quách Thành Nam, hay ông Nguyễn Quang Hưng tại Bảo hiểm Bảo Việt. Thế hệ lãnh đạo 7x đang được kỳ vọng sẽ mang lại những bước phát triển mới cho doanh nghiệp bảo hiểm lâu đời nhất tại Việt Nam này. 

Tại Bảo hiểm PVI, doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ đang giữ thị phần số 1 thị trường, ấn tượng hơn với một Phó Tổng giám đốc Trịnh Anh Tuấn ở lứa tuổi 8x. Còn cấp trưởng thì ông Trương Quốc Lâm, Tổng giám đốc đương nhiệm Bảo hiểm PVI hiện được xem là CEO trẻ nhất điều hành một doanh nghiệp lớn nhất. 

Bảo hiểm PVI mới được tách ra khỏi PVI như một thành viên độc lập, nhưng thực tế hoạt động thì Bảo hiểm PVI đã có 20 năm kinh nghiệm. Điểm nhấn của dàn lãnh đạo trẻ có lẽ là thứ hạng đứng đầu thị trường bảo hiểm, bởi thứ hạng này mới được Bảo hiểm PVI “mang về” trong 2 năm trở lại đây.

Một thương hiệu khác thuộc loại “có tuổi” trong làng bảo hiểm Việt Nam là PJICO, Tổng giám đốc Đào Nam Hải cũng là người mới bởi ông mới nhận chức chưa đầy 3 năm. Ông Hải dễ gây thiện cảm ban đầu với người đối diện bởi vẻ hiền lành, điềm đạm, nhưng cái cách mà ông Hải điều hành không giống như vậy. Để đưa PJICO từ chỗ là một doanh nghiệp chạy theo doanh thu, lỗ nghiệp vụ lớn, trở thành doanh nghiệp với chiến lược cạnh tranh bằng chất lượng dịch vụ thì ông Hải đã có nhiều quyết định được coi là “không vừa”.

Năm 2015, PJICO đặt kế hoạch doanh thu bảo hiểm gốc 2.144 tỷ đồng và lợi nhuận trước thuế 110 tỷ đồng, cổ tức tối thiểu 10%.

7x… cũ rồi!

Đây là nhận xét của lãnh đạo một doanh nghiệp bảo hiểm lứa tuổi này. Theo vị lãnh đạo này thì có một sự ngẫu nhiên là lứa lãnh đạo nhiều doanh nghiệp bảo hiểm đều sinh trong khoảng 1970 - 1974, độ tuổi trẻ hơn một chút có nhưng không nhiều.

“Được cái đi họp chung, gọi nhau ông - tôi cũng tiện”, vị lãnh đạo này tếu táo nói. “Nhưng ở lứa này, tức là đều đã trên 40 tuổi đời, không thể coi là trẻ, bởi đi dự các diễn đàn quốc tế, lãnh đạo tầm khu vực ở nhiều tập đoàn bảo hiểm còn trẻ hơn nhiều”.

Theo vị lãnh đạo này thì thị trường bảo hiểm Việt Nam đa số là doanh nghiệp mới, đặc biệt trong lĩnh vực phi nhân thọ, nhân sự cao cấp rất hiếm nên việc đề bạt lãnh đạo trẻ là chuyện bình thường. Tuy nhiên, ngành bảo hiểm với đặc thù “quân đông, vốn lớn”, tức là doanh nghiệp nào cũng đông nhân sự và có tổng tài sản hàng nghìn tỷ đồng, thậm chí hơn, thế nên áp lực cho lãnh đạo trẻ là không nhỏ.

Áp lực đến từ một số “cây đa, cây đề”, trong đó không ít người được coi là “sáng lập ngành” cũng có, áp lực từ cái nhìn xã hội cũng có. Nhưng lớn nhất là áp lực thị trường, sự cạnh tranh gay gắt, tình trạng cạnh tranh phí bằng giá, hoa hồng vượt khung luôn tồn tại, đặc biệt tình trạng nhiều hợp đồng được ký dựa trên quan hệ khiến tuổi không còn trẻ nhưng lại... non nớt, đôi khi được coi là chưa đủ quan hệ và chưa đủ kinh nghiệm thương trường!

Chia sẻ với Đặc san Toàn cảnh thị trường bảo hiểm 2015, tổng giám đốc một công ty bảo hiểm phi nhận thọ cho hay, ngay sau khi nhậm chức, nhiều lúc muốn buông xuông vì áp lực quá lớn từ công ty mẹ dội xuống về doanh thu. Đó là áp lực trong ký tá các hợp đồng, mà ở đó họ là người đại diện trước pháp luật. 

Trên thực tế đã có những trường hợp CEO bảo hiểm chủ động nộp đơn thôi việc vì không chịu được áp lực thương trường, áp lực của người làm đại diện trước pháp luật, nhất là khi sự cố liên quan đến hoa hồng từng khiến không ít sếp bảo hiểm “ra đi” trên diện rộng.

Những sếp bảo hiểm 7x, câu chuyện mới cách đây vài năm, nhưng vẫn đáng được nhắc tới bởi lãnh đạo lứa tuổi này không còn là hiện tượng, mà đã thành bình thường. Mỗi người một câu chuyện và ai sẽ là người chắp cánh cho một thương hiệu bảo hiểm Việt Nam lên tầm khu vực khi hội nhập cận kề? 

Ở phía bên kia - bảo hiểm nhân thọ, sân chơi chủ yếu thuộc về các doanh nghiệp ngoại.                 

Ở khối nhân thọ, thuộc thế hệ 7x, bà Thân Hiền Anh ngoài nắm giữ cương vị quản trị cao nhất tại Bảo Việt Nhân thọ trong vai trò Chủ tịch, còn nắm giữ vị trí tương đương tại Công ty TNHH Bảo hiểm Bảo Việt Tokio Marine (liên doanh của Tập đoàn Bảo Việt). Cùng thế hệ còn có dàn lãnh đạo cấp cao tại các doanh nghiệp khác như ông Chung Bá Phương (Tổng giám đốc Generali Việt Nam), bà Nguyễn Ngọc Trang (Tổng giám đốc VietinAviva)…

Những câu hỏi thường gặp về Bảo hiểm sức khỏe toàn diện Bảo Việt

Có bắt buộc phải khám sức khỏe trước khi tham gia Bảo Hiểm Sức Khỏe Toàn Diện Bảo Việt không? Có các hình thức tham gia Bảo Hiểm Sức Khỏe Toàn Diện nào?...

1. Những ai có thể tham gia bảo hiểm Bảo Hiểm Sức Khỏe Toàn Diện của Bảo Việt?

Người Việt Nam, người nước ngoài đang sinh sống học tập và làm việc tại Việt Nam, từ 12 tháng tuổi đến 65 tuổi vào thời điểm tham gia bảo hiểm nếu tham gia lần đầu tiên (căn cứ theo ngày sinh nhật). Căn cứ vào thông tin tổn thất Hợp đồng trước đó, Bảo Việt sẽ xem xét có chấp nhận bảo hiểm cho thời hạn tiếp theo hay không

Bảo Việt không nhận bảo hiểm và không chịu trách nhiệm đối với các trường hợp sau:

  • Người đang bị bệnh tâm thần, thần kinh, bệnh phong
  • Người bị thương tật vĩnh viễn quá 50%
  • Người đang trong thời gian điều trị bệnh hoặc thương tật.

Trẻ em từ 12 tháng tuổi đến dưới 18 tuổi không được tham gia với tư cách độc lập mà phải tham gia cùng với Bố/ Mẹ là Người được bảo hiểm (NĐBH), với tư cách Người phụ thuộc của NĐBH hoặc tham gia cùng với Người giám hộ theo quy định của Pháp luật Việt Nam.

Bảo hiểm sức khỏe toàn diện Bảo Việt

Bảo hiểm sức khỏe toàn diện của Bảo Việt

2. Có bắt buộc phải khám sức khỏe trước khi tham gia Bảo Hiểm Sức Khỏe Toàn Diện không?

Thông thường bạn không phải trải qua bất kỳ cuộc kiểm tra sức khỏe nào vì phải thỏa mãn điều kiện về Đối tượng bảo hiểm, trừ những trường hợp đặc biệt khi Công ty bảo hiểm yêu cầu cung cấp thêm thông tin về tình trạng sức khỏe phục vụ cho công tác cấp đơn một cách hợp lý.

3. Các hình thức tham gia Bảo Hiểm Sức Khỏe Toàn Diện?

Có thể tham gia theo hình thức:

  • Bảo hiểm cho cá nhân, hoặc
  • Bảo hiểm cho các thành viên gia đình trong cùng hợp đồng.

4. Có bắt buộc các Người được bảo hiểm trong một hợp đồng phải tham gia cùng một chương trình bảo hiểm không?

Không bắt buộc. Bạn được tùy ý chọn chương trình bảo hiểm và quyền lợi bổ sung thích hợp cho từng Người được bảo hiểm trong lúc lấy báo giá và đăng ký.

Tuy nhiên, chương trình và các Quyền lợi bổ sung tham gia của Người phụ thuộc không được cao hơn chương trình và các Quyền lợi bổ sung của Người được bảo hiểm.

5. Có bắt buộc phải chọn Chương trình chính đồng hạng với các lựa chọn bổ sung không?

Không bắt buộc. Nhưng quyền lợi bổ sung phải cùng nhóm hoặc thuộc nhóm thấp hơn Nhóm chương trình chính.

6. Tôi chỉ mua Quyền lợi bảo hiểm bổ sung có được không?

Bạn phải tham gia Quyền lợi bảo hiểm chính thì bạn mới có thể lựa chọn thêm Quyền lợi bổ sung.

7. Mức phí bảo hiểm như thế nào? Có áp dụng phí theo độ tuổi không?

Là công ty dẫn đầu Việt Nam về bảo hiểm sức khỏe với sự am hiểu sâu sắc thị trường và nhu cầu khách hàng, Bảo Việt tự hào đem đến cho bạn và gia đình một sản phẩm Bảo hiểm Sức khỏe toàn diện nhưng với mức phí rất hợp lý.

Mức phí bảo hiểm sức khỏe được áp dụng đồng nhất cho tất cả khách hàng khi tham gia cùng một chương trình, không phụ thuộc vào độ tuổi Người được bảo hiểm.

Với một khoản tiết kiệm nho nhỏ chỉ vài ngàn đồng /ngày là bạn đã có thể bảo vệ mình và gia đình trước những biến động về tài chính khi có những rủi ro xấu xảy ra

Bảo hiểm Bảo Việt có thể điều chỉnh Phí tại thời điểm tái tục, tùy thuộc vào tỷ lệ bồi thường và các tiêu chí khác.

8. Phí bảo hiểm có phụ thuộc vào nghề nghiệp của tôi không?

Những Người được bảo hiểm thuộc các ngành nghề khác nhau đều được áp dụng một mức phí giống nhau nếu tham gia cùng một chương trình bảo hiểm.

9. Tôi có quyền lựa chọn lại chương trình tham gia để nâng cấp hợp đồng của mình chứ?

Việc thay đổi chương trình tham gia chỉ được cho phép thực hiện khi tái tục hợp đồng. Còn trong năm bảo hiểm của hợp đồng, mức tham gia bảo hiểm phải được giữ nguyên. Trong trường hợp có tăng mức tham gia bảo hiểm khi tái tục hợp đồng thì phần trách nhiệm vượt quá vẫn áp dụng thời gian chờ, NĐBH chỉ được hưởng quyền lợi theo Mức trách nhiệm cũ mà không áp dụng thời gian chờ.

10. Phạm vi bảo hiểm được áp dụng như thế nào?

Các chương trình Bảo Hiểm Sức Khỏe Toàn Diện có phạm vi bảo hiểm chuẩn là Việt Nam. Tuy nhiên, có cho phép mở rộng phạm vi bảo hiểm sang các nước Châu Á hay các nước khác trên Toàn cầu nếu bạn tham gia chương trình Bạch Kim và đóng thêm 25% hay 50% phí bảo hiểm tương ứng.

Những câu hỏi thường gặp về Bảo hiểm sức khỏe toàn diện Bảo Việt

Có bắt buộc phải khám sức khỏe trước khi tham gia Bảo Hiểm Sức Khỏe Toàn Diện Bảo Việt không? Có các hình thức tham gia Bảo Hiểm Sức Khỏe Toàn Diện nào?...
1. Những ai có thể tham gia bảo hiểm Bảo Hiểm Sức Khỏe Toàn Diện của Bảo Việt?
Người Việt Nam, người nước ngoài đang sinh sống học tập và làm việc tại Việt Nam, từ 12 tháng tuổi đến 65 tuổi vào thời điểm tham gia bảo hiểm nếu tham gia lần đầu tiên (căn cứ theo ngày sinh nhật). Căn cứ vào thông tin tổn thất Hợp đồng trước đó, Bảo Việt sẽ xem xét có chấp nhận bảo hiểm cho thời hạn tiếp theo hay không
Bảo Việt không nhận bảo hiểm và không chịu trách nhiệm đối với các trường hợp sau:
  • Người đang bị bệnh tâm thần, thần kinh, bệnh phong
  • Người bị thương tật vĩnh viễn quá 50%
  • Người đang trong thời gian điều trị bệnh hoặc thương tật.
Trẻ em từ 12 tháng tuổi đến dưới 18 tuổi không được tham gia với tư cách độc lập mà phải tham gia cùng với Bố/ Mẹ là Người được bảo hiểm (NĐBH), với tư cách Người phụ thuộc của NĐBH hoặc tham gia cùng với Người giám hộ theo quy định của Pháp luật Việt Nam.
Bảo hiểm sức khỏe toàn diện Bảo Việt
Bảo hiểm sức khỏe toàn diện của Bảo Việt
2. Có bắt buộc phải khám sức khỏe trước khi tham gia Bảo Hiểm Sức Khỏe Toàn Diện không?
Thông thường bạn không phải trải qua bất kỳ cuộc kiểm tra sức khỏe nào vì phải thỏa mãn điều kiện về Đối tượng bảo hiểm, trừ những trường hợp đặc biệt khi Công ty bảo hiểm yêu cầu cung cấp thêm thông tin về tình trạng sức khỏe phục vụ cho công tác cấp đơn một cách hợp lý.
3. Các hình thức tham gia Bảo Hiểm Sức Khỏe Toàn Diện?
Có thể tham gia theo hình thức:
  • Bảo hiểm cho cá nhân, hoặc
  • Bảo hiểm cho các thành viên gia đình trong cùng hợp đồng.
4. Có bắt buộc các Người được bảo hiểm trong một hợp đồng phải tham gia cùng một chương trình bảo hiểm không?
Không bắt buộc. Bạn được tùy ý chọn chương trình bảo hiểm và quyền lợi bổ sung thích hợp cho từng Người được bảo hiểm trong lúc lấy báo giá và đăng ký.
Tuy nhiên, chương trình và các Quyền lợi bổ sung tham gia của Người phụ thuộc không được cao hơn chương trình và các Quyền lợi bổ sung của Người được bảo hiểm.
5. Có bắt buộc phải chọn Chương trình chính đồng hạng với các lựa chọn bổ sung không?
Không bắt buộc. Nhưng quyền lợi bổ sung phải cùng nhóm hoặc thuộc nhóm thấp hơn Nhóm chương trình chính.
6. Tôi chỉ mua Quyền lợi bảo hiểm bổ sung có được không?
Bạn phải tham gia Quyền lợi bảo hiểm chính thì bạn mới có thể lựa chọn thêm Quyền lợi bổ sung.
7. Mức phí bảo hiểm như thế nào? Có áp dụng phí theo độ tuổi không?
Là công ty dẫn đầu Việt Nam về bảo hiểm sức khỏe với sự am hiểu sâu sắc thị trường và nhu cầu khách hàng, Bảo Việt tự hào đem đến cho bạn và gia đình một sản phẩm Bảo hiểm Sức khỏe toàn diện nhưng với mức phí rất hợp lý.
Mức phí bảo hiểm sức khỏe được áp dụng đồng nhất cho tất cả khách hàng khi tham gia cùng một chương trình, không phụ thuộc vào độ tuổi Người được bảo hiểm.
Với một khoản tiết kiệm nho nhỏ chỉ vài ngàn đồng /ngày là bạn đã có thể bảo vệ mình và gia đình trước những biến động về tài chính khi có những rủi ro xấu xảy ra
Bảo hiểm Bảo Việt có thể điều chỉnh Phí tại thời điểm tái tục, tùy thuộc vào tỷ lệ bồi thường và các tiêu chí khác.
8. Phí bảo hiểm có phụ thuộc vào nghề nghiệp của tôi không?
Những Người được bảo hiểm thuộc các ngành nghề khác nhau đều được áp dụng một mức phí giống nhau nếu tham gia cùng một chương trình bảo hiểm.
9. Tôi có quyền lựa chọn lại chương trình tham gia để nâng cấp hợp đồng của mình chứ?
Việc thay đổi chương trình tham gia chỉ được cho phép thực hiện khi tái tục hợp đồng. Còn trong năm bảo hiểm của hợp đồng, mức tham gia bảo hiểm phải được giữ nguyên. Trong trường hợp có tăng mức tham gia bảo hiểm khi tái tục hợp đồng thì phần trách nhiệm vượt quá vẫn áp dụng thời gian chờ, NĐBH chỉ được hưởng quyền lợi theo Mức trách nhiệm cũ mà không áp dụng thời gian chờ.
10. Phạm vi bảo hiểm được áp dụng như thế nào?
Các chương trình Bảo Hiểm Sức Khỏe Toàn Diện có phạm vi bảo hiểm chuẩn là Việt Nam. Tuy nhiên, có cho phép mở rộng phạm vi bảo hiểm sang các nước Châu Á hay các nước khác trên Toàn cầu nếu bạn tham gia chương trình Bạch Kim và đóng thêm 25% hay 50% phí bảo hiểm tương ứng.

Bảo hiểm Prudential có an toàn không?

Bà Trần Ánh Dương, tốt nghiệp cao học Luật tại Matxcơva đã từng trăn trở về việc mua bảo hiểm Prudential có an toàn không khi bắt đầu tham gia bảo hiểm nhân thọ.

Và sau khi tham gia bảo hiểm nhân thọ, bà chia sẻ những suy nghĩ của mình về bảo hiểm Prudential.

Tôi đã từng sống ở nước ngoài và đã biết rằng, ở đó bảo hiểm nhân thọ rất cần cho mọi người và cho chính mình. Trở về Việt Nam, là người lao động chính trong gia đình, tôi rất lo nếu chuyện gì xảy ra với tôi thì các con tôi sẽ ra sao, có được học hành đến nơi đến chốn hay lang thang cơ nhỡ kiếm sống? Bởi vậy, tôi quyết định tham gia bảo hiểm nhân thọ từ tháng 6/2000. Mỗi năm tôi đóng 11 triệu đồng và nếu có rủi ro xảy ra với tôi thì gia đình tôi sẽ nhận 1,4 tỷ đồng. Nếu không có rủi ro xảy ra với tôi thì sau 20 năm tôi nhận được 290 triệu đồng là số tiền tôi đã đóng và thậm chí có lãi tuy thấp hơn lãi suất ngân hàng. 

Bảo hiểm Prudential có an toàn không?

Nhiều người trăn trở việc mua bảo hiểm Prudential có an toàn không khi mới bắt đầu tham gia bảo hiểm

Trước khi tham gia bảo hiểm nhân thọ tôi đã nghiên cứu rất lâu để lựa chọn công ty nào và loại hình nào. Tôi cũng đã đọc trước các điều khoản hợp đồng và tôi có những nhận xét như sau: 

  • Các công ty bảo hiểm đều là những công ty tồn tại từ rất lâu năm (Chinfon trên 70 năm, AIA trên 100 năm, Prudential trên 150 năm) cho nên họ đều là những công ty có uy tín và trách nhiệm. 
  • Các loại hình bảo hiểm của các công ty đều tương tự như nhau. Sự chênh lệch về phí bảo hiểm hoặc tiền lãi là không đáng kể. 
  • Về các điều khoản hợp đồng thì theo tôi các công ty đều làm tương đối chặt chẽ. Tôi đã đọc kỹ và hỏi cả giám đốc công ty, họ đều giải thích thắc mắc của tôi rất thỏa đáng. Hơn nữa những điều khoản này của các công ty đều được Bộ Tài chính kiểm soát. 

Cá nhân tôi đã chọn Prudential bởi vì dịch vụ của họ có vẻ chu đáo và chân tình (tôi đã đến thăm trụ sở của công ty trước khi tham gia). 

Qua đọc báo về những trường hợp không chi trả vừa qua, quan điểm của tôi là tán thành với các công ty bảo hiểm nhân thọ. 

Chúng ta không thể gian dối để trục lợi bằng hợp đồng bảo hiểm. Chúng ta cũng cần sự công bằng cho tất cả mọi người tham gia bảo hiểm. Tôi khỏe mạnh thì tôi không thể đóng cùng mức phí với người bệnh nặng. Tuy nhiên, đại lý bảo hiểm đôi khi rất thiếu trách nhiệm trong việc tư vấn. Họ chỉ chú trọng đến việc giới thiệu các quyền lợi của khách hàng mà quên mất nói đến nghĩa vụ của khách hàng tham gia. Tôi không hiểu tại sao có những người vô trách nhiệm với bản thân đến mức ký hợp đồng trị giá hàng chục triệu đồng mà không để ý hay "vô tình" viết sai, viết thiếu. 

Chúng ta nên biết rằng, hồ sơ yêu cầu bảo hiểm của các công ty bảo hiểm nằm trong bộ hợp đồng bảo hiểm bao gồm: hồ sơ yêu cầu bảo hiểm, giấy chứng nhận bảo hiểm, bộ điều khoản hợp đồng... Do vậy, nó có giá trị pháp lý như một phần của hợp đồng đôi bên. 

Qua tìm hiểu tôi cũng biết thêm rằng công ty bảo hiểm chỉ không chi trả trong trường hợp nếu rủi ro xảy ra rơi đúng vào điều khai gian dối: Chẳng hạn người mua không khai bệnh tim bẩm sinh mặc dù họ biết, sau đó người này chết vì chính bệnh tim thì không được chi trả. Hoặc trường hợp không cố tình khai gian dối, chẳng hạn không biết bệnh tim bẩm sinh nên không khai, trường hợp này chết vẫn được chi trả.

Tuy nhiên nếu vô tình khai sai hoặc nhầm lẫn một số điều thì anh cũng đừng quá lo lắng bởi vì trong điều khoản hợp đồng có "Điều khoản miễn truy xét": "Trừ trường hợp cố tình gian dối của chủ hợp đồng, các nội dung kê khai không chính xác thể hiện trong hồ sơ yêu cầu bảo hiểm sẽ không bị truy xét sau 2 năm kể từ ngày hợp đồng bảo hiểm có hiệu lực. Trường hợp cố tình gian dối của chủ hợp đồng được hiểu là sự cố tình kê khai, không trung thực về những yếu tố mà nếu như công ty bảo hiểm nhân thọ biết được những yếu tố đó, thì đã không chấp nhận bảo hiểm hoặc nhận bảo hiểm nhưng với mức phí bảo hiểm cao hơn".

Tóm lại, điều khoản hợp đồng bảo hiểm có thể có một số chỗ làm chúng ta khó hiểu nhưng chúng ta đều biết rằng không có một bộ luật nào là hoàn hảo (kể cả của một nước văn minh nhất) và bao quát hết mọi tình huống trong cuộc sống. Chúng ta chỉ có thể tin một điều rằng các công ty bảo hiểm không thể giăng bẫy khách hàng bằng điều khoản hợp đồng và họ cũng không thể lừa hàng triệu khách hàng. Nếu vậy thì làm sao họ tồn tại được hàng trăm năm như chúng ta đã biết.

 
Ky nang ban hang ky-nang-ban-hang
10 10 1125 (c) by
Google kiến thức về bảo hiểm