Ngôi nhà ma 300 kim mã ( Ba Đình, Hà Nội) vốn đã quá nổi tiếng bởi những câu chuyện ma quái hết sức rùng rợn được thêu dệt quanh nó.
>> Tại sao huỷ hợp đồng trước thời hạn lỗ thế .
>> Các bạn đại lý bảo hiểm thân mến
Đã hơn 20 năm, những cánh cửa đóng then vẫn im ỉm không bóng người, ngôi nhà nằm ngay vị trí trung tâm đắc địa của Hà Nội này, khiến không ít người tò mò…Thêm vào đó là những âm thanh kỳ lạ phát ra vào đêm khuya khiến ngôi nhà càng thêm kỳ bí.Vì sao bỏ hoang?
Khung cảnh hoang vu của ngôi nhà ma 300 kim mã vào buổi tối.
Chúng tôi đứng phía ngoài cánh cổng sắt nhìn vào tòa nhà màu trắng đục đã hoen ố bởi thời gian. Thấy chúng tôi đứng trước cổng hồi lâu, bà cụ bán nước chè phía tay trái của khu nhà, hỏi dò: “Định tìm ma hả? Ma có đâu mà tìm, chỉ tại một số kẻ tò mò quá mức rồi đồn thổi nên giờ ngôi nhà mới mang tiếng”.Chúng tôi ướm hỏi: “Vậy sao có người bảo từng nhìn thấy bóng trắng trong ảnh chụp, rồi cả những tiếng kêu lạ về sáng thì sao hả bà?”. “Do ít người lui tới, nên bọn mèo hoang kéo tới kiếm ăn rồi đánh nhau kêu nhao lên, chứ làm gì có ai la hét!”.
Qua tìm hiểu, chúng tôi được biết ngôi nhà này trước đây là trụ sở của Đại sứ quán Bulgaria, nhưng họ đã chuyển đến số 5 phố Vạn Phúc (quận Ba Đình, Hà Nội), nên bỏ không từ đó đến nay.
Vì đây là đất thuộc Bộ Ngoại giao quản lý nên mọi hoạt động ra vào tòa nhà đều kiểm soát chặt chẽ, ít người lui tới. Có lẽ vì nhìn tòa nhà cũ kỹ như nhà hoang, nên người ta mới đồn thổi như thế. “Có ma. Nhưng đó là bọn nghiện ma túy thường lui tới. Những con nghiện đến dùng thuốc rồi bỏ lại cả kim tiêm ở đây thôi”- bà cụ lý giải thêm.
Theo cách lý giải của bác Hòa: “Do người ta không giải thích được vì sao giữa Thủ đô nhộn nhịp, hoa lệ mà lại tồn tại một ngôi nhà to để hoang, dãi dầu năm tháng nên đã nghĩ ra chuyện ma quỷ nhảm nhí để giải thích”.
Ở Hà Nội từng có những lời đồn “ma quỷ” tương tự về ngôi nhà ở phố Hàng Trống với tiếng khóc nửa đêm của thiếu phụ chờ chồng, ngôi nhà cấp 4 giữa phố Khương Trung nửa đêm nghe tiếng trẻ con gào khóc (?!). Những câu chuyện huyễn hoặc xung quanh những ngôi nhà đó chỉ chấm dứt khi một nhà đã trở thành một góc của khách sạn sang trọng, một nhà trở thành đường Khương Trung rộng rãi, sáng ánh điện. Có lẽ ngôi nhà số 300 Kim Mã cũng vậy thôi!
UBND phường Kim Mã đã từng cho biết, khu nhà đất này do một Đại sứ quán nước ngoài tại Hà Nội sử dụng và quản lý trên cơ sở hiệp định ký kết ngày 14/12/1982. Tòa nhà này được xây dựng vào năm 1982 nhưng sau đó do một số điều kiện khách quan nên tòa Đại sứ được chuyển sang chỗ khác…
Khu đất từng có một ngôi miếu?
Hơn 2 thập kỷ, ngôi nhà số 300 Kim Mã với những cánh cổng sắt đóng im ỉm, han gỉ; những mảng tường láng xi măng xám xịt… thực sự là một dấu lặng ngay giữa ngã ba Kim Mã – Vạn Bảo vốn phồn hoa náo nhiệt. Cũng chính từ đây, những câu chuyện nửa hư, nửa thực, nhuốm màu sắc mamị được người ta truyền tai nhau, đẩy cái tên “nhà 300 Kim Mã” lan khắp Hà Nội, khiến nhiều người lạnh sống lưng khi đi ngang qua.
Hàng ngày vẫn đi qua con đường này, nhưng có một lần, người bạn học cùng lớp đại học với tôi chợt chỉ tay vào toà nhà này và nói: “Ngôi nhà ma” đấy, trước nay chẳng có ai ở được, cứ bỏ hoang ở đất vàng mấy chục năm rồi. Dạo trước thằng Hoàng Nam học cùng khóa mình và một nhóm bạn nửa đêm “đột nhập” ngôi nhà. Nhưng nó không thấy ma, có lẽ số nó không gặp. Câu chuyện nửa đêm lẻn vào nhà bắt ma đã lên tivi rồi đấy…”. Câu chuyện vui ấy khiến tôi không khỏi tò mò.
Những thông tin đầu tiên và duy nhất mà tôi tìm thấy về toà nhà số 300 đường Kim Mã hầu như chỉ có những lời rỉ tai nhau hoặc lan truyền trên mạng xã hội. Hàng tá câu chuyện thêu dệt ra từ sự hoang vắng của ngôi nhà này. Mỗi người lại lại có một phiên bản chuyện khác nhau về toà nhà này khiến cho người nghe không biết đâu mà lần.
Chúng tôi đến làng Vạn Phúc và tìm lại những tài liệu nói về sử làng. Không có thông tin gì nhiều. Những bậc cao niên trong làng kể lại rằng, xưa kia, Đức thánh Linh Lang đã thu nạp 121 người theo để đánh quân Tống. Khi nghĩa quân về qua Vạn Phúc, một trong số 121 người ấy đã “hóa” ở đất này. Dân làng bèn lập miếu thờ trên dãy núi Bò, chính là khu nhà số 300 Kim Mã hiện nay. Hằng năm, các giáp (xóm) được phân công lo việc cúng lễ ở miếu. Thế nhưng, trải qua bao thăng trầm biến cố của lịch sử, việc cúng tế này đã không còn duy trì như trước đây.
Ông Nguyễn Đắc Liên, một cao niên ở làng Vạn Phúc tiếc nuối khi nói đến ngôi miếu thiêng: “Thời Pháp thuộc, tôi có nghe nói người ta đã viết về lịch sử ngôi miếu nhưng tiếc là đến bây giờ vẫn chưa tìm lại được tài liệu đó. Tất cả chỉ còn là truyền miệng”.
Hơn 2 thập kỷ, ngôi nhà số 300 Kim Mã với những cánh cổng sắt đóng im ỉm, han gỉ; những mảng tường láng xi măng xám xịt… thực sự là một dấu lặng ngay giữa ngã ba Kim Mã – Vạn Bảo vốn phồn hoa náo nhiệt. Cũng chính từ đây, những câu chuyện nửa hư, nửa thực, nhuốm màu sắc mamị được người ta truyền tai nhau, đẩy cái tên “nhà 300 Kim Mã” lan khắp Hà Nội, khiến nhiều người lạnh sống lưng khi đi ngang qua.
Hàng ngày vẫn đi qua con đường này, nhưng có một lần, người bạn học cùng lớp đại học với tôi chợt chỉ tay vào toà nhà này và nói: “Ngôi nhà ma” đấy, trước nay chẳng có ai ở được, cứ bỏ hoang ở đất vàng mấy chục năm rồi. Dạo trước thằng Hoàng Nam học cùng khóa mình và một nhóm bạn nửa đêm “đột nhập” ngôi nhà. Nhưng nó không thấy ma, có lẽ số nó không gặp. Câu chuyện nửa đêm lẻn vào nhà bắt ma đã lên tivi rồi đấy…”. Câu chuyện vui ấy khiến tôi không khỏi tò mò.
Những thông tin đầu tiên và duy nhất mà tôi tìm thấy về toà nhà số 300 đường Kim Mã hầu như chỉ có những lời rỉ tai nhau hoặc lan truyền trên mạng xã hội. Hàng tá câu chuyện thêu dệt ra từ sự hoang vắng của ngôi nhà này. Mỗi người lại lại có một phiên bản chuyện khác nhau về toà nhà này khiến cho người nghe không biết đâu mà lần.
Ngôi nhà ma 300 Kim Mã. Ảnh: T.G
Chúng tôi đem câu chuyện ngôi nhà bị nhiều đồn thổi hỏi bác Hồ Quang Hòa – một cán bộ Trung ương Đoàn hưu trí có nhà ở phố Đội Cấn – nơi khá gần với căn nhà số 300 Kim Mã. Bác cho biết đã chuyển đến phố Đội Cấn sinh sống hơn 40 năm và được nghe không ít chuyện đồn thổi về ngôi nhà này. Tuy nhiên, theo bác Hòa thì từ ngày về hưu, trừ hôm mưa to gió lớn, còn lại hôm nào bác cũng đi thể dục sáng qua căn nhà này. Bác Hòa kể: “Ngôi nhà đó thuộc đất làng Vạn Phúc xưa. Bác nghe kể lại ngày xưa khu đất đó là bãi tha ma quy tập mộ của người Tàu, tại khu đất đó có một cái miếu, một cây muỗm cổ thụ phải mấy người ôm mới xuể. Sau này, người ta xây Đại sứ quán, nhưng không hiểu tại sao xây xong họ không đến làm việc và bỏ hoang lâu lắm rồi”.Chúng tôi đến làng Vạn Phúc và tìm lại những tài liệu nói về sử làng. Không có thông tin gì nhiều. Những bậc cao niên trong làng kể lại rằng, xưa kia, Đức thánh Linh Lang đã thu nạp 121 người theo để đánh quân Tống. Khi nghĩa quân về qua Vạn Phúc, một trong số 121 người ấy đã “hóa” ở đất này. Dân làng bèn lập miếu thờ trên dãy núi Bò, chính là khu nhà số 300 Kim Mã hiện nay. Hằng năm, các giáp (xóm) được phân công lo việc cúng lễ ở miếu. Thế nhưng, trải qua bao thăng trầm biến cố của lịch sử, việc cúng tế này đã không còn duy trì như trước đây.
Ông Nguyễn Đắc Liên, một cao niên ở làng Vạn Phúc tiếc nuối khi nói đến ngôi miếu thiêng: “Thời Pháp thuộc, tôi có nghe nói người ta đã viết về lịch sử ngôi miếu nhưng tiếc là đến bây giờ vẫn chưa tìm lại được tài liệu đó. Tất cả chỉ còn là truyền miệng”.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét