Nếu bạn từng thất bại, ít nhất bạn cũng biết mình phải làm gì. Đôi khi, thất bại mới là bài học quý giá nhất bạn có được.
Tuyệt vọng.
Không có nơi nào để đi.
Liệu có còn công ty nào để tôi ứng tuyển hay không?
Bị từ chối là một điều thật kinh khủng, nhất là khi bạn bị tới 40 công ty từ chối và đang sống trong cảnh thất nghiệp. Quay trở lại thành phố San Diego nơi tôi đã sinh ra, tôi buộc phải lựa chọn 1 trong 2 phương án.
1. Làm việc cho một công ty hợp tác xã nơi tôi sẽ phát triển kỹ năng mới một cách chậm chạp.
2. Tiếp tục ứng tuyển vào những startup khác và bị từ chối.
Tôi từng hứa với bản thân, sẽ không bao giờ chọn phương án số 1 nhưng tôi có cảm giác mình buộc phải chọn phương án này.
Lý do thật đơn giản: Tôi đã làm việc cho 7 startup thất bại khi còn đang đi học và các ông chủ đều sợ khi thuê tôi.
Vậy theo bạn, những con số này có ý nghĩa thế nào?
Tôi cho rằng con số sẽ không ảnh hưởng quá nhiều đến việc đưa ra quyết định của bạn. Thất bại không thể cản bước đến Elon Musk khi anh ấy bắt đầu Telsa hay SpaceX. Thất bại cũng không thể cản bước Steve Jobs không ông ấy quay lại và đưa ra những quyết định quan trọng vực dậy Apple.
Nếu bạn từng thất bại, ít nhất bạn cũng biết mình phải làm gì. Đôi khi, thất bại mới là bài học quý giá nhất bạn có được.
Mỗi sinh viên sau khi tốt nghiệp đại học sẽ phải đối mặt với vô vàn khó khăn. Tuy nhiên, làm thế nào để bạn vượt lên khó khăn mới là điều đáng nói. Điều này phụ thuộc vào tính chủ động, sự năng động, phản ứng nhanh và khả năng đưa ra những quyết định quan trọng của bạn. Và tôi đã vượt qua thời kỳ khó khăn khi bị 40 công ty từ chối bằng cách đó.
Tôi đã gặp vị CEO của một công ty sẵn sàng lắng nghe câu chuyện của tôi. Và tôi có thể khẳng định với bạn rằng, khi bạn gặp ai đó sẵn sàng lắng nghe câu chuyện của bạn, họ sẽ là người giúp bạn thay đổi cuộc đời.
Con người có thể thông minh hay tốt bụng, nhưng để xây dựng được một mối quan hệ, bạn phải biết lắng nghe. Nếu bạn có thể tìm được một công ty sẵn sàng lắng nghe câu chuyện của bạn, đó sẽ là nơi làm việc lý tưởng của bạn đấy.
Tất nhiên, điều này không hề dễ dàng gì và tôi đã phải trải qua 40 cuộc phỏng vấn mới có thể tìm được một công ty như vậy. Tôi nhận ra rằng không phải sản phẩm hay dịch vụ của công ty khiến tôi muốn ứng tuyển, mà chính là văn hóa của công ty đó. Tôi nhìn thấy thứ văn hóa gần gũi và gắn bó thân tình khi chính người lãnh đạo cao nhất của công ty ngồi lắng nghe câu chuyện của tôi.
Tôi đã từng bế tắc qua 40 cuộc phỏng vấn để tìm ra ai đó sẵn sàng lắng nghe câu chuyện của mình. Đến nay, tôi đã không còn sợ bị từ chối nữa và tôi hạnh phúc khi được làm việc trong một công ty tuyệt vời.
Lời khuyên của tôi dành cho các bạn trẻ đó là: Hãy làm việc ở nơi nào mà bạn có thể học hỏi và phát triển nhanh nhất. Đồng thời, hãy tìm công ty mà bạn cảm thấy phù hợp về văn hóa, thay vì đam mê sản phẩm hay dịch vụ của công ty đó.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét