Trục lợi bảo hiểm sẽ làm yếu tấm lá chắn kinh tế
Phòng chống trục lợi bảo hiểm là vấn đề luôn được các DN bảo
Trục lợi bảo hiểm là vấn đề không mới đối với ngành bảo hiểm, nhưng đang được xem như vấn nạn của ngành khi tình trạng này ngày càng diễn ra phổ biến với mức độ ngày càng tinh vi.
Trong khi đó, các chế tài xử phạt hành chính, chế tài dân sự chưa đủ mạnh để răn đe, phòng ngừa. Vì vậy, với tư cách là đơn vị cầu nối giữa doanh nghiệp bảo hiểm với cơ quan quản lý, giữa doanh nghiệp bảo hiểm và khách hàng, Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam (AVI) kiến nghị đưa tội danh trục lợi bảo hiểm vào Bộ luật Hình sự sửa đổi, bổ sung.
Ông Phùng Đắc Lộc, Tổng Thư ký Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam
5 điểm khác giữa trục lợi bảo hiểm với tội danh lừa đảo chiếm đoạt tài sản
Bộ luật Hình sự hiện hành quy định, tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản là hành vi sử dụng các thủ đoạn gian dối để thu lời bất chính. Tuy nhiên, khác với hành vi lừa đảo chiếm đoạt, trục lợi bảo hiểm có những hình thái mới, thể hiện ở 5 hành vi chủ yếu.
Thứ nhất, mua bảo hiểm khi tổn thất đã xảy ra. Thông thường, doanh nghiệp bảo hiểm sẽ căn cứ vào giấy yêu cầu bảo hiểm của người tham gia bảo hiểm, trong đó có yêu cầu phải kê khai trung thực và chính xác thực trạng hoặc có thêm lịch sử của đối tượng tham gia bảo hiểm, để chấp nhận bảo hiểm. Tuy nhiên, để trục lợi bảo hiểm, người tham gia bảo hiểm có thể tìm mọi cách hợp lý hóa hồ sơ để yêu cầu doanh nghiệp bảo hiểm chi trả tiền bảo hiểm.
Điển hình trong trường hợp này là vụ việc bảo hiểm cho 16 tấn tôm đông lạnh xuất khẩu của Công ty Taifun với giá trị hàng 144.000 USD, được chở trên tàu Hanjin từ Việt Nam đến Đức. Ngày 11/11/2012, khi đang chở hàng, tàu Hanjin bị cháy. Sau khi sự việc xảy ra, bà Phạm Hồng T - vợ Giám đốc Taifun và là Giám đốc Công ty TNHH Việt Thái Phong đã mua bảo hiểm cho lô hàng trên và đòi bồi thường 3,8 tỷ đồng. Bà T đã cam kết với ông V - Tổng giám đốc công ty bảo hiểm, với tỷ lệ ăn chia 50% nếu được bồi thường. Khi hành vi này bị đưa ra xét xử, tòa án đã xử bà T và ông V với 2 tội danh khác nhau, nhưng không phải là trục lợi bảo hiểm.
Thứ hai, thay đổi hiện trạng, hiện trường để hợp thức hóa thời gian, địa điểm, nguyên nhân, mức độ thiệt hại từ phạm vi không được bảo hiểm thành phạm vi thuộc trách nhiệm doanh nghiệp bảo hiểm chi trả tiền bảo hiểm. Đó là những hành vi bị tử vong do bệnh tật khai báo thành tử vong do tai nạn hay thay thế người lái xe, lái tàu gây tai nạn không có bằng lái hoặc trong tình trạng say rượu bằng người khác... Điển hình là vụ tai nạn đột quỵ của ca sỹ Lê Dung, Prudential đã khước từ chi trả tiền bảo hiểm và chỉ chi hỗ trợ nhân đạo.
Thứ ba, không có tổn thất, nhưng khai báo tổn thất để bồi thường. Điển hình vụ chủ xe kiêm lái xe Vũ Đình Q tại TP. Ninh Bình không mua bảo hiểm cho xe tải BKS 35N - 7747 gây tai nạn hồi 10h30 ngày 21/11/2009 tại Hoa Lư (Ninh Bình) làm 1 người tử vong. Với bộ hồ sơ sạch, đầy đủ, chủ xe trên đã đòi bồi thường của 5 công ty bảo hiểm: Bảo Minh, PJICO, BIC, VASS và ABIC. Tuy nhiên, trước khi chi trả bảo hiểm, ABIC đi xác minh về nạn nhân mới phát hiện, nạn nhân tử vong do tai nạn xe máy và cụ việc đã xảy ra cách ngày ghi trong biên bản 3 tháng. Từ nội dung này, ABIC phát hiện chủ xe, lái xe cố tình trục lợi mua bảo hiểm tại 5 doanh nghiệp bảo hiểm và đưa 1 vụ tai nạn giao thông gây chết người xảy ra trước đó 3 tháng thành vụ tai nạn mới để đòi bồi thường.
Hay như trường hợp Công ty Thương mại Du lịch Hải Phòng mua bảo hiểm cho 2 tàu Tsikoniya (còn 2 máy) lai kéo tàu Shantar (hỏng cả 4 máy) từ Vlovostoc về Hải Phòng để làm sắt vụn. Hành trình đến Hải Nam Trung Quốc gặp bão làm tàu Shantar bị chìm. Tòa sơ thẩm Hải Phòng kết luận, Bảo hiểm Bảo Long phải bồi thường do quy tắc bảo hiểm không bảo hiểm tàu lai kéo, nhưng Bảo Long vẫn bán bảo hiểm tàu trên.
Ý kiến tư vấn của Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam với tòa phúc thẩm đề nghị xem lại thực sự tàu Shantar bị chìm hay không (có tổn thất thực sự hay không). Nếu 2 tàu lai kéo nhau gặp bão thì cả 2 cùng chìm. Nếu nghe tin có bão không lai kéo nữa thì thiệt hại thuộc trách nhiệm của tàu lai kéo. Kết quả điều tra của Interpol cho thấy, tàu được khai báo bị chìm thực tế vẫn đang hoạt động trên vùng biển Hàn Quốc.
Thứ tư, khai tăng hoặc làm lớn thiệt hại để đòi bồi thường, như trường hợp người bị ho, cảm cúm thông thường vẫn có hồ sơ nhập viện điều trị nội trú từ 10 - 20 ngày; xe bị tai nạn đưa vào sửa chữa thay thế cả những bộ phận bị hư hỏng không do tai nạn gây nên; kê khai thêm giá trị hàng hóa bị cháy do không để lại vết tích...
Thứ năm, tự hủy hoại tài sản, thân thể để được bồi thường, như trường hợp tự gây cháy ô tô, cho xe lao xuống vực, cố ý làm chập điện gây cháy nhà kho chứa hàng hóa bị mất giá trị hoặc không tiêu thụ được trên thị trường. Điển hình là trường hợp ông K tại Hưng Yên bị bệnh chân voi mua bảo hiểm, sau đó tạo ra vụ tai nạn giao thông vào các bệnh viện đề nghị cắt chân voi không được chấp nhận, cuối cùng thực hiện tại Bệnh viện 5 Ninh Bình để đòi bồi thường.
Tác hại của trục lợi bảo hiểm
Tình trạng trục lợi bảo hiểm đang ngày càng diễn ra phổ biến ở nhiều nghiệp vụ. Theo thống kê của các doanh nghiệp bảo hiểm, từ năm 2007 - 2014 phát hiện được 64.000 vụ việc trục lợi bảo hiểm với tổng số tiền trục lợi 850 tỷ đồng, bình quân 110 tỷ đồng/năm, tăng bình quân 31,5%/năm. Những tác hại của việc trục lợi bảo hiểm đã ảnh hưởng trực tiếp đến doanh nghiệp bảo hiểm, người tham gia bảo hiểm và cả nền kinh tế.
Đối với người tham gia bảo hiểm, sẽ phải đóng góp thêm một khoản trong phí bảo hiểm vì những hành vi trục lợi bảo hiểm không bị phát hiện phải giải quyết bồi thường. Điều này cũng làm cho Quỹ của các doanh nghiệp bảo hiểm được xã hội hóa bằng thu phí bảo hiểm không thực hiện đúng nguyên tắc lá lành (người tham gia bảo hiểm không bị tổn thất) đùm lá rách (người tham gia bảo hiểm không may gặp rủi ro, tổn thất).
Đối với doanh nghiệp bảo hiểm. Việc gia tăng công tác phòng chống trục lợi bảo hiểm (kiểm tra, xác minh, điều tra các hồ sơ chứng từ nghi vấn) làm kéo dài thời gian giải quyết bồi thường, tăng thêm sự “nghi ngờ” các hồ sơ yêu cầu bồi thường được gửi đến. Từ đó làm mất uy tín với khách hàng vì sự chậm trễ.
Đối với nền kinh tế - xã hội, trục lợi bảo hiểm làm yếu đi tấm lá chắn kinh tế từ Quỹ của các doanh nghiệp bảo hiểm đã được xã hội hóa để góp phần thực hiện chính sách an sinh xã hội của Nhà nước bồi thường cho các tổ chức, cá nhân khi rủi ro thiên tai, tai nạn xảy ra. Kênh thu hút vốn đầu tư trung, dài hạn từ bảo hiểm, nhất là bảo hiểm nhân thọ, với hợp đồng và phí bảo hiểm nhàn rỗi nhiều năm được đầu tư vào nền kinh tế xã hội bị rút ra do chi trả tăng thêm cho hậu quả của trục lợi bảo hiểm.
Cần có tội danh hình sự: trục lợi bảo hiểm
Những hành vi trục lợi bảo hiểm như trên đều rất tinh vi với bộ hồ sơ tai nạn đầy đủ, hợp thức hóa được thời gian, địa điểm, nguyên nhân, mức độ thiệt hại và các giấy tờ khác phù hợp với nội dung được bảo hiểm bồi thường.
Người đòi bồi thường không thể tự mình hợp thức hóa được toàn bộ hồ sơ, mà phải có sự tiếp tay vô tình (nhờ cậy người thân với lý do khác không phải là lý do trục lợi bảo hiểm) hoặc cố ý cung cấp các giấy tờ cần thiết trong hồ sơ bồi thường (như từ bác sỹ, bệnh viện, cơ quan chức năng, cơ quan giám định..., thậm chí từ chính đại lý và nhân viên bảo hiểm).
Điều này làm khó khăn cho công tác điều tra, khó tìm được tội danh để khởi tố điều tra. Có những vụ việc trục lợi bao gồm cả các tội danh sử dụng giấy tờ con dấu giả, cung cấp giấy tờ sai sự thật (lạm dụng chức quyền), giả mạo hiện trường, lừa đảo, tự hủy hoại tài sản sức khỏe..., nên rất khó khởi tố để điều tra người trục lợi bảo hiểm, buộc cho họ một tội danh trong Bộ luật Hình sự hiện hành để vào cuộc điều tra.
Việc đưa vào thành một tội danh trong Bộ luật Hình sự sửa đổi là biện pháp cứng rắn và hiệu quả nhất để phòng chống trục lợi bảo hiểm. Khi đó, phát hiện trục lợi bảo hiểm không cần phải xem xét yếu tố cấu thành các tội phạm khác quy định trong Bộ luật Hình sự hiện hành (lừa đảo, chiếm đoạt, lợi dụng chức quyền, làm giả con dấu giấy tờ...), vì nhiều khi kẻ trục lợi không mắc tội danh trên hoặc mắc tổng hợp nhiều tội danh khác nhau.
Tội danh trục lợi bảo hiểm “thu lời bất chính từ hoạt động kinh doanh bảo hiểm” là dễ nhận biết, dễ có căn cứ khép tội danh để doanh nghiệp bảo hiểm đề nghị khởi tố điều tra, cơ quan chức năng dễ vào cuộc.
Có tội danh trục lợi bảo hiểm làm cho công chúng dễ dàng phê phán, lên án, thậm chí tố giác tội phạm. Các tội danh này làm cho kẻ trục lợi bảo hiểm nhận thức được mức độ xử lý khi vi phạm, góp phần răn đe, ngăn ngừa trục lợi bảo hiểm.
Phùng Đắc Lộc
Trục lợi bảo hiểm là vấn đề không mới đối với ngành bảo hiểm, nhưng đang được xem như vấn nạn của ngành khi tình trạng này ngày càng diễn ra phổ biến với mức độ ngày càng tinh vi.
Trong khi đó, các chế tài xử phạt hành chính, chế tài dân sự chưa đủ mạnh để răn đe, phòng ngừa. Vì vậy, với tư cách là đơn vị cầu nối giữa doanh nghiệp bảo hiểm với cơ quan quản lý, giữa doanh nghiệp bảo hiểm và khách hàng, Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam (AVI) kiến nghị đưa tội danh trục lợi bảo hiểm vào Bộ luật Hình sự sửa đổi, bổ sung.
Ông Phùng Đắc Lộc, Tổng Thư ký Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam
5 điểm khác giữa trục lợi bảo hiểm với tội danh lừa đảo chiếm đoạt tài sản
Bộ luật Hình sự hiện hành quy định, tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản là hành vi sử dụng các thủ đoạn gian dối để thu lời bất chính. Tuy nhiên, khác với hành vi lừa đảo chiếm đoạt, trục lợi bảo hiểm có những hình thái mới, thể hiện ở 5 hành vi chủ yếu.
Thứ nhất, mua bảo hiểm khi tổn thất đã xảy ra. Thông thường, doanh nghiệp bảo hiểm sẽ căn cứ vào giấy yêu cầu bảo hiểm của người tham gia bảo hiểm, trong đó có yêu cầu phải kê khai trung thực và chính xác thực trạng hoặc có thêm lịch sử của đối tượng tham gia bảo hiểm, để chấp nhận bảo hiểm. Tuy nhiên, để trục lợi bảo hiểm, người tham gia bảo hiểm có thể tìm mọi cách hợp lý hóa hồ sơ để yêu cầu doanh nghiệp bảo hiểm chi trả tiền bảo hiểm.
Điển hình trong trường hợp này là vụ việc bảo hiểm cho 16 tấn tôm đông lạnh xuất khẩu của Công ty Taifun với giá trị hàng 144.000 USD, được chở trên tàu Hanjin từ Việt Nam đến Đức. Ngày 11/11/2012, khi đang chở hàng, tàu Hanjin bị cháy. Sau khi sự việc xảy ra, bà Phạm Hồng T - vợ Giám đốc Taifun và là Giám đốc Công ty TNHH Việt Thái Phong đã mua bảo hiểm cho lô hàng trên và đòi bồi thường 3,8 tỷ đồng. Bà T đã cam kết với ông V - Tổng giám đốc công ty bảo hiểm, với tỷ lệ ăn chia 50% nếu được bồi thường. Khi hành vi này bị đưa ra xét xử, tòa án đã xử bà T và ông V với 2 tội danh khác nhau, nhưng không phải là trục lợi bảo hiểm.
Thứ hai, thay đổi hiện trạng, hiện trường để hợp thức hóa thời gian, địa điểm, nguyên nhân, mức độ thiệt hại từ phạm vi không được bảo hiểm thành phạm vi thuộc trách nhiệm doanh nghiệp bảo hiểm chi trả tiền bảo hiểm. Đó là những hành vi bị tử vong do bệnh tật khai báo thành tử vong do tai nạn hay thay thế người lái xe, lái tàu gây tai nạn không có bằng lái hoặc trong tình trạng say rượu bằng người khác... Điển hình là vụ tai nạn đột quỵ của ca sỹ Lê Dung, Prudential đã khước từ chi trả tiền bảo hiểm và chỉ chi hỗ trợ nhân đạo.
Thứ ba, không có tổn thất, nhưng khai báo tổn thất để bồi thường. Điển hình vụ chủ xe kiêm lái xe Vũ Đình Q tại TP. Ninh Bình không mua bảo hiểm cho xe tải BKS 35N - 7747 gây tai nạn hồi 10h30 ngày 21/11/2009 tại Hoa Lư (Ninh Bình) làm 1 người tử vong. Với bộ hồ sơ sạch, đầy đủ, chủ xe trên đã đòi bồi thường của 5 công ty bảo hiểm: Bảo Minh, PJICO, BIC, VASS và ABIC. Tuy nhiên, trước khi chi trả bảo hiểm, ABIC đi xác minh về nạn nhân mới phát hiện, nạn nhân tử vong do tai nạn xe máy và cụ việc đã xảy ra cách ngày ghi trong biên bản 3 tháng. Từ nội dung này, ABIC phát hiện chủ xe, lái xe cố tình trục lợi mua bảo hiểm tại 5 doanh nghiệp bảo hiểm và đưa 1 vụ tai nạn giao thông gây chết người xảy ra trước đó 3 tháng thành vụ tai nạn mới để đòi bồi thường.
Hay như trường hợp Công ty Thương mại Du lịch Hải Phòng mua bảo hiểm cho 2 tàu Tsikoniya (còn 2 máy) lai kéo tàu Shantar (hỏng cả 4 máy) từ Vlovostoc về Hải Phòng để làm sắt vụn. Hành trình đến Hải Nam Trung Quốc gặp bão làm tàu Shantar bị chìm. Tòa sơ thẩm Hải Phòng kết luận, Bảo hiểm Bảo Long phải bồi thường do quy tắc bảo hiểm không bảo hiểm tàu lai kéo, nhưng Bảo Long vẫn bán bảo hiểm tàu trên.
Ý kiến tư vấn của Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam với tòa phúc thẩm đề nghị xem lại thực sự tàu Shantar bị chìm hay không (có tổn thất thực sự hay không). Nếu 2 tàu lai kéo nhau gặp bão thì cả 2 cùng chìm. Nếu nghe tin có bão không lai kéo nữa thì thiệt hại thuộc trách nhiệm của tàu lai kéo. Kết quả điều tra của Interpol cho thấy, tàu được khai báo bị chìm thực tế vẫn đang hoạt động trên vùng biển Hàn Quốc.
Thứ tư, khai tăng hoặc làm lớn thiệt hại để đòi bồi thường, như trường hợp người bị ho, cảm cúm thông thường vẫn có hồ sơ nhập viện điều trị nội trú từ 10 - 20 ngày; xe bị tai nạn đưa vào sửa chữa thay thế cả những bộ phận bị hư hỏng không do tai nạn gây nên; kê khai thêm giá trị hàng hóa bị cháy do không để lại vết tích...
Thứ năm, tự hủy hoại tài sản, thân thể để được bồi thường, như trường hợp tự gây cháy ô tô, cho xe lao xuống vực, cố ý làm chập điện gây cháy nhà kho chứa hàng hóa bị mất giá trị hoặc không tiêu thụ được trên thị trường. Điển hình là trường hợp ông K tại Hưng Yên bị bệnh chân voi mua bảo hiểm, sau đó tạo ra vụ tai nạn giao thông vào các bệnh viện đề nghị cắt chân voi không được chấp nhận, cuối cùng thực hiện tại Bệnh viện 5 Ninh Bình để đòi bồi thường.
Tác hại của trục lợi bảo hiểm
Tình trạng trục lợi bảo hiểm đang ngày càng diễn ra phổ biến ở nhiều nghiệp vụ. Theo thống kê của các doanh nghiệp bảo hiểm, từ năm 2007 - 2014 phát hiện được 64.000 vụ việc trục lợi bảo hiểm với tổng số tiền trục lợi 850 tỷ đồng, bình quân 110 tỷ đồng/năm, tăng bình quân 31,5%/năm. Những tác hại của việc trục lợi bảo hiểm đã ảnh hưởng trực tiếp đến doanh nghiệp bảo hiểm, người tham gia bảo hiểm và cả nền kinh tế.
Đối với người tham gia bảo hiểm, sẽ phải đóng góp thêm một khoản trong phí bảo hiểm vì những hành vi trục lợi bảo hiểm không bị phát hiện phải giải quyết bồi thường. Điều này cũng làm cho Quỹ của các doanh nghiệp bảo hiểm được xã hội hóa bằng thu phí bảo hiểm không thực hiện đúng nguyên tắc lá lành (người tham gia bảo hiểm không bị tổn thất) đùm lá rách (người tham gia bảo hiểm không may gặp rủi ro, tổn thất).
Đối với doanh nghiệp bảo hiểm. Việc gia tăng công tác phòng chống trục lợi bảo hiểm (kiểm tra, xác minh, điều tra các hồ sơ chứng từ nghi vấn) làm kéo dài thời gian giải quyết bồi thường, tăng thêm sự “nghi ngờ” các hồ sơ yêu cầu bồi thường được gửi đến. Từ đó làm mất uy tín với khách hàng vì sự chậm trễ.
Đối với nền kinh tế - xã hội, trục lợi bảo hiểm làm yếu đi tấm lá chắn kinh tế từ Quỹ của các doanh nghiệp bảo hiểm đã được xã hội hóa để góp phần thực hiện chính sách an sinh xã hội của Nhà nước bồi thường cho các tổ chức, cá nhân khi rủi ro thiên tai, tai nạn xảy ra. Kênh thu hút vốn đầu tư trung, dài hạn từ bảo hiểm, nhất là bảo hiểm nhân thọ, với hợp đồng và phí bảo hiểm nhàn rỗi nhiều năm được đầu tư vào nền kinh tế xã hội bị rút ra do chi trả tăng thêm cho hậu quả của trục lợi bảo hiểm.
Cần có tội danh hình sự: trục lợi bảo hiểm
Những hành vi trục lợi bảo hiểm như trên đều rất tinh vi với bộ hồ sơ tai nạn đầy đủ, hợp thức hóa được thời gian, địa điểm, nguyên nhân, mức độ thiệt hại và các giấy tờ khác phù hợp với nội dung được bảo hiểm bồi thường.
Người đòi bồi thường không thể tự mình hợp thức hóa được toàn bộ hồ sơ, mà phải có sự tiếp tay vô tình (nhờ cậy người thân với lý do khác không phải là lý do trục lợi bảo hiểm) hoặc cố ý cung cấp các giấy tờ cần thiết trong hồ sơ bồi thường (như từ bác sỹ, bệnh viện, cơ quan chức năng, cơ quan giám định..., thậm chí từ chính đại lý và nhân viên bảo hiểm).
Điều này làm khó khăn cho công tác điều tra, khó tìm được tội danh để khởi tố điều tra. Có những vụ việc trục lợi bao gồm cả các tội danh sử dụng giấy tờ con dấu giả, cung cấp giấy tờ sai sự thật (lạm dụng chức quyền), giả mạo hiện trường, lừa đảo, tự hủy hoại tài sản sức khỏe..., nên rất khó khởi tố để điều tra người trục lợi bảo hiểm, buộc cho họ một tội danh trong Bộ luật Hình sự hiện hành để vào cuộc điều tra.
Việc đưa vào thành một tội danh trong Bộ luật Hình sự sửa đổi là biện pháp cứng rắn và hiệu quả nhất để phòng chống trục lợi bảo hiểm. Khi đó, phát hiện trục lợi bảo hiểm không cần phải xem xét yếu tố cấu thành các tội phạm khác quy định trong Bộ luật Hình sự hiện hành (lừa đảo, chiếm đoạt, lợi dụng chức quyền, làm giả con dấu giấy tờ...), vì nhiều khi kẻ trục lợi không mắc tội danh trên hoặc mắc tổng hợp nhiều tội danh khác nhau.
Tội danh trục lợi bảo hiểm “thu lời bất chính từ hoạt động kinh doanh bảo hiểm” là dễ nhận biết, dễ có căn cứ khép tội danh để doanh nghiệp bảo hiểm đề nghị khởi tố điều tra, cơ quan chức năng dễ vào cuộc.
Có tội danh trục lợi bảo hiểm làm cho công chúng dễ dàng phê phán, lên án, thậm chí tố giác tội phạm. Các tội danh này làm cho kẻ trục lợi bảo hiểm nhận thức được mức độ xử lý khi vi phạm, góp phần răn đe, ngăn ngừa trục lợi bảo hiểm.
Phùng Đắc Lộc