kiến thức về bảo hiểm hiện đại

kiến thức về bảo hiểm

chia sẻ

Mua sách Tung Sản Phẩm- Công thức có thu nhập 6 con số sau 1 tuần ra mắt

"TUNG SẢN PHẨM" là cuốn sách không thể thiếu với bất kỳ ai đang làm Kinh doanh Online. Bạn sẽ được hướng dẫn từng bước để có được thu nhập 6 con số chỉ trong vòng 1 tuần ra mắt sản phẩm của mình trên internet..
Tôi chưa từng giới thiệu ai cuốn sách nào, đây là lần đầu tiên bởi vì nó quá giá trị. Hãy sở hữu nó trước khi đối thủ của bạn biết được công thức này.



----- o0o -----

Nếu bạn đang có một sản phẩm mới muốn đưa ra thị trường Hoặc bạn muốn thúc đẩy doanh số của những sản phẩm bạn hiện có. Nhưng bạn vẫn chưa biết cách làm thế nào cho hiệu quả, thì cuốn sách: “Tung sản phẩm của Jeff Walker là một cuốn sách bạn phải đọc.
Hãy nghĩ về điều này:
  • Sẽ như thế nào nếu bạn có thể cho ra mắt sản phẩm của bạn như Apple hay 1 bộ phim bom tấn của Holywood?
  • Sẽ như thế nào nếu khi mà khách hàng đếm ngược từng ngày để chờ đợi đến khi họ được mua sản phẩm của bạn?
Và bạn có thể thực hiện được những điều đó, dù doanh nghiệp của bạn có quy mô nhỏ hay ngân sách hạn chế.

Jeff Walker – Cha đẻ của công thức tung sản phẩm

Jeff Walker là tác giả của cuốn sách bán chạy số một thế giới với tiêu đề: ”Launch: An Internet Millionaire’s Secret Formula To Sell Almost Anything Online, Build A Business You Love, And Live The Life Of Your Dreams”. Ông chính là người sáng tạo ra công thức tung sản phẩm: "Product Launch Fomula (PLF)", và các chiến lược của ông đã thật sự tạo ra sự thay đổi về cách thức bán hàng trực tuyến. Trong suốt sự nghiệp của mình, ông được biết đến như là một chuyên gia hàng đầu thế giới về marketing và phát triển doanh nghiệp.
Jeff Walker - Cha đẻ của công thức tung sản phẩm
Jeff Walker bắt đầu khởi nghiệp kinh doanh online một cách khá khiêm tốn. Với áp lực phải trông 2 con nhỏ để vợ yên tâm làm việc, ông đã quyết định nghỉ việc để trở thành một “Ông bố bỉm sửa” đích thực. Doanh nghiệp online đầu tiên cũng ra đời từ chính căn phòng nhỏ của Jeff. Đó là một chiến dịch gửi đi một bản tin email miễn phí tới 19 người, trong năm 1996, thời kì đen tối của Internet.
Sau quá trình khởi đầu khiêm tốn, Jeff Walker đã âm thầm tạo ra một quy trình ngầm để cho ra mắt các sản phẩm mới, và từ đó sự nghiệp kinh doanh của ông đã thành công nhanh chóng. Nhưng ông chỉ thực sự trở nên giàu có và được biết đến là một chuyên gia khi ông đem quy trình tung sản phẩm của mình giới thiệu cho nhiều người, và giúp họ kiếm được hàng triệu đô la từ công thức đó. Điều tuyệt vời hơn nữa, công thức tung sản phẩm của ông không chỉ dành cho các chuyên gia, mà bất kỳ ai cũng có thể áp dụng nó để tạo ra thu nhập trên 6 con số.
Sách Tung Sản Phẩm
★★★★★
168.000đ
Đây không chỉ là một cuốn sách. Đó là một giấy phép để in tiền.
Công thức Khởi tạo Sản phẩm của Jeff Walker để tạo ra một doanh nghiệp bảy con số mà thực sự ai cũng yêu thích. Trong cuốn sách, ông chia sẻ tất cả những chiến lược đã được kiểm chứng, các ví dụ thực tế và hướng dẫn từng bước để tạo ra một doanh nghiệp online tự động.
Cuốn sách phù hợp với những ai muốn tạo ra một doanh nghiệp mới hoặc launching sản phẩm mới, với mong muốn sản sinh ra lợi nhuận ngay từ những bước đi đầu tiên. Tung Sản Phẩm là công thức dành cho doanh nghiệp ít vốn, và hầu như không có (hoặc rất ít) nhân viên. Nó sẽ giúp bạn tạo dựng công việc kinh doanh có lợi nhuận cao và mang lại cho bạn sự thoải mái trong cuộc sống.

Bạn sẽ học được gì từ cuốn sách Tung Sản Phẩm của Jeff Walker?

  • Trong 5 chương đầu, Jeff Wlaker sẽ cung cấp cho các bạn những tài liệu cơ bản, bao gồm tổng quan về quy trình Tung Sản Phẩm, cùng với đó là những danh sách email, những thủ thuật đánh vào tâm lý, và thư chào hàng.
  • Trong 3 chương tiếp theo, ông ấy sẽ dẫn bạn tìm hiểu quy trình Tung Sản Phẩm bao gồm công đoạn tiền chuẩn bị ra mắt, chuẩn bị ra mắt, và sau đó mở bán sản phẩm.
  • Trong 6 chương cuối là điều chỉnh công thức Tung Sản Phẩm để phù hợp với lĩnh vực kinh doanh và cuộc sống của bạn, bao gồm giai đoạn GIEO HẠT (bắt đầu khi chưa có gì trong tay) và Tung Sản Phẩm.
Dù bạn đã có công việc kinh doanh hay đang nhen nhóm ý định khởi nghiệp thì quyển sách này chính là công thức để giúp bạn có động lực hơn.

Đặt mua sách Tung Sản Phẩm

Bán hàng có giá trị dưới 200.000 không phải lập hóa đơn

Theo điều 18 Thông tư 39/2014/TT-BTC của Bộ tài chính: Bán hàng hoá, dịch vụ có tổng giá thanh toán dưới 200.000 đồng mỗi lần thì không phải lập hóa đơn, trừ trường hợp người mua yêu cầu lập và giao hóa đơn.


Tuy nhiên cần chú ý Trường hợp này: - Khi bán hàng hóa, dịch vụ không phải lập hóa đơn như trên thì người bán phải lập Bảng kê bán lẻ hàng hóa, dịch vụ.

- Bảng kê phải có tên, mã số thuế và địa chỉ của người bán, tên hàng hoá, dịch vụ, giá trị hàng hoá, dịch vụ bán ra, ngày lập, tên và chữ ký người lập Bảng kê.
       - Trường hợp người bán nộp thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ thì Bảng kê bán lẻ phải có tiêu thức “thuế suất giá trị gia tăng” và “tiền thuế giá trị gia tăng”. Hàng hoá, dịch vụ bán ra ghi trên Bảng kê theo thứ tự bán hàng trong ngày. (mẫu số 5.6 Phụ lục 5 ban hành kèm theo Thông tư 39).


-> Cuối mỗi ngày, cơ sở kinh doanh lập một hóa đơn giá trị gia tăng hoặc hóa đơn bán hàng ghi số tiền bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ trong ngày thể hiện trên dòng tổng cộng của bảng kê, ký tên và giữ liên giao cho người mua, các liên khác luân chuyển theo quy định. Tiêu thức “Tên, địa chỉ người mua” trên hóa đơn này ghi là “bán lẻ không giao hóa đơn”.

NHƯ VẬY:
- Nếu bán hàng hoá, dịch vụ dưới 200k thì được lập bảng và xuất hoá đơn vào cuối ngày (Trường hợp khách hàng không lấy hoá đơn)
- Nếu bán hàng, dịch vụ dưới 200k nếu khách hàng lấy hoá đơn thì vẫn phải lập như bình thường.


Mẫu bảng kê bán lẻ hàng hoá:


 
Mẫu các bạn có thể tải về tại đây:
Bảng kê bán lẻ hàng hóa dịch vụ dưới 200.000


CHÚ Ý:
- Đó là trường hợp bán hàng hoá, dịch vụ có tổng giá trị thanh toán dưới 200.000 mỗi lần.
- Còn nếu Bán hàng hoá, dịch vụ có Tổng giá trị thanh toán từ 200.000 trở lên thì bắt buộc phải xuất hoá đơn (Dù khách hàng không lấy hoá đơn)


Chi tiết: Theo Công văn 5551/TCT-CS ngày 01/12/2017 của Tổng cục thuế:

"Căn cứ quy định và hướng dẫn nêu trên, trường hợp Công ty TNHH Sản xuất TM&DV Cường Thịnh Dũng bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ từ 200.000 đồng trở lên mỗi lần, người mua không lấy hóa đơn hoặc không cung cấp tên, địa chỉ, mã số thuế (nếu có) thì Công ty phải lập hóa đơnghi rõ “người mua không lấy hóa đơn” hoặc “người mua không cung cấp tên, địa chỉ, mã số thuế.

- Đề nghị Công ty TNHH Sản xuất TM&DV Cường Thịnh Dũng nghiên cứu đăng ký áp dụng hóa đơn in trực tiếp từ máy tính tiền hoặc áp dụng hóa đơn điện tử theo hướng dẫn tại Thông tư số 32/2011/TT-BTC ngày 14/3/2011 của Bộ Tài chính hướng dẫn về khởi tạo, phát hành và sử dụng hóa đơn điện tử bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ."


- Nếu là tặng quà cho cho khách hàng có giá trị trên 200k thì được  lập bảng kê:

Theo Công văn 5483/TCT-DNL ngày 28/11/2017 của Tổng cục thuế:

Văn bản ủy nhiệm lập hóa đơn theo Thông tư 39

Theo điều 17 Thông tư 39/2014/TT-BTC ngày 31/3/2014 của Bộ tài chính: Quy định về việc ủy nhiệm lập hóa đơn cụ thể như sau:


 
a. Người bán hàng được ủy nhiệm cho bên thứ ba lập hoá đơn:

- Hóa đơn được ủy nhiệm phải ghi tên đơn vị bán là đơn vị ủy nhiệm và đóng dấu đơn vị ủy nhiệm phía trên bên trái của tờ hóa đơn.
- Việc ủy nhiệm phải được xác định bằng văn bản giữa bên ủy nhiệm và bên nhận ủy nhiệm.
 

b. Nội dung văn bản ủy nhiệm phải:

 
- Ghi đầy đủ các thông tin về hoá đơn ủy nhiệm (hình thức hoá đơn, loại hoá đơn, ký hiệu hoá đơn và số lượng hoá đơn (từ số... đến số...));
- Mục đích ủy nhiệm;
- Thời hạn ủy nhiệm;
- Phương thức thanh toán hoá đơn ủy nhiệm.
- Thông báo ủy nhiệm phải có tên, chữ ký, dấu (nếu có) của đại diện bên ủy nhiệm cho bên nhận ủy nhiệm.
 

Chú ý: Thông báo ủy nhiệm phải được gửi đến cơ quan thuế bên ủy nhiệm và bên nhận ủy nhiệm, chậm nhất là ba (03) ngày trước khi bên nhận uỷ nhiệm lập hoá đơn.

- Bên nhận ủy nhiệm phải niêm yết thông báo ủy nhiệm tại nơi bán hàng hoá, dịch vụ.

- Khi kết thúc 2 bên phải tổng hợp báo cáo định kỳ việc sử dụng các hoá đơn ủy nhiệm. Bên uỷ nhiệm phải thực hiện báo cáo sử dụng hoá đơn (trong đó có các hoá đơn uỷ nhiệm) hàng quý theo hướng dẫn tại Thông tư này. Bên nhận uỷ nhiệm không phải thực hiện thông báo phát hành hoá đơn uỷ nhiệm và báo cáo tình hình sử dụng hoá đơn uỷ nhiệm.



Tải về: Mẫu giấy ủy quyền ký hóa đơn thay giám đốc


Nguyên tắc lập hóa đơn GTGT mới nhất theo Thông tư 39

Theo điều 16 Thông tư số 39/2014/TT-BTC ngày 31/3/2014 của Bộ tài chính quy định: Những nguyên tắc lập hóa đơn giá trị gia tăng cụ thể như sau (Hiện tại vẫn đang áp dụng nhé):

 

1. Nguyên tắc lập hóa đơn GTGT:



a. Khi bán hàng hóa, dịch vụ phải lập hóa đơn:

- Người bán phải lập hóa đơn khi bán hàng hóa, dịch vụ, bao gồm cả các trường hợp:
      + Hàng hoá, dịch vụ dùng để khuyến mại, quảng cáo, hàng mẫu;
      + Hàng hoá, dịch vụ dùng để cho, biếu, tặng, trao đổi, trả thay lương cho người lao động và tiêu dùng nội bộ (trừ hàng hoá luân chuyển nội bộ để tiếp tục quá trình sản xuất);
      + xuất hàng hoá dưới các hình thức cho vay, cho mượn hoặc hoàn trả hàng hoá.

- Nội dung trên hóa đơn phải đúng nội dung nghiệp vụ kinh tế phát sinh; không được tẩy xóa, sửa chữa; phải dùng cùng màu mực, loại mực không phai, không sử dụng mực đỏ; chữ số và chữ viết phải liên tục, không ngắt quãng, không viết hoặc in đè lên chữ in sẵn và gạch chéo phần còn trống (nếu có).

b. Hoá đơn được lập một lần thành nhiều liên. Nội dung lập trên hóa đơn phải được thống nhất trên các liên hóa đơn có cùng một số.

c. Hoá đơn được lập theo thứ tự liên tục từ số nhỏ đến số lớn.

- Nếu DN có có nhiều đơn vị trực thuộc trực tiếp bán hàng hoặc nhiều cơ sở nhận ủy nhiệm cùng sử dụng hình thức hoá đơn đặt in có cùng ký hiệu theo phương thức phân chia cho từng cơ sở trong toàn hệ thống thì tổ chức kinh doanh phải có sổ theo dõi phân bổ số lượng hoá đơn cho từng đơn vị trực thuộc, từng cơ sở nhận ủy nhiệm. Các đơn vị trực thuộc, cơ sở nhận ủy nhiệm phải sử dụng hoá đơn theo thứ tự từ số nhỏ đến số lớn trong phạm vi số hoá đơn được phân chia.

- Nếu DN có nhiều cơ sở bán hàng hoặc nhiều cơ sở được ủy nhiệm đồng thời cùng sử dụng một loại hoá đơn tự in, hoá đơn điện tử có cùng ký hiệu theo phương thức truy xuất ngẫu nhiên từ một máy chủ thì tổ chức kinh doanh phải có quyết định phương án cụ thể về việc truy xuất ngẫu nhiên của các cơ sở bán hàng và đơn vị được ủy nhiệm. Thứ tự lập hoá đơn được tính từ số nhỏ đến số lớn cho hoá đơn truy xuất toàn hệ thống của tổ chức kinh doanh.
 

2. Cách lập một số tiêu thức cụ thể trên hoá đơn:

a) Tiêu thức “Ngày tháng năm” lập hóa đơn:

- Ngày lập hóa đơn đối với bán hàng hoá là thời điểm chuyển giao quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng hàng hoá cho người mua, không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền.

- Ngày lập hóa đơn đối với cung ứng dịch vụ là ngày hoàn thành việc cung ứng dịch vụ, không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền. Trường hợp tổ chức cung ứng dịch vụ thực hiện thu tiền trước hoặc trong khi cung ứng dịch vụ thì ngày lập hóa đơn là ngày thu tiền.
- Ngày lập hoá đơn đối với hoạt động cung cấp điện sinh họat, nước sinh hoạt, dịch vụ viễn thông, dịch vụ truyền hình thực hiện chậm nhất không quá bảy (7) ngày kế tiếp kể từ ngày ghi chỉ số điện, nước tiêu thụ trên đồng hồ hoặc ngày kết thúc kỳ quy ước đối với việc cung cấp dịch vụ viễn thông, truyền hình. Kỳ quy ước để làm căn cứ tính lượng hàng hoá, dịch vụ cung cấp căn cứ thoả thuận giữa đơn vị cung cấp dịch vụ viễn thông, truyền hình với người mua.
- Ngày lập hóa đơn đối với xây dựng, lắp đặt là thời điểm nghiệm thu, bàn giao công trình, hạng mục công trình, khối lượng xây dựng, lắp đặt hoàn thành, không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền.

- Trường hợp giao hàng nhiều lần hoặc bàn giao từng hạng mục, công đoạn dịch vụ thì mỗi lần giao hàng hoặc bàn giao đều phải lập hoá đơn cho khối lượng, giá trị hàng hoá, dịch vụ được giao tương ứng.
- Trường hợp tổ chức kinh doanh bất động sản, xây dựng cơ sở hạ tầng, xây dựng nhà để bán, chuyển nhượng có thực hiện thu tiền theo tiến độ thực hiện dự án hoặc tiến độ thu tiền ghi trong hợp đồng thì ngày lập hóa đơn là ngày thu tiền.
- Ngày lập hóa đơn đối với hàng hoá, dịch vụ xuất khẩu do người xuất khẩu tự xác định phù hợp với thoả thuận giữa người xuất khẩu và người nhập khẩu. Ngày xác định doanh thu xuất khẩu để tính thuế là ngày xác nhận hoàn tất thủ tục hải quan trên tờ khai hải quan.
- Trường hợp bán xăng dầu tại các cửa hàng bán lẻ cho người mua thường xuyên là tổ chức, cá nhân kinh doanh; cung cấp dịch vụ ngân hàng, chứng khoán, ngày lập hoá đơn thực hiện định kỳ theo hợp đồng giữa hai bên kèm bảng kê hoặc chứng từ khác có xác nhận của hai bên, nhưng chậm nhất là ngày cuối cùng của tháng phát sinh hoạt động mua bán hàng hoá hoặc cung cấp dịch vụ.

b) Tiêu thức “Tên, địa chỉ, mã số thuế của người bán”, “tên, địa chỉ, mã số thuế của người mua”: ghi tên đầy đủ hoặc tên viết tắt theo giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, đăng ký thuế.

- Trường hợp tổ chức bán hàng có đơn vị trực thuộc có mã số thuế trực tiếp bán hàng thì ghi tên, địa chỉ, mã số thuế của đơn vị trực thuộc. Trường hợp đơn vị trực thuộc không có mã số thuế thì ghi mã số thuế của trụ sở chính.
- Trường hợp khi bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ từ 200.000 đồng trở lên mỗi lần, người mua không lấy hóa đơn hoặc không cung cấp tên, địa chỉ, mã số thuế (nếu có) thì vẫn phải lập hóa đơn và ghi rõ “người mua không lấy hoá đơn” hoặc “người mua không cung cấp tên, địa chỉ, mã số thuế”.
- Riêng đối với các đơn vị bán lẻ xăng dầu, nếu người mua không yêu cầu lấy hoá đơn, cuối ngày đơn vị phải lập chung một hoá đơn cho tổng doanh thu người mua không lấy hoá đơn phát sinh trong ngày.

- Trường hợp tên, địa chỉ người mua quá dài, trên hóa đơn người bán được viết ngắn gọn một số danh từ thông dụng như: "Phường" thành "P"; "Quận" thành "Q", "Thành phố" thành "TP", "Việt Nam" thành "VN" hoặc "Cổ phần" là "CP", "Trách nhiệm Hữu hạn" thành "TNHH", "khu công nghiệp" thành "KCN", "sản xuất" thành "SX", "Chi nhánh" thành "CN"… nhưng phải đảm bảo đầy đủ số nhà, tên đường phố, phường, xã, quận, huyện, thành phố, xác định được chính xác tên, địa chỉ doanh nghiệp và phù hợp với đăng ký kinh doanh, đăng ký thuế của doanh nghiệp.

c) Tiêu thức “Số thứ tự, tên hàng hóa, dịch vụ, đơn vị tính, số lượng, đơn giá, thành tiền”: ghi theo thứ tự tên hàng hóa, dịch vụ bán ra; gạch chéo phần bỏ trống (nếu có). Trường hợp hoá đơn tự in hoặc hoá đơn đặt in được lập bằng máy tính nếu có phần còn trống trên hoá đơn thì không phải gạch chéo.

- Trường hợp người bán quy định mã hàng hoá, dịch vụ để quản lý thì khi ghi hoá đơn phải ghi cả mã hàng hoá và tên hàng hoá.

- Các loại hàng hoá cần phải đăng ký quyền sử dụng, quyền sở hữu thì phải ghi trên hoá đơn các loại số hiệu, ký hiệu đặc trưng của hàng hoá mà khi đăng ký pháp luật có yêu cầu. Ví dụ: số khung, số máy của ô tô, mô tô; địa chỉ, cấp nhà, chiều dài, chiều rộng, số tầng của ngôi nhà hoặc căn hộ…
- Các loại hàng hoá, dịch vụ đặc thù như điện, nước, điện thoại, xăng dầu, bảo hiểm…được bán theo kỳ nhất định thì trên hoá đơn phải ghi cụ thể kỳ cung cấp hàng hoá, dịch vụ.

d) Tiêu thức “người bán hàng (ký, đóng dấu, ghi rõ họ tên)”
- Trường hợp thủ trưởng đơn vị không ký vào tiêu thức người bán hàng thì phải có giấy ủy quyền của thủ trưởng đơn vị cho người trực tiếp bán ký, ghi rõ họ tên trên hóa đơn và đóng dấu của tổ chức vào phía trên bên trái của tờ hóa đơn.

đ) Tiêu thức “người mua hàng (ký, ghi rõ họ tên)”
- Riêng đối với việc mua hàng không trực tiếp như: Mua hàng qua điện thoại, qua mạng, FAX thì người mua hàng không nhất thiết phải ký, ghi rõ họ tên trên hoá đơn. Khi lập hoá đơn tại tiêu thức “người mua hàng (ký, ghi rõ họ tên)”, người bán hàng phải ghi rõ là bán hàng qua điện thoại, qua mạng, FAX.
- Khi lập hóa đơn cho hoạt động bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ ra nước ngoài, trên hóa đơn không nhất thiết phải có chữ ký của người mua nước ngoài.

e) Đồng tiền ghi trên hoá đơn
- Đồng tiền ghi trên hoá đơn là đồng Việt Nam.
- Trường hợp người bán được bán hàng thu ngoại tệ theo quy định của pháp luật, tổng số tiền thanh toán được ghi bằng nguyên tệ, phần chữ ghi bằng tiếng Việt.
Ví dụ: 10.000 USD - Mười nghìn đô la Mỹ.

- Người bán đồng thời ghi trên hoá đơn tỷ giá ngoại tệ với đồng Việt Nam theo tỷ giá giao dịch bình quân của thị trường ngoại tệ liên ngân hàng do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm lập hoá đơn.
- Trường hợp ngoại tệ thu về là loại không có tỷ giá với đồng Việt Nam thì ghi tỷ giá chéo với một loại ngoại tệ được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tỷ giá.

Để hiểu rõ hơn và thực tế hơn các bạn có thể xem thêm: Cách viết hóa đơn giá trị gia tăng

 

Cách xử lý khi mất hóa đơn GTGT đầu vào và đầu ra

Theo Điều 24 Thông tư 39/2014/TT-BTC ngày 31/3/2014 của Bộ tài Chính: Hướng dẫn cách xử lý khi mất, cháy, hỏng hóa đơn GTGT đầu vào và đầu ra cụ thể như sau:

1. Cách xử lý khi mất hóa đơn GTGT đầu ra:

- Khi phát hiện việc mất, cháy, hỏng hóa đơn đầu ra (dù chưa lập hay đã lập):

Cách xử lý:

- Lập báo cáo gửi lên cơ quan thuế quản lý trực tiếp (trong vòng 5 ngày kể từ ngày xảy ra mất, cháy, hỏng)
   + Mẫu báo cáo mất, cháy, hỏng hóa đơn Mẫu số BC21/AC (Ban hành kèm theo Thông tư số 39/2014/TT-BTC). Tải về tại đây: Mẫu báo cáo mất cháy hỏng hóa đơn
   + Hoặc các bạn đăng nhập vào phần mềm HTKK --> Hóa đơn -> Báo cáo mất, cháy, hỏng, hóa đơn (BC21/AC)

- Mức phạt:
Từ 10 - 20 triệu. (Có hiệu lực đến ngày 30/7/2016)

Nhưng kể từ ngày 15/12/2016Theo Thông tư 176/2016/TT-BTC: Mức phạt làm mất hóa đơn GTGT đầu ra sẽ từ 4.000.000 đồng đến 8.000.000. Cụ thể như sau:

Làm mất, cháy, hỏng hoá đơn đã phát hành nhưng chưa lập hoặc hoá đơn đã lập (liên giao cho khách hàng)nhưng khách hàng chưa nhận được hoá đơn khi hoá đơn chưa đến thời gian lưu trữ hoặc hóa đơn đã lập theo bảng kê bán lẻ hàng hóa, dịch vụ; trừ trường hợp mất, cháy, hỏng hóa đơn do thiên tai, hỏa hoạn hoặc do sự kiện bất ngờ, sự kiện bất khả kháng khác thì không bị xử phạt tiền.
       Trường hợp mất, cháy, hỏng hóa đơn đã lập (liên giao cho khách hàng), người bán và người mua lập biên bản ghi nhận sự việc, người bán đã kê khai, nộp thuế, có hợp đồng, chứng từ chứng minh việc mua bán hàng hóa, dịch vụ và có một tình tiết giảm nhẹ thì xử phạt ở mức tối thiểu của khung tiền phạt; nếu có từ hai tình tiết giảm nhẹ thì xử phạt cảnh cáo.

       Trường hợp mất, cháy, hỏng hoá đơn, 
trừ liên giao cho khách hàng (tức là mất liên 1, liên 3 ....), trong thời gian lưu trữ thì xử phạt theo pháp luật về kế toán.

       Trường hợp người bán tìm lại được hoá đơn đã mất (liên giao cho khách hàng) khi cơ quan thuế chưa ban hành quyết định xử phạt thì người bán không bị phạt tiền.

       Trường hợp người bán 
làm mất, cháy, hỏng các liên hoá đơn đã lập sai và đã xoá bỏ (người bán đã lập hoá đơn khác thay thế cho các hoá đơn đã lập sai và đã xoá bỏ) thì người bán bị phạt cảnh cáo.

       Trường hợp trong cùng một thời điểm, tổ chức, cá nhân thông báo mất nhiều số hoá đơn cho cơ quan thuế nhưng cơ quan thuế đủ căn cứ xác định tổ chức, cá nhân gộp nhiều lần mất hoá đơn để báo cáo cơ quan thuế thì xử phạt theo từng lần mất hoá đơn.

       Trường hợp mất, cháy, hỏng hoá đơn đã lập (liên giao cho khách hàng) có liên quan đến bên thứ ba, bên thứ ba do người bán thuê thì xử phạt người bán theo quy định tại điểm này.

Chú ý: Đây là mức phạt theo 1 lần làm báo cáo mất hóa đơn (1 lần làm báo cáo có thể mất nhiều hóa đơn). Nhưng nếu cơ quan thuế phát hiện ra việc bạn gộp nhiều lần lại để làm 1 lần báo cáo thì sẽ bị phạt theo từng lần làm mất.

Nếu bị mất hóa đơn (Liên 2: giao khách hàng) mà bị cướp giật và có xác nhận của Công an thì sẽ không bị xử phạt. Chi tiết xem tại đây nhé: Mất hóa đơn bị cướp giật không xử phạt 

2. Cách xử lý khi mất hóa đơn GTGT đầu vào (liên 2): 

- Dù là người bán hay người mua làm mất, cháy, hỏng liên 2 thì:

Cách xử lý:

a. Hai bên
lập biên bản ghi nhận sự việc:

      - Trong biên bản phải ghi rõ liên 1 của người bán khai, nộp thuế trong tháng nào,
      - Ký và ghi rõ họ tên của người đại diện theo pháp luật (hoặc người được ủy quyền),
      - Đóng dấu (nếu có) trên biên bản.
      - Nôp phạt từ
2 - 4 triệu. (Nhưng từ ngày 1/8/2016: Mức phạt sẽ từ 4 - 8 triệu)


b. Người bán
sao chụp liên 1 của hóa đơn, ký xác nhận của người đại diện theo pháp luật và đóng dấu trên bản sao hóa đơn để giao cho người mua.

- Người mua được sử dụng hóa đơn bản sao có ký xác nhận, đóng dấu (nếu có) của người bán kèm theo biên bản về việc mất, cháy, hỏng liên 2 hóa đơn để làm chứng từ kế toán và kê khai thuế.

Lưu ý: Kể từ ngày 15/12/2016 Theo Thông tư 176/2016/TT-BTC: Mức phạt làm mất hóa đơn GTGT đầu vào sẽ từ 4.000.000 đồng đến 8.000.000. Cụ thể như sau:

- Làm mất, cháy, hỏng hoá đơn đã lập (liên giao cho khách hàng) để hạch toán kế toán, kê khai thuế và thanh toán vốn ngân sách; trừ trường hợp mất, cháy, hỏng hóa đơn do thiên tai, hỏa hoạn hoặc do sự kiện bất ngờ, sự kiện bất khả kháng khác thì không bị xử phạt tiền.

       Trường hợp mất, cháy, hỏng hóa đơn đã lập (liên giao cho khách hàng), người bán và người mua lập biên bản ghi nhận sự việc, người bán đã kê khai, nộp thuế, có hợp đồng, chứng từ chứng minh việc mua bán hàng hóa, dịch vụ và có một tình tiết giảm nhẹ thì xử phạt ở mức tối thiểu của khung tiền phạt; nếu có từ hai tình tiết giảm nhẹ thì xử phạt cảnh cáo.

       Trường hợp người mua tìm lại được hoá đơn đã mất và báo cáo lại với cơ quan thuế trước khi cơ quan thuế ban hành quyết định xử phạt thì người mua không bị phạt tiền.

       Trường hợp trong cùng một thời điểm, tổ chức, cá nhân thông báo mất nhiều số hoá đơn cho cơ quan thuế nhưng cơ quan thuế đủ căn cứ xác định tổ chức, cá nhân gộp nhiều lần mất hoá đơn để báo cáo cơ quan thuế thì xử phạt theo từng lần mất hoá đơn.

       Trường hợp mất, cháy, hỏng hoá đơn đã lập (liên giao cho khách hàng) có liên quan đến bên thứ ba, bên thứ ba do người mua thuê thì xử phạt người mua theo quy định tại khoản này.

       Trường hợp mất, cháy, hỏng hoá đơn đã lập (liên giao cho khách hàng) trong thời gian lưu trữ thì xử phạt theo pháp luật về kế toán.”


3. Trường hợp mất, cháy, hỏng hoá đơn liên 2 đã sử dụng có liên quan đến bên thứ ba:

Ví dụ: Bên thứ ba là bên vận chuyển hàng hoặc bên chuyển hoá đơn, thì căn cứ vào việc bên thứ ba do bên nào thuê để xác định trách nhiệm và xử phạt.

VD cụ thể: Người bán thuê bên thứ 3 vận chuyển hàng kèm theo hóa đơn, nhưng bên thứ 3 làm mất. Thì người bán phải chịu trách nhiệm và bị xử phạt.


Khách mua hàng không lấy hóa đơn GTGT – cách viết hóa đơn

Khách mua hàng không lấy hóa đơn GTGT phải xử lý thế nào, phải kê khai thuế GTGT như nào? Công ty kế toán ABC xin hướng dẫn cách viết hóa đơn GTGT cho những khách hàng không lấy hóa đơn.

 
- Theo điều 16 Thông tư số 39/2014/TT-BTC ngày 31/3/2014 của Bộ Tài chính:

        Trường hợp khi bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ từ 200.000 đồng trở lên mỗi lần, người mua không lấy hóa đơn hoặc không cung cấp tên, địa chỉ, mã số thuế (nếu có) thì vẫn phải lập hóa đơnghi rõ
người mua không lấy hoá đơn” hoặc “người mua không cung cấp tên, địa chỉ, mã số thuế”.
 

Như vậy:
- Khi bán hàng, nếu có giá trị > 200.000 thì phải xuất hóa đơn (dù khách hàng không lấy hóa đơn).
- Nếu không xuất thì sẽ bị phạt từ 10 - 20 triệu. (Theo Thông tư 176/2016/TT-BTC)


- Trường hợp, nếu giá trị < 200.000 thì các bạn không cần phải lập hóa đơn từng lần, nhưng phải lập Bảng kê bán lẻ hàng hóa, dịch vụ. Cuối ngày các bạn phải lập một hoá đơn giá trị gia tăng hoặc hóa đơn bán hàng. (Nếu khách hàng yêu cầu lập hóa đơn từng lần, thì các bạn vẫn phải lập hóa đơn nhé)
 
 
Sau đây Kế toán ABC xin hướng dẫn cách viết hóa đơn GTGT cho khách hàng không lấy hóa đơn:

 

   Mẫu số: 01GTKT3/001
HÓA ĐƠN GIÁ TRỊ GIA TĂNG
Ký hiệu: AA/17P
Liên 1: Lưu                                    Số:  0000001
 Ngày.02..tháng.08..năm 2017
 
Đơn vị bán hàng: CÔNG TY KẾ TOÁN ABC
Mã số thuế: 0106208569
Địa chỉ: 182 Xuân Thủy – Quận Cầu giấy – TP. Hà Nội
Điện thoại:0984.322.539            Số tài khoản: 711A2695068
Họ tên người mua hàng:  Người mua không lấy hoá đơn
Tên đơn vị: (Hoặc: Người mua không cung cấp tên, địa chỉ, mã số thuế)
Mã số thuế:……… ……………………
Địa chỉ.....................
Hình thức thanh toán:        TM        .Số tài khoản………..
STT
Tên hàng hóa, dịch vụ
Đơn vị tính
Số lượng
Đơn giá
Thành tiền
1
2
3
4
5
6=4x5
1
Máy tính xách tay VAIO
chiếc
1
15.000.000
15.000.000
























                                                    Cộng tiền hàng:                                     15.000.000
Thuế suất GTGT:   .10… %  , Tiền thuế GTGT:                                         1.500.000
Tổng cộng tiền thanh toán:                                                                        16.500.000
Số tiền viết bằng chữ:     Mười sáu triệu năm trăm nghìn đồng.

Người mua hàng
(Ký, ghi rõ họ, tên)

 

Người bán hàng
(Ký, đóng dấu ghi rõ họ, tên)

(Cần kiểm tra, đối chiếu khi lập, giao, nhận hoá đơn)








 

- Những hóa đơn GTGT mà khách hàng không lấy thì các bạn kê khai thuế như hóa đơn bán ra bình thường thôi.



Hóa đơn điện tử có cần đóng dấu và chữ ký không?

Hóa đơn điện tử có cần đóng dấu không? Hóa đơn điện tử có cần chữ ký người mua hàng? Bài viết này Kế toán ABC xin giải đáp các vướng mắc đó của các bạn và những chú ý về hóa đơn điện tử.


1. Hóa đơn điện tử có cần đóng dấu, chữ ký người mua?

Căn cứ theo Điểm b Khoản 2 Điều 5 Thông tư 119/2014/TT-BTC:

“a) Tổ chức kinh doanh bán hàng hóa, dịch vụ có thể tạo, phát hành và sử dụng hóa đơn không nhất thiết phải
chữ ký người mua, dấu của người bán trong trường hợp sau: hóa đơn điện; hóa đơn nước; hóa đơn dịch vụ viễn thông; hóa đơn dịch vụ ngân hàng đáp ứng đủ điều kiện tự in theo hướng dẫn tại Thông tư này.
Trường hợp kinh doanh dịch vụ thì trên hóa đơn không nhất thiết phải có tiêu thức “đơn vị tính”.

 

Như vậy:
- Nếu DN bán hàng đủ điều kiện tự in hóa đơn và thông báo phát hành hóa đơn không cần chữ ký) -> Hóa đơn điện tử không cần phải đóng dấu của người bán và chữ ký người mua 

- Nếu DN thông báo phát hành hóa đơn mà có chữ ký thì -> Hóa đơn điện tử phải có chữ ký

- Điều kiện để DN được tự in hóa đơn các bạn xem tại khoản 1 điều 6 Thông tư 39/2014/TT-BTC ngày 31/3/2014.

2. Theo Công văn 2402/BTC-TCT ngày 23/02/2016 của Bộ tài chính gửi: Cục Thuế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, cụ thể như sau:

- Tại Khoản 2 Điều 1 Nghị định số 04/2014/NĐ-CP ngày 17/01/2014 của Chính phủ sửa đổi khoản 5 Điều 5 Nghị đinh số 51/2010/NĐ-CP ngày 14/5/2010 của Chính phủ quy định:
“5. Tổ chức kinh doanh có thể đồng thời cùng lúc sử dụng nhiều hình thức hóa đơn khác nhau. Nhà nước khuyến khích hình thức hóa đơn điện tử.”

- Tại điểm e Khoản 1 và Khoản 2 Điều 6 Thông tư số 32/2011/TT-BTC ngày 14/03/2011 của Bộ Tài chính hướng dẫn về nội dung của HĐĐT:
“1. Hóa đơn điện tử phải có các nội dung sau:
e) Chữ ký điện tử theo quy định của pháp luật của người bán; ngày, tháng năm lập và gửi hóa đơn. Chữ ký điện tử theo quy định của pháp luật của người mua trong trường hợp người mua là đơn vị kế toán.
2. Một số trường hợp hóa đơn điện tử không có đầy đủ các nội dung bắt buộc được thực hiện theo hướng dẫn riêng của Bộ Tài chính”.


Căn cứ các quy định nêu trên:
- Trường hợp người mua không phải là đơn vị kế toán.
- Hoặc là đơn vị kế toán nếu có các hồ sơ, chứng từ chứng minh việc cung cấp hàng hóa, dịch vụ giữa người bán với người mua như:

   + Hợp đồng kinh tế
   + Phiếu xuất kho
    + Biên bản giao nhận hàng hóa,
   + Biên nhận thanh toán,
   + Phiếu thu,...

-> Thì người bán lập hóa đơn điện tử cho người mua theo quy định, trên hóa đơn điện tử không nhất thiết phải có chữ ký điện tử của người mua.

Bộ Tài chính giao Cục Thuế xem xét từng trường hợp phát sinh cụ thể và điều kiện đáp ứng của doanh nghiệp để hướng dẫn việc miễn tiêu thức chữ ký điện tử của người mua trên hóa đơn điện tử.

3. Đảm bảo hơn: Các bạn có thể tra cứu hóa đơn đó bằng cách cụ thể như sau:


Ngoài ra các bạn tham khảo thêm:

Theo khoản 3 điều 4 Thông tư 39/2014/TT-BTC ngày 31/3/2014

b) Các trường hợp sau không nhất thiết phải có đầy đủ các nội dung bắt buộc, trừ trường hợp nếu người mua là đơn vị kế toán yêu cầu người bán phải lập hóa đơn có đầy đủ các nội dung hướng dẫn tại khoản 1 Điều này:

- Hóa đơn tự in của tổ chức kinh doanh siêu thị, trung tâm thương mại được thành lập theo quy định của pháp luật không nhất thiết phải có tên, địa chỉ, mã số thuế, chữ ký của người mua, dấu của người bán.

- Đối với tem, vé: Trên tem, vé có mệnh giá in sẵn không nhất thiết phải có chữ ký người bán, dấu của người bán; tên, địa chỉ, mã số thuế, chữ ký người mua.

- Đối với doanh nghiệp sử dụng hóa đơn với số lượng lớn, chấp hành tốt pháp luật thuế, căn cứ đặc điểm hoạt động kinh doanh, phương thức tổ chức bán hàng, cách thức lập hóa đơn của doanh nghiệp và trên cơ sở đề nghị của doanh nghiệp, Cục thuế xem xét và có văn bản hướng dẫn hóa đơn không nhất thiết phải có tiêu thức “dấu của người bán”.


Xem thêm: Xử lý hóa đơn bất hợp pháp


Cách phân biệt hủy và xóa bỏ hóa đơn trên BC THSDHD

Khi lập báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn có rất nhiều bạn đang vướng mắc giữa 2 cột XÓA BỎ và HỦY hóa đơn, Công ty kế toán ABC xin hướng dẫn cách phân biệt xóa bỏ và hủy hóa đơn theo quy định tại Thông tư số 39/2014/TT-BTC.

1. Phân biệt hóa đơn xóa bỏ:

a. Theo điều 20 Thông tư số 39/2014/TT-BTC hướng dẫn xử lý đối với hóa đơn đã lập:

- Nếu phát hiện hóa đơn lập sai (chưa giao cho người mua) thì gạch chéocác liên và lưu giữ số hóa đơn đó lại.

- Nếu phát hiện hóa đơn lập sai (đã giao cho người mua nhưng chưa kê khai) thì lập biên bản thu hồi các liên của hóa đơn viết sai. Và gạch chéo các liên, lưu giữ hóa đơn đó.

b. Theo khoản 2.8 phụ lục 4 Thông tư số 39/2014/TT-BTC hướng dẫn:

- Nếu người mua hàng là đối tượng không có hóa đơn, khi trả lại hàng hoá, 2 bên phải lập biên bản ghi rõ lý ro trả lại hàng và bên bán phải lập biên bản thu hồi hóa đơn đã lập.
 

Như vậy: Tất cả các hóa đơn viết sai dù đã xé hay chưa xé khỏi cuống, dù đã giao hay chưa giao cho khách mà phải gạch chéo, thu hồi hoặc hủy thì các bạn cho hết vào cột “XÓA BỎ

- Cột “
HỦY”: Là những hóa đơn phải hủy theo quy định tại điều 29 Thông tư số 39/2014/TT-BTC


  

2. Phân biệt hủy hóa đơn:

Theo điều 29 Thông tư số 39/2014/TT-BTC quy định Các trường hợp hủy hóa đơn:

a) Hoá đơn đặt in bị in sai, in trùng, in thừa phải được hủy trước khi thanh lý hợp đồng đặt in hoá đơn.

b) DN có hoá đơn không tiếp tục sử dụng phải thực hiện huỷ hoá đơn.
- Thời hạn huỷ hoá đơn chậm nhất là ba mươi (30) ngày, kể từ ngày thông báo với cơ quan thuế.
- Trường hợp cơ quan thuế đã thông báo hóa đơn hết giá trị sử dụng (trừ trường hợp thông báo do thực hiện biện pháp cưỡng chế nợ thuế), tổ chức, hộ, cá nhân phải hủy hóa đơn, thời hạn huỷ hoá đơn chậm nhất là mười (10) ngày kể từ ngày cơ quan thuế thông báo hết giá trị sử dụng hoặc từ ngày tìm lại được hoá đơn đã mất.

c) Các loại hoá đơn đã lập của các đơn vị kế toán được hủy theo quy định của pháp luật về kế toán.

Chi tiết xem thêm: Thủ tục hủy hóa đơn giá trị gia tăng


Cách viết hóa đơn bán hàng qua điện thoại, qua mạng, FAX

Bán hàng qua điện thoại trên hoá đơn có bắt buộc phải có chữ ký của người mua hay không? Hướng dẫn cách viết hoá đơn bán hàng qua điện thoại, qua mạng internet, FAX theo mẫu quy định tại Thông tư 39/2014/TT-BTC.


Theo điểm đ khoản 2 điều 16 Thông tư số 39/2014/TT-BTC ngày 31/3/2014 của Bộ tài chính quy định:

đ) Tiêu thức “người mua hàng (ký, ghi rõ họ tên)”

- Riêng đối với việc mua hàng không trực tiếp như: Mua hàng qua điện thoại, qua mạng, FAX thì người mua hàng không nhất thiết phải ký, ghi rõ họ tên trên hóa đơn. Khi lập hóa đơn tại tiêu thức “người mua hàng (ký, ghi rõ họ tên)”, người bán hàng phải ghi rõ là bán hàng qua điện thoại, qua mạng, FAX
.”

Như vậy: Khi bán hàn qua điện thoại, mạng thì không cần phải có chữ ký của người mua mà chỉ cần ghi rõ là: “
Bán hàng qua điện thoại, qua mạng

 

 Mẫu số: 01GTKT3/001
HÓA ĐƠN GIÁ TRỊ GIA TĂNG
Ký hiệu: AA/14P
Liên 1: Lưu                                 Số:         0000001
Ngày........tháng.......năm 20....
 
Đơn vị bán hàng: CÔNG TY KẾ TOÁN ABC
Mã số thuế: 0101356896
Địa chỉ: 173 xuân Thủy, cầu giấy, Hà Nội
Điện thoại: 098403220539 ...Số tài khoản: 123456789
Họ tên người mua hàng: Nguyễn văn A
Tên đơn vị: Công ty TNHH TÙNG DUY
Mã số thuế: 0101563985
Địa chỉ: P205, tòa nhà A5, đường nguyễn cảnh dị, KĐT Đại Kim , Hà Nội
Hình thức thanh toán:    CK    ..Số tài khoản: 1234656789
STT
Tên hàng hóa, dịch vụ
Đơn vị tính
Đơn giá
Thành tiền
1
2
3
5
6=4x5
 1
 Tủ lạnh SANYO
 chiếc
 6.000.000
 6.000.000










   Cộng tiền hàng:                                                                                      6.000.000
Thuế suất GTGT:   10 % .. , Tiền thuế GTGT:                                            600.000
Tổng cộng tiền thanh toán                                                                         6.600.000
Số tiền viết bằng chữ: Sáu triệu sáu trăm nghìn đồng
Người mua hàng
(Ký, ghi rõ họ, tên)

Bán hàng qua điện thoại
Người bán hàng
(Ký, đóng dấu ghi rõ họ, tên)


Chú ý:
- Nếu người mua không lấy hóa đơn hoặc không cung cấp tên, địa chỉ, mã số thuế thì vẫn phải lập hóa đơn, trên tiêu thức “tên, địa chỉ, mã số thuế của người mua” ghi rõ “người mua không lấy hóa đơn” hoặc “người mua không cung cấp tên, địa chỉ, mã số thuế”.

 Mẫu số: 01GTKT3/001
HÓA ĐƠN GIÁ TRỊ GIA TĂNG
Ký hiệu: AA/14P
Liên 1: Lưu                                 Số:         0000001
Ngày........tháng.......năm 20....
 
Đơn vị bán hàng: CÔNG TY KẾ TOÁN ABC
Mã số thuế: 0101356896
Địa chỉ: 173 xuân Thủy, cầu giấy, Hà Nội
Điện thoại: 098403220539 ...Số tài khoản: 123456789
Họ tên người mua hàng: người mua không lấy hóa đơn
Tên đơn vị:
Mã số thuế:
Địa chỉ:
Hình thức thanh toán:    CK    ..Số tài khoản: 1234656789


Cách xử lý hóa đơn GTGT viết sai (Tất cả các trường hợp)

Hướng dẫn cách xử lý các trường hợp viết sai hóa đơn GTGT như: Viết sai mã số thuế, sai thuế suất, sai tiền thuế, sai ngày tháng, sai tên Công ty, sai địa chỉ, sai tên hàng hóa, sai số lượng, sai đơn giá, sai hình thức thanh toán, sai số tiền bằng chữ, sai tên người mua hàng…theo quy định tại Thông tư 39/2014/TT-BTC, Thông tư 119, Thông tư 26.



Kể từ ngày 1/6/2014 theo Điều 20 Thông tư 39/2014/TT-BTC ngày 31/3/2014 của Bộ tài chính hướng dẫn cụ thể như sau:

Thường sẽ có các trường hợp viết sai hóa đơn GTGT như sau:

I. Hóa đơn viết sai nhưng chưa xé khỏi cuống:

Lỗi sai: Dù là sai tiêu thức nào (Sai ngày tháng, sai MST, sai số tiền, sai thuế suất ....) -> Nhưng chưa xé khỏi cuống thì cũng xử lý như sau nhé:

Cách xử lý:
Bước 1: - Chỉ cần gạch chéo các liên và lưu giữ hóa đơn viết sai đó.
Bước 2: - Lập lại hóa đơn mới là xong.

VD: Ngày 22/4/2016 bạn viết sai hóa đơn số 0000089 (Sai tên hàng  hóa). Thì bạn chỉ cần gạch chéo hóa đơn đó và xuất 1 hóa đơn mới thay thế là xong nhé.

Chú ý: Những hóa đơn viết sai mà chưa xé khỏi cuống thì các bạn phải gạch chéo nhé.

II. Hóa đơn viết sai nhưng đã xé khỏi cuống:

1. Trường hợp chưa giao cho khách hàng và chưa kê khai:

Cách xử lý:
Bước 1: - Gạch chéo 3 liên của hóa đơn viết sai đó.
Bước 2: - Kẹp lại vào quyển hóa đơn (Nhớ là phải gạch chéo và lưu trữ để sau này giải trình).
Bước 3: - Lập lại hóa đơn mới.

2. Trường hợp đã giao cho khách hàng nhưng chưa kê khai:

Cách xử lý:
Bước 1: - Hai bên lập biên bản thu hồi các liên của số hoá đơn đã lập sai (không phải lập biên bản hủy hóa đơn).
Mẫu tải về tại đây: Mẫu biên bản thu hồi hóa đơn
Bước 2: - Lập lại hóa đơn mới, (Lập vào ngày hiện tại nhé và hai bên dung hóa đơn mới để khai thuế)

Chú ý: Người bán gạch chéo các liên và phải lưu giữ số hoá đơn lập sai đó. (Có thể kẹp vào quyển hóa đơn để giải trình)

VD: Ngày 22/4 bạn xuất 1 hóa đơn số 000089. Nhưng đến ngày 30/4 bạn phát hiện ra hóa đơn đó bị sai (Dù là lỗi sai gì cũng xử lý như nhau nhé) -> Lập biên bản thu hồi hóa đơn và xuất 1 hóa đơn mới thay thế vào ngày 30/4.

3. Trường hợp đã giao cho khách hàng và đã kê khai thuế:

Chú ý: Dù là 1 bên hoặc cả 2 bên đã kê khai thì đều xử lý như sau nhé:

a. Nếu hóa đơn viết sai ngày tháng, mã số thuế, tên hàng hóa, đơn vị tính…(Sai sót Không ảnh hưởng đến số tiền)

Cách xử lý:
Bước 1: - Hai bên lập biên bản điều chỉnh hóa đơn viết sai
Bước 2: - Người bán lập hóa đơn điều chỉnh: Hóa đơn điều chỉnh ghi rõ nội dung ghi sai; nội dung điều chỉnh; số hóa đơn, ký hiệu…

VD: Điều chỉnh mã số thuế của hóa đơn số ... ký hiệu .... ngày tháng ...từ ... thành....

Kê khai thuế: Kê khai hóa đơn điều chỉnh vào kỳ hiện tại: Bên bán kê khai hóa đơn điều chỉnh vào bảng kê bán ra. Bên mua kê khai vào bảng kê mua vào (Chỉ tiêu: Doanh thu hoặc Giá trị hàng hóa mua vào và thuế GTGTghi bằng "
0").
Lưu ý: Hiện tại trên phần mềm HTKK 3.4.1 đã bỏ các phụ lục nên những hóa đơn điều chỉnh như này (Hóa đơn điều chỉnh không ảnh hưởng đến số tiền, tiền thuế) thì các bạn không cần phải kê khai trên Tờ khai 01/GTGT, mà chỉ cần lưu cùng với hóa đơn sai để sau này giải trình.

VD: Ngày 15/3 bạn xuất hóa đơn số 000098, ký hiệu TU16P và hóa đơn đó đã kê khai vào Qúy 1/2016. Đến ngày 21/5 bạn phát hiện bị sai mã số thuế.
Cách xử lý:
- Lập biên bản điều chỉnh hóa đơn (mẫu như trên)
- Lập hóa đơn điều chỉnh cụ thể như sau:
HÓA ĐƠN GIÁ TRỊ GIA TĂNG
                                                                                                        Ký hiệu:TU/16P
                                                         Liên 1: Lưu                                  Số:  0000589
Ngày 21 tháng 5 năm 2016
 
Đơn vị bán hàng: CÔNG TY KẾ TOÁN ABC
Mã số thuế: 0106208569
Địa chỉ: 173, Đường Xuân Thủy, Q. Cầu giấy, TP. Hà Nội
Điện thoại:..0984.322.539 .Số tài khoản..711A26950578
Họ tên người mua hàng: Đinh mạnh Ninh
Tên đơn vị: Công ty TNHH Hải Nam
Mã số thuế:
 0106323653 (Ghi lại MST đúng)
Địa chỉ: Số 170, Đường Tây Sơn, Quận Đống Đa, TP.Hà Nội
Hình thức thanh toán:..CK..........Số tài khoản: ...711A26956789
STT
Tên hàng hóa, dịch vụ
Đơn vị
tính
Số
lượng
Đơn giá
Thành tiền
1
2
3
4
5
6=4x5
01 
Điều chỉnh mã số thuế người mua của hóa đơn số 000098, ký hiệu TU16P, ngày 15/3 từ 0106323236 thành 0106323653
\
\
\
\












                                                    Cộng tiền hàng:                                          \
Thuế suất GTGT:    \     %  , Tiền thuế GTGT:                                 \
Tổng cộng tiền thanh toán:                                                 \
Số tiền viết bằng chữ:      
  \

Kê khai thuế: Không cần kê khai hóa đơn điều chỉnh này (Vì trên phần mềm HTKK 3.4.1 đã bỏ các phụ lục nên các bạn chỉ cần lưu lại cùng với hóa đơn viết sai, biên bản điều chỉnh để sau này giải trình)

Lưu ý: Kể từ ngày 1/1/2015 theo khoản 7 điều 3 Thông tư 26/2015/TT-BTC ngày 27/02/2015: (Sửa đổi, bổ sung Thông tư số 119/2014/TT-BTC):

- Trường hợp hóa đơn đã lập 
có sai sót về tên, địa chỉ người mua nhưng ghi đúng mã số thuế người mua thì các bên lập biên bản điều chỉnh và không phải lập hóa đơn điều chỉnh. Các trường hợp hóa đơn đã lập có sai sót khác thực hiện theo hướng dẫn tại Điều 20 Thông tư số 39/2014/TT-BTC của Bộ Tài chính.”

b. Nếu hóa đơn viết sai thuế suất, đơn giá, thành tiền … (Ảnh hưởng đến số tiền và tiền thuế):

Cách xử lý:

Bước 1: - Hai bên lập biên bản điều chỉnh hóa đơn viết sai,
Bước 2: - Người bán phải lập hoá đơn điều chỉnh sai sót. Hoá đơn điều chỉnh ghi rõ (tăng, giảm) số lượng hàng hoá, giá bán, thuế suất thuế giá trị gia tăng…, tiền thuế giá trị gia tăng cho hoá đơn số…, ký hiệu…

Chú ý: Hoá đơn điều chỉnh không được ghi số âm (-). 

Khi kê khai: Kê khai vào kỳ hiện tại: Căn cứ vào hoá đơn điều chỉnh, người bán và người mua kê khai điều chỉnh doanh số mua, bán, thuế đầu ra, đầu vào trên bảng kê. 


VD: Ngày 15/3 bạn xuất hóa đơn số 000098, ký hiệu TU16P và hóa đơn đó đã kê khai vào Qúy 1/2016. Đến ngày 21/5 bạn phát hiện bị sai tiền thuế. (Cụ thể: Số tiền thuế đúng phải là 1.400.000, nhưng trên hóa đơn viết sai là 1.100.000 -> Như vậy phải lập hóa đơn điều chỉnh tăng thêm 300.000)
Cách xử lý:
- Lập biên bản điều chỉnh hóa đơn (mẫu như trên)
- Lập hóa đơn điều chỉnh cụ thể như sau:
HÓA ĐƠN GIÁ TRỊ GIA TĂNG
                                                                                                        Ký hiệu:TU/16P
                                                         Liên 1: Lưu                                  Số:  0000589
Ngày 21 tháng năm 2016
 
Đơn vị bán hàng: CÔNG TY KẾ TOÁN ABC
Mã số thuế: 0106208569
Địa chỉ: 173, Đường Xuân Thủy, Q. Cầu giấy, TP. Hà Nội
Điện thoại:..0984.322.539 .Số tài khoản..711A26950578
Họ tên người mua hàng: Đinh mạnh Ninh
Tên đơn vị: Công ty TNHH Hải Nam
Mã số thuế: 0106784589
Địa chỉ: Số 170, Đường Tây Sơn, Quận Đống Đa, TP.Hà Nội
Hình thức thanh toán:..CK..........Số tài khoản: ...711A26956789
STT
Tên hàng hóa, dịch vụ
Đơn vị
tính
Số
lượng
Đơn giá
Thành tiền
1
2
3
4
5
6=4x5
01 
Điều chỉnh tăng số tiền thuế của hóa đơn số 000098, ký hiệu TU16P, ngày 15/3 từ 1.100.000 thành 1.400.000
\
\
\
\












                                                    Cộng tiền hàng:                                          \
Thuế suất GTGT:    \     %  , Tiền thuế GTGT:                                 300.000
Tổng cộng tiền thanh toán:                                                 300.000
Số tiền viết bằng chữ:         Ba trăm nghìn đồng chẵn.

Kê khai thuế: Kê khai hóa đơn điều chỉnh đó vào quý 2/2016 (Vì hóa đơn điều chỉnh ngày 21/5/2016). Kê khai vào cột: Thuế GTGT: 300.000. Cột doanh thu hoặc giá trị hàng hóa mua vào bằng 0.

- Hóa đơn điều chỉnh tăng thì các bạn kê khai như hóa đơn bình thường.

Chú ý: Nếu là hóa đơn điều chỉnh giảm: Khi kê khai:
Bên bán ghi âm (-) “Chỉ tiêu - Doanh thu và thuế GTGT trên Tờ khai 01/GTGT
VD 1 :
 -50.000.000
Bên mua
ghi âm (-) vào Chỉ tiêu giá trị mua và và thuế GTGT trên Tờ khai 01/GTGT.

- Nếu trong kỳ có nhiều hóa đơn khác thì các bạn phải trừ đi số tiền và tiền thuế tương ứng của hóa đơn điều chỉnh giảm, sau đó mới nhập vào Các chỉ tiêu.

VD 2 : (Bên mua) Trong quý 4/2016 các bạn có phát sinh nhiều hóa đơn đầu vào khác và 1 hóa đơn điều chỉnh giảm trị giá: 10.000.000, thuế GTGT: 1.000.000
- Sau khi kê khai xong các hóa đơn đầu vào khác thì Chỉ tiêu 23: 200.000.000, Chỉ tiêu 24: 20.000.000, Chỉ tiêu 25: 20.000.000

-> Tiếp các bạn lấy số tiền xuất hiện ở Chỉ tiêu 23, 24, 25 trên để trừ đi số tiền trên hóa đơn điều chỉnh (vì là điều chỉnh giảm, nên phải trừ đi), cụ thể như sau:
Chỉ tiêu 23 = 200.000.000 - 10.000.000 = 190.000.000
Chi tiêu 24 = 20.000.000 - 1.000.000 = 19.000.000
Chi tiêu 25 = 20.000.000 - 1.000.000 = 19.000.000
Chi tiết các bạn xem tại đây: Xử lý hoá đơn viết sai thuế suất, tiền thuế 




Ngoài ra các bạn có thể xem thêm tổng hợp các cách viết hóa đơn điều chỉnh khác nhau tại đây nhé: Cách viết hóa đơn điều chỉnh


Chú ý: Khi bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ từ 200.000 đồng trở lên mỗi lần, người mua không lấy hóa đơn hoặc không cung cấp tên, địa chỉ, mã số thuế (nếu có) thì vẫn phải lập hóa đơn và ghi rõ “người mua không lấy hoá đơn” hoặc “người mua không cung cấp tên, địa chỉ, mã số thuế.

Để hạn chế các lỗi sai khi viết hóa đơn GTGT các bạn nên xem thêm: Cách viết hóa đơn giá trị gia tăng


 
Ky nang ban hang ky-nang-ban-hang
10 10 1125 (c) by
Google kiến thức về bảo hiểm