kiến thức về bảo hiểm hiện đại

kiến thức về bảo hiểm

chia sẻ

Nữ tỷ phú giàu nhất Việt Nam: Ngày làm việc 21 tiếng, kiếm tiền triệu đô năm 21 tuổi, và đã khởi nghiệp là phải "làm ăn lớn"

Nữ tỷ phú giàu nhất Việt Nam: Ngày làm việc 21 tiếng, kiếm tiền triệu đô năm 21 tuổi, và đã khởi nghiệp là phải

Bà Nguyễn Thị Phương Thảo - CEO VietJet Air.

Khởi nghiệp từ thời sinh viên và kiếm được 1 triệu USD từ việc bán máy fax và nhựa cao su, bà chủ hãng hàng không VietJet có một “đặc tính” kinh doanh khá đặt biệt – Không có hứng thú “làm chuyện cò con”. Công ty người ta chung nhau một container, bà phải làm một lúc cả trăm container. Chở hàng bằng đường sắt, người ta chỉ dùng một toa tàu thì bà dùng đến cả đoàn tàu…

Ngày 28/2, CTCP Hàng không VietJet chính thức chào sàn, bà Nguyễn Thị Phương Thảo - CEO của hãng hàng không giá rẻ này - lập tức vượt mặt vợ ông Phạm Nhật Vượng, ông chủ Hòa Phát Trần Đình Long để trở thành người giàu thứ 3 trên sàn chứng khoán Việt Nam.

Bà cũng là nữ tỷ phú giàu nhất trên sàn chứng khoán tính đến thời điểm hiện tại với khối tài sản lên tới hơn 10.581 tỷ đồng.

Cô sinh viên 21 tuổi đã thành triệu phú USD tự thân

Đi du học từ năm 17 tuổi thì năm 18 tuổi bà đã khởi nghiệp bằng con đường kinh doanh hàng hóa từ các nước sang Đông Âu và về Việt Nam.

Chỉ 3 năm, khi 21 tuổi, bà đã kiếm được 1 triệu USD đầu tiên chỉ bằng việc bán máy fax và nhựa cao su, theo Bloomberg.

Thời điểm ấy, thị trường Đông Âu thiếu thốn và khan hiếm nhiều thứ, nên bà buôn bán các mặt hàng điện tử, máy tính, máy fax đến băng đĩa, đồng hồ, hàng nông sản từ Nhật Bản, Hàn Quốc, HongKong sang Đông Âu.

Đồng thời, bà cũng đưa về Việt Nam những mặt hàng thị trường khan hiếm như phân bón, sắt thép, thiết bị…

Trong bài phỏng vấn với Bloomberg, nữ tỷ phú chia sẻ bí quyết làm nên thành công của bà chỉ nằm ở hai chữ - "Trung thực".

Bà luôn thành thật với đối tác, nhà cung cấp sản phẩm. Bởi vậy, ngay cả khi bà không có nhiều tiền để lấy hàng, người ta vẫn tín nhiệm và trao hàng cho bà.

“Thị trường giá cả hay biến động thì mình làm việc trung thực theo cách ngày nào giá bao nhiêu, và doanh thu ngày hôm đấy tương ứng với giá hôm đấy mình đều thông báo cho người ta rất cẩn thận, nên người ta có niềm tin, và thấy được làm việc với mình hiệu quả, doanh thu lợi nhuận đảm bảo tốt”, bà Thảo chia sẻ.

Đã khởi nghiệp là phải “làm ăn lớn”

Sau khi quay về Việt Nam, bà góp vốn thành lập Ngân hàng Techcombank và sau đó là VIB - 2 trong số những ngân hàng tư nhân đầu tiên ở Việt Nam.

Đến khi khởi nghiệp với hãng hàng không VietJet, bà thực sự đã gây một “cú nổ” trong ngành hàng không lẫn marketing, đến mức Bloomberg đã gọi hãng hàng không của bà là “hãng hàng không Bikini” khi VietJet sử dụng chiêu marketing bằng cách để các người mẫu mặc Bikini thay vì áo dài truyền thống như hãng hàng không Vietnam Airlines – “người khổng lồ” đang thống trị ngành hàng không lúc bấy giờ.

 Ảnh: VietJet.

Ảnh: VietJet.

"Bạn có quyền mặc bất cứ thứ gì mình thích, bikini hay áo dài truyền thống. Chúng tôi không phiền lòng về việc người ta gán hình ảnh của Vietjet với trang phục bikini. Nếu chuyện ấy làm người ta vui, thế thì chúng tôi cũng vui", bà Thảo chia sẻ trên Bloomberg.

Nói đến phong cách làm việc, một trong những điểm đáng khâm phục ở bà Thảo là thời gian dành cho công việc. Bà từng chia sẻ, một ngày bắt đầu từ 5h sáng và kết thúc vào 2h sáng hôm sau là chuyện bình thường.

Một điểm đặc biệt khác trong cách kinh doanh của bà Thảo là bà không có hứng thú “làm chuyện cò con”.

Xưa nay bà chưa bao giờ làm nhỏ. Các công ty người ta chung nhau một container, bà phải làm một lúc cả trăm container. Nếu chở hàng bằng đường sắt, người ta chỉ dùng một toa tàu thì bà dùng đến cả đoàn tàu.

Đóng cửa phiên giao dịch ngày đầu tiên niêm yết, 28/2, cổ phiếu VJC của VietJet tăng kịch trần với giá 108.000 đồng/cổ phiếu. Với gần 98 triệu cổ phiếu sở hữu trực tiếp và gián tiếp qua Công ty TNHH Đầu tư Hướng Dương Sunny, bà Thảo đang sở hữu khối tài sản lên tới 10.581 tỷ đồng.

Ngoài việc là cổ đông lớn nhất của VietJet Air, Tập đoàn Sovico Holdings của gia đình bà Thảo đã mua lại Furama Resort Danang vào năm 2005, trở thành nhà đầu tư người Việt đầu tiên sở hữu và vận hành khách sạn 5 sao.

Furama Resort Danang khai trương vào năm 1997 với 198 phòng là khu nghỉ dưỡng biển 5 sao đầu tiên tại Việt Nam. Gần một thập kỷ sau đó, Sovico tiếp tục thâu tóm thêm 2 khu nghỉ dưỡng tại Khánh Hoà là Ana Mandara và An Lâm Ninh Vân Bay.

Theo cafef

BHNT - BHXH hiểu thế nào cho đúng ?


Bài viết này tuy dài nhưng thực sự cần thiết cho sự hiểu biết của chúng ta. Vừa qua, tôi thấy rất phổ biến các TVTC chia sẻ những bài viết thiếu thận trọng về BHXH.


Trong vai trò của TVTC, chúng ta hiểu rằng BHXH là bạn chứ chứ không phải là đối thủ vì đều tuân thủ Luật định và BHXH hướng đến sự bảo vệ tài chính cho người dân với cơ chế riêng.

Hơn nữa, giữa một bên là bắt buộc với một lực lượng lao động, BHXH nếu bị hiểu sai sẽ gây ra những bất mãn và tiêu cực, ảnh hưởng đến an sinh xã hội. Còn BHNT là dựa vào tự nguyện tham gia với cơ chế đặc thù về quyền lợi nhưng đều giống nhau là phục vụ an sinh xã hội. 

Chúng ta làm BHNT, có một đối thủ mạnh nhất là những sản phẩm tiêu dùng xa xỉ, đã lấy đi rất nhiều tiền lẽ ra sẽ ít nhiều dành cho Bảo hiểm, cho cuộc sống tốt đẹp của những ước mơ con trẻ và những gia đình. Chỉ với một số tiền nhỏ mỗi năm, đáng lẽ ra XH cần quan tâm cơ cấu lại nơi cất tiền thông minh với nhiều cách khác nhau. Ai sẽ chắc chắn nơi nào là an toàn hay không an toàn nếu không phân chia tài chính theo quy tắc "trứng để nhiều rổ"?

Do vậy, việc tạo hình ảnh của ngành BH tránh đối đầu không cần thiết là điều nên làm trong cõi sống nhiều rủi ro và cám dỗ chi tiêu như hiện nay. 



------------------------------------------------------------------------------------


Bảo hiểm xã hội: đừng "chết" vì thiếu hiểu biết.


Người nào đi làm được vài năm hẳn cũng từng biết hoặc nghe về khái niệm "lương đóng bảo hiểm" và lương thực nhận. Theo đó, "lương bảo hiểm" là một dạng lách luật, tìm cách tối thiểu hóa số tiền bảo hiểm xã hội phải đóng. Như tôi, khi vào làm cho một công ty liên doanh với Nhật, người ta khai báo cho bảo hiểm xã hội (BHXH) mức lương đóng bảo hiểm chỉ bằng ... 1/4 số lương thực lãnh của tôi. Vài năm sau, nhà nước điều chỉnh luật BHXH, công ty đưa ra khảo sát cho nhân viên để chọn mức đóng BHXH: 50%, 70% hay 100% mức lương ký hợp đồng. Trong khi tôi chọn mức 100% thì rất nhiều đồng nghiệp lại thích 50% vì sẽ "tiết kiệm" được phí đóng BHXH mà không biết rằng lựa chọn đó đem lại thiệt hại cho chính tương lai của họ. Và phải nhờ đến sự thuyết phục của những người có kinh nghiệm, cuối cùng mức 70% được chọn. Là người lao động nhưng họ lại không hiểu được quyền lợi của mình mà chỉ chăm chăm vào những cái lợi nhỏ, bỏ hình bắt bóng, quả là vừa đáng giận vừa đáng thương.


Những tưởng cách suy nghĩ giản đơn đối với BHXH như thế đã là thiệt thân lắm rồi thì những ngày gần đây, tôi còn “kinh hoàng” hơn khi thấy một “bài toán” tính BHXH vô cùng ấu trĩ được chia sẻ rầm rộ trên các mạng xã hội cùng những bình luận tiêu cực và thiếu hiểu biết trầm trọng. Nội dung của “bài toán” như sau:

BHXH: Giả sử lương bạn 5 triệu thì bạn đóng 8% lương, công ty đóng 18% lương. Mỗi tháng bạn và công ty nộp 26% lương = 1.3 triệu. Năm 1, bạn có 13 triệu. Năm 2, bạn đóng thêm 13 triệu + 13 triệu năm 1 + 6% lãi 13 triệu của năm 1 = 26.780.000 đồng. Năm 3 bạn có 41.386.800 đồng… Bạn đi làm năm 25 tuổi, nghỉ hưu năm 65 tuổi. Bạn nộp BHXH 30 năm (giả sử bạn nghỉ làm 10 năm). Đến năm thứ 30 bạn có 1 tỷ 27 triệu. Tiền lãi mỗi tháng là 5 triệu 135 nghìn. Nhưng bạn chỉ nhận được từ BHXH 75% lương = 3.75 triệu/tháng. Như vậy bạn chưa nhận đủ phần lãi và mất luôn phần tiền gốc. Ơn đảng và nhà nước!


Chẳng cần quan tâm đến việc tính toán, chúng ta đã thấy cách đặt vấn đề của “bài toán” này là sai căn bản.


Đầu tiên, so sánh “bảo hiểm” với “tiết kiệm” đã là một việc làm vô nghĩa bởi bản chất của 2 điều này là khác nhau: một khoản phòng ngừa rủi ro và một khoản đầu tư. Bảo hiểm là gì? Là một biện pháp chia sẻ rủi ro của một người hay của số một ít người cho cả cộng đồng những người có khả năng gặp rủi ro cùng loại (ở đây là “loại” rủi ro trong lao động). Bảo hiểm là thứ mà ta đầu tư nhưng không mong sớm nhận được, trừ khi là được nhận khi đáo hạn bởi khi ta sớm “bị” nhận phần đền bù bảo hiểm, thường là do ta đã gặp phải rủi ro rồi.


Có người bảo rằng tôi không cần bảo hiểm, mà dùng tiền đó gửi ngân hàng lấy lãi để tự trả lương hưu cho mình. Nhưng như vậy là họ đã tự “chặt” đi một “chân” trong bộ đôi quản lý tài chính cá nhân: đầu tư (gửi tiết kiệm cũng là một khoản đầu tư lãi suất thấp) và bảo hiểm (quản trị rủi ro). Thật ra thì số người không đóng bảo hiểm xã hội ở nước ta là rất lớn, tập trung ở những người nông dân, những người kinh doanh tự do hay có công ăn việc làm không ổn định,… Hãy nhìn họ, đại đa số là vẫn phải làm việc để nuôi thân hoặc sống nhờ vào con cái ở độ tuổi mà người khác đang an hưởng tuổi già với đồng lương hưu trí. Họ cũng cố gắng dành dụm tiết kiệm đấy thôi. Có điều, người mà tiết kiệm đủ để không phải lo về khoản thu nhập hàng tháng nữa khi về già thì lại là rất ít. Không tin thì hãy về vùng quê hỏi thăm các lão nông, ra vỉa hè hỏi thăm các cụ già vì sao họ già rồi mà vẫn cặm cụi làm việc thế thì sẽ biết. Họ đã gặp một rủi ro là loại rủi ro không đủ tiền tiết kiệm cho tuổi hưu trí. Đó là chưa kể đến rủi ro có thể gặp phải trong quá trình lao động. Nếu một xã hội mà ai cũng có thể tiết kiệm được đủ tiền để tự trang trải cuộc sống sau tuổi hưu thì người ta đã chẳng phải nghĩ đến các chương trình phúc lợi xã hội làm gì cả. Nhưng thực tế thì đất nước nào cũng phải có hệ thống phúc lợi, và đại đa số người lao động phải cần đến lương hưu.


Có thể thấy là bảo hiểm xã hội là bắt buộc đối với lao động trong các doanh nghiệp và các doanh nghiệp sử dụng lao động chứ không bắt buộc cho những người lao động tự do. Bởi thông qua đạo luật này, nhà nước bắt buộc người sử dụng lao động (NSDLĐ) phải góp phần vào việc đảm bảo tương lai cho người lao động khi hết tuổi lao động hoặc khi không may gặp phải những biến cố bất lợi. Đó chính là vì lợi ích của cả người lao động (NLĐ) và người sử dụng lao động (giải quyết mâu thuẫn giữa giới chủ và NLĐ để ổn định sản xuất - kinh doanh) và là một trong những biện pháp quan trọng để nhà nước xây dựng nền an sinh xã hội. Đó là kết quả của một quá trình đấu tranh lâu dài giữa giai cấp công nhân làm thuê với giới chủ tư bản: bảo hiểm tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp ra đời lần đầu tiên ở nước Phổ năm 1838 và 100 năm sau, năm 1935, đạo luật đầu tiên về An sinh xã hội (trong đó BHXH là hạt nhân) mới được ban hành tại Mỹ.


BHXH đem lại cho NLĐ những lợi ích mà không có khoản tiết kiệm nào có thể đem lại cho họ được chứ không chỉ là khoản lương hưu như “bài toán” mà “cư dân mạng” đang lưu truyền. Theo luật BHXH Việt Nam thì BHXH bắt buộc sẽ có các chế độ sau:

- Ốm đau

- Thai sản

- Tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp

- Hưu trí

- Tử tuất


Để dễ hình dung thì tôi ví dụ thế này: một lao động nữ đóng đầy đủ BHXH, khi nghỉ thai sản 6 tháng theo quy định thì họ sẽ vẫn được hưởng lương bằng 100% mức lương đóng bảo hiểm (lấy trung bình 6 tháng gần nhất). Thậm chí, nếu lao động nữ này chỉ nghỉ 4 tháng và đi làm sớm 2 tháng thì họ vẫn lĩnh 6 tháng lương bảo hiểm kia và thêm 2 tháng lương của doanh nghiệp nữa! Chưa hết, lao động nữ này còn được hưởng 5 lần nghỉ việc (mỗi lần 1 ngày) để đi khám thai mà vẫn có lương (lương BH tính theo ngày). Tương tự, có những quy định riêng về trợ cấp ốm đau, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp… Có sổ tiết kiệm nào cho bạn những lợi ích này?


Về mặt xã hội, BHXH giúp cho NLĐ đảm bảo được cuộc sống của họ khi về già, giảm bớt gánh nặng an sinh xã hội. Trong hoàn cảnh hiện nay, khi tuổi thọ ngày càng tăng, người già ngày càng đông mà nếu họ không tự lo được cuộc sống cho mình từ đồng lương hưu, có được từ BHXH, thì gánh nặng đó sẽ đổ về đâu ngoài gia đình và ngân sách nhà nước? Khi điều đó xảy ra, mỗi cặp vợ chồng trẻ sẽ phải đảm bảo cuộc sống cho cha mẹ già không có lương hưu, bên cạnh những đứa con thơ. Người già thì phải tiếp tục đi làm kiếm sống, vừa khổ bản thân, vừa vô tình cạnh tranh việc làm với những lứa công dân trẻ mới ra đời. Cái mớ bòng bong đó sẽ gây nên những bất ổn xã hội.


Điều sai cơ bản thứ hai là tác giả “bài toán” đã “tự nhiên” lấy khoản phí đóng của doanh nghiệp để “đút vào túi” của NLĐ. Nếu không phải đóng BHXH thì doanh nghiệp sẽ tặng NLĐ toàn bộ số tiền đó ư? Nếu thế thì đã đâu có cảnh các doanh nghiệp phải trốn tránh, luồn lách khoản tiền này như vẫn đã và đang xảy ra? Nếu cuộc sống đã tốt đẹp thế thì từ đầu đã đâu có cảnh NLĐ phải đấu tranh suốt hàng trăm năm để đòi quyền lợi cho mình, đã đâu cần đến sự ra đời của BHXH và các hình thức phúc lợi XH khác? Ngoài ra, số tiền 18% lương của NLĐ mà NSDLĐ đóng vào quỹ BHXH cũng được tính vào chi phí doanh nghiệp, tức là nếu không đóng BHXH, DN sẽ phải đóng thuế thu nhập doanh nghiệp trên số tiền này mà theo luật DN Việt Nam hiện nay là 20%. Hiểu theo cách này, trong con số 18% này, ngân sách nhà nước góp (20%*18% = 4%) và DN góp 14%. Như vậy, cơ cấu BHXH sẽ như sau:

- Tổng thu BHXH: Q = 26%*L (lương)

- NLĐ đóng góp: 8%/26% = 31%Q

- DN đóng góp: 14%/26% = 54%Q hoặc 69%Q nếu không xét đến việc thuế TNDN như kể trên.

- Ngân sách góp: 4%/26% = 15%Q


NLĐ đóng góp 31% vào quỹ BHXH nhưng được thụ hưởng 100% lợi ích của quỹ này. Tỷ lệ này ở các nước khác, bao gồm các nước công nghiệp phát triển thường là: 50% NLĐ – 50% DN. Không những vậy, NLĐ ở các nước này còn cố đóng góp thêm vào các quỹ bảo hiểm hưu trí tư nhân để đảm bảo cho tương lai. Vậy mà có những người được thụ hưởng lại muốn từ bỏ quyền lợi này!?


TÍNH LẠI “BÀI TOÁN”


Như vậy, ngay cả khi bỏ lợi ích “bảo hiểm” sang một bên, “bài toán” đang được chia sẻ rầm rộ này cũng phải được tính toán lại.

Giả sử giữ nguyên các điều kiện mà bài toán cho, bao gồm:

- Mức lương: 5 triệu / tháng

- Mức đóng BHXH của NLĐ (a) = 8%*5tr = 400.000 đồng.

- Lãi suất 6% năm (r = 0,5%/tháng)

- Kỳ hạn (n): 360 tháng

- Mọi tham số về mức lương, lãi suất, chính sách đều không thay đổi trong suốt quá trình đóng bảo hiểm.


Tổng số tiền NLĐ bỏ ra là: 400.000Đ/th * 360th = 144.000.000 đồng.


Thay vì đóng BHXH, NLĐ đem 8% lương của mình gửi tiết kiệm hàng tháng thì sau 30 năm (360 tháng) đóng liên tục và không rút bất cứ đồng nào ra, số tiền họ sẽ có là:

A = (a/r)*(1+r)*[(1+r)^n – 1] = (400.000/0.5%)*(1+0.5%)*[(1+0.5%)^360 – 1] = 403.815.047 đồng


Như vậy, sau 360 tháng đều đặn đóng 400.000đ/tháng (tổng số tiền nộp là 144 triệu đồng) vào tài khoản tiết kiệm tại ngân hàng, NLĐ để dành được 403.815.047 đồng.

Dùng số tiền này để gửi tiết kiệm rồi lấy tiền lãi thay lương hưu, lãi suất tiết kiệm không đổi, NLĐ sẽ nhận được: 403.815.047 * 0,5% = 2.019.075 đồng / tháng chứ không phải 5.135.000 đồng / tháng như “bài toán” ngây ngô kia.


Trong khi đó, nếu đóng bảo hiểm, ta có:


Lương hưu hàng tháng = 75%*5.000.000 = 3.750.000 đồng.


Trường hợp sau khi nghỉ hưu, NLĐ muốn lĩnh lương hưu 1 lần thì họ sẽ nhận được số tiền là:

M = số năm đóng BH * hệ số * lương BH = 30*2*3.750.000 = 225.000.000 đồng

Số tiền này nhiều hơn số tiền NLĐ đã đóng là 225tr – 144tr = 81tr mà NLĐ vẫn nhận được đầy đủ quyền lợi bảo hiểm của mình trong suốt quá trình lao động trước đó.


Trường hợp NLĐ nhận lương hưu hàng tháng thì các lợi ích họ nhận được sẽ là:

- Tổng tiền hưu nhận được (giả sử NLĐ sống thêm 20 năm sau khi nghỉ hưu): 3.75tr*20*12 = 900tr!

- Trợ cấp mai táng, trợ cấp tuất theo luật định.

Như vậy với số tiền 8% lương hàng tháng, NLĐ được hưởng những lợi ích bảo hiểm trong suốt thời gian lao động, lại được an tâm cuộc sống lúc tuổi già với số tiền gấp nhiều lần số tiền bỏ ra.


CHÍNH SÁCH LƯƠNG HƯU MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI


Nói về lợi ích của BHXH Việt Nam, thiết nghĩ cũng cần phải so sánh với chính sách BHXH ở các nước khác trên thế giới bởi nói chuyện với dân Việt mình bây giờ thì cứ phải "thế giới họ thế này, họ thế kia" kẻo người ta không tin hoặc lại bảo Việt Nam là "ốc đảo của thế giới" như ông ĐBQH Dương Trung Quốc từng phát biểu. Vậy nên, mặc dù đây không phải chuyên môn hay sở học của mình, tôi cũng xin nhặt nhạnh một số thông tin về chính sách lương hưu của loại BHXH bắt buộc (vì ở 1 số nước có nhiều hình thức bảo hiểm hưu trí tự nguyện bổ sung) ở một số nước trên thế giới như sau:


ĐỨC

Mức đóng bảo hiểm hiện nay là 18,7% lương tháng NLĐ, trong đó NLĐ và NSDLĐ đóng theo tỷ lệ 50 - 50.

Tuổi hưu ở Đức hiện là 65 và đang điều chỉnh tăng lên tuổi 67.

Mức tối đa của lương hưu là 67% lương đóng bảo hiểm.


PHÁP

Mức đóng bảo hiểm: thu 6,65% lương từ NLĐ và 8,3% từ NSDLĐ. Mức lương hưu nhận được không quá 50% lương cao nhất trước khi nghỉ hưu và không quá 35.000€/năm.


MỸ

Người già ở Mỹ được hưởng tiền trợ cấp tuổi già từ quỹ Social Security. Đối với người đã từng đi làm, mức tiền trợ cấp tuổi già được tính từ số năm đi làm và mức lương trong những năm đó, tương tự như bảo hiểm xã hội ở Việt Nam. Người lãnh lương sẽ trích lại 6,2% lương và người trả lương góp thêm 6,2% lương nữa để nộp vào quỹ Social Security (50%-50%).

Nhiều người Mỹ tự lập kế hoạch hưu trí cho mình qua kế hoạch 401(k) vì không thể hoàn toàn dựa vào quỹ Social Security . Theo kế hoạch 401(k), mỗi người tự quyết định sẽ trích bao nhiêu phần trăm lương của mình để gửi vào tài khoản hưu trí. Tài khoản hưu trí đó sẽ được giao cho các công ty quản lý quỹ hoặc công ty bảo hiểm nhân thọ quản lý, sinh lợi. Công ty quản lý quỹ thường tạo ra vài quỹ đầu tư khác nhau về mức lợi nhuận và rủi ro để người chủ tài khoản chọn theo ý riêng. Số tiền trích vào quỹ hưu trí sẽ không chịu thuế thu nhập cho tới khi được rút ra dùng.


NHẬT

Mỗi người thường trú ở Nhật đóng vào quỹ hưu trí cho nhà nước quản lý hàng tháng một số tiền bằng nhau. Ví dụ trong năm tài chính 2010, mức đóng là 15.000¥/tháng. Nếu vì lý do thu nhập thấp, không thể đóng đủ số tiền trên thì phải đăng ký miễn/giảm với chính quyền địa phương. Từ tuổi 65 trở đi, người đã tham gia hệ thống hưu trí từ 25 năm trở lên sẽ được nhận lương hưu, mức lương hưu nhận được tuỳ theo số năm tham gia hệ thống. Ví dụ trong năm tài chính 2010, người đã tham gia 40 năm sẽ nhận được 792.100¥/năm (gần 7.000USD/năm). Có thể thấy mức lương hưu ở Nhật thấp so với GDP trên mỗi đầu người 45.870USD. Người Nhật phải tự tích luỹ quỹ hưu trí riêng, và họ thường để tiền trong các tài khoản tiết kiệm ngân hàng hay bưu điện hơn là để trong quỹ đầu tư.


THÁI LAN

Tại Thái Lan, mức đóng BHXH của NLĐ là 3%, người sử dụng lao động là 3% nhưng mức hưởng lương hưu của họ chỉ khoảng 20% tiền lương đóng BHXH. Nếu so sánh tỷ lệ đóng và hưởng giữa Thái và Việt Nam, ta có:

Thái: NLĐ đóng 3% hưởng 20%, theo tỷ lệ này, nếu NLĐ đóng 8% như ở VN thì sẽ hưởng mức lương hưu là (8%*20%/3%) = 53%, thấp hơn mức 75% của Việt Nam.


MỘT SỐ VẤN ĐỀ CỦA BHXH VIỆT NAM


Hiện tại, tỷ lệ NLĐ tham gia BHXH còn thấp, dẫn đến nguồn thu của quỹ BHXH bị hạn chế. Theo một lãnh đạo BHXH đã thừa nhận trên TBKTSG rằng số lượng người đóng BHXH hiện nay không nhiều, chỉ có khoảng 20% lao động có đóng BHXH, trong khi đó có tới 78% lao động nằm trong diện bắt buộc phải đóng. Nguyên tắc của bảo hiểm là số lượng người tham gia càng đông thì rủi ro càng được chia sẻ nhiều. Mà “tiền đẻ ra tiền” nên vốn càng lớn, quỹ càng có khả năng tăng trưởng nhanh. Như vậy sẽ góp phần xây dựng nền an sinh xã hội bền vững.


Mức đóng bảo hiểm hiện nay được cho là cao, đặc biệt là đối với các doanh nghiệp. Điều này cũng dẫn đến việc giảm lợi thế cạnh tranh trong thu hút đầu tư, tăng nguy cơ trốn tránh nghĩa vụ đóng BHXH của doanh nghiệp. Thay vào đó, BHXH cần có biện pháp tăng cường tuyên truyền thu hút NLĐ tham gia BH để lấy lượng bù giá, từ đó điều chỉnh mức phí bảo hiểm cho phù hợp.


Các cơ quan quản lý nhà nước hiện chưa có biện pháp xử lý hiệu quả các hành vi vi phạm pháp luật BHXH của các doanh nghiệp khi không tham gia đóng BHXH cho NLĐ hay nợ đọng tiền BHXH (đầu năm 2014, BHXH các tỉnh, thành phố đã khởi kiện 3.425 đơn vị nợ đọng BHXH, bảo hiểm y tế). Hệ quả là bản thân NLĐ bị thiệt thòi, cũng như gây khó khăn không nhỏ cho vấn đề an sinh xã hội sau này.


Lợi ích bảo hiểm của NLĐ có chiều hướng suy giảm: trước đây nếu đóng BHXH đủ 20 năm thì hưởng lương hưu bằng 55% mức lương BHXH, nay con số này là 45%, tức là để hưởng mức lương hưu tối đa (75% mức lương BHXH), NLĐ phải đóng BHXH đủ 35 năm so với 30 năm trước kia; tuổi hưu của NLĐ đang được điều chỉnh tăng. Mặc dù như phân tích ở trên, lợi ích từ BHXH Việt Nam vẫn tốt hơn nhiều nước khác nhưng nếu các lãnh đạo BHXH cứ căn cứ vào chính sách của các nước khác để xây dựng chính sách cho BHXH Việt Nam thì chúng ta sẽ sớm tiệm cận với họ và quan trọng là như thế thì “định hướng XHCN” còn có ý nghĩa gì?


Hiệu quả của việc quản lý BHXH cũng là một vấn đề với một bộ máy quản lý cồng kềnh và làm ăn “kiểu nhà nước”.


***


Tóm lại, mặc dù BHXH Việt Nam có những hạn chế nhất định của nó thì đối với người lao động, đây là một quyền lợi cơ bản và tối quan trọng. Cần phải hiểu rằng, đã có nhiều thế hệ NLĐ trên toàn thế giới phải đấu tranh bằng máu và nước mắt để giành lấy quyền lợi này nên những người lao động hiện nay cần phải nắm chặt lấy nó, phát triển nó lên chứ không phải là từ chối nó như những lời kêu gọi thiếu hiểu biết và đầy ác ý trên các mạng xã hội. Trong bối cảnh hội nhập quốc tế, đặc biệt là với sự ra đời của Cộng đồng kinh tế Asean, việc cạnh tranh cho một chỗ làm sẽ ngày càng khốc liệt. Ấy vậy mà, không thiếu những NLĐ còn thờ ơ và bỡ ngỡ với quyền lợi chính đáng và quan trọng của bản thân. Đừng vì cái lợi nhỏ trước mắt mà quên đi hậu quả sau này hay nói như câu slogan về bệnh AIDS: Đừng “chết” vì thiếu hiểu biết!

---

Theo © Nguyễn Thanh Tùng 

BHNT - Nhận diện những sát thủ bán hàng trong bảo hiểm


Hôm nay chia sẻ kinh nghiệm cá nhân đúc rút sau bao năm làm nghề bảo hiểm của cá nhân tớ trong cái nhìn về bán ( tư vấn bảo hiểm ) bảo hiểm của những đại lý siêu sao mà tớ đã từng gặp trong đội nhóm trực tiếp,của nhóm khác trong công ty thậm chí của những công ty khác mà tớ có cơ hội được tiếp xúc, những cá nhân này sau khi tốt nghiệp có mã số đại lý họ đã đạt được doanh số cực khủng và thăng tiến một cách chóng mặt...


Bài viết này đứng trên góc độ quan điểm cá nhân đúc kết ra,các ý kiến phản biện hay góp ý,thậm chí có la ó hay không đồng tình cũng xin thưa là bỏ qua nhé ^^ ( không ném gạch đá dưới mọi hình thức ạ )


Cùng nhận diện xem họ là ai,bao nhiêu

tuổi,làm những công việc gì trước khi tham gia bảo hiểm nhé :


1. Nữ ( chiếm gần như 90%) độ tuổi U28 trở lên max 62 . Các anh Nam tương tự nhưng sau độ tuổi U38


2. Lãnh vực công việc trước khi tham gia bảo hiểm xếp thứ tự ưu tiên luôn nhé.


 2.1 . Người làm công việc liên quan đến tài chính (cho vay cầm đồ,cho vay lấy lãi,ngân hàng ( nhân viên tín dụng ),đáo nợ ngân hàng...  )


2.2 . Người làm công việc liên quan đến công tác xã hội ( bí thư - chủ tịch hội phụ nữ tỉnh,huyện ,xã ! Ban dân vận,tuyên truyền ...) nói chung là cứ liên quan đến công tác về xã hội ,dân vận trong chính quyền nhà nước...


3. Giáo viên ( xếp thứ tự từ hiệu trưởng trở xuống vậy)


Đặc điểm nhân dạng : Cực kỳ uy tín, khả năng ăn nói tuyệt vời nhưng hầu như không thuộc dạng lắm mồm ^^, phát ngôn câu nào là chuẩn câu đó không dài dòng văn tự,ngoại hình không xấu nhưng cũng không đẹp ( nói chung ổn).

Mối quan hệ cực rộng , bán kính cả chục km hỏi tên ai cũng biết ( sợ thật @@ )


-Cực kỳ ham tiền ( xin thưa ! Nói mạo phạm mấy anh/chị lão làng lại bảo tôi làm cái nghề này vì abcd hằm bà lằng chứ hổng phải tiền... mấy người nói câu đó sau 3 đến 5 tháng hầu như bị cắt mã số hoặc chán đời mà nghỉ ( không bán được nản ...nghỉ ) > có cả tá lý do vì sao mà tôi không thèm làm bảo hiểm :) , hãy nhìn vào bảng lương của họ . Cơ mà Kết quả là thước đo của lời nói không nhỉ ?


Tớ tự ngẫm ra làm cái gì mà không có tiền + không có thu nhập ( ăn cơm nhà vác tù và hàng tổng) không biết trụ được bao lâu ?) 

Có ai đi làm không công không nhỉ ? ( nếu có e là các công việc thiện nguyện, nhân đạo ... chủ đề  tế nhị quá khó quá bỏ qua ạ )


Sau cái ham tiền là gì ? Xếp theo thứ tự luôn ( ham học (tớ yêu cái vụ này lắm cơ) ,ham vui (ham cái văn hoá của công ty bảo hiểm) , ham chức ( thăng tiến ) ham du lịch ( tớ còn ham nữa là anh/chị)... ham thầy/ cô giáo ,ham cái văn phòng đẹp, con người ở công ty bảo hiểm...


Cũng có luôn 1001 lý do chỉ vì ham một cái gì đó trong bảo hiểm mà gắn kết với nghề cũng nên .


Mới chuẩn bị đi học bảo hiểm nhưng trong cặp đã có danh sách khoảng 5 đến 10 cái yêu cầu bảo hiểm rồi


Hỏi : sao hay vậy ? Trả lời : mới mở miệng kiu mai mốt đi học bảo hiểm thế là có cả đống người nói ( chị/anh mà làm bảo hiểm nhà em đăng ký đôi suất ngay và luôn ( có cả đống đứa tư vấn cho nhà em rồi mà em chả thích, thích mỗi anh/chị :)   )


Sau khi có mã số : cày như điên ! ( phải vậy chứ ! Thành công nào mà không có sự chăm chỉ nhỉ ? )


Em ơi chị / anh yêu bà cái nghề này cmnr ;)) , mỗi lần chốt hợp đồng xong sướng không chịu được ( tớ mà thế cũng khoái nữa là )


Và cứ thế mỗi ngày trôi qua họ trưởng thành về nghề nhanh đến chóng mặt.


Chợt nhớ lại một câu nói của 1 chị tư vấn :

Ngày chị bước vào nghề với hai bàn tay trắng giờ nhờ có bảo hiểm chị có mọi thứ! Chị biết ơn bảo hiểm nhờ nó cuộc đời chị thay đổi ...


P/s : Quy luật 80/20 luôn đúng trong bất kỳ lãnh vực nào, hãy tìm cho được 20% số sát thủ này trong đội nhóm của anh/chị tớ tin chắc 80% doanh số của cả đội là từ họ.

Chúc cả nhà thành công trong việc đi săn sát thủ nhé ^^








BHNT - Nhận diện những sát thủ bán hàng trong bảo hiểm


Hôm nay chia sẻ kinh nghiệm cá nhân đúc rút sau bao năm làm nghề bảo hiểm của cá nhân tớ trong cái nhìn về bán ( tư vấn bảo hiểm ) bảo hiểm của những đại lý siêu sao mà tớ đã từng gặp trong đội nhóm trực tiếp,của nhóm khác trong công ty thậm chí của những công ty khác mà tớ có cơ hội được tiếp xúc, những cá nhân này sau khi tốt nghiệp có mã số đại lý họ đã đạt được doanh số cực khủng và thăng tiến một cách chóng mặt...


Bài viết này đứng trên góc độ quan điểm cá nhân đúc kết ra,các ý kiến phản biện hay góp ý,thậm chí có la ó hay không đồng tình cũng xin thưa là bỏ qua nhé ^^ ( không ném gạch đá dưới mọi hình thức ạ )


Cùng nhận diện xem họ là ai,bao nhiêu

tuổi,làm những công việc gì trước khi tham gia bảo hiểm nhé :


1. Nữ ( chiếm gần như 90%) độ tuổi U28 trở lên max 62 . Các anh Nam tương tự nhưng sau độ tuổi U38


2. Lãnh vực công việc trước khi tham gia bảo hiểm xếp thứ tự ưu tiên luôn nhé.


 2.1 . Người làm công việc liên quan đến tài chính (cho vay cầm đồ,cho vay lấy lãi,ngân hàng ( nhân viên tín dụng ),đáo nợ ngân hàng...  )


2.2 . Người làm công việc liên quan đến công tác xã hội ( bí thư - chủ tịch hội phụ nữ tỉnh,huyện ,xã ! Ban dân vận,tuyên truyền ...) nói chung là cứ liên quan đến công tác về xã hội ,dân vận trong chính quyền nhà nước...


3. Giáo viên ( xếp thứ tự từ hiệu trưởng trở xuống vậy)


Đặc điểm nhân dạng : Cực kỳ uy tín, khả năng ăn nói tuyệt vời nhưng hầu như không thuộc dạng lắm mồm ^^, phát ngôn câu nào là chuẩn câu đó không dài dòng văn tự,ngoại hình không xấu nhưng cũng không đẹp ( nói chung ổn).

Mối quan hệ cực rộng , bán kính cả chục km hỏi tên ai cũng biết ( sợ thật @@ )


-Cực kỳ ham tiền ( xin thưa ! Nói mạo phạm mấy anh/chị lão làng lại bảo tôi làm cái nghề này vì abcd hằm bà lằng chứ hổng phải tiền... mấy người nói câu đó sau 3 đến 5 tháng hầu như bị cắt mã số hoặc chán đời mà nghỉ ( không bán được nản ...nghỉ ) > có cả tá lý do vì sao mà tôi không thèm làm bảo hiểm :) , hãy nhìn vào bảng lương của họ . Cơ mà Kết quả là thước đo của lời nói không nhỉ ?


Tớ tự ngẫm ra làm cái gì mà không có tiền + không có thu nhập ( ăn cơm nhà vác tù và hàng tổng) không biết trụ được bao lâu ?) 

Có ai đi làm không công không nhỉ ? ( nếu có e là các công việc thiện nguyện, nhân đạo ... chủ đề  tế nhị quá khó quá bỏ qua ạ )


Sau cái ham tiền là gì ? Xếp theo thứ tự luôn ( ham học (tớ yêu cái vụ này lắm cơ) ,ham vui (ham cái văn hoá của công ty bảo hiểm) , ham chức ( thăng tiến ) ham du lịch ( tớ còn ham nữa là anh/chị)... ham thầy/ cô giáo ,ham cái văn phòng đẹp, con người ở công ty bảo hiểm...


Cũng có luôn 1001 lý do chỉ vì ham một cái gì đó trong bảo hiểm mà gắn kết với nghề cũng nên .


Mới chuẩn bị đi học bảo hiểm nhưng trong cặp đã có danh sách khoảng 5 đến 10 cái yêu cầu bảo hiểm rồi


Hỏi : sao hay vậy ? Trả lời : mới mở miệng kiu mai mốt đi học bảo hiểm thế là có cả đống người nói ( chị/anh mà làm bảo hiểm nhà em đăng ký đôi suất ngay và luôn ( có cả đống đứa tư vấn cho nhà em rồi mà em chả thích, thích mỗi anh/chị :)   )


Sau khi có mã số : cày như điên ! ( phải vậy chứ ! Thành công nào mà không có sự chăm chỉ nhỉ ? )


Em ơi chị / anh yêu bà cái nghề này cmnr ;)) , mỗi lần chốt hợp đồng xong sướng không chịu được ( tớ mà thế cũng khoái nữa là )


Và cứ thế mỗi ngày trôi qua họ trưởng thành về nghề nhanh đến chóng mặt.


Chợt nhớ lại một câu nói của 1 chị tư vấn :

Ngày chị bước vào nghề với hai bàn tay trắng giờ nhờ có bảo hiểm chị có mọi thứ! Chị biết ơn bảo hiểm nhờ nó cuộc đời chị thay đổi ...


P/s : Quy luật 80/20 luôn đúng trong bất kỳ lãnh vực nào, hãy tìm cho được 20% số sát thủ này trong đội nhóm của anh/chị tớ tin chắc 80% doanh số của cả đội là từ họ.

Chúc cả nhà thành công trong việc đi săn sát thủ nhé ^^








BHNT - Giữ chân nhân tài trong doanh nghiệp


"Một trong những phương cách khích lệ hiệu quả cho nhân viên đó chính là tham gia bảo hiểm nhân thọ cho họ"

Đem lại sự bình an và điều tốt đẹp cho người khác là điều hạnh phúc đối với người khao khát cho đi yêu thương. 

Tạo cơ hội và điều kiện để cuộc sống của người nhân viên mỗi ngày một tốt đẹp là niềm hạnh phúc của người chủ doanh nghiệp. 

Người nhân viên sẽ càng phát huy tối đa năng lực của mình khi tìm thấy sự thoải mái, bình an và được tôn trọng trong một môi trường làm việc chuyên nghiệp.

Sau lưng người nhân viên ấy chính là gia đình thân yêu của họ, khi người nhân viên được an toàn là đồng nghĩa người thân yêu của người nhân viên cũng được an toàn. 

Một trong những giải pháp khích lệ tinh thần làm việc hiệu quả cho nhân viên đó chính là tham gia bảo hiểm cho chính nhân viên của mình. 

Khi tâm trí bình an thì tinh thần thoải mái sáng tạo cống hiến cho sự nghiệp vững vàng. Và cũng là chất xúc tác gắn nhân viên gắn bó dài lâu cùng mình. 

Một cuộc sống tươi đẹp luôn cần có BẢO HIỂM NHÂN THỌ!


BHNT - Tham gia bảo hiểm xong ông / bà thôi việc thì tôi biết tìm ai ?


Tình huống : Tham gia bảo hiểm rồi lỡ tư vấn bảo hiểm nghỉ việc thì tôi biết phải làm sao ?


Tư vấn viên bảo hiểm : 


Dạ em hiểu nỗi lo của anh chị, có điều này em xin phép chia sẻ để anh chị hiểu, để đảm bảo quyền lợi của anh chị trong suốt quá trình anh chị tham gia. 


Khi một người sở hữu được hợp đồng bảo hiểm nhân thọ, quyền lợi cao nhất đó chính là người khách hàng, anh chị cũng thấy với số tiền tiết kiệm rất nhỏ khách hàng đã được bảo vệ với số tiền rất lớn, 


Hợp đồng bảo hiểm chính là tài sản và quyền lợi của anh chị, nên thật sự em mong muốn anh chị có sự chủ động ghi nhớ ngày kỉ niệm hợp đồng, ngày mình tiếp tục tiết kiệm, 


Nhiều lúc em muốn chăm sóc anh chị lâu dài, nhưng nếu có chuyện bất trắc với em, cả em cũng không thể kiểm soát được rủi ro, nên em thật sự không dám chắc rằng em có thể chăm sóc anh chị mãi mãi,.. 


Người tư vấn viên như là 1 chiếc cầu nối giúp khách hàng sở hữu được gói bảo hiểm phù hợp và làm đúng quy trình công ty, 


Hơn nữa công ty em cũng có bộ phận chăm sóc khách hàng thông qua số hotline của công ty, khách hàng có thể alo hoặc giao dịch tất cả văn phòng trên toàn quốc, 


Em cũng hiểu tâm lí ai cũng muốn có người chăm sóc chu đáo, nhưng em cũng có thể bị rủi ro như 1 ai đó trên cuộc đời này, nên em rất mong anh chị hãy chủ động cho chính tài sản của mình ạ. 


Và công ty cũng có gửi tin nhắn hoặc cổng thông tin điện tử anh chị sẽ có rất nhiều sự hỗ trợ để luôn chủ động cho chính tài sản của mình.


Chia sẻ cách xử lý của tôi với mong muốn anh em đồng nghiệp thuyết phục khách hàng bằng cả tấm lòng chân thành để đem lại điều tốt nhất cho khách hàng. 


NGHỀ TƯ VẤN BẢO HIỂM - KHÔNG ĐƠN THUẦN CHỈ LÀ CÁI NGHỀ...


Tôi có một người chị, đơn thuần chỉ là quen biết qua cái Mạng xã hội ảo này, lại là đồng hương nên kết nối với nhau một cách đầy duyên nợ... Người ta bảo “khi bạn được tiếp xúc với những con người tích cực, bạn sẽ trở thành một con người tích cực”. Vâng, nó rất đúng.


Chị năm nay cũng gần tứ tuần, ly hôn chồng và một mình nuôi 2 đứa con trai đến nay đã 17 18 tuổi... Đồng lương kiếm được từ công việc quản lý nhà hàng không hề ít, đủ trang trải cuộc sống và chăm lo học tập cho các con. Nhưng đời đâu bao giờ dễ sống, chính việc sở hữu một nét đẹp dịu dàng của chị đã không ít lần cản trở công việc ấy. Khách đàng hoàng thì không nói gì, nhưng gặp những khách “lăn loàng” thì đó lại là những thăng bậc cảm xúc tồi tệ. Chị bị đem ra trêu đùa, xúc phạm, bị ép phải mời mọc, và bản thân chị bị hạ thấp nặng nề... Chị vẫn nhẫn nhục, vì đồng tiền, vì gia đình...và vì những đứa con.


Những ngày dài mùa đông năm ấy, khi tần suất đặt tiệc tại nhà hàng đã không còn dày đặt như trước, chị được có thời gian nghỉ ngơi và nhìn lại cuộc sống của mình... Chị chợt nhớ đến một ông anh của chị, anh ấy có nói rằng “Khi nào chán công việc hiện tại, hãy liên hệ anh nhé! Hãy thử sức với nghề Bảo hiểm, có thể nó sẽ là lựa chọn tốt dành cho em đấy”. Và mối tình giữa chị và Bảo hiểm bắt đầu từ đây...


Chị xin nghỉ việc nhà hàng, nộp hồ sơ vào Công ty Bảo hiểm nhân thọ .


Thời gian đầu, đúng, thật sự là một quãng thời gian cực kỳ áp lực và khó khăn dành cho chị -  Gia đình cản trở. Thời ấy, nghề Bảo hiểm ở quê được xem là một nghề không đàng hoàng, một nghề đa cấp, lừa đảo và chiếm đoạt tiền dân. Phụ nữ đi làm thì mang cái mác ngoại tình, dối chồng, lừa mẹ... Nhưng, chị là một người phụ nữ chịu khó, chịu được áp lực và luôn có ý chí vươn lên. Xinh đẹp, lại có tài ăn nói, có học thức đàng hoàng thì chẳng có lý do gì chị lại bị khuất phục trước hàng tá thị phi xã hội cả. Chị phớt lờ tất cả, ngày đêm tìm hiểu, học hỏi, trau dồi những kiến thức Bảo hiểm. Chị bảo “Lúc đầu chị cũng mệt lắm, nhưng càng làm thì lại càng thấy cái nghề này nó nhân văn, cao cả đến tột cùng em ạ! Mỗi lần nhìn khách hàng được bảo vệ, những rủi ro được đền đáp từ Bảo hiểm, chị lại càng cảm thấy mình thật sự có giá trị và tự tin rằng con đường chị chọn là hoàn toàn đúng”.


“Vậy, chị có nhớ lần đầu tiên chị ký được hợp đồng là khi nào không?”

“Nhớ chứ! Bước ngoặt cuộc đời chị mà” – Rồi chị nghẹn ngào kể tiếp...


Khi biết chị làm Bảo hiểm, một anh bạn cùng lớp cũ của chị là người đã liên hệ chị để được tư vấn và tham gia Bảo hiểm. Anh chị trước giờ vẫn là những người bạn rất thân. Anh ấy cũng đã lập gia đình và có con nhỏ. Vợ anh làm nhân viên ngân hàng, anh thì lái xe, thu nhập 2 vợ chồng cũng ổn định và không hề thiếu thốn. Anh chị quyết định mua đất, xây nhà riêng bằng khoảng tiền tích góp được và vay thêm ngân hàng rồi cùng nhau cày bừa trả góp...

Chị nhớ như in, thời điểm anh vừa tham gia Bảo hiểm, vợ anh phản đối và không hề muốn. Vợ anh vẫn là một người cổ hũ, và vẫn xem Bảo hiểm như một nghề lừa đảo trong xã hội này... Từ lúc ấy, chị bị vợ anh ấy ghét, trước kia thì vẫn thân mật, lâu lâu thì chị em cũng gặp tám chuyện vui lắm. Nhưng lúc đó thì chị ấy quay sang chửi mắng chị, gán cho chị cái tên “đồ lừa đảo”, mặc cho chồng chị có giải thích cỡ nào...


Thời điểm xây nhà, vừa trả tiền lãi ngân hàng, vừa chăm lo cho con cái học hành. Vợ chồng anh cũng có chút điêu đứng. Tháng 12 năm ấy, chị có gọi anh nhắc nhở đóng phí kẻo hợp đồng chấm dứt thì phí lắm... Anh có thổ lộ rằng “Tôi đang kẹt quá bà ạ, thôi bà có tiền cho tôi mượn đóng đi. Tôi sẽ cố gắng trả lại bà sau”. Nghĩ bạn bè thân thiết, chị chẳng lo ngại gì và cho anh ấy mượn số tiền 12 triệu để đóng phí với tâm nguyện hợp đồng anh ấy sẽ được duy trì, và gia đình anh ấy sẽ được bảo vệ...


Đời đẩy đưa, trong một chuyến xe chở hàng sang Trung Quốc, xe anh đã gặp tai nạn khủng khiếp và anh đã qua đời... Nghe tin, chân tay chị bủn rủn. Người trụ cột trong gia đình ra đi, để lại 2 đứa con thơ cho vợ và số tiền nợ ngân hàng vẫn chưa được trả hết... Vợ anh khóc đến tiều tụy bản thân. Đứng nhìn cảnh đó, chị lại nấc lên những tiếng khóc nghẹn ngào...


Đám tang xong xuôi, chị có gặp vợ anh ấy và nói về số tiền anh ấy được chi trả. Trước cái nỗi buồn mất chồng, nỗi lo tiền bạc cuộc sống và những khoản nợ kia, vợ anh đang rất cần một nguồn tài chính đủ lớn... Và Bảo hiểm làm được điều đó, anh được chi trả cho một số tiền đủ để trả nợ ngân hàng, và còn dư lại một ít để chăm lo cho những đứa con của anh có một cuộc sống đầy đủ... Chị ra về, lòng vừa buồn, lại vừa vui. Buồn vì đã mất đi một người bạn, một người mà chị rất thân, và vui vì gia đình anh ấy được bảo vệ, được vượt qua khó khăn quá lớn thế này.


Kể từ ngày đó, chị lại càng yêu công việc của mình hơn. Chị gạt bỏ hết những lời qua tiếng lại, chị cứ làm – vì một mục tiêu mang lại những giá trị lớn lao đến nhiều hơn với mọi người...

Chị đã chứng tỏ được với gia đình bằng những con số, bằng những câu chuyện thực tế mà chị trải qua. Gia đình đã không còn cản trở chị nữa. Và bất chợt, hôm qua chị có gọi điện cho tôi với giọng điệu rất phấn khởi “Em ơi! Chị được thăng chức Trưởng phòng kinh doanh cấp cao rồi”.


Em mừng cho chị lắm, người chị em rất quý, rất nể dẫu không máu mủ ruột rà... 


Chúc chị mãi thành công, mãi gắn bó với công việc này giống như câu slogan của DLVN "Gắn bó dài lâu" vậy....


Ai bảo nghề Bảo hiểm thế nào. Với tôi, nó vẫn là cái nghề cao cả và đáng quý !


THEO ĐUỔI BẰNG NIỀM ĐAM MÊ – THÀNH CÔNG SẼ ĐẾN VỚI BẠN


NGHỀ TƯ VẤN BẢO HIỂM - KHÔNG ĐƠN THUẦN CHỈ LÀ CÁI NGHỀ...


Tôi có một người chị, đơn thuần chỉ là quen biết qua cái Mạng xã hội ảo này, lại là đồng hương nên kết nối với nhau một cách đầy duyên nợ... Người ta bảo “khi bạn được tiếp xúc với những con người tích cực, bạn sẽ trở thành một con người tích cực”. Vâng, nó rất đúng.


Chị năm nay cũng gần tứ tuần, ly hôn chồng và một mình nuôi 2 đứa con trai đến nay đã 17 18 tuổi... Đồng lương kiếm được từ công việc quản lý nhà hàng không hề ít, đủ trang trải cuộc sống và chăm lo học tập cho các con. Nhưng đời đâu bao giờ dễ sống, chính việc sở hữu một nét đẹp dịu dàng của chị đã không ít lần cản trở công việc ấy. Khách đàng hoàng thì không nói gì, nhưng gặp những khách “lăn loàng” thì đó lại là những thăng bậc cảm xúc tồi tệ. Chị bị đem ra trêu đùa, xúc phạm, bị ép phải mời mọc, và bản thân chị bị hạ thấp nặng nề... Chị vẫn nhẫn nhục, vì đồng tiền, vì gia đình...và vì những đứa con.


Những ngày dài mùa đông năm ấy, khi tần suất đặt tiệc tại nhà hàng đã không còn dày đặt như trước, chị được có thời gian nghỉ ngơi và nhìn lại cuộc sống của mình... Chị chợt nhớ đến một ông anh của chị, anh ấy có nói rằng “Khi nào chán công việc hiện tại, hãy liên hệ anh nhé! Hãy thử sức với nghề Bảo hiểm, có thể nó sẽ là lựa chọn tốt dành cho em đấy”. Và mối tình giữa chị và Bảo hiểm bắt đầu từ đây...


Chị xin nghỉ việc nhà hàng, nộp hồ sơ vào Công ty Bảo hiểm nhân thọ .


Thời gian đầu, đúng, thật sự là một quãng thời gian cực kỳ áp lực và khó khăn dành cho chị -  Gia đình cản trở. Thời ấy, nghề Bảo hiểm ở quê được xem là một nghề không đàng hoàng, một nghề đa cấp, lừa đảo và chiếm đoạt tiền dân. Phụ nữ đi làm thì mang cái mác ngoại tình, dối chồng, lừa mẹ... Nhưng, chị là một người phụ nữ chịu khó, chịu được áp lực và luôn có ý chí vươn lên. Xinh đẹp, lại có tài ăn nói, có học thức đàng hoàng thì chẳng có lý do gì chị lại bị khuất phục trước hàng tá thị phi xã hội cả. Chị phớt lờ tất cả, ngày đêm tìm hiểu, học hỏi, trau dồi những kiến thức Bảo hiểm. Chị bảo “Lúc đầu chị cũng mệt lắm, nhưng càng làm thì lại càng thấy cái nghề này nó nhân văn, cao cả đến tột cùng em ạ! Mỗi lần nhìn khách hàng được bảo vệ, những rủi ro được đền đáp từ Bảo hiểm, chị lại càng cảm thấy mình thật sự có giá trị và tự tin rằng con đường chị chọn là hoàn toàn đúng”.


“Vậy, chị có nhớ lần đầu tiên chị ký được hợp đồng là khi nào không?”

“Nhớ chứ! Bước ngoặt cuộc đời chị mà” – Rồi chị nghẹn ngào kể tiếp...


Khi biết chị làm Bảo hiểm, một anh bạn cùng lớp cũ của chị là người đã liên hệ chị để được tư vấn và tham gia Bảo hiểm. Anh chị trước giờ vẫn là những người bạn rất thân. Anh ấy cũng đã lập gia đình và có con nhỏ. Vợ anh làm nhân viên ngân hàng, anh thì lái xe, thu nhập 2 vợ chồng cũng ổn định và không hề thiếu thốn. Anh chị quyết định mua đất, xây nhà riêng bằng khoảng tiền tích góp được và vay thêm ngân hàng rồi cùng nhau cày bừa trả góp...

Chị nhớ như in, thời điểm anh vừa tham gia Bảo hiểm, vợ anh phản đối và không hề muốn. Vợ anh vẫn là một người cổ hũ, và vẫn xem Bảo hiểm như một nghề lừa đảo trong xã hội này... Từ lúc ấy, chị bị vợ anh ấy ghét, trước kia thì vẫn thân mật, lâu lâu thì chị em cũng gặp tám chuyện vui lắm. Nhưng lúc đó thì chị ấy quay sang chửi mắng chị, gán cho chị cái tên “đồ lừa đảo”, mặc cho chồng chị có giải thích cỡ nào...


Thời điểm xây nhà, vừa trả tiền lãi ngân hàng, vừa chăm lo cho con cái học hành. Vợ chồng anh cũng có chút điêu đứng. Tháng 12 năm ấy, chị có gọi anh nhắc nhở đóng phí kẻo hợp đồng chấm dứt thì phí lắm... Anh có thổ lộ rằng “Tôi đang kẹt quá bà ạ, thôi bà có tiền cho tôi mượn đóng đi. Tôi sẽ cố gắng trả lại bà sau”. Nghĩ bạn bè thân thiết, chị chẳng lo ngại gì và cho anh ấy mượn số tiền 12 triệu để đóng phí với tâm nguyện hợp đồng anh ấy sẽ được duy trì, và gia đình anh ấy sẽ được bảo vệ...


Đời đẩy đưa, trong một chuyến xe chở hàng sang Trung Quốc, xe anh đã gặp tai nạn khủng khiếp và anh đã qua đời... Nghe tin, chân tay chị bủn rủn. Người trụ cột trong gia đình ra đi, để lại 2 đứa con thơ cho vợ và số tiền nợ ngân hàng vẫn chưa được trả hết... Vợ anh khóc đến tiều tụy bản thân. Đứng nhìn cảnh đó, chị lại nấc lên những tiếng khóc nghẹn ngào...


Đám tang xong xuôi, chị có gặp vợ anh ấy và nói về số tiền anh ấy được chi trả. Trước cái nỗi buồn mất chồng, nỗi lo tiền bạc cuộc sống và những khoản nợ kia, vợ anh đang rất cần một nguồn tài chính đủ lớn... Và Bảo hiểm làm được điều đó, anh được chi trả cho một số tiền đủ để trả nợ ngân hàng, và còn dư lại một ít để chăm lo cho những đứa con của anh có một cuộc sống đầy đủ... Chị ra về, lòng vừa buồn, lại vừa vui. Buồn vì đã mất đi một người bạn, một người mà chị rất thân, và vui vì gia đình anh ấy được bảo vệ, được vượt qua khó khăn quá lớn thế này.


Kể từ ngày đó, chị lại càng yêu công việc của mình hơn. Chị gạt bỏ hết những lời qua tiếng lại, chị cứ làm – vì một mục tiêu mang lại những giá trị lớn lao đến nhiều hơn với mọi người...

Chị đã chứng tỏ được với gia đình bằng những con số, bằng những câu chuyện thực tế mà chị trải qua. Gia đình đã không còn cản trở chị nữa. Và bất chợt, hôm qua chị có gọi điện cho tôi với giọng điệu rất phấn khởi “Em ơi! Chị được thăng chức Trưởng phòng kinh doanh cấp cao rồi”.


Em mừng cho chị lắm, người chị em rất quý, rất nể dẫu không máu mủ ruột rà... 


Chúc chị mãi thành công, mãi gắn bó với công việc này giống như câu slogan của DLVN "Gắn bó dài lâu" vậy....


Ai bảo nghề Bảo hiểm thế nào. Với tôi, nó vẫn là cái nghề cao cả và đáng quý !


THEO ĐUỔI BẰNG NIỀM ĐAM MÊ – THÀNH CÔNG SẼ ĐẾN VỚI BẠN




 
Ky nang ban hang ky-nang-ban-hang
10 10 1125 (c) by
Google kiến thức về bảo hiểm