chia sẻ

Chuyện bầy chó săn và cục xương: Nếu năng lực chỉ có vậy thì đừng mơ được tăng lương thăng chức, hãy chấp nhận làm nhân viên quèn đi!

Câu chuyện là công cụ hữu hiệu để các ông chủ doanh nghiệp kích thích tinh thần làm việc của nhân viên, ngược lại nhân viên cũng phải chấp nhận nếu năng lực của mình chỉ có vậy.

Chuyện bầy chó săn và cục xương: Nếu năng lực chỉ có vậy thì đừng mơ được tăng lương thăng chức, hãy chấp nhận làm nhân viên quèn đi!

Một người thợ săn sống trong rừng cùng với chú chó trung thành của mình. Hàng ngày ông ra lệnh cho chú chó đi vào rừng bắt thỏ. Nhưng công việc bắt thỏ không hề đơn giản chút nào. Có những hôm chú chó săn phải lùng sục cả ngày, từ bụi gai nọ đến hố sâu kia nhưng vẫn không bắt được con thỏ nào. Và những ngày như thế, ông chủ sẽ không cho chú chó ăn cơm và nói rằng:

“Ta tưởng ngươi giỏi thế nào, ngươi to gấp mấy con thỏ mà chạy không lại chúng. Ngươi thật vô dụng, ta nuôi ngươi phí công”.

Nhiều lần như thế, chú chó săn tức giận phản đối ông chủ: “Ông nhầm rồi, mục đích chạy của tôi và con thỏ khác nhau hoàn toàn. Nó chạy vì mạng sống, còn tôi chạy vì chỉ vì mấy bát cơm thừa canh cặn mà thôi”.

Ông chủ nghe xong rồi ngẫm nghĩ: “Nó nói cũng đúng, nó làm gì có động lực để mà đi săn thỏ, nó chỉ làm vì mệnh lệnh mà thôi. Phải làm cho nó có lợi hơn nó mới làm tốt được, nhưng làm sao nhỉ?“.

Một sáng kiến chợt lóe lên trong đầu ông. Ngay ngày hôm sau, ông chạy lên thị trấn tìm mua thêm mấy con chó săn khác. Khi về nhà, ông tập hợp cả bầy chó săn và thông báo về chính sách “cục xương”:

“Từ hôm nay, các cậu sẽ được đảm bảo cơm ăn đủ 3 bữa. Nhưng cậu nào bắt được 1 con thỏ tôi sẽ thưởng thêm cho cậu đó 1 cục xương; không bắt được thỏ thì chỉ ăn cơm không 3 bữa”.

Ngay lập tức, sáng kiến này phát huy hiệu quả không ngờ, mỗi ngày ông chủ đều có rất nhiều thỏ để đem bán hoặc nấu ăn. Những chú chó săn không chịu được cảnh con kia có xương mà mình không có nên đã cạnh tranh lẫn nhau để bắt thỏ, ngay cả những con lười nhất cũng lao đầu vào “kiếm cục xương”.

Tuy nhiên, niềm vui này không kéo dài được bao lâu, chỉ vài tháng sau, tiền thu được từ bán thỏ giảm dần và ông bắt đầu tìm hiểu nguyên nhân.

Sau vài ngày theo dõi và tính toán, ông đã phát hiện ra vấn đề: Số lượng thỏ nhỏ quá nhiều nhưng lại bán không được giá so với thỏ to.

Trong bầy chó săn của ông, có con rất năng nổ, ngày nào cũng bắt thỏ, nhưng cũng có con rất “khôn” chỉ lựa bắt những con thỏ nhỏ, vì thỏ nhỏ thường chạy chậm hơn. Và khi những con chó năng nổ thấy những con “khôn” làm nhàn mà vẫn được thưởng xương ngang nhau, chúng bắt đầu suy nghĩ: Tại sao mình phải làm nhiều mà vẫn chỉ đạt được kết quả như thằng làm ít?

Ngày tiếp theo đó, ông chủ quyết định thay đổi chính sách “cục xương” một lần nữa: Thưởng theo cả chất lượng và số lượng.

– Chú chó nào săn được thỏ vẫn được thưởng, nhưng được nhiều hơn thì sẽ thưởng thêm.

– Chú chó nào săn được thỏ không nhiều nhưng thỏ to thì vẫn được thưởng thêm.

Sau khi áp dụng chính sách mới, những chú chó săn lại tiếp tục năng nổ, nhiệt huyết, và cố gắng lao đầu vào “kiếm cục xương” như trước.

Có thể thấy rằng, câu chuyện đàn chó và người thợ săn chính là bài học về quản lý mà các ông chủ có thể áp dụng để quản lý doanh nghiệp.

Trả lương, thưởng, đánh giá hiệu quả công việc chính là tạo cơ chế chính sách để nhân viên thực hiện công việc một cách nghiêm túc và đảm bảo quyền lợi cho cả người sử dụng lao động và người lao động đều thoả mãn với triết lý “Làm theo năng lực, hưởng theo thành quả”.

Đây cũng là công cụ hữu hiệu để các ông chủ doanh nghiệp kích thích tinh thần làm việc của nhân viên và ngược lại nhân viên cũng phải chấp nhận nếu năng lực của mình chỉ có vậy, đừng cố đòi hỏi tăng lương hay thăng chức làm gì.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

 
Ky nang ban hang ky-nang-ban-hang
10 10 1125 (c) by
Google kiến thức về bảo hiểm