chia sẻ

4 câu hỏi về bản thân giúp bạn tìm kiếm công việc mới thành công

Tìm kiếm công việc mới giống như một công việc toàn thời gian. Để kiếm việc hiệu quả và tìm được công việc ưng ý, bạn cần phải bỏ ra kha khá thời gian, công sức và sự kiên nhẫn.

Vì vậy, để tránh lãng phí thời gian của riêng mình, bạn cần phải hiểu rõ bản thân mình để đi đúng hướng. Bằng cách tự hỏi 4 câu hỏi sau, quá trình tìm việc của bạn sẽ nhanh hơn, hiệu quả hơn, ít căng thẳng hơn, và thành công hơn!

1. “Tôi có biết rõ điều bản thân muốn?”

Câu hỏi này có vẻ hiển nhiên nhưng không phải ai cũng có thể trả lời nó thật hoàn chỉnh. Để tìm được công việc ưng ý, bạn phải xác định rõ nhu cầu của mình.

Đừng nhảy vào các kênh tìm kiếm việc ngay lập tức, các thông tin đổ dồn sẽ khiến bạn rối loạn. Hãy dành thời gian nhìn nhận rõ hơn về chính mình. Chuẩn bị một đoạn “elevator-pitch” miêu tả bản thân, điểm mạnh và điều bạn muốn ở công việc mới.

Để bắt đầu, hãy tự hỏi bước tiếp theo trong con đường sự nghiệp của bạn sẽ như thế nào. Xác định những mục tiêu bạn muốn theo đuổi là gì? Nghĩ về những điều bạn muốn thay đổi hoặc không hài lòng ở công việc hiện tại.  Sau đó, viết “elavator-pitch” hoặc 4-5 gạch đầu dòng bao gồm tất cả các chi tiết cụ thể bạn đang tìm kiếm: ngành công nghiệp, mức độ, quy mô, loại hình công ty và vị trí công ty.

2. “Tôi có các kỹ năng cần thiết cho công việc này không? Nếu không, tôi cần phải làm gì?”

Nếu bạn có thể trả lời thành thật rằng mình có đủ kỹ năng cần cho công việc mới thì xin chúc mừng bạn!

Nếu không, đừng quá lo lắng. Bạn vẫn sẽ có được công việc mình mơ ước với nỗ lực cần thiết. Bạn có thể đăng ký các khoá học online hoặc offline, nhận việc thực tập bán thời gian... Con đường này sẽ mất công sức và thời gian. Nhưng nếu đây là công việc bạn mơ ước, bạn phải phấn đấu đạt được nó!

3. “Tôi có biết thứ tự những ưu tiên của mình không?”

Với mỗi công việc, rất có thể bạn sẽ phải có những thương lượng về lương bổng, thời gian... Hãy tự hỏi bản thân điều gì là quan trọng nhất và cần ưu tiên?

Lấy ví dụ bạn có thể muốn một công việc có giờ làm thoải mái, được phép làm tại nhà. Điều đó có thật sự cần thiết không, hay sẽ là vô nghĩa nếu bạn được làm ở nhà nhưng lại không được đào tạo kỹ năng?

Hãy lập ra một danh sách những yêu cầu bắt buộc phải có và một danh sách những yêu cầu khác kém quan trọng hơn mà bạn có thể thương lượng. Đừng nhận bất kỳ công việc nào mà bạn phải thương lượng những ưu tiên quan trọng nhất, hãy kiên nhẫn đợi cơ hội tốt hơn. Còn nếu bạn đã tìm thấy công việc phù hợp với danh sách ưu tiên của mình thì xin chúc mừng bạn!

4. “Kế hoạch tiếp cận của tôi có hiệu quả không?”

Tự hỏi bản thân hồ sơ xin việc của mình có được thay đổi phù hợp cho mỗi công ty mong muốn không. Nếu câu trả lời là không với cả CV và cover letter của bạn (chỉ đổi mỗi tên công ty) thì cách tiếp cận của bạn cần phải thay đổi.

Bạn cần tìm hiểu văn hoá công ty và điều chỉnh đơn xin việc của mình. Ví dụ với công ty đặt nặng về kinh doanh, đi thẳng tới các thành tựu bạn đạt được chứ không lan man về bạn yêu công ty ra sao. Còn nếu bạn ứng tuyển cho một agency quảng cáo, hãy sáng tạo và kể cho nhà tuyển dụng nghe một câu chuyện hay ho về bạn và “mối duyên trời định” giữa bạn và công ty.

Nêu rõ tại sao bạn muốn làm việc tại công ty và bạn có những kinh nghiệm nào phù hợp, đưa ra những điều bạn có thể giúp công ty thành công hơn nữa.

 

Lời kết: Ai cũng phải cố gắng và nỗ lực để đạt được mơ ước của riêng mình. Nghề nghiệp cũng vậy. Hãy đầu tư  thời gian và công sức để xác định và tìm hiểu rõ bản thân mình trước khi gật đầu chấp nhận lời yêu cầu công việc mới. Chúc bạn thành công!

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

 
Ky nang ban hang ky-nang-ban-hang
10 10 1125 (c) by
Google kiến thức về bảo hiểm