Muốn giải quyết vấn đề hàng rong vỉa hè chăng ? Muốn bằng Singapore chăng ? Sao không qua mà học hỏi xem ông Lý Quang Diệu ông ấy giải quyết như thế nào ?
Ông Lý Quang Diệu là 1 nhà lãnh đạo có tài , và có tầm nhìn xa . Từ cuối thập niên 60 , nhìn vào đất nước mình rồi nhìn ra các quốc gia phát triển phương Tây , ông Diệu đã biết cần phải giải quyết vấn đề bán hàng rong trên phố .
Singapore chỉ là 1 hòn đảo nhỏ , không có đất phát triển , dân số lại càng ngày càng tăng , nên nạn đất hiếm là 1 vấn đề nan giải . Muốn có đất để xây dựng thành phố văn minh tân tiến như phương Tây thì bắt buộc phải lấy lại lòng đường và vỉa hè .
Vào thập niên 60 , người dân Singapore còn nghèo , số người buôn gánh bán bưng là rất nhiều , đó cũng là kế sinh nhai duy nhất của nhiều hộ gia đình . Ông Lý Quang Diệu biết rõ mình không thể vội vàng giải quyết bằng cách đánh đuổi họ , kéo sập hàng của họ , hoặc cấm đoán không cho họ buôn bán .
Ông Diệu đã hoạch định ra 1 dự án lâu dài , áp dụng trên toàn quốc và thực hiện thật chậm rãi , để cho người dân có cơ hội và điều kiện thích nghi , đồng thời có nhiều chương trình giúp đỡ cho những người bán hàng rong có được chỗ bán ổn định .
Đầu tiên ông Diệu cho thành lập 1 số con đường chỉ dành riêng cho quán hàng , cho người đi bộ , xe cộ không được đi vào và tạo điều kiện cho người từ xa cũng đến được đó để bày hàng bán .
Sau đó ông cho xây những khu chợ đặc biệt , ban ngày bán các mặt hàng khác , tối đến thì lại chuyên bán các loại ẩm thực đường phố .
Khi mở rộng thành phố và xây thêm những khu đô thị mới , ông Diệu đặc biệt dành riêng 1 vài con đường chuyên cho bán hàng rong trên vỉa hè , nên vỉa hè ở đây đặc biệt được xây rất rộng , đủ chỗ cho cả hàng quán lẫn khách bộ hành .
Những người bán hàng rong được nhà nước Singapore hỗ trợ dọn vào những khu vực này để bán . Người đi ăn cũng rất thích , vì vào đây thì hàng quán san sát nhau , có đủ loại thức ăn phong phú cho họ lựa chọn . Cũng nhờ đó mà ngành du lịch của Singapore phát triển mạnh , các món ăn đường phố trở thành 1 điểm thu hút khách nước ngoài và đem lại nhiều lợi nhuận cho cả người dân lẫn nhà nước .
Ông Lý Quang Diệu đã bắt đầu kế hoạch này từ đầu năm 1970 mà đến 1990 ông mới hoàn thành mỹ mãn . Người ta cần đến 20 năm để giải quyết tận gốc vấn đề này 1 cách tối ưu đấy
Ngày nay , ẩm thực đường phố tại Singapore nổi tiếng đến nỗi nó được coi là bảo vật quốc gia , là văn hóa đặc thù cần được bảo vệ . Giới trẻ ngày nay của Sing ngày càng giàu có và học hành cao , họ không như ông bà , cha mẹ họ thích mở tiệm hay làm gánh bán rong nữa , khiến cho nhà nước Sing đang lo sốt vó và phải có chương trình mới để khuyến khích cho hàng quán vỉa hè tiếp tục được duy trì đấy !
Muốn được như người ta ư ? Phải chịu khó học hỏi , nghiên cứu đàng hoàng và phải có tầm nhìn xa , có kế hoạch lâu dài và trên địa bàn rộng .
Nói gọn lại là : Muốn nhanh thì phải từ từ !
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét