Bạn đã từng là doanh nhân, là nhân viên bán hàng xuất sắc. Đã có thời bạn trên đỉnh cao danh vọng tiền tiêu không hết thế mà giờ đây bạn trở về tay trắng. Tồn tại một sai lầm khủng khiếp mà chưa thể gọi tên nó ra đây. Rất có thể nguyên nhân đến từ 6 kiểu suy nghĩ lệch lạc tưởng như vô hại về tiền bạc khiến bạn nợ ngập đầu như bây giờ.
Thử xem mình đã mắc những sai lầm nào nhé!
Đừng hỏi tôi, tôi chả biết gì về tiền bạc cả
“Đồng tiền đi liền khúc ruột”, thế mà bạn lại phán câu nói hời hợt và vô trách nhiệm với cuộc sống của chính mình vậy. Bạn nên nhớ tiền sẽ quyết định bạn sống ở đâu, đi xe gì, ăn gì và ăn mặc như thế nào? Đây chính là cuộc sống của bạn không có lý do gì để bạn tiếp tục sống trôi dạt như vậy?
Nếu tôi có nhiều tiền mọi thứ sẽ dễ dàng hơn
Một sai lầm nữa mà không riêng gì bạn rất nhiều người mắc phải. Vấn đề không phải bạn có bao nhiêu tiền cái chính là bạn tiêu nó như thế nào?
Cách bạn quản lý 100 USD cũng sẽ giống với cách mà bạn quản lý 100.000 USD. Vẫn là bạn, với thái độ, hành vi và thói quen ấy. Tiền nhiều hay ít bạn đều phải tuân theo các quy tắc quản lý tiền bạc đã đề ra”.
Hài lòng với số tiền mình đang có
Bạn làm việc chăm chỉ, bạn kiếm được nhiều tiền. Bạn đã rất vất vả và nghĩ mình xứng đáng có được tất cả những điều ấy. Nhưng nhìn xem bạn đang ngừng cố gắng. Tiền của bạn đang tan chảy và biến mất vì chủ nhân của nó không còn tiếp tục làm việc.
Tin tôi đi bạn sẽ sớm sạch túi và sa vào nợ nần. Đừng bao giờ hài lòng với tiền của và ngừng cố gắng nhé!
Lương tôi quá ít để tiết kiệm tiền
Được thôi, vậy hãy bắt đầu kinh doanh kiếm nhiều tiền hơn đi. Nếu bạn vẫn mãi giữ suy nghĩ đó trong đầu, sẽ chẳng có mức nào là đủ.
Kiếm tiền á? Tất nhiên rồi nhưng tôi sẽ bắt đầu sau
Đây là suy nghĩ nghĩ xấu xí của tư duy thích trì hoãn. Hãy nghiêm túc thay đổi thói quen này muốn tình hình tài chính của bạn khả quan hơn. Đừng đợi một dịp đặc biệt hay ngày đep trời mới bắt đầu lên kế hoạch kiếm tiền nhé.
“Fan cuồng” hàng giảm giá
Nếu bạn đang mắc nợ và không có tiền tiết kiệm, hãy bỏ qua những món đồ giảm giá. Nếu món đồ đó thực sự không cần thiết, bạn đang tự dối lòng mình. Đáng lẽ số tiền đó có thể được dùng để trả nợ hoặc tiết kiệm và sau này đem ra dùng cho những việc chính đáng.
Nghiên cứu chỉ ra rằng khi mua một món đồ giảm giá 50%, không phải là bạn được lợi 50% mà bạn đã lãng phí số tiền đó cho món đồ mà bạn không dùng đến.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét