chia sẻ

BHNT- TRẺ CẬY CHA, GIÀ CẬY AI...?

 “Trẻ cậy cha, già cậy con” vốn là một đạo lý của Việt Nam. Nhưng tôi thấy rằng ngày nay, nhịp sống hiện đại đã làm cho giá trị đạo đức phần nào thay đổi và quan niệm sống “già cậy con” cũng khiến cho nhiều bậc cha mẹ phải “trắng tay”.

Trẻ cậy cha, già có cậy được con?
 Việc báo hiếu cha mẹ khi họ về già là một điều may mắn không phải ai cũng có được. Những ngày gần đây, chị Yến ở Ba Đình đi đến công ty không còn tất bật như trước. Cách đây nửa tháng, mẹ chị bị tai biến phải nằm điều trị tại BV Bạch Mai nhưng do nhà neo người nên gia đình chị cứ luôn phiên xin nghỉ làm, chia ca để vào viện trông mẹ mình. Được người quen giới thiệu, gia đình chị đã thuê một người có kinh nghiệm chăm người bệnh để chăm sóc bà Hoa 24/24 giờ, nhờ đó mà chị có thể yên tâm làm việc:
 'Từ hôm mẹ tôi bị ốm cả nhà cứ nháo nhào cả lên, ai cũng bận việc cơ quan lại thêm con nhỏ ở nhà nữa nên lúc được giới thiệu dịch vụ chăm người bệnh gia đình tôi thuê luôn.  Giá cũng khá cao nhưng được cái người ta chăm sóc ăn uống, vệ sinh cho bà khá chu đáo. Chúng tôi yên tâm đi làm, chỉ cần thỉnh thoảng thay nhau vào viện xem tình hình của cụ thế nào thôi'. 

 Theo các đề tài nghiên cứu của Bộ Y Tế, Hội người cao tuổi VN… chỉ có 6% người cao tuổi là có sức khỏe tốt, 23% người cao tuổi có sức khỏe kém, 71% người cao tuổi phải chung sống 1-3 bệnh. Có nghĩa là 10 triệu người cao tuổi Việt Nam có sức khỏe yếu và phải sống chung với bệnh tật.

Tuy vậy, do xã hội hiện đại nên phần lớn con cái đều bận rộn với công việc, vì vậy thời gian để chăm sóc cha mẹ, ông bà già yếu bị co hẹp lại. Nắm bắt được điều này mà tại một số bệnh viện như Bạch Mai, BV Hữu Nghị, Viện lão khoa… thường có hẳn dịch vụ nhận trông thuê người ốm với giá từ 200-300.000đ/ngày.  Nếu là ngày lễ tết thì số tiền này bị đội lên gấp 2-3 lần nhưng luôn rơi vào tình trạng cung ít hơn cầu. Nhìn nhận vấn đề này BS Nguyễn Chí Tuyển, nguyên GĐ TT trợ giúp người cao tuổi phát triển cộng đồng cho rằng đây cũng là một điều tốt, phù hợp với thực tế xã hội hiện nay: 'Là một thầy thuốc đồng thời cũng là một người cao tuổi cho nên tôi rất hiểu rõ sự cần thiết trong chăm sóc người cao tuổi phải là những người có chuyên môn về y học. Con cháu hiện nay phải đi làm nhưng quan trọng nhất lại không có những kiến thức về y học nên chăm sóc ông bà cha mẹ không có kiến thức cơ bản đồng thời không có kĩ năng để chăm sóc. Vì thế đôi khi cũng xảy ra xung đột trong gia đình. Ví dụ các cụ sa sút trí tuệ nhưng không hiểu tâm lý của người già do đó nghĩ các cụ khó tính cho nên xung đột giữa 2 thế hệ rất là nhiều'.

Tuy nhiên, ngoài nhu cầu thực sự thì không hiếm trường hợp đau lòng khi cha mẹ già yếu, con cái đùn đẩy trách nhiệm cho nhau, hoặc phó mặc hoàn toàn cha mẹ mình cho người giúp việc. Thạc sĩ Lê Ngọc Lân, Viện nghiên cứu gia đình và giới tỏ ra e ngại về vấn đề đạo đức của một số bậc làm con hiện nay: 'Một số người ỷ vào việc sử dụng các dịch vụ xã hội hoặc những người có tiền thì đưa cha mẹ già vào các trung tâm dưỡng lão. Về mặt quan hệ gia đình nó có những xa cách nhất định về sự gặp gỡ, chia sẻ. Đối với người cao tuổi thì tình cảm trò chuyện với con cháu là nhu cầu rất là lớn. Đôi khi nhiều người ỷ lại mình là người có tiền thay thế được tất cả những cái vốn mà người cao tuổi kì vọng vào con cháu'. Theo điều tra khảo sát xã hội gần đây, nhiều ý kiến của người cao tuổi cả ở nông thôn và thành thị đều cho rằng được giao tiếp, chia sẻ với con cháu còn quan trọng hơn việc con cái biếu mình nhiều tiền hay ít tiền. Tuy vậy gánh nặng về kinh tế khiến việc làm tròn đạo hiếu của người con trở nên khó khăn.
Ông Lê Ngọc Lân cho biết hiện nay các trung tâm, tổ chức xã hội đã giải quyết được nhiều vấn đề chăm sóc người già bị ốm đau. Nhưng điều quan trọng nhất vẫn cần sự chăm sóc, quan tâm của chính những người thân trong gia đình: 'Các nhà nghiên cứu cũng như các nhà hoạt động xã hội cũng khuyến cáo rằng sự chăm sóc của người thân đối với các thế hệ trong gia đình vẫn là điều tốt đẹp nhất chứ không dựa vào các dịch vụ xã hội.  Trong các trường hợp bắt buộc ở một thời điểm nào đấy, một giai đoạn nào đấy thì những dịch vụ xã hội thì rõ ràng cũng đã hỗ trợ cho rất nhiều việc chăm sóc các thế hệ; giúp các thế hệ làm tròn được nghĩa vụ trách nhiệm ở những thời điểm khác nhau. Tuy nhiên, việc bớt chút thời gian về thăm hay hỏi thăm, quan tâm lẫn nhau nhất là những lúc mà cha mẹ già đau yếu vẫn là điều quan trọng nhất'. 
 Nhiều người đổ lỗi cho mưu sinh mà quên mất việc cha mẹ mình cũng đã phải hy sinh sức khỏe cả đời cho con cái. Vì thế được chăm sóc, báo hiếu cha mẹ khi về già cũng là một điều may mắn không phải ai cũng có được. Ai cũng phải trải qua tuổi già, vậy nên chăm sóc cha mẹ hôm nay cũng chính là làm gương cho con cái chăm sóc lại mình mai sau. Cũng nhiều cụ già có được sự an nhàn khi về hưu thông qua tài khoản hưu trí của họ với kênh đầu tư từbảo hiểm nhân thọ. Việc được hưởng thành quả này, là do họ đã có sự chuẩn bị khi ở tuổi trung niên, thậm chí khi còn trẻ. Ban đầu số tiền chỉ nhỏ vài trăm đến 1 triệu 1 tháng, tuy nhiên, đến vài chục năm sau, các cụ có thể an nhàn khi rút số tiền ấy về để chi tiêu, thậm chí đi du lịch và cho con cái một khoản không hề nhỏ chút nào…….



----
BẢO HIỂM NHÂN THỌ, NGƯỜI CON HIẾU THẢO!
Bố mẹ yêu con cái
Là vô tận, vô cùng.
Con cái yêu bố mẹ
Có hạn và chung chung.

Con tiêu tiền bố mẹ
Coi như chuyện đương nhiên.
Hiếm khi thấy bố mẹ
Ngửa tay xin con tiền.

Ngôi nhà của bố mẹ
Là ngôi nhà của con.
Nhưng ngôi nhà của con
Không phải nhà bố mẹ.

Xưa nay luôn vẫn vậy.
Bố mẹ suốt cả đời
Sinh con, nuôi con lớn,
Chỉ mong chúng thành người.

Mà không chờ báo đáp.
Coi như nghĩa vụ mình.
Ai mong chờ báo đáp
Là tự làm khổ mình.

Giờ bạn hiểu chưa muộn.
Vẫn còn may vừa kịp.
Đẻ ngay một đứa con,
Đứa con về vật chất.

Thằng này đẻ cực dễ,
Không mang nặng đẻ đau.
Không cần phải bế ẵm,
Chẳng cần phải ăn học,

Thằng này tuyệt đối ngoan
Không ăn chơi lêu lổng
Không bao giờ cãi cha
Cũng không để mẹ buồn.

Có một điều rất lạ,
Thằng này ăn cực ít.
Mỗi năm ăn một lần,
Ăn duy nhất một món.

Thằng này hiếu thảo lắm
Khi bạn phải vào viện
Thằng này sẽ đến ngay
Giúp bạn trả viện phí.

Còn khi bạn về già,
Không làm việc được nữa
Thằng này đến biếu tiền
Bạn an nhàn tuổi già.

Mấy câu thơ bảo hiểm.
Tôi viết chẳng khó gì.
Các bạn đọc ngẫm nghĩ.
Bảo hiểm có nên mua.


=> Bạn hãy quyết định vì: “Chúng ta không thể mua bảo hiểm hỏa hoạn khi căn nhà đang cháy, không thể mua bảo hiểm nhân thọ khi chẳng may bạn mắc bệnh hiểm nghèo hay tai nạn rủi ro”



Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

 
Ky nang ban hang ky-nang-ban-hang
10 10 1125 (c) by
Google kiến thức về bảo hiểm