Tuổi già là giai đoạn sống cho bản thân, cũng có nhưng nhu cầu thiết yếu nhưng nếu không tiết kiệm hay tích lũy bằng bảo hiểm thì tuổi già là nỗi lo sức khỏe, bệnh tật, điều kiện cuộc sống.
Những con số biết nói
Ở Việt Nam, tỉ lệ người cao tuổi sống trong hộ nghèo là 22,3% (số liệu của Tổng cụ Thống kê năm 2014), số người cao tuổi ở hộ cận nghèo thì hiện không có số liệu.
Số lượng người cao tuổi có lương hưu, bảo hiểm xã hội thì đang còn hạn chế. Có đến 60% người cao tuổi cho biết thu nhập không đáp ứng được các nhu cầu sống cơ bản và chỉ có 2% cho rằng họ có cuộc sống dư dả. Đến 90% người cao tuổi Việt Nam không có tiết kiệm cho tuổi già, chỉ có 10% là có.
Theo khảo sát mới đây nhất, trung bình mỗi người cao tuổi phải chịu 14 năm bệnh tật trong cuộc sống của họ. 95% người cao tuổi có bệnh, trung bình mỗi người mắc 2,69 bệnh.
Với người cao tuổi, sức khỏe là vấn đề quan tâm hàng đầu nhưng tình trạng phổ biến là ý thức đi khám định kỳ kém, nhiều người có bệnh cũng kệ, nghĩ rằng đó là bệnh già, có tuổi thì có bệnh. Có nhiều lý do vì kinh tế eo hẹp, không quan tâm nhiều đến sức khỏe. Rồi người cao tuổi không đi xa được, chỉ đi được đến trạm xá thôi, mà trạm xá thì điều kiện y tế kém để cung cấp dịch vụ khám chữa tốt. Mà đi xa hơn thì người cao tuổi không đi được. Chỉ khi bệnh đã quá nặng thì họ mới đi khám chữa, nên chi phí phải bỏ ra là rất lớn.
Tích lũy cho tuổi già bằng bảo hiểm
Cần thay đổi quan niệm
Trong khi đó ở phương Tây hay nhiều nước khác, người ta mua bảo hiểm từ rất sớm, khi nghỉ hưu thì họ chỉ việc hưởng thụ khoản đóng bảo hiểm đó thôi. Vì họ quan niệm tuổi già là lúc họ sống cho chính bản thân, họ sống với tinh thần lạc quan, dành thời gian làm những điều bản thân thích như vẽ, giao lưu, khiêu vũ, múa hát, tham gia các câu lạc bộ...
Tâm lý người Việt Nam từ trước là có bao nhiêu là đầu tư hết vào con cái. Ngay cả thế hệ trẻ hiện nay cũng ít người nghĩ đến lo cho tuổi già.
Việc Đầu tư cho con cái là rất đúng, nhưng cũng không nên vì thế bỏ tất cả tiền bạc vào đó mà mỗi người phải có một sự chủ động cho cuộc sống của mình khi về già. Vì khi chủ động được thì cũng đồng nghĩa là giúp con, không phải phụ thuộc quá nhiều vào con cái khi về già.
Nhiều người quan niệm già rồi thì không cần cuộc sống đầy đủ, không cần mua sắm, đi du lịch... nhưng thực chất họ vẫn có nhu cầu đó, đôi khi rất muốn đi chỗ này chỗ khác, nhưng ngại xin con tiền. Kể cả người có lương hưu thì cũng vẫn còn rất hạn chế so với nhu cầu cuộc sống.
Để làm được những điều này thì cần phải có sức khỏe và điều kiện tài chính. Vậy ngay từ khi còn trẻ hãy có thói quen tích lũy cho tuổi già với 1 kênh rất an toàn là bảo hiểm nhân thọ .
Với bảo hiểm nhân thọ, bạn chỉ cần tiết kiệm 10% thu nhập sẽ không ảnh hưởng nhiều đến việc đầu tư cho con cái của bạn mà bạn vừa bảo vệ rủi ro, bảo vệ tài chính mà vẫn là cách tiết kiệm có kỷ luật.
Theo đó nếu chẳng may bạn gặp rủi ro, bảo hiểm sẽ gánh 1 phần khó khăn cho gia đình bạn, sẽ thay bạn chu cấp tiền học cho con bạn. Còn may mắn không có rủi ro nào, bạn đã có một khoản tích lũy cho tuổi già với khoản lương hưu định kỳ, bạn không phải phụ thuộc vào con cái, không phải lăn ra kiếm sống mà vẫn có tiền hưởng thụ cuộc sống an nhàn.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét