chia sẻ

5 SUY NGHĨ GIÚP BẠN TRỞ THÀNH MỘT NGƯỜI BÁN HÀNG GIỎI HƠN

5 suy nghĩ giúp bạn trở thành một người bán hàng giỏi hơn

Bạn có bỏ cuộc sau vài cuộc điện thoại bán hàng đầu tiên? Bạn mong muốn tạo ra một ngành kinh doanh mới sau mỗi sự kiện networking? Đây chính là lúc tạo nên một sự biến chuyển về tư duy để tận dụng mọi cơ hội đạt được mục đích của mình

Liệu suy nghĩ sợ nghe câu “không, cảm ơn” quá nhiều lần có làm bạn nản lòng? Đặt được các sản phẩm và dịch vụ của bạn vào tay các khách hàng tương lai là một thử thách không nhỏ nhưng khi chúng ta thêm vào đó nỗi sợ bị từ chối thì thách thức càng thêm to lớn. Nhưng nếu bạn không thấy từ “không” là ngôn từ kỳ diệu có thể giúp bạn tiến gần hơn tới việc bán được hàng mà lại còn cản trở công việc của bạn thì sao?

Điều này hoàn toàn có thể. Hãy bắt đầu bằng việc hiểu lý do tại sao ban đầu chúng ta lại coi sự từ chối là mang tính chất cá nhân.

Nếu bạn đại diện cho một sản phẩm, có thể chính bạn đã sử dụng nó và tin tưởng nó bằng cả trái tim. Và  những người phát minh như bạn đã tốn bao nhiêu máu,mồ  hôi và nước mắt, chưa kể tiền bạc cho việc phát triển sản phẩm! Với những người cung cấp dịch vụ thì thật là nản khi nghĩ đến việc bị từ chối vì kiến thức và tài năng của bạn cũng phản ánh một phần con người bạn, khiến bạn cảm thấy nó mang tính cá nhân. Tất cả các kịch bản này khiến việc bạn coi công việc kinh doanh của mình là cái tôi cá nhân mở rộng của bạn. Nghe câu trả lời “không” trong trường hợp này cũng giống như một sự từ chối mang tính cá nhân.

Nhưng để hiện thực hóa giấc mơ thành công của bạn, thì việc tách rời bản thân khỏi sản phẩm hay dịch vụ của mình là cực kỳ cần thiết. Một sự chuyển đổi đơn giản trong tư duy sẽ cho bạn sự can đảm và cam kết để bước một cách táo bạo vào thế giới bán hàng và chuyển sản phẩm và dịch vụ của bạn vào cuộc sống của nhiều khách hàng vốn đang chờ đợi chúng! Hãy bắt đầu bằng cách thực hiện các cách thay đổi suy nghĩ đơn giản sau và bạn sẽ trở thành một cỗ máy bán hàng thực sự!

Không phải chỉ có bán hàng
Đôi lúc chúng ta tự tạo áp lực với suy nghĩ rằng các cuộc gọi ngẫu nhiên cho khách hàng tiềm năng  phải đạt được kết quả là bán được hàng. Hãy nhớ mục đích của cuộc gọi ngẫu nhiên: tất nhiên là sau cùng sẽ vẫn là mối quan hệ, nhưng trong hầu hết các trường hợp, mục đích vẫn là đạt được những kết quả sau:

•    Được phép thêm người đó vào cơ sở dữ liệu của bạn để có thể cập nhật định kỳ.

•    Kê hoạch liên hệ với họ vào một ngày sau đó, lúc họ có thể vẫn đang cần sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn.

•    Một lời đề nghị được loại hoàn toàn họ khỏi danh sách.

Nghe có vẻ đơn giản phải không? Hiểu rõ mục đích sẽ giúp bạn chấp nhận thực tế là không phải ai cũng là ứng viên hoàn hảo. Những người muốn bạn loại tên họ ra khỏi danh sách không nói rằng họ không thích bạn hoặc sản phẩm của bạn, chỉ đơn giản là lúc này chưa thích hợp với họ.

Không mang tính cá nhân
Hãy nhớ rằng bạn đang nói chuyện với một con người có cảm xúc, tâm trạng và các mối quan tâm giống như bạn. Nếu bạn thấy ai đó thô lỗ hoặc khó chịu, thì hãy coi như việc đó không liên quan đến bạn. Rất có thể tâm trạng của người đó đang bị ảnh hưởng bởi nhiều tình huống khác nhau. Hãy để họ yên và tiếp tục với công việc trong ngày của bạn.

Tôi đã thành công
Chúng ta thường đánh giá thành công dựa trên kết quả cuối cùng. Hãy coi cuộc gọi hay cuộc gặp đầu tiên là sự thành công. Bạn đã đạt được một bước tiến lớn! Và bạn càng làm nhiều thì sẽ càng có nhiều cơ hội để thành công. Hãy làm mình trở nên phấn chấn hơn bằng cách hình dung ra một kết quả tốt đẹp với tất cả mọi người. Đôi khi một câu trả lời “không” lại là một câu trả lời hoàn hảo vì lúc đó chưa phải thời điểm thích hợp. Tốt nhất là nên biết điều đó ngay từ đầu để bạn không bị vướng vào một việc bi đát ngay từ đầu. Dù bạn có nhận được câu trả lời như thế nào từ khách hàng tiềm năng, hãy chào mừng một thực tế là bạn đã thực sự liên hệ và đó là một bước giúp bạn tới gần hơn với khách hàng lý tưởng của bạn.
Hãy chú ý tới các con số 
Hãy cố gắng loại bỏ cảm xúc bằng cách quy các cuộc điện thoại và gặp gỡ của bạn thành các số liệu. Nếu bạn thực hiện 25 cuộc điện thoại thì đó là dấu hiệu tốt bởi bạn sẽ tìm ra một người muốn tìm hiểu thêm thông tin. Nếu bạn tham gia một cách hiệu quả 4 hoặc 5 sự kiện tạo dựng các mối quan hệ một tháng thay vì mỗi năm, bạn sẽ tạo dựng được nhiều mối quan hệ hơn  và tăng cường sự nhận diện thương hiệu của mình. Ai cũng sợ nghe câu trả lời ‘không” nhưng không phải ai cũng muốn tiếp tục thử để nhận tiếp câu trả lời đó. Nó giống như nỗ lực đạt được 100 thay vì dừng lại ở con số 20 thì kết quả sẽ tốt hơn rất nhiều. Hãy để các con số ở đó và yêu lấy câu trả lời “không” vì nó có nghĩa là bạn đang tiến gần hơn tới câu trả lời “có”!

Tôi không đơn độc

Bạn có biết rằng có đến 44% nhân viên bán hàngtừ bỏ sau câu trả lời “không” đầu tiên? Hãy xem xét con số 40% khách hàng tương lai vốn tỏ ra rắn đã từ chối ít nhất một lần trước khi mua hàng, đó là một số liệu buồn. Không phải chỉ mình bạn sợ hãi và nản chí nhưng nếu bạn có thể hăng hái lên và kiên trì thì bạn sẽ thành công! Các con số là minh chứng rõ ràng nhất!

Dù bạn có gắn kết về mặt cảm xúc với sản phẩm hoặc dịch vụ của mình đến thế nào thì nó cũng chỉ có thể tốt nếu bạn nỗ lực thúc đẩy nó. Hãy trân trọng những người làm việc chăm chỉ và tận tâm trong công ty bạn bằng cách đặt ra quyết tâm tương tự với các nỗ lực bán hàng của bạn. Bạn có thể làm được!

(Dịch từ Inc)


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

 
Ky nang ban hang ky-nang-ban-hang
10 10 1125 (c) by
Google kiến thức về bảo hiểm