Bạn từng thấy khó chịu vì bị làm phiền rất nhiều lần bởi những cú điện thoại đến từ các tư vấn viên Bảo hiểm nhân thọ. Tôi cũng đã từng như vậy. Mà chẳng phải tư vấn về bảo hiểm, ngày nay rất nhiều mặt hàng đều được chào bán qua điện thoại, chẳng hạn: dịch vụ cho vay của ngân hàng, bất động sản, thẻ tín dụng, mỹ phẩm, dịch vụ chăm sóc da...
Điều đó cho thấy không một ngành kinh doanh nào lại không cần đến khách hàng. Để có thêm khách hàng, người bán thường tận dụng hết mọi nguồn thông tin, kênh liên lạc hiện có. Điện thoại cũng là một kênh như vậy. Vậy nên chăng chúng ta cần có cái nhìn thông cảm và tích cực hơn, vì chung quy cũng chỉ là một cuộc điện thoại, người bán sẽ không thể làm gì hại đến chúng ta cả.
Tại sao bảo hiểm nhân thọ được nhắc đến nhiều như vậy?
Lại nói đến bảo hiểm... Tại sao cứ phải suốt ngày nói đến bảo hiểm? Đơn giản vì đó là công việc, là nghề nghiệp mà tôi đang làm, tôi yêu bảo hiểm và muốn nói về nó thật nhiều. Đơn giản vì tôi biết đó là một ngành dịch vụ văn minh tiên tiến, đã phát triển ở nhiều quốc gia trên thế giới nhưng ở Việt Nam lại chỉ có chưa đến 10% dân số được tiếp cận dịch vụ này. Nhiệm vụ của tôi cũng như tất cả các tư vấn viên bảo hiểm khác là làm sao đưa Bảo hiểm nhân thọ đến với mọi tầng lớp người dân Việt Nam, để giúp họ có cuộc sống bình yên, thanh thản hơn và giúp cho xã hội Việt Nam vượt qua đói nghèo, ngày một phát triển hơn.
Sự ra đời của các chính sách bảo hiểm nói chung đều nhằm mục đích an sinh xã hội, xóa đói giảm nghèo theo quy luật lấy số đông bù số ít.
Nếu không có bảo hiểm, mỗi người dân khi nằm viện để điều trị bệnh sẽ phải bỏ ra một khoản tiền rất lớn, họ sẽ phải làm lụng suốt đời để trang trải các chi phí này, thậm chí có người phải bán cả tài sản. Nếu không có bảo hiểm, những đứa trẻ không may cha mẹ mất sớm vì tai nạn, bệnh tật sẽ phải bỏ dở việc học để lăn lộn kiếm tiền trang trải cuộc sống. Nếu không có bảo hiểm, người già khi hết tuổi lao động sẽ phải sống phụ thuộc con cái, có người phải vào trại dưỡng lão, có người vẫn phải chật vật mưu sinh dù đã đến tuổi xế chiều. Tất cả những hệ quả đó đều sẽ tạo nên một gánh nặng rất lớn cho xã hội nếu không có bảo hiểm.
Từ trước tới nay, người dân Việt Nam vẫn thường phụ thuộc khá nhiều vào chế độ Bảo hiểm xã hội nhưng lại “thờ ơ” với Bảo hiểm nhân thọ. Trong khi hoạt động của cả hai ngành này đều chịu sự quản lý của Nhà nước và Chính phủ Việt Nam.
Kể từ ngày 20/8/2013, với sự ra đời của thông tư số 115/2013/TT- BTC của Bộ Tài chính cho phép triển khai chính sách hưu trí tự nguyện thông qua các Doanh nghiệp Bảo hiểm nhân thọ, người dân Việt Nam đã có thêm một sự lựa chọn hợp lý và toàn diện cho các nhu cầu về bảo hiểm của mình gồm: các khoản chi phí y tế, chăm sóc sức khỏe, bảo hiểm thương tật do tai nạn, chế độ tử tuất và lương hưu. Chưa kể khi tham gia bảo hiểm tự nguyện tại các Công ty Bảo hiểm nhân thọ, người dân được quyền quyết định mức tiền đóng định kỳ (theo tháng, quý, nửa năm hoặc năm), được linh hoạt về thời gian đóng, được hưởng lãi suất từ hoạt động đầu tư của Công ty và được chi trả với giá trị bảo hiểm rất cao so với chế độ bảo hiểm xã hội trong các trường hợp xảy ra rủi ro.
Hiện nay có 6 Công ty Bảo hiểm nhân thọ được phép triển khai chính sách hưu trí tự nguyện gồm: AIA, Prudential, Manulife, Dai-ichi Life, Bảo Việt nhân thọ và PVI Sun Life.
Hãy mạnh dạn tìm hiểu về Bảo hiểm nhân thọ để tham gia và hưởng lợi từ dịch vụ thiết thực này. Tham gia Bảo hiểm nhân thọ của bất kỳ một công ty nào cũng đều rất tốt, miễn là bạn hiểu rõ về quyền lợi và nghĩa vụ của mình.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét