chia sẻ

9 nguyên tắc cơ bản nhất trong việc quản lý tài chính cá nhân đó là:

 
 9 nguyên tắc cơ bản nhất trong việc quản lý tài chính cá nhân đó là:
1. Số tiền tiền chi tiêu không vượt quá số tiền kiếm đượcCó một điều chắc chắn rằng các khoản vay ngắn hạn và việc nợ thẻ tín dụng sẽ giúp bạn có thể bước qua giai đoạn khủng hoảng, nhưng về cơ bản bạn vẫn nên tiêu ít hơn số tiền mà bạn kiếm được nếu không muốn phải oằn lưng trả nợ sau này.
2. Thực hiện tiết kiệm ngay từ khi còn trẻ
Điều này đơn giản là nếu bạn thực hiện việc tiết kiệm từ sớm thì số tiền lãi mẹ đẻ lãi con cũng càng lớn. Đặc biệt với việc đầu tư bảo hiểm nhân thọ, bạn càng mua sớm lúc bạn còn trẻ khỏe thì bạn sẽ càng có lợi thế lớn về phí bảo hiểm và tỷ lệ chốt hợp đồng cao, hơn nữa bạn sẽ được bảo về sớm hơn.
3. Mạo hiểm đem lại nhiều lợi hơn bạn nghĩ
Nếu bạn quyết định để tiền tiết kiệm ở một nơi an toàn như tài khoản ngân hàng thì bạn sẽ không thể có được lãi suất cao. Còn nếu bạn sẵn sàng chấp nhận việc mạo hiểm, đặt tiền đầu tư vào chứng khoán, bạn sẽ kiếm được nhiều hơn về lâu về dài. Đây chính là lý do tại sao tài khoản ngân hàng và các khoản đầu tư an toàn khác được coi là tốt nhất cho các khoản tiết kiệm ngắn hạn. Nhưng những khoản đầu tư mạo hiểm hơn sẽ đem lại nhiều lợi ích hơn trong tiết kiệm dài hạn.

Phương pháp quản lý tiền bạc cá nhân JARS
4. Đa dạng hóa danh mục đầu tư
Có thể bạn đã từng nghe câu cảnh báo “đừng đặt tất cả trứng vào cùng một rổ” từ ai đó. Đầu tư cũng giống như vậy. Nếu bạn chỉ lựa chọn đặt tiền vào một cổ phiếu, thậm chí là chỉ đặt vào một lĩnh vực đầu tư thì lúc đó bạn sẽ phải đối mặt với nguy cơ mất mát lớn hơn nếu lĩnh vực bạn lựa chọn gặp phải thời kỳ khó khăn. Đó là lý do tại sao các chuyên gia tài chính hàng đầu luôn khuyên chúng ta nên đặt tiền tiết kiệm vào nhiều danh mục đầu tư khác nhau nhằm đa dạng hóa danh mục đầu tư.
5. Cần tránh xa những tay lừa đảo
Đánh cắp nhận dạng đang là một vấn đề thực sự đã từng gây nhiều hậu quả lớn trong lĩnh vực dịch vụ tài chính, và một trong những cách tốt nhất được đề xuất nhằm giảm nguy cơ trở thành nạn nhân của nạn lừa đảo này là cần thường xuyên giám sát hoạt động tài khoản của chính bạn. Bằng cách xem xét báo cáo tài khoản hàng tháng và kiểm tra mọi khoản phí mà bạn cảm thấy nghi ngờ, bạn có thể nhanh chóng cảnh báo cho ngân hàng biết nếu phát hiện ra vấn đề nào đó không ổn. Sau đó, ngân hàng có thể thay đổi số thẻ hoặc số tài khoản của bạn nếu thấy cần thiết.
6. Mua bảo hiểm để chuẩn bị cho những giai đoạn khó khăn đặc biệt là bảo hiểm nhân thọ
Bạn có biết rằng mọi người khi được hỏi luôn luôn tỏ ra lạc quan nên không mấy ai thích nghĩ về những trường hợp xấu có thể sẽ xảy ra với mình trong tương lai. Nhưng nếu bạn để ra một khoản tài chính nhỏ cho bảo hiểm nhà ở, bảo hiểm tàn tật, bảo hiểm y tế, đặc biệt là bảo hiểm nhân thọ…thì bạn có thể sẽ giúp chính mình và gia đình vượt qua những giai đoạn khó khăn không mong muốn có thể xảy ra trong tương lai.
7. Hạn chế đến mức tối thiểu việc nợ nần
Nợ nần không phải lúc nào cũng xấu như nhiều người nghĩ. Nó có thể giúp bạn học đại học hoặc mua nhà, mua xe, đầu tư, kinh doanh...khi bạn không có đủ khả năng tài chính. Tuy nhiên, bạn có thể sẽ gặp rắc rối lớn nếu như số nợ của bạn vượt quá khả năng chi trả của bản thân nên bạn cũng cần phải chú ý việc hạn chế nợ nần ở mức cho phép. Nợ nần cũng là một trong những lý do khiến bạn chưa thể giàu có.
Hạn chế nợ xấu
Cần hạn chế nợ nần
8. Tự động hóa tiết kiệm tài chính
Khi tiền tiết kiệm của bạn được tự động trừ vào tiền lương hoặc tài khoản ngân hàng và được chuyển vào quỹ hưu trí hay tài khoản tiết kiệm cá nhân thì việc tiết kiệm tài chính đó sẽ trở nên dễ dàng hơn vì khi đó bạn không cần phải nghĩ tới việc chuyển tiền trực tiếp tại các điểm giao dịch nữa. Bạn cũng sẽ tránh được nguy cơ tiêu hết tiền trước khi tiết kiệm. Đa số các ngân hàng hiện nay đã cho phép khách hàng có thể thực hiện hoạt động này một cách dễ dàng và an toàn nhất.
9. Không ngừng cập nhật thông tin
Ngành công nghiệp dịch vụ tài chính liên tục thay đổi theo từng ngày từng giờ, với những sản phẩn mới cùng với đó là mức phí mới và những cách thức mới trong việc tiết kiệm và chi tiêu. Để có thể chắc chắn rằng bạn đang đưa ra những quyết định sáng suốt nhất cho quỹ tài chính của bản thân, hãy luôn luôn phải nhớ cần liên tục cập nhật những thay đổi về chính sách tài khoản riêng cũng như cập nhật những thay đổi về điều luật hay các thay đổi về những ngành công nghiệp có thể ảnh hưởng tới việc đầu tư và tiết kiệm của bạn.
 Sưu tầm Nguồn internet

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

 
Ky nang ban hang ky-nang-ban-hang
10 10 1125 (c) by
Google kiến thức về bảo hiểm