Những quan điểm tâm lý học hiện đại
Cuối thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20, trước những đòi hỏi của nhu cầu phát triển kinh tế – xã hội
đã xuất hiện nhiều học thuyết mới trong tâm lý học quản lý và đã mở ra giai đoạn mới
trong lịch sử phát triển của khoa học tâm lý – giai đoạn tâm lý học hiện đại.Trong giai đoạn này có 3 học thuyết nổi bật (không thuộc dòng tâm lý Macxit):
Học thuyết “hành vi chủ nghĩa”
Học thuyết S. Freud
Học thuyết Ghextan
Nhưng đỉnh cao của khoa học tâm lý trong giai đoạn này là
những thành tựu của dòng tâm lý Macxit.
Các học thuyết không thuộc dòng tâm lý học Macxit
o Thuyết hành vi chủ nghĩa: Trường phái tâm lý học
hành vi do Watson (1878 – 1958) dày công xây
dựng. Học thuyết này quan tâm nghiên cứu những
hành động đáp ứng, các hành vi, cách ứng xử mà
bỏ qua mối quan hệ bản chất của con người trong
xã hội – lịch sử nhất định. Ông đưa ra một công
thức nổi tiếng S – R (S – Stimuli – kích thích;
R – Response – hành động đáp ứng), coi con người
là một hộp đen, chỉ cần nghiên cứu, đối chiếu đầu
vào đầu ra là đủ điều khiển nó.
o Học thuyết S.Freud: Ông cho rằng không thể chỉ
nghiên cứu ý thức mà bỏ qua vô thức. Chính vô thức
mới là yếu tố quyết định trong tâm lý con người.
Muốn nghiên cứu được vô thức thì phải dùng một
phương pháp khác là phép phân tâm. Do đó học
thuyết này còn có tên gọi là học thuyết phân tâm.
o Học thuyết Ghextan: Là do các nhà tâm lý học người
Đức sáng lập. Trường phái này cho rằng không nên
nghiên cứu tâm lý theo cách chia nhỏ như chia thế
giới tự nhiên thành các nguyên tử. Theo họ bản chất
của các hiện tượng tâm lý đều có tính chất theo xu
hướng tổng thể. Do đó, phải nghiên cứu tâm lý theo
cấu trúc chỉnh thể (cấu trúc luận) thì mới thích hợp
và đạt hiệu quả.
Nhìn chung cả 3 học thuyết này đều có những đóng góp nhất định trong lịch sử tâm
lý học, tuy nhiên sai lầm chủ yếu của những học thuyết này là sử dụng chân lý cục
bộ làm nguyên lý phổ quát cho khoa học tâm lý, bỏ qua các mối quan hệ bản chất
của con người, bỏ qua việc nghiên cứu đời sống tâm lý của con người, coi con người
như một sinh vật, một cỗ máy mà bỏ qua mặt xã hội của họ. Chính vì vậy sau 10
năm phát triển, cả 3 trường phái này đều rơi vào bế tắc.
Các học thuyết thuộc dòng tâm lý học Macxit
Triết học Mác – Lênin ra đời đã đánh dấu bước phát
triển quan trọng của khoa học tâm lý. Khoảng đầu thế
kỷ 20, tâm lý học mới xác định được đối tượng
nghiên cứu một cách đúng đắn nhờ những đóng góp
tích cực của các nhà tâm lý học Liên xô. Dòng tâm lý
này lấy triết học biện chứng và duy vật lịch sử làm cơ
sở lý luận và phương pháp luận. Tâm lý học là khoa
học tổng hợp nên không thể một lúc quán triệt và bao
quát được tất cả các ngành và phân ngành, cả lý luận
và thực tiễn, cả những công trình nghiên cứu cụ thể.
Tâm lý học Macxit cho rằng:
o Tâm lý là sự phản ánh thế giới khách quan của bộ não thông qua hoạt động của
con người. “Tâm lý là hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan” (VI.Lênin).
Tức là những sự vật hiện tượng của thế giới khách quan tác động vào cơ quan
cảm giác của chúng ta và được chúng ta phản ánh, tạo nên hình ảnh tâm lý về
các sự vật, hiện tượng đó. Nguồn gốc của tâm lý không phải từ thượng đế, mà
cũng không phải từ “lửa, khí, nước” mà là từ hiện thực khách quan, trong đó
bao gồm thế giới tự nhiên, thế giới xã hội và bản thân con người.
o Tâm lý người mang tính chủ thể, có bản chất xã hội, được hình thành, phát triển
và thể hiện trong hoạt động và trong mối giao lưu của con người trong xã hội.
Ngoài những bản năng được truyền lại trong gen, con người còn tiếp thu kinh
nghiệm thông qua các tài liệu, sách vở, thông qua các hoạt động và giao lưu.
Tuy nhiên tâm lý mỗi cá nhân không phải là sự sao chép một cách máy móc mà
biến đổi thông qua đời sống tâm lý của mỗi người. Vì vậy, tâm lý của mỗi người
vừa mang những nét chung đặc trưng cho xã hội, lịch sử vừa mang những nét
riêng biệt tạo nên cá tính của mỗi cá nhân.
o Tâm lý người không có sẵn và tự bộ óc cũng không sản sinh ra tâm lý, óc là khí
quan của tâm lý và tâm lý là chức năng của óc. Tâm lý của một người muốn
phát triển bình thường phải thỏa mãn hai điều kiện:
Người đó có bộ não phát triển bình thường.
Người đó phải có mối quan hệ trong xã hội và với thế giới tự nhiên.
ĐỌC PHẦN TIẾP THEO XIN BẤM Vào đây
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét