chia sẻ

Chữ " Tâm" trong nghề tư vấn bảo hiểm

Nghề nào cũng cần có chữ "Tâm" nhưng riêng với nghề tư vấn bảo hiểm nhân thọ chữ "Tâm" phải được đặt lên hàng đầu.

>>  Tư vấn viên bảo hiểm nhân thọ chỉ muốn đem lại giải pháp tài chính cho bạn

Hiện nay nhiều người dân Việt Nam vẫn tỏ ra “dị ứng” với bảo hiểm nhân thọ, không phải vì họ không biết bảo hiểm là cần thiết, cũng không hẳn vì họ không có tiền, mà nguyên nhân sâu xa hầu hết đều bắt nguồn từ cách làm việc chưa thực sự có tâm của nhiều tư vấn viên bảo hiểm nhân thọ.

Nói đến chữ “tâm” thì nghề nào cũng cần có, tuy nhiên nghề tư vấn bảo hiểm lại càng cần có chữ “tâm” hơn tất cả, bởi vì bảo hiểm gắn liền với tài chính, với sức khỏe và hơn hết là tính mạng con người.

Đã bao giờ chúng ta tự hỏi: chúng ta đã thực sự có tâm với khách hàng chưa, chúng ta đã làm gì để chứng minh quyền lợi cho khách hàng, chúng ta có đồng hành cùng khách hàng chưa, có hỗ trợ khách hàng ít nhất là trong lúc họ cần không, hay chỉ vội vàng ký được hợp đồng, lĩnh hoa hồng rồi sau đó... bỏ mặc tất cả.

chu-tam-trong-nghe-tu-van-bao-hiem-nhan-tho-min

Chữ "Tâm" trong nghề tư vấn bảo hiểm nhân thọ

Không giống như bất kỳ một loại hàng hóa nào, bảo hiểm nhân thọ là một loại hàng hóa vô hình và đặc biệt. Trong điều kiện sống hiện nay, nhiều người có thể sẵn sàng bỏ ra một lúc vài chục triệu để mua một vài món đồ như quần áo, túi xách hàng hiệu, điện thoại, hoặc đi du lịch... và họ hoàn toàn không tiếc vì họ biết những mặt hàng đó thỏa mãn được nhu cầu cụ thể và trước mắt của họ. Hay kể cả khi gửi tiền ở ngân hàng, cái mà họ nhìn thấy được chính là lãi suất, là số tiền ngày một tăng lên (cho dù là nhỏ) hiện rõ trong tài khoản của mình.

Riêng với bảo hiểm nhân thọ, quyền lợi của khách hàng lại không hiển hiện trước mắt mà ở thì tương lai. Mặc dù chúng ta ai cũng hiểu quyền lợi đó chính là khoản tiền sẽ được chi trả (có thể lớn gấp nhiều lần so với số khách hàng đã đóng) trong hai trường hợp:1 khi xảy ra rủi ro (ốm đau nằm viện, tai nạn, bệnh hiểm nghèo, mất sức lao động...) hoặc 2) khi đáo hạn, mà quyền lợi đáo hạn thì đến 15-20 năm sau mới được nhận. Mặc dù đề phòng rủi ro và kế hoạch về tài chính trong dài hạn là một điều hết sức cần thiết, nhưng nếu chúng ta không chứng minh cho khách hàng thấy được những quyền lợi đó bằng những cam kết và điều khoản rõ ràng thì cho dù vài chục triệu hay chỉ một triệu thôi, khách hàng cũng không muốn bỏ.

Vậy điều quan trọng nhất đối với bất kỳ ai làm nghề tư vấn bảo hiểm, không chỉ là kỹ năng giao tiếp, là các mối quan hệ mà quan trọng hơn là kiến thức về sản phẩm, là cái "Tâm" đối với công việc mà mình đang làm. Khi có tâm và hiểu rõ về các sản phẩm mình đang bán, chúng ta sẽ mang lại cho khách hàng những điều tốt đẹp nhất, đúng như những gì họ mong muốn.

Còn riêng đối với tôi, niềm vui của tôi không chỉ là lúc ký được hợp đồng và nhận hoa hồng, mà niềm vui chỉ đến một cách trọn vẹn khi tôi nhìn thấy sự hài lòng của khách hàng cũng như sự thỏa mãn vì được sử dụng dịch vụ tương xứng với đồng tiền họ đã bỏ ra.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

 
Ky nang ban hang ky-nang-ban-hang
10 10 1125 (c) by
Google kiến thức về bảo hiểm