chia sẻ

Mức đóng bảo hiểm xã hội mới nhất năm 2015 đối với lao động, doanh nghiệp

Mức đóng bảo hiểm xã hội mới nhất năm 2015 đối với lao động, doanh nghiệp

Mức đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, kinh phí công đoàn (BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ) mới nhất năm 2015 được căn cứ vào những thông tư nghị định sau:
 
- Luật số: 71/2006/QH11
- Luật số: 38/2013/QH13
- Luật số: 46/2014/QH13
- Luật số: 58/2014/QH13 (sẽ có hiệu lực từ ngày 1/1/2016)
 

Theo đó mức đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc năm  2015 cụ thể như sau:

 
Loại bảo hiểmMức đóngTrong đó
Doanh nghiệp đóngNgười lao động đóng
Bảo hiểm xã hội26%18%8%
Bảo hiểm y tế4,5%3%1,5%
Bảo hiểm thất nghiệp2%1%1%
Kinh phí công đoàn2%2%0%
Tổng cộng34,5%24%10,5%
mức đóng bhxh mới nhất 2015

Các đố​i tượng tham gia BHXH bắt buộc bao gồm:

- Người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ ba tháng trở lên;
-  Cán bộ, công chức, viên chức;
-  Công nhân quốc phòng, công nhân công an;
- Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp quân đội nhân dân..
- Hạ sĩ quan, binh sĩ quân đội nhân dân và hạ sĩ quan, chiến sĩ công an nhân dân phục vụ có thời hạn;
- Người làm việc có thời hạn ở nước ngoài mà trước đó đã đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc.
- Người lao động ký hợp đồng lao động thời vụ từ đủ 3 tháng trở nên.
- Doanh nghiệp có dưới 10 người lao động cũng phải tham gia đóng BHXH bắt buộc
(Đây là 2 điểm mới của luật BHXH 2015 hiện nay)
- Người làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 01 tháng đến dưới 03 tháng (sẽ có hiệu lực từ ngày 1/1/2016 theo Luật số: 58/2014/QH13)
 

Mức lương dùng để đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc:

 
- Căn cứ vào mức lương doanh nghiệp trả cho người lao động hàng tháng nhưng không được thấp hơn mức lương tối thiểu vùng theo quy định.
 
- Với khối Nhà nước mức lương này được căn cứ vào hệ số lương được áp dụng cho từng đơn vị, căn cứ vào bằng cấp, thâm niên...mà có những hệ số khác nhau.
Mức lương dùng để đóng bảo BHXH bắt buộc không được thấp hơn mức lương tối thiểu vùng nhưng cũng không được cao quá 20 lần mức lương cơ sở.
 

Những lưu ý khi đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, công đoàn:

 
- Mức đóng BHXH là 26% trong đó người lao động đóng 8%, chủ doanh nghiệp đóng 18%
- Mức đóng BHYT là 4,5% trong đó người lao động đóng 1,5%, doanh nghiệp đóng 3%
- Mức đóng BHTN: 2% với người lao động đóng 1%, doanh nghiệp đóng 1%
- Kinh phí công đoàn: 2% - doanh nghiệp phải đóng hết 2% này.
Từ 10/1/2014 doanh nghiệp sẽ phải đóng kinh phí công đoàn kế cả khi doanh nghiệp chưa có tổ chức công đoàn cơ sở.
- Khi lao động nữ đang hưởng chế độ thai sản thì tổ chức bảo hiểm xã hội sẽ đóng 4,5% cho người lao động đó.
 

Khi người lao động tham gia đầy đủ bảo hiểm xã hội bắt buộc theo quy định thì sẽ được hưởng các chế độ về bảo hiểm xã hội bắt buộc như:

- Chế độ trợ cấp, hỗ trợ khi ốm đau
- Chế độ thai sản khi sinh con, nhận con nuôi
- Chế độ hỗ trợ khi bị bệnh nghề nghiệp, bị tai nạn lao động
- Chế độ hưu trí
- Chế độ tử tuất
Chi tiết bạn xem ở đây: Chế độ bảo hiểm xã hội 2015
 
Như vậy chúng tôi đã gửi đến các bạn toàn bộ những vấn đề liên quan đến mức đóng BHXH trong năm 2015. Hi vọng các doanh nghiệp thực hiện đúng để đảm bảo quyền lợi của người lao động, người lao động cũng cần nắm rõ những quyền lợi của mình để yêu cầu chủ doanh nghiệp thực hiện.
 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

 
Ky nang ban hang ky-nang-ban-hang
10 10 1125 (c) by
Google kiến thức về bảo hiểm