Chứng hay quên là bệnh của người cao tuổi, nhưng hiện nay còn gặp ở cả những người trẻ, thậm chí là lứa tuổi học sinh, sinh viên.
Những người bị chứng hay quên (amnestic), còn gọi là hội chứng amnestic, thường gặp khó khăn khi tiếp nhận thông tin mới và hình thành những ký ức mới.
Chứng hay quên có thể do tổn thương các khu vực của não, nơi quan trọng để xử lý bộ nhớ. Không giống như mất trí nhớ tạm thời, chứng hay quên có thể là vĩnh viễn.
Các nhà khoa học đúc kết 10 nguyên nhân hàng đầu làm suy giảm trí nhớ, thậm chí có thể dẫn đến giảm chức năng nhận thức:
1. Trầm cảm
Cuộc sống hiện đại ẩn chứa nhiều nguyên nhân có thể đẩy một người bình thường vào tình trạng trầm cảm, chẳng hạn sự ra đi đột ngột của người thân, căng thẳng do việc làm, thiếu sự gắn kết trong gia đình...
Trầm cảm có thể xảy ra ngay cả với trẻ em nếu chúng thường xuyên phải tiếp xúc với các tình huống căng thẳng.
Khi đang chán nản, người ta chỉ tập trung vào những cảm xúc tiêu cực nên sẽ rất khó khăn để nhớ những thứ khác. Cảm xúc tiêu cực như sự giận dữ, sợ hãi, lo âu... đều có thể làm người ta mau quên, mất khả năng tập trung.
2. Làm nhiều việc cùng lúc
Ai cũng mong muốn hoàn thành sớm công việc - cả những việc tự nguyện và những việc được giao - nên thường có xu hướng làm nhiều việc cùng lúc. Tuy nhiên, bộ não con người chỉ có thể điều khiển tốt một vấn đề tại một thời điểm.
Do vậy, thói quen làm nhiều việc một lúc về lâu dài có thể dẫn đến tình trạng rối loạn tâm thần, căng thẳng và giảm trí nhớ.
Cách khắc phục là học cách tập trung vào một việc duy nhất tại một thời điểm.
3. Thiếu ngủ
Ngủ là thời gian để tế bào và mô được phục hồi. Bên cạnh đó, sóng não được tạo ra khi ngủ, là cơ chế quan trọng trong việc lưu trữ thông tin trong bộ não. Sóng não cũng có thể chuyển thông tin đến vỏ não trước trán, đó là nơi lưu trữ giống như các "cửa hàng ký ức" trong thời gian dài.
Khi không ngủ đủ giấc (thiếu ngủ), những ký ức không thể di chuyển về phía vỏ não trước trán, tình trạng này dẫn đến sự lãng quên và mất trí nhớ ngắn hạn.
Để cải thiện trí nhớ và ngăn chặn sự suy giảm nhận thức, người lớn cần ngủ 7-8 giờ mỗi ngày.
4. Che giấu cảm xúc
Nhiều người rất giỏi che giấu cảm xúc thật. Sự cố gắng này có thể giúp họ tổ chức tốt công việc và luôn giữ được hình ảnh đẹp trong mắt người khác, ngay cả khi cuộc sống riêng của họ đang ở trong tình trạng tồi tệ.
Tuy nhiên, tình trạng này có thể gây ra những hệ lụy nghiêm trọng đối với trí nhớ của chính họ.
5. Thiếu Thiamine (sinh tố B1)
Vitamin B1 là dưỡng chất có tác dụng giúp chuyển hóa thức ăn thành năng lượng. Vitamin B1 còn đảm bảo cho hệ thần kinh hoạt động bình thường, giúp duy trì việc sản xuất các chất dẫn truyền thần kinh có tác động đến tâm trạng, trí nhớ, sự chuyển động và suy nghĩ của con người.
Chế độ dinh dưỡng thiếu vitamin B1 có thể gây ra hội chứng Wernike-Korsakoff - một loại rối loạn thần kinh dẫn đến mất trí nhớ ngắn hạn, thậm chí dài hạn.
Lưu ý, nhu cầu vitamin B1 cho người lớn trung bình là 1,2mg/ngày (nam là 1,4mg, nữ là 1mg).
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét