Đừng bắt thỏ sang sông, đừng bắt rùa phải chạy
"Điều thú vị là thường thì mọi người hay ngưỡng mộ một tính cách, thành quả của một người nào đó, nhưng họ không biết rằng đâu đó cũng có một người ngưỡng mộ họ, thậm chí chính là người họ ngưỡng mộ."
Dùng một câu chuyện có vẻ khá quen thuộc với cư dân mạng, một phiên bản Rùa và Thỏ của CEO Coca Cola, tuy nhiên cái tôi hướng đến không phải là kinh nghiệm kinh doanh, mà là 2 thứ khác: THẾ MẠNH và ĐỒNG ĐỘI. Tôi xin lượt qua phần "đúc kết kinh nghiệm và bài học" của một vài cộng đồng báo mạng, chỉ giữ lại phiên bản câu chuyện, tôi tin không khó để nhận ra những bài học riêng cho mình, không cần coi thường trí tuệ người đọc.
---
Đây là một câu chuyện có vẻ quen thuộc với chúng ta nhưng được mở rộng bởi CEO (Chief Executives Officer) của Coca Cola như sau:
Ngày xửa ngày xưa, có một con rùa và một con thỏ cãi nhau xem ai nhanh hơn. Chúng quyết định giải quyết việc tranh luận bằng một cuộc thi chạy đua. Chúng đồng ý lộ trình và bắt đầu cuộc đua. Thỏ xuất phát nhanh như bắn và chạy thụt mạng một hồi, và sau khi thấy rằng đã bỏ khá xa bạn rùa, thỏ nghĩ nó nên nghỉ mệt dưới một tán cây bên đường và thư giãn trước khi tiếp tục cuộc đua. Thỏ ngồi dưới bóng cây và nhanh chóng ngủ thiếp đi. Rùa từ từ vượt qua thỏ và sớm kết thúc đường đua, dành chiến thắng. Thỏ giật mình tỉnh giấc và nhận ra rằng nó đã bị thua.
Nhưng cuộc sống không quá đơn giản như thế, câu chuyện được tiếp tục phát triển thêm:
Thỏ vô cùng thất vọng vì để thua và nó cố suy nghĩ. Nó nhận ra rằng nó đã thua chỉ vì quá tự tin, bất cẩn và thiếu kỷ luật. Nếu nó không xem mọi thứ quá dễ dàng và chắc thắng, thì rùa không thể nào có cửa hạ được nó. Vì thế, nó quyết định thách thức một cuộc đua mới. Rùa đồng ý. Lần này, thỏ chạy với tất cả sức lực của nó và chạy suốt một mạch về đích. Nó bỏ xa rùa đến mấy dặm đường.
Nhưng câu chuyện cũng không dừng lại ớ đây. Rùa đã suy ngẫm kết quả và nhận ra rằng: nó không có cách nào thắng được thỏ trên đường đua vừa rồi. Nó suy nghĩ thêm một tí nữa và rồi thách thỏ một cuộc đua khác, nhưng có một chút thay đổi về đường đua.
Thỏ đồng ý. Họ bắt đầu cuộc đua. Như đã tự hứa với lòng mình là phải luôn nhanh, thỏ bắt đầu chạy và chạy với tốc độ cao nhất cho đến bên bờ sông. Vạch đích đến lại còn đến 2 Km nữa ở bên kia sông! Thỏ dành ngồi xuống và tự hỏi không biết làm sao đây. Trong lúc đó, rùa đã đến nơi, lội xuống sông và bơi qua bờ bên kia, tiếp tục chạy và kết thúc đường đua.
Câu chuyện vẫn chưa dừng lại.
Đến đây, thỏ và rùa đã trở thành đôi bạn thân thiết và họ cùng nhau suy ngẫm. Cả hai nhận ra rằng cuộc đua sau cùng có lẽ sẽ có kết quả tốt hơn. Vì thế, chúng quyết định tổ chức một cuộc đua cuối cùng, nhưng chúng sẽ cùng chạy chung một đội. Cuộc đua bắt đầu, thỏ cõng rùa chạy đến bên bờ sông, rùa lội xuống sông và cõng thỏ bơi qua bên kia bờ sông. Lên đến bờ, thỏ lại cõng rùa đưa cả hai cùng về đích. Và chúng cùng nhận ra rằng đã về đích sớm hơn rất nhiều so với các lần đua trước.
--------------------
Đây vốn là một câu chuyện nêu lên thành công, chiến lược của Coca vào những năm 1980, có điều tôi xin nêu một vài bài học khác của chính bản thân mình.
+ Thứ 1: Mỗi người đều có sở trưởng, sở đoản, thật buồn cười khi tập trung vào sở trưởng của người khác và tự ti, nếu vậy thì chắc các nhà nghiên cứu đã phải tự ti lắm khi nhìn các diễn giả dẫn dắt khán phòng, nếu họ tập trung vào lĩnh vực diễn thuyết.
+ Thứ 2: Thường thì mọi người thích tập trung vào những thứ mình CHƯA LÀM ĐƯỢC và coi mình như một kẻ thất bại, một học sinh mọt sách hâm mộ những đứa bạn có tài ăn nói, làm trò, trong khi cậu ta không biết đứa bạn đó lại hâm mộ những con điểm của mọt sách, vậy đó.
+ Thứ 3: Đây là điều thú vị nhất tôi rút ra được, nếu 2 điều trên nói về THẾ MẠNH của bản thân, thì điều thứ 3 này là sức mạnh của những ĐỒNG ĐỘI. Dễ dàng thấy được trong câu chuyện cuối cùng, khi dùng những sở trường của nhau để bù đắp những sở đoản, và tập trung phát triển những thứ mình giỏi nhất chứ không phải chạy theo thế mạnh của kẻ khác, điều kỳ diệu đã xảy ra.
1. Họ đạt được kết quả nhanh hơn rất nhiều so với việc làm một mình.
2. Họ được chơi những cuộc chơi mà trước đó, nếu làm một mình, họ KHÔNG ĐƯỢC PHÉP BƯỚC VÀO.
Trước khi bắt tay nhau, Thỏ chỉ có thể ngậm cỏ, tò mò nhìn phía bên kia sông, không biết bên kia có cái gì, chỉ mong có một ngày mọc cánh bay qua mà thôi.
Trước khi bắt tay nhau, Rùa chỉ có thể vừa đi vừa than thở, không biết bò đến chết có thể vượt ra khỏi phạm vi khu rừng khổng lồ này không nữa, với tốc độ chỉ hơn ốc sên của mình.
Khi nhận ra những điều này, tôi càng cảm thấy sự thú vị của 7 habits, thói quen thứ 6 mà tôi đề cập trong bài "So sánh - Tốt hay không?" ngay bên dưới:
Hãy nhớ về 3 cấp độ trong thói quen thứ 6 (7 habits):
+ Ý thức sự khác biệt.
+ Tôn trọng sự khác biệt.
+ Ăn mừng sự khác biệt.
Nếu đã đọc đến tận đây, giúp tôi, và giúp chính các bạn trả lời 2 câu hỏi:
1/ Bạn đã thực sự biết thế mạnh của mình là gì chưa? Bạn có dành thời gian để phát triển nó thay vì tập trung vào thế mạnh của người khác không?
2/ Bạn có những người đồng đội tuyệt vời chưa?
Nếu trả lời được cả 2 câu hỏi trên, thì xin chúc mừng, tôi tin rằng bạn đã đi được 50% chặng đường tiến đến thành công rồi đấy.
Mong rằng bài viết này có ích với bạn.
"Điều thú vị là thường thì mọi người hay ngưỡng mộ một tính cách, thành quả của một người nào đó, nhưng họ không biết rằng đâu đó cũng có một người ngưỡng mộ họ, thậm chí chính là người họ ngưỡng mộ."
Dùng một câu chuyện có vẻ khá quen thuộc với cư dân mạng, một phiên bản Rùa và Thỏ của CEO Coca Cola, tuy nhiên cái tôi hướng đến không phải là kinh nghiệm kinh doanh, mà là 2 thứ khác: THẾ MẠNH và ĐỒNG ĐỘI. Tôi xin lượt qua phần "đúc kết kinh nghiệm và bài học" của một vài cộng đồng báo mạng, chỉ giữ lại phiên bản câu chuyện, tôi tin không khó để nhận ra những bài học riêng cho mình, không cần coi thường trí tuệ người đọc.
---
Đây là một câu chuyện có vẻ quen thuộc với chúng ta nhưng được mở rộng bởi CEO (Chief Executives Officer) của Coca Cola như sau:
Ngày xửa ngày xưa, có một con rùa và một con thỏ cãi nhau xem ai nhanh hơn. Chúng quyết định giải quyết việc tranh luận bằng một cuộc thi chạy đua. Chúng đồng ý lộ trình và bắt đầu cuộc đua. Thỏ xuất phát nhanh như bắn và chạy thụt mạng một hồi, và sau khi thấy rằng đã bỏ khá xa bạn rùa, thỏ nghĩ nó nên nghỉ mệt dưới một tán cây bên đường và thư giãn trước khi tiếp tục cuộc đua. Thỏ ngồi dưới bóng cây và nhanh chóng ngủ thiếp đi. Rùa từ từ vượt qua thỏ và sớm kết thúc đường đua, dành chiến thắng. Thỏ giật mình tỉnh giấc và nhận ra rằng nó đã bị thua.
Nhưng cuộc sống không quá đơn giản như thế, câu chuyện được tiếp tục phát triển thêm:
Thỏ vô cùng thất vọng vì để thua và nó cố suy nghĩ. Nó nhận ra rằng nó đã thua chỉ vì quá tự tin, bất cẩn và thiếu kỷ luật. Nếu nó không xem mọi thứ quá dễ dàng và chắc thắng, thì rùa không thể nào có cửa hạ được nó. Vì thế, nó quyết định thách thức một cuộc đua mới. Rùa đồng ý. Lần này, thỏ chạy với tất cả sức lực của nó và chạy suốt một mạch về đích. Nó bỏ xa rùa đến mấy dặm đường.
Nhưng câu chuyện cũng không dừng lại ớ đây. Rùa đã suy ngẫm kết quả và nhận ra rằng: nó không có cách nào thắng được thỏ trên đường đua vừa rồi. Nó suy nghĩ thêm một tí nữa và rồi thách thỏ một cuộc đua khác, nhưng có một chút thay đổi về đường đua.
Thỏ đồng ý. Họ bắt đầu cuộc đua. Như đã tự hứa với lòng mình là phải luôn nhanh, thỏ bắt đầu chạy và chạy với tốc độ cao nhất cho đến bên bờ sông. Vạch đích đến lại còn đến 2 Km nữa ở bên kia sông! Thỏ dành ngồi xuống và tự hỏi không biết làm sao đây. Trong lúc đó, rùa đã đến nơi, lội xuống sông và bơi qua bờ bên kia, tiếp tục chạy và kết thúc đường đua.
Câu chuyện vẫn chưa dừng lại.
Đến đây, thỏ và rùa đã trở thành đôi bạn thân thiết và họ cùng nhau suy ngẫm. Cả hai nhận ra rằng cuộc đua sau cùng có lẽ sẽ có kết quả tốt hơn. Vì thế, chúng quyết định tổ chức một cuộc đua cuối cùng, nhưng chúng sẽ cùng chạy chung một đội. Cuộc đua bắt đầu, thỏ cõng rùa chạy đến bên bờ sông, rùa lội xuống sông và cõng thỏ bơi qua bên kia bờ sông. Lên đến bờ, thỏ lại cõng rùa đưa cả hai cùng về đích. Và chúng cùng nhận ra rằng đã về đích sớm hơn rất nhiều so với các lần đua trước.
--------------------
Đây vốn là một câu chuyện nêu lên thành công, chiến lược của Coca vào những năm 1980, có điều tôi xin nêu một vài bài học khác của chính bản thân mình.
+ Thứ 1: Mỗi người đều có sở trưởng, sở đoản, thật buồn cười khi tập trung vào sở trưởng của người khác và tự ti, nếu vậy thì chắc các nhà nghiên cứu đã phải tự ti lắm khi nhìn các diễn giả dẫn dắt khán phòng, nếu họ tập trung vào lĩnh vực diễn thuyết.
+ Thứ 2: Thường thì mọi người thích tập trung vào những thứ mình CHƯA LÀM ĐƯỢC và coi mình như một kẻ thất bại, một học sinh mọt sách hâm mộ những đứa bạn có tài ăn nói, làm trò, trong khi cậu ta không biết đứa bạn đó lại hâm mộ những con điểm của mọt sách, vậy đó.
+ Thứ 3: Đây là điều thú vị nhất tôi rút ra được, nếu 2 điều trên nói về THẾ MẠNH của bản thân, thì điều thứ 3 này là sức mạnh của những ĐỒNG ĐỘI. Dễ dàng thấy được trong câu chuyện cuối cùng, khi dùng những sở trường của nhau để bù đắp những sở đoản, và tập trung phát triển những thứ mình giỏi nhất chứ không phải chạy theo thế mạnh của kẻ khác, điều kỳ diệu đã xảy ra.
1. Họ đạt được kết quả nhanh hơn rất nhiều so với việc làm một mình.
2. Họ được chơi những cuộc chơi mà trước đó, nếu làm một mình, họ KHÔNG ĐƯỢC PHÉP BƯỚC VÀO.
Trước khi bắt tay nhau, Thỏ chỉ có thể ngậm cỏ, tò mò nhìn phía bên kia sông, không biết bên kia có cái gì, chỉ mong có một ngày mọc cánh bay qua mà thôi.
Trước khi bắt tay nhau, Rùa chỉ có thể vừa đi vừa than thở, không biết bò đến chết có thể vượt ra khỏi phạm vi khu rừng khổng lồ này không nữa, với tốc độ chỉ hơn ốc sên của mình.
Khi nhận ra những điều này, tôi càng cảm thấy sự thú vị của 7 habits, thói quen thứ 6 mà tôi đề cập trong bài "So sánh - Tốt hay không?" ngay bên dưới:
Hãy nhớ về 3 cấp độ trong thói quen thứ 6 (7 habits):
+ Ý thức sự khác biệt.
+ Tôn trọng sự khác biệt.
+ Ăn mừng sự khác biệt.
Nếu đã đọc đến tận đây, giúp tôi, và giúp chính các bạn trả lời 2 câu hỏi:
1/ Bạn đã thực sự biết thế mạnh của mình là gì chưa? Bạn có dành thời gian để phát triển nó thay vì tập trung vào thế mạnh của người khác không?
2/ Bạn có những người đồng đội tuyệt vời chưa?
Nếu trả lời được cả 2 câu hỏi trên, thì xin chúc mừng, tôi tin rằng bạn đã đi được 50% chặng đường tiến đến thành công rồi đấy.
Mong rằng bài viết này có ích với bạn.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét