Khi chất lượng cuộc sống của con người ngày càng nâng cao thì con người sẽ trú trọng đến các yếu tố đem lại những lợi ích gia tăng, bảo vệ tài sản, đầu tư nhiều hơn cho con người. Và các sản phẩm bảo hiểm như một “cứu tinh” xuất hiện đúng thời điểm hỗ trợ “đắc lực” cho con người một biện pháp bảo vệ tài chính tối ưu.
Bảo hiểm là một trong những biện pháp chia sẻ rủi ro của một cá nhân hay một nhóm người cho cộng đồng mà trong đó có những trường hợp gặp phải những rủi ro cùng loại bảo hiểm đó. Đây cũng là một cách thức để đối phó với những rủi ro không may xảy ra, thường là những rủi ro về tài chính.
Bảo hiểm được coi là một “cứu tinh” cho con người bởi nó có những vai trò đáp ứng được những nhu cầu và mong muốn của con người trong thời điểm hiện tại và tương lai. Bảo hiểm sẽ giúp con người bảo toàn vốn sản xuất kinh doanh và giúp người tham gia bảo hiểm ổn định cuộc sống của mình. Nó cũng giúp người tham gia bảo hiểm đề phòng và hạn chế tối đa được những tổn thất, góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế của đất nước.
Hiện tại, có rất nhiều hình thức bảo hiểm khác nhau, tuỳ theo mỗi tiêu chí chúng lại có những loại bảo hiểm để phục vụ cho đối tượng tham gia bảo hiểm.
1. Bảo hiểm xã hội
Đây là loại bảo hiểm do nhà nước tổ chức và quản lí để đáp ứng nhu cầu của người tham gia bảo hiểm (chủ yếu là người lao động). Tại Viêt Nam, bảo hiểm xã hội thực hiện các chế độ dành cho khách hàng như bảo hiểm thất nghiệp, trợ cấp thai sản (phụ nữ), trợ cấp ốm đau, hưu trí, tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp và trợ cấp tử tuất.
Quỹ bảo hiểm xã hội được hình thành từ nhiều nguồn khác nhau. Một phần do người lao động đóng góp (quỹ này được trích từ tiền lương của người đó), một phần do công ty/doanh nghiệp sử dụng lao động đó đóng góp và một phần do nhà nước đóng góp và hỗ trợ.
Những người tham gia bảo hiểm xã hội có trách nhiệm nộp số tiền đầy đủ hàng tháng, quá trình tham gia bảo hiểm phải đều đặn và được hường đầy đủ quyền lợi được quy định trong bảo hiểm xã hội.
2. Bảo hiểm y tế
Là loại bảo hiểm được dùng để thanh toán các khoản phí khám chữa bệnh cho người tham gia bảo hiểm khi ốm đau, bệnh tật. Đây là sản phẩm vừa mang tính chất bồi hoàn và không bồi hoàn, tức là nếu khách hàng không may bị ốm, bệnh thì sẽ được chi trả một khoản viện phí, thuốc thang còn nếu may mắn khách hàng không bị làm sao sẽ không nhận được một khoản tiền gì khi hết giá trị của bảo hiểm.
3. Bảo hiểm thương mại
Đây là một hình thức kinh doanh bảo hiểm được thực hiện bởi các công ty bảo hiểm. Tức công ty sẽ đứng ra chi trả cho người tham gia bảo hiểm những khoản tiền được quy định trong hợp đồng bảo hiểm khi khách hàng hoàn thành nghĩa vụ nộp phí bảo hiểm đầy đủ.
Hiện nay, loại hình bảo hiểm này đang phát triển khá mạnh mẽ. Điều này được khẳng định bởi sự phát triển mạnh mẽ của các công ty bảo hiểm trong thời gian qua. Đặc biệt phải kể đến các thương hiệu như Prudential, Manulife, Bảo Việt… Sản phẩm của những công ty này cũng vô cùng đa dạng, phục vụ tốt cho mọi đối tượng, mọi nhu cầu.
Bảo hiểm thương mại dường như tích hợp được nhiều lợi ích để phục vụ cho người thụ hưởng bảo hiểm. Khách hàng sẽ được hưởng những lợi ích như được chi trả phí khi chữa bệnh, ốm đau, bệnh tật; được trả lại số tiền đã đóng cho công ty bảo hiểm cùng một khoản tiền lãi.
Một đặc biệt nữa của sản phẩm này là khách hàng có thể mua bảo hiểm cho các đối tượng khác nhau như mua cho bố mẹ, mua cho con… Với các sản phẩm riêng biệt như vậy, các tính năng và lợi ích của các sản phẩm này sẽ chuyên biệt hơn các sản phẩm bảo hiểm thông thường.
Bảo hiểm thương mại có các loại sản phẩm nổi bật như bảo hiểm tài sản (thân tàu, vỏ tàu, nhà ở...), bảo hiểm nhân thọ (cho con, cho bố mẹ già, gia đình,...), bảo hiểm thai sản, bảo hiểm sức khoẻ và bảo hiểm tín dụng và bảo hiểm trách nhiệm dân sự....
Sự đa dạng trong các hình thức bảo hiểm của cuộc sống giúp khách hàng có được nhiều sự lựa chọn khác nhau. Mỗi sản phẩm bảo hiểm sẽ đem đến những lợi ích sử dụng khác nhau cho khách hàng. Lựa chọn được một sản phẩm phù hợp với mục đích sử dụng, khách hàng sẽ tận dụng được những tính năng và lợi ích tốt nhất.
Theo thị trường tài chính Việt Nam
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét