chia sẻ

Đừng tham gia bảo hiểm nếu chỉ để ý vào lãi suất

Không nên dựa vào lãi suất để so sánh tham gia bảo hiểm nhân thọ hay gửi tiết kiệm, bởi vì mục đích chính của việc tham gia bảo hiểm là bảo vệ, phòng ngừa rủi ro.

Khi tham gia bảo hiểm nhân thọ, công ty bảo hiểm sẽ cam kết với khách hàng một mức lãi suất dao động trong khoảng mức lãi suất bảo đảm và mức lãi suất tối đa được bộ tài chính quy định.

Trong bảng minh họa quyền lợi mà công ty đưa ra cho khách hàng không phải lãi suất thực tế khách hàng được nhận mà lãi suất thực tế phụ thuộc nhiều yếu tố, nhất là kết qủa đầu tư của công ty.

Nhưng theo Thông tư 52/2016/TT-BTC của Bộ Tài chính (có hiệu lực từ ngày 1/6/2016) Bên mua bảo hiểm được hưởng quyền lợi từ kết quả đầu tư của quỹ liên kết chung với tỷ suất đầu tư tối thiểu quy định tại hợp đồng bảo hiểm.

Và Doanh nghiệp bảo hiểm được sử dụng tỷ suất đầu tư thanh toán cho bên mua bảo hiểm tối đa bằng tỷ suất đầu tư thực tế bình quân của doanh nghiệp 5 năm tài chính gần nhất (không vượt quá 8%) để thể hiện phạm vi dao động thu nhập của quỹ liên kết chung.

Như ta đã biết, lãi suất gửi tiết kiệm hiện nay khoản 6-7% tùy vào thời hạn gửi, còn lãi suất của bảo hiểm chỉ khoản 5% tùy theo năm hợp đồng, theo từng công ty. Nhưng không nên so sánh giữa việc gửi tiết kiệm ngân hàng và tham gia bảo hiểm về mức lãi suất. Vì MỤC ĐÍCH chính của việc tham gia bảo hiểm nhân thọ là bảo hiểm, bảo vệ tài chính chứ không phải đầu tư sinh lời như hình thức gửi tiết kiệm.

thebank_laisuatkhithamgiabaohiemnhanthocoquantrong_1466148955

Tham gia bảo hiểm nhân thọ có lợi nhiều hơn có lời

Đã xác định tham gia bảo hiểm nhân thọ là bạn sẽ nhận được lợi nhiều hơn là lời, vì thế yếu tố lãi suất không quá quan trọng, mà quan trọng nhất là bảo hiểm, bảo vệ tài chính. Và tính bảo vệ của bảo hiểm nhân thọ luôn được đánh giá vượt trội hơn ngân hàng.

Hơn nữa, phát triển theo nhu cầu và mục đích của người dân thì hiện nay các sản phẩm bảo hiểm nhân thọ đã tích hợp thêm các yếu tố tiết kiệm, đầu tư, như vậy các sản phẩm bảo hiểm nhân thọ hiện nay là rất tốt.

Ví dụ đơn giản: Cùng 1 số tiền hàng tháng bạn bỏ vào quỹ tiết kiệm là 500.000đ/tháng

Nếu bạn chọn mở một tài khoản tiết kiệm và gửi vào ngân hàng, mà khi không may ốm đau bệnh tật, tai nạn… phải nằm viện thì bạn chỉ nhận được tổng số tiền bạn đã gửi cộng với lãi suất và bạn không còn khoản tiết kiệm nào nữa. Nhất là khi không may người trụ cột trong gia đình không còn tạo ra thu nhập thì số tiền gửi tiết kiệm đó quá ít, không đủ để trang trải mọi chi phí cuộc sống gia đình. May mắn không gặp rủi ro nào bạn cũng nên rút tiền theo đúng kỳ hạn tham gia nếu không thì mức lãi suất sẽ rất là thấp.

Nếu bạn chọn tham gia bảo hiểm nhân thọ, cũng đóng một mức phí định kỳ cho công ty bảo hiểm, để khi bệnh ốm phải nằm viện bạn được công ty bảo hiểm hỗ trợ viện phí, không may gặp rủi ro bệnh hiểm nghèo, tai nạn, thương tật bạn nhận được khoản tiền rất lớn giúp bạn gánh một phần chi phí lớn trong cuộc sống mà vẫn được duy trì hợp đồng bảo hiểm. Đặc biệt khi người trụ cột không tạo ra được thu nhập thì số tiền bảo hiểm chính là nguồn thu nhập trong những lúc khó khăn nhất của gia đình bạn.

May mắn khi không gặp rủi ro nào trong cuộc sống thì số tiền bảo hiểm chính là quỹ tài chính hưu ích giúp bạn lo cho tương lai học vấn của con hoặc là khoản tiền bạn có thể hưởng thụ, an nhàn khi về hưu.

Nếu bạn thấy khó khăn khi tham gia bảo hiểm không rút được lúc cần tiền thì đây chính là cách bạn hình thành thói quen tiết kiệm có kỷ luật, để khoản tiết kiệm của bạn không bị đổ vỡ, để bạn hoàn thành được mục tiêu tương lai.

Ghi chú:

 "Tỷ suất đầu tư = (Tài sản cố định + Đầu tư dài hạn) / Tổng tài sản

Tỷ lệ này phản ánh đặc điểm khác nhau giữa các ngành nghề kinh doanh. Chính sách kinh doanh của doanh nghiệp ( có doanh nghiệp đầu tư tài sản, có doanh nghiệp không đầu tư mà đi thuê…). Tỷ lệ này thường cao ở các ngành khai thác, chế biến dầu khí (đến 90%), ngành công nghiệp nặng (đến 70%) và thấp hơn ở các ngành thương mại, dịch vụ (20%).

Ngoài ra, tỷ lệ này cũng phản ánh mức độ ổn định sản xuất kinh doanh lâu dài. Tỷ lệ này tăng lên, phản ánh doanh nghiệp đang nỗ lực đầu tư cho một chiến lược dài hơn nhằm tìm kiếm lợi nhuận ổn định lâu dài trong tương lai."


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

 
Ky nang ban hang ky-nang-ban-hang
10 10 1125 (c) by
Google kiến thức về bảo hiểm