chia sẻ

THỜI GIAN THAM GIA BẢO HIỂM QUÁ DÀI


Thật nghịch lý khi chúng ta luôn mơ ước sống thọ nhưng lại không chuẩn bị tài chính để sống thọ.

Trong chúng ta ai mà không muốn sống lâu, sống thọ với con cháu, không vì bản thân mình thì cũng vì người khác. Và kinh tế càng phát triển, thu nhập tăng lên thì con người lại càng quan tâm lo lắng đến tuổi thọ, đến đời sống.

Theo Tổ chức Y tế thế giới, tuổi thọ của người Việt Nam trong những thập kỷ qua liên tục tăng, nếu năm 1960, tuổi đời của người Việt trung bình chỉ đạt 40 năm (thế giới là 48 năm) thì đến nay tuổi thọ của người Việt Nam đã tăng lên 73,2 (tỷ lệ người trên 65 tuổi chiếm gần 7% dân số) vượt tuổi thọ trung bình của thế giới (trung bình thế giới là 69 tuổi). Dự báo, đến năm 2050, tuổi thọ trung bình của người Việt Nam sẽ tăng lên 80,4 tuổi.


Thời gian tham gia bảo hiểm nhân thọ quá dài?

Trong khi đó, người cao tuổi có nhu cầu cao về chăm sóc sức khỏe, chăm lo cuộc sống.

  • Thứ nhất tuổi già là cái tuổi mà không còn nhiều sức mà tự lao động tạo ra thu nhập cho mình. Vậy nên nơi nương tựa chính vẫn là con cháu, tuy nhiên họ chị phụ thuộc vào con cái rất ít, chỉ khi ốm đau bệnh nặng mà hầu hết là tự lao động kiếm sống.
  • Thứ hai, Tuổi già thường hay gặp nhiều bệnh (95% người cao tuổi mắc bệnh), chủ yếu là các bệnh thoái hóa khớp, đái tháo đường, tăng huyết áp, bệnh về đường hô hấp, bệnh về đường tiêu hóa, ung thư ...
  • Thứ ba, tuy tuổi già là lúc cần cuộc sống bình an đơn giản, ít tốn kém chi phí cuộc sống nhưng chi phí y tế cho người già lại cao gấp 7,8 lần người trẻ.

Mà hiện nay các chế độ trợ cấp cho người cao tuổi còn thấp, chính sách an sinh xã hội còn chưa theo kịp.

Vậy giải pháp tốt nhất là ngoài tự chăm sóc sức khỏe cho chính bản thân mình như ăn uống hợp lý, tăng cường tập thể dục, không hút thuốc lá, rượu bia, thì việc tự chuẩn bị kế hoạch tài chính cho tuổi hưu trí là rất quan trọng, bởi không ai có thể lo cho mình bằng chính bản thân mình.

Và bảo hiểm nhân thọ là cách thức chuẩn bị tài chính phù hợp và an toàn nhất. Vừa được bảo vệ trước mọi rủi ro không lường trước, vừa hình thành quỹ tài chính lớn cho tuổi hưu trí mà chỉ từ những khoản tiền nhỏ được tích lũy từ sớm, lại vừa có quỹ y tế dự phòng khi ốm đau nằm viện.

Lợi ích của bảo hiểm nhân thọ rất to lớn là thế nhưng thời gia tham gia bảo hiểm dài vẫn đang là 1 trong những rào cản khiến người dân e dè với bảo hiểm nhân thọ.

Trong khi đó, thời gian bảo hành dài lại là yếu tố quan trọng khi mọi người quyết định mua hàng của hãng này hay hãng khác. Tức là ai cũng mong muốn hàng hóa của mình được bảo hành càng lâu càng tốt, thế tại sao lại không mong muốn công ty bảo hiểm có trách nhiệm bảo vệ tài chính, bảo hiểm rủi ro cho mình càng lâu càng tốt???

Nếu hiều được ý nghĩa đích thực của bảo hiểm nhân thọ thì bạn sẽ hiểu được tại sao thời gian tham gia bảo hiểm lại dài đến 10 năm, 20 năm hay 30 năm? Thời gian tham gia bảo hiểm dài chính là để bảo vệ con trước trước rủi ro của cuộc sống dài lâu hơn, chính là để con người được chăm sóc ý tế tốt hơn. Và khi thời gian tham gia dài là giải pháp tối ưu giúp chúng ta lập được quỹ tài chính theo đúng mục đích và thời điểm trong tương lai.

Ví dụ, nếu bạn muốn có quỹ tài chính khi con học đại học, sau đại học hay lập nghiệp mà bạn lại tham gia gói bảo hiểm trong thời gian ngắn, đáo hạn trước 18 tuổi vậy liệu đến khi con bạn 18 tuổi vào đại học thì quỹ tài chính đó còn có giữ được không. Hay khi bạn muốn có quỹ tài chính khi nghỉ hưu được an nhàn nhận lương hưu mà bạn chỉ muốn tham gia gói bảo hiểm đến 40, 50 tuổi thì liệu khi đến tuổi về hưu, số tiền đáo hạn sớm đó có còn nữa không? Chẳng lẽ lại phải tiếp tục lao động để lo cho cuộc sống về già?

Như vậy, thời gian tham gia bảo hiểm nhân thọ dài chính là lợi thế cho khách hàng.

Và lưu ý: Vì thời gian tham gia bảo hiểm dài nên để đảm bảo quyền lợi của mình, bạn nên cân nhắc kỹ nhu cầu và mục đích trong tương lai để xem xét khả năng tài chính dài hạn trước khi quyết định tham gia bảo hiểm nhân thọ.

Theo thị trường tài chính Việt Nam

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

 
Ky nang ban hang ky-nang-ban-hang
10 10 1125 (c) by
Google kiến thức về bảo hiểm