chia sẻ

KIẾN THỨC KINH DOANH CHO DOANH NGHIỆP


Trong thị trường kinh doanh sôi động và cũng nhiều biến động như hiện nay thì việc tồn tại và phát triển là bài toán vô cùng khó với các nhà doanh nghiệp. Để bắt đầu bằng những bước thành công, người chủ doanh nghiệp phải học hỏi và trang bị cho mình những kiến thức kinh doanh căn bản dưới đây.
Lựa chọn sản phẩm và thị trường
Rất nhiều người bắt đầu công việc khởi nghiệp mà không hề có một sốkiến thức kinh doanh căn bản, trong đó có kiến thức về thị trường. Đây là một nguyên nhân khiến không ít doanh nghiệp “chết yểu” khi vừa mới thành lập.
Thị trường là gì? Thị trường ở đâu? Là những câu hỏi cần các nhà doanh nghiệp nghiên cứu và trả lời một cách nghiêm túc nếu muốn tồn tại và phát triển.
kien-thuc-kinh-doanh 1
Trong cuốn sách “Những nguyên tắc cơ bản của việc kinh doanh”, tác giả đã đưa ra kiến thức kinh doanh để đánh giá về tầm quan trọng của giai đoạn Lựa chọn sản phẩm và thị trường như sau: “Một nhà doanh nghiệp tương lai cần phải có một ý tưởng tốt. Điều này là nền tảng cho việc thiết lập một công việc kinh doanh mới”.
Có 4 hướng để nghiên cứu và phát triển công tác thị trường:
– Hàng hóa hoặc dịch vụ đang được cung cấp trên thị trường hiện tại
– Cung cấp một hàng hóa hoặc dịch vụ mới cho một thị trường mới
– Cung cấp hàng hóa hoặc dịch vụ mới cho thị trường hiện tại
– Cung cấp hàng hóa hoặc dịch vụ cho một thị trường mới
Hoạt động đơn lẻ hay liên kết với đối tác?
Theo một báo cáo nghiên cứu tại Mỹ, 50% các công ty kinh doanh mới được thành lập bởi những nhóm từ 2 người trở lên. Họ thường là những người có mối quen biết với nhau, có thể là bạn bè, vợ chồng hay người thân,…
Có nhiều lý do để bắt đầu kinh doanh với một nhóm bạn hoặc đối tác bạn tin tưởng nếu tình hình tài chính của bạn chưa thực sự lớn. Một số lợi ích của hình thức bắt đầu công việc kinh doanh này như: các ngân hàng dường như thích cấp vốn cho các doanh nghiệp được thành lập bởi một nhóm hơn là một nhà doanh nghiệp độc lập; chia sẻ trách nhiệm quản lý hay quyết định, củng cố sức sáng tạo, bổ sung nguồn lực tài chính, kiến thức kinh doanh, kinh nghiệm chuyên môn và còn nhiều lợi thế khác nữa.
Tuy nhiên, hình thức “đồng hành kinh doanh” này cũng tồn tại một số bất lợi nhất định mà bạn cần chú ý. Đó là việc chia quyền sở hữu hay bất đồng quan điểm trong việc ra quyết định. Ngoài ra, một số nhóm quản lý còn gặp phải những xung đột liên quan đến kế hoạch quản lý, điều hành hay những mục tiêu tương lai. Nếu không giải quyết được những xung đột này và có những kiến thức kinh doanh nhất định có thể khiến doanh nghiệp khó khăn hoặc thất bại.
Thực tế, để đưa ra quyết định kinh doanh riêng lẻ hay tìm kiếm “người đồng hành” bạn cần phải xem xét nhiều yếu tố. Và nhà kinh doanh phải tính toán thật thông minh để chiến thắng trên thương trường.
Kiến thức kinh doanh về Marketing
Ngày nay việc kinh doanh không chỉ đơn thuần là việc có sản phẩm và bán ra thị trường bằng các phương thức bán hàng truyền thống nữa. Để bắt đầu một chiến lược kinh doanh hiệu quả, người kinh doanh cần phải có một lượng kiến thức kinh doanh đủ lớn, phân tích kỹ phương pháp bán hàng, chính sách giá và quảng cáo thành công của đối thủ cạnh tranh.
Hay nói cách khác, đối với những doanh nghiệp “tân binh” trên thị trường, marketing chính là bán hàng. Kế hoạch kinh doanh của các công ty sẽ thất bại nếu không chú ý tới hoạt động marketing.
kien-thuc-kinh-doanh 5
Một kế hoạch marketing hoàn hảo phải tận dụng được các kênh, công cụ để hỗ trợ và phát triển công việc bán hàng tại doanh nghiệp. Trong đó có thể kể tới một số công cụ quan trọng như: quảng cáo (trên báo, truyền hình, đài phát thanh, tờ rơi hay trên tạp chí thương mại, quảng cáo truyền miệng,…), đại lý, nhà phân phối, database khách hàng,…
Nếu nhà kinh doanh nắm bắt được các xu hướng kiến thức kinh doanhmarketing mới và sử dụng hiệu quả các công cụ marketing quan trọng sẽ giúp doanh nghiệp tiếp cận khách hàng tiềm năng một cách nhanh chóng.
Hiểu biết về việc bán hàng trực tuyến
kien-thuc-kinh-doanh
Sự ra đời của mạng internet đã tạo nên cuộc cách mạng trong thương mại. Việc kết nối hàng triệu người trên mạng đã thay đổi cách thức bán hàng cũng như mua hàng trên toàn thế giới. Vì vậy, người làm kinh doanh phải học hỏi những kiến thức kinh doanh và phát triển cho công ty mình một hệ thống bán hàng trực tuyến bài bản, chuyên nghiệp để đáp ứng nhu cầu của khách hàng.
Một cửa hàng trực tuyến sẽ giúp khách hàng thân thiết của bạn cập nhật thông tin hàng hóa hàng ngày và giúp khách hàng tiềm năng tìm hiểu về sản phẩm, công ty của bạn dễ dàng nhất. Và cuối cùng, kiến thức kinh doanh quan trọng, đừng quên khâu quảng bá cho website bán hàng trực tuyến của bạn để thu hút khách hàng.
Chính sách khách hàng như thế nào?
Kiến thức kinh doanh cho doanh nghiệp: Sẽ không có một công ty nào tồn tại được nếu không chú trọng tới công tác chăm sóc khách hàng. Ở giai đoạn đầu bạn đã nghiên cứu và kết luận được đâu là khách hàng mục tiêu và khách hàng tiềm năng của doanh nghiệp mình. Nhưng nếu ở bước tiếp theo chính sách khách hàng của bạn không phù hợp thì bạn sẽ mất khách hàng bất cứ lúc nào. Vậy nên một chính sách khách hàng phù hợp nhu cầu và tâm lý sẽ giúp công ty bạn phát triển ở ngưỡng bất ngờ đấy.
Hãy đảm bảo chữ tín trong kinh doanh, chế độ bảo hành, chăm sóc trước, trong và sau bán hàng đảm bảo làm hài lòng kể cả những khách hàng khó tính nhất của bạn

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

 
Ky nang ban hang ky-nang-ban-hang
10 10 1125 (c) by
Google kiến thức về bảo hiểm