LẠI CHUYỆN: ANH NÓI VÀ ANH HỎI
ANH HỎI vốn xuất thân từ ANH NÓI. Điều hay là anh không phải dạng NÓI thường! Anh là dạng NÓI có "năng khiếu"!
Anh gia nhập công ty bảo hiểm một thời gian, say sưa thể hiện "năng khiếu" bản thân. Thành công có, nhưng thất bại cực kỳ nhiều. Anh mệt mỏi, đau đớn, anh đỗ lỗi cho khách hàng "chậm hiểu" hoặc thậm chí cay hơn là "không chịu hiểu". Vì rõ ràng, anh nói toàn điều đúng, anh nói rất hay là đằng khác. Từ anh NÓI trở thành anh NẢN và ngấp nghé bỏ cuộc.
May cho anh, Anh được tham gia khoá học 2 ngày về nghệ thuật đặt câu hỏi. Nói là học cho có vẻ chứ thực chất Thầy toàn định hướng rồi cho anh em tự học với nhau. Tập hỏi, thảo luận, đóng vai, thậm chí là nhập vai thử quát tháo lẫn nhau, rồi cùng nhau soi gương, góp ý. Anh thấy lạ! Nhưng lạ hơn là học mà không chán, học ít mà NGỘ nhiều!
Học xong, anh tự khám ra "bệnh" của mình, không nói với ai nhưng âm thầm suy ngẫm. Chưa tin hẳn lời Thầy, nhưng tự anh thấy hào hứng, muốn bắt tay vào công việc. Anh lập kế hoạch quay lại với những KH mà trước đây anh bị từ chối - với một TÂM THẾ khác. Và chỉ sau 4 ngày, từ anh NÓI - anh NẢN, chúng ta có một anh khác: ANH HỎI!
CUỘC TƯ VẤN ĐẦU TIÊN CỦA ANH HỎI:
Khách hàng tiếp anh khá nồng hậu - có cả nước khoáng ướp lạnh (thực ra vì KH nghĩ anh làm bên Ngân hàng).
Rồi như lẽ thường, anh giới thiệu mình làm bên Bảo hiểm. Khách hàng bắt đầu cảm thấy ân hận vì sự nhiệt tình đón tiếp của mình:
- Bác tưởng chú tới chơi. Còn chú kè bác mần Bảo hiểm, bác không mua mô! Mới đây có O bên BV kè bác rồi, bác nhất quyết!
- Nói thiệt với chú, một năm bác bán 3 lứa (bò), bác bỏ ngân hàng hết. Cho chắc. Chơ Bảo hiểm lừa đảo! Việt Nam bác còn không mua, nước ngoài phá sản, đòi ai!
Anh HỎI bắt đầu nóng mặt. Định phân bua, BÁN được thì BÁN, không cũng làm cho ra lẽ. Rất may, anh nhớ lời Thầy dặn: Mình chưa BẠN, chưa BÀN, chưa BAN thì khoan hẵng BÁN. Gặp tình huống kiểu này, tốt nhất là cứ THỞ đi đã, đừng vội. Và anh cười:
- Một năm 3 lứa? Bác có tay chăn nuôi thiệt! Hèn gì thấy nhà bác khang trang, em cứ nghĩ có người đi TÂY về!
Khách hàng có vẻ hài lòng, dịu dàng hẵn, chêm thêm nước. Anh HỎI vững tâm hơn, tiếp tục theo bài:
- Thực ra đa phần những người lần đầu em gặp, khi nghe nói về Bảo hiểm, họ đều có cảm nhận như bác. Nhưng sau khi nghe em chia sẻ, họ hiểu, giờ họ đều trở thành KH tâm huyết của em. Nhiều người thấy hay, tham gia cho gia đình 2, 3 cái luôn đó Bác.
- Xin phép được hỏi bác. Bác gửi tiết kiệm ở NH nào?
- KH: Ngân hàng A.
- Vậy bác có biết, Ngân hàng đó, hơn 50% là vốn tư nhân không?
- KH: Lắc đầu.
- Đấy, nhà em cũng có khoản tiết kiệm nhỏ ở NH A, em tìm hiểu hết.
- Em lại xin phép hỏi bác: Bác gửi tiền ở Ngân hàng, chẳng may ngân hàng đó phá sản, hoặc ông chủ bỏ ra nước ngoài. Bác có đòi được tiền về không?
- Khách hàng lắc đầu, vẻ lo lắng!
- Ấy, bác đừng lo! Bộ Tài chính, Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước người ta quản lý hết. Đời nào để dân mất tiền oan!
- Khách hàng thở hắt ra, vui vẻ hẵn.
- Đấy, bác thấy không! Bảo hiểm Nhân thọ - Chính phủ, Bộ Tài chính, Hiệp hội Bảo hiểm cũng quản lý chặt chẽ như thế. Mà thậm chí còn chặt chẽ hơn nhiều, vì nó còn liên quan đến tính mạng, sức khoẻ của hàng triệu người. Có cả một bộ luật hẳn hòi!
- Khách hàng gật gù. Anh HỎI như có thêm sức mạnh:
- Bác nói Bảo hiểm lừa, vậy xin hỏi bác: Bác đọc báo, xem ti vi bác thấy hay bác nghe người ta đồn!
- KH: không, bác nghe mấy người họ nói.
- Anh HỎI cười tươi: Em nói bác nghe, bây giờ thời đại thông tin. Hai ông hàng xóm lừa nhau vài ba chục triệu, ngày mai An Ninh TV nó đã đưa tin, huống hồ gì! Nhà bác có hay xem kênh này không?
- KH gật đầu. Anh HỎI tiếp:
- Bác biết tỷ lệ tham gia BHNT ở nước ta bao nhiêu phần trăm không?
- KH gãi đầu! Anh Hỏi lại tiếp:
- Đang thấp lắm bác à! Mới khoảng 8%, trong khi bên Tây, tỷ lệ này là 90 - 95%. Bác thấy ghê không?
- Là bởi vì người dân họ nhận thức rất tốt về bảo hiểm.
- 8% nhân với 80 triệu dân mình, vị chi là có hơn 6 triệu người tham gia BHNT, bác nhĩ?.
- Vậy, theo Bác: Với tốc độ thông tin như bây giờ, nếu một ngành lừa đảo, thì liệu có cơ hội lừa đến hơn 6 triệu dân mình trong mấy chục năm không?
- Ngược lại, đây, bác xem, AIA còn nhận các giải thưởng cao quý chưa? Chủ tịch nước tiếp kiến đây nữa! (Mở điện thoại).
- Bác thấy Nhà nước mình ghi nhận kịp thời ghê không?
- KH cười, gật đầu!
Và cứ thế, anh HỎI dẫn dắt câu chuyện đi theo ý mình một cách hào hứng bằng hệ thống CÂU HỎI mộc mạc mà MA THUẬT. Cũng bằng cách đó, anh chia sẻ với KH về các quyền lợi của SP. Về những lợi ích và giá trị nhân văn của BHNT. Đó là lúc anh cho đi tâm huyết và tình cảm thực sự của mình, chỉ cho KH những điều mà họ cần tìm thấy trong tương lai gần và xa. Cái này - anh nhớ, trong khoá học, thầy gọi là BAN.
Sau khi BAN, anh tự tin để BÁN:
- Thực ra, hôm nay, em đến, không phải là kè bác mua BH! Em mang tới cho Bác một giải pháp thông minh để giúp gia đình mình có một nền tảng tài chính vững vàng hơn!
- Bác thử tưởng tượng: Một năm bác 3 lứa. 2 lứa rưỡi, Bác vẫn gửi NH như bình thường. Nửa lứa kia, Bác dành ra gửi vào Tài khoản thông minh của bảo hiểm. Nếu thuận lợi, nữa lứa này vẫn đẻ ra lãi. Chẳng may KH đau ốm, bệnh tật... nữa lứa này, nó lại giữ an toàn cho 2 lứa rưỡi kia.
- Bác nghĩ sao về điều này?
- KH: Gật gù, tâm huyết.
- Anh HỎI: Vậy giờ xin phép bác, cho em mượn chứng minh, sổ HK gia đình, để em hỗ trợ bác thủ tục tham gia Tài khoản thông minh của Công ty bảo hiểm.
- Trong lúc KH đưa giấy tờ, anh HỎI nhìn ra sân, lại hỏi:
- À, mà nhà Bác đang nuôi giống bò gì đấy? Em thấy đẹp quá!
- Loại này, chắc hơn 30 triệu một con bác nhĩ?
- KH gật đầu, có vẻ tự hào!
- Vậy, em đăng ký cho bác tài khoản 15 triệu/1 năm bác nhé!
Buổi tư vấn kết thúc trong vui vẻ. Anh HỎI vừa chốt được HĐ, vừa được đãi bữa cơm thịt gà ngon. Trong bữa cơm, gia chủ có nhã ý nhờ anh hôm sau quay lại, tư vấn giúp cho người em gái. Anh HỎI vui vẻ nhận lời và thầm nghĩ: Cái này, hôm trước thầy gọi là BÈ đây. Thật đúng là MA THUẬT!
P/s: Đây là câu chuyện vừa diễn ra ít hôm, khi Nhân sự đi cùng với một Đại sứ yêu thương của AIA. Câu chuyện mộc mạc và hơi dài, mong ACE chịu khó đọc, góp ý để cùng nhau có thêm những kinh nghiệm hay trong nghề!
Nguồn Facebook
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét