News Economics Foundation là một nhóm nghiên cứu độc lập tại Anh. Kể từ năm 2006, NEF đưa ra chỉ số “Hành tinh hạnh phúc (HPI)” với mục đích đánh giá mức độ sống của người dân ở mỗi quốc gia trên thế giới. HPI nhằm đo lường mức độ thỏa mãn cuộc sống của người dân, so với mức độ tiêu hao tài nguyên và khả năng tái tạo của hệ sinh thái. Theo đánh giá của các chuyên gia, HPI được xem là cách đánh giá tích cực và hiệu quả hơn so với chỉ số GDP (Thu nhập bình quân đầu người) và HDI (Chỉ số phát triển con người) bởi HPI nhấn mạnh tới yếu tố như tuổi thọ, mức độ thỏa mãn cuộc sống của người dân, thay vì chú trọng tới khía cạnh giàu có về kinh tế.
Theo bảng xếp hạng “Happy Planet Index”, có đến 9 nước thuộc khu vực Mỹ Latinh lọt vào Top 10 quốc gia có chỉ số HPI cao nhất, đứng đầu là Costa Rica - quốc gia với chỉ hơn 5 triệu dân, tiếp theo là CH Dominica (thứ 2), Jamaica (3), Guatemala (4), Colombia (6), Cuba (7), El Salvador (8), Brazil (9) và Honduras (10). Ngoài đứng đầu về “Chỉ số hạnh phúc”, Costa Rica còn đứng thứ hai về tuổi thọ bình quân của con người – sau Canada. Đứng cuối bảng xếp hạng là Zimbabwe và những quốc gia nghèo ở châu Phi, nơi tuổi thọ trung bình và mức độ hạnh phúc ở mức thấp.
Việt Nam được xếp ở vị trí thứ 5, đồng thời là quốc gia châu Á duy nhất có mặt trong Top 10. Tại khu vực, Trung Quốc xếp ở vị trí thứ 20, Singapore thứ 49, Hàn Quốc thứ 68, Nhật Bản thứ 75...
Theo nghiên cứu được NEF tiến hành trên 143 quốc gia, người dân ở Mỹ Latinh tiêu thụ ít tài nguyên hơn và cuộc sống tốt đẹp hơn so với các nước phương Tây. Trong khi đó, tại châu Âu, nước giành vị trí cao nhất trong bảng xếp hạng này là Hà Lan - số 43.
Một số quốc gia vốn luôn được xem là cường quốc của thế giới như Mỹ cũng chỉ đứng vị trí thứ 114, Anh – 74, Pháp – 71, Đức - 51. Nguyên nhân được lý giải là do tại các quốc gia phát triển này, nền kinh tế tiêu thụ quá nhiều các-bon và ảnh hưởng tiêu cực tới hệ sinh thái.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét