chia sẻ

QUẢN LÝ THỜI GIAN HIỆU QUẢ CHO SINH VIÊN

Qun lý thi gian


Năm đầu tiên tại đại học là một thời kì chuyển giao với đầy các biến động dành cho các bạn sinh viên vừa mới bước vào cánh cửa đại học. không còn tiếng trống báo giờ vào lớp , không còn giám thị khó tính hay giáo viên điểm danh gắt gao. Các bạn hoàn toàn chủ động trong việc sắp xếp thời gian cho việc học. nhưng chính điều này lại mang đến một số bất lợi. Một số bạn sắp xếp thời lượng học quá ít trong khi số khác lại làm điều ngược lại: lịch học kín mít từ thứ hai đến thứ bảy cuối tuần. Việc sắp xếp thời gian biểu không phù hợp này dẫn đến bạn có quá ít thơi gian để học, việc học dễ bị chi phối bởi các việc khác (đi làm thêm, đi chơi với bạn…) hay nếu học quá nhiều, phải tiếp thu một khối lượng lớn thông tin mà không chắc đã có đủ thời gian để nắm bắt được. vậy nếu bạn có một thời khóa biểu không hợp1 lý thì bạn khó có thể hiểu rõ và lĩnh hội được 100% những gì đã được giảng dạy ở trường. Việc không có sự quản lí chặt chẽ cũng dễ khiến các bạn sinh viên tỏ ra chểng mảng với việc học. bản thân mình cũng đã rất nhiều lần bùng tiết, dù học để đi chơi hay chỉ để có một giất ngủ ngon lành. Để khắc phục tình trạng này rèn luyện tính chủ động quản lý thời gian hợp lý. Bạn cần phải biết cách tạo thời khóa biểu phù hợp rồi chủ động bắt ép bản thân mình thực hiện những công việc đó. Ví như một tuần chỉ nên đăng ký 2-3 môn học chính, những môn có nhiều kiến thức và xen kẽ giữa đó là những môn rèn luyện cho bạn các kỹ năng mềm (cũng khoản từ 2-3 môn). Sau giờ học các bạn có thể tham gia thêm một số các hoạt động ngoại khóa để tăng cường thêm khả năng giao tiếp, mở rộng các mối quan hệ trong ngôi trường mới. việc chủ động sẽ giúp các bạn dễ dàng sắp xếp quản lý thời gian và hoàn thành các mục tiêu mà bạn đã đề ra



Qun lý tiêu xài


vấn đề chi tiêu cũng là một bài toán nan giải cho các bạn tân sinh viên nhất là với những bạn phải sống xa nhà và gia đình cũng không được khá giả cho lắm. nhiều trường hợp chỉ vì “vung tay quá trán” mà hậu quả là mì tôm đến cuối tháng. Như trường hợp của bạn Bảo – khoa NNVHH (Hoa Sen) kể:”có lần mình đi chợ, thấy gì cũng muốn mua kết quả là phải ăn mì tôm hết tháng…”. Các bạn sinh viên nữ thường có sở thích mua sắm thì các bạn năm lại nướng tiền vào các cuộc nhậu, chơi game, cá độ bóng đá… kết quả đến cuối tháng hết tiền thì các bạn cắm mọi thứ có thể, từ xe máy, điện thoại, thẻ sinh viên… Bạn T.Huy chỉ vào chiếc xe tâm sự:” mình đã nhiều lần cắm nó vì lỡ tiêu hết tiền, phải chạy vạy nhiều chỗ để mượn tiền chuộc nó về. Sợ bố mẹ biết thì bị cấm túc và cắt các khoản tiêu xài ngay”. Rút kinh nghiệm từ bài học này nhiều bạn sinh viên đã biết tiết kiệm từ các khoản chi tiêu, đi chợ thì chỉ mua thứ gì cần thiết, giảm bớt các cuộc ăn chơi tiêu xài, vạch ra một kế hoạch chi tiêu hợp lý cho cả tháng. Một hướng giải quyết khác là các bạn có thể chủ động tìm việc làm thêm không những giúp các bạn có thêm thu nhập mà còn mang lại các kinh nghiệm thực tiễn có thể giúp ích cho sau này. Có rất nhiều loại việc làm cho sinh viên tại thành phố nhưng có thể phân ra làm hai loại công viêc chính là đi dạy them hay di làm tại các quán ăn (KFC, Pizza Hut…), café hay các rạp chiếu phim…Đi dạy thêm có thể lương không cao ( vì là sinh viên năm nhất) nhưng lại là cách hay để vừa kiếm tiền vừa ôn luyện lại kiến thức. Bù lại đi dạy đòi hỏi bạn phải vững kiến thức, phải biết cách truyền đạt và quan trọng là phải có một niềm đam mê để có thể làm về lâu dài.trong khi đó các công việc còn lại thì không yêu cầu quá nhiều kỹ năng ( bạn có thể vừa làm vừa học) lương thì cao hơn hẳn, thay vào đó thì tính cạnh tranh cũng tăng lên, nếu bạn không đủ nhanh nhẹn và hết lòng vì công việc thì bạn có thể bị mất việc nhanh chóng. Đi làm tại những địa điểm này cũng sẽ giúp bạn nâng cao khả năng xử lý tình huống, mở mang óc phán đoán và rất nhiều kinh nghiệm mang tính thực tiễn cao để chuẩn bị cho bạn  sẵn sàng khi bước chân vào xã hội bon chen để kiếm sống. Về phần này các bạn nên tự trải nghiệm chứ viết ra cũng không đủ để diễn tả hết được, chúc bạn may mắn.

Qun lý sinh hot cá nhân



Việc phải sống xa nhà cũng khiến cho các bạn sinh viên gặp khó khăn trong việc sinh hoạt cá nhân. Không còn bố mẹ ở bên để chăm lo nhắc nhở, mọi việc từ nấu ăn giặt giũ, dọn dẹp nhà cửa đều phụ thuộc vào bạn. một sồ bạn sinh viên vì ngại tốn kém, mất công và đa phần là làm biếng nấu ăn nên các bạn chọn cách ra ngoài ăn cơm phần cho tiện, nhưng vì lạ miệng hay quán không được vệ sinh sạch sẽ cho lắm nên nhiều bạn thường bị đau bụng hay thâm chí là mắc một số bênh về tiêu hóa. Dọn dẹp nhà cửa, giặt giũ quần áo cũng rất quan trọng. một ngôi nhà gọn gàng sạch sẽ sẽ nói lên bạn là người có tính tổ chức, ý thức trách nhiệm như thế nào. nếu như có diệp bố mẹ vào thăm thì họ cũng thêm phần an tâm vì  con cái của mình đã sẵn sàng cho cuộc sống tự lập. Mình cũng xin đưa ra một số lời khuyên nhỏ sau một năm học tập và sống xa nhà. Về việc nấu ăn, các bạn nên mua thực phẩm tại các siêu thị hay trung tâm mua sắm giá cả phải chăng và hay có các đợt khuyến mãi như siêu thị Big-C, Co-op Mart, Metro… mua thực phẩm tại các siêu thị sẽ mang lại cho bạn khá nhiều lợi ích: phần lớn các loại thịt cá đã được làm sẵn và hợp vệ sinh, tránh dược tình trạng mua nhầm hàng giá quá cao (đa phần là với các bạn nam không thích trả gia khi đi chợ), không đảm bảo vệ sinh. Khi mua thì nên mua dự trữ cho cả tuần để tiết kiệm thời gian và xăng dầu (nếu nhà bạn không gần với các địa điểm trên), và nên có tủ lạnh để bảo quản thực phẩm.sử dụng bếp ga thì nên tiết kiệm và đảm bảo an toàn, không nên mở lửa quá to và nhớ đóng van gas sau khi sử dụng.về phần dọn dẹp nhà cửa cũng không phải là việc quá vất vả, nếu bạn ở ghép thì nên chia đều công việc cho mỗi người tránh tình trạng một người làm quá nhiều việc dễ dẫn đến bất hòa. Khi dọn dẹp thì nên chú ý cách sắp xếp đồ cho hợp lý để khi cần thì mình dễ tìm kiếm.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

 
Ky nang ban hang ky-nang-ban-hang
10 10 1125 (c) by
Google kiến thức về bảo hiểm